TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Không hiệu quả vì thiếu minh bạch

Bất động sản là một trong những lĩnh vực được ngân hàng ưu tiên giải ngân. Ảnh: MINH KHUÊ

- Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, hôm 18-4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong những năm vừa qua, người dân chứng kiến rất nhiều lãnh đạo, cán bộ ngân hàng vướng vòng lao lý mà một trong những nguyên nhân sâu xa là do hệ thống ngân hàng hoạt động thiếu minh bạch, trong khi đây lại là tiêu chí quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của các ngân hàng.

Sự thiếu minh bạch của hệ thống ngân hàng đang là nguyên nhân quan trọng hàng đầu cản trở sự phát triển của chính hệ thống này. Vì vậy, việc buộc các ngân hàng hoạt động minh bạch là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà làm chính sách.

Sự thiếu minh bạch của hệ thống ngân hàng thể hiện ở hai khía cạnh, đó là thiếu minh bạch trong hoạt động và thiếu minh bạch trong sở hữu.

Thiếu minh bạch trong hoạt động các ngân hàng

Có thể nói rằng, sự thiếu minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng là có tính phổ biến bởi lẽ nó diễn ra ở hầu hết ngân hàng và thậm chí ở ngay trong chính sách để xử lý các vấn đề của các ngân hàng. Minh chứng nằm ở các khía cạnh sau:

Thiếu minh bạch trong chất lượng tín dụng:

Có thể thấy rằng che giấu nợ xấu gần như là “điều hiển nhiên” của hầu hết các ngân hàng trong giai đoạn bất ổn từ 2011-2012 đến nay. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng năm 2012 vào khoảng 17% nhưng trong báo cáo tài chính của hầu hết ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Điều nghiêm trọng hơn là, đúng ra việc che giấu nợ xấu là điều cấm kỵ thì các ngân hàng lại được phép hợp thức hóa việc này thông qua Quyết định 780/QĐ-NHNN (cho phép các ngân hàng cơ cấu nợ mà không phải chuyển nhóm nợ). Điều nguy hại của việc che giấu nợ xấu ở đây không chỉ giới hạn ở sự chênh lệch lớn giữa nợ xấu thực tế và nợ xấu công bố để che mắt thị trường, mà nguy hiểm hơn là các ngân hàng có xu hướng che giấu càng nhiều càng tốt nhằm mục đích tránh trích lập dự phòng và đặc biệt là tiếp tục tính lãi dự thu đối với các khoản nợ xấu được che giấu thành tốt này để có lợi nhuận cao dưới áp lực của “các ông chủ”, và từ đó tiếp tục chia cổ tức từ các khoản lợi nhuận không có thực này.

Sự thiếu minh bạch đang là nguyên nhân hàng đầu làm cho các ngân hàng hoạt động thiếu hiệu quả và trong một số trường hợp là thiếu sự tuân thủ pháp luật.

Các khoản tín dụng thông thường đã kém minh bạch thì các khoản phải thu, các khoản đầu tư trái phiếu vào các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp sân sau) của các ngân hàng càng kém minh bạch hơn, khi mà các khoản phải thu, các khoản đầu tư trái phiếu này khi đến hạn dù khách hàng không trả được vẫn được các ngân hàng đảo nợ nhiều lần và giá trị các khoản nợ thì hầu như không giảm đi, thậm chí là tăng lên vì các con nợ hầu như không trả gốc, thậm chí là còn vay thêm tiền để trả lãi. Dù vậy, các khoản nợ này vẫn được các ngân hàng xếp vào nợ có chất lượng tốt.

Thiếu minh bạch trong trích lập dự phòng:

Trong giai đoạn bất ổn từ 2011-2012 đến nay, hầu hết ngân hàng đều làm mọi cách để trích lập dự phòng càng ít càng tốt. Các khoản nợ xấu được giấu thành nợ tốt để không trích lập dự phòng đã đành nhưng với các khoản nợ xấu không thể che giấu thì các ngân hàng vẫn tìm mọi cách để trích lập dự phòng thấp hơn quy định. Điển hình là theo quy định tại khoản 3, điều 12, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, các tài sản đảm bảo để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể phải đáp ứng tiêu chí về “quyền xử lý tài sản bảo đảm” và “thời gian xử lý tài sản dự kiến là không quá hai năm đối với bất động sản và một năm với tài sản khác” nhưng các ngân hàng vẫn “vô tư” tính giá trị tối đa cho các tài sản bảo đảm để khấu trừ khi trích lập dự phòng cho dù các tài sản này đang bị tranh chấp, kiện tụng hay thời gian xử lý có thể kéo dài vượt thời gian quy định bao nhiêu năm đi nữa.

Ở khía cạnh khác, những quy định về trích lập dự phòng đối với nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) lại mập mờ và mang tính đổ đồng mà không phân biệt rủi ro đối với từng khoản nợ và giá trị các tài sản bảo đảm. Điển hình là một số khoản nợ có tài sản bảo đảm sau khi đánh giá lại gần như không còn giá trị nhưng các ngân hàng vẫn được quyền trích lập dự phòng mỗi năm chỉ 20% giá trị khoản nợ; trong khi đó, các khoản nợ có giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị khoản nợ rất nhiều và thanh khoản cao vẫn phải trích lập dự phòng 20% giá trị khoản nợ. Điều này có nghĩa là việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ bán cho VAMC đang làm sai lệch ý nghĩa của việc dự phòng nợ xấu và mâu thuẫn với tinh thần trích lập dự phòng theo quy định của Thông tư 02/2013. NHNN đang tự mâu thuẫn với chính mình khi đưa ra các chính sách có phần trái ngược nhau.

Thiếu minh bạch kết quả kinh doanh:

Khi chất lượng tín dụng và trích lập dự phòng không minh bạch thì kết quả kinh doanh của các ngân hàng là hoàn toàn không đáng tin cậy. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi so sánh dòng tiền với kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn các thực thể tham gia thị trường chỉ quan tâm đến con số lợi nhuận ngàn tỉ đồng hơn là sự lành mạnh về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Chính điều này cũng gây áp lực rất lớn dẫn đến việc các ngân hàng có xu hướng xào nấu báo cáo tài chính nhằm tạo ra các khoản lợi nhuận không thực để đáp ứng kỳ vọng thị trường.

Thiếu minh bạch về sở hữu

Ở nhiều ngân hàng, câu chuyện các nhóm cổ đông lớn cạnh tranh để nắm quyền điều hành ngân hàng đang trở nên phổ biến. Thông thường, đây là quá trình lành mạnh bởi cạnh tranh này sẽ giúp tìm ra người mạnh hơn để điều hành ngân hàng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà quá trình này không mang lại kết quả như suy nghĩ thông thường.

Thực tế, cấu trúc sở hữu tại các ngân hàng Việt Nam có thể khác hẳn với danh nghĩa. Trên thị trường, những thông tin đại loại như ngân hàng này của ông X, bà Y đã trở nên quen thuộc và khi ngân hàng thuộc ông này, bà nọ thì các quyết định tín dụng, tài trợ vốn sẽ trở thành việc của cá nhân ông, bà đó.

Đây chính là vấn đề cốt lõi của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Các ông chủ này nắm ngân hàng chủ yếu để nắm quyền quyết định dòng vốn (chủ yếu cho các công ty sân sau) chứ không phải để kinh doanh ngân hàng. Khi mà quyết định cấp vốn của ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp sân sau của ông, bà chủ thì quyết định đó trở nên chủ quan và ngân hàng đã mất đi vai trò quan trọng bậc nhất của nó là sàng lọc rủi ro trong việc sử dụng vốn (cấp tín dụng, đầu tư...). Do vậy, rủi ro ngành này càng trở nên lớn hơn bao giờ hết.

Sự thiếu minh bạch trong sở hữu, nghiêm trọng hơn, còn nằm ở chỗ các ông chủ ngân hàng trong nhiều trường hợp là các ông chủ “tay không bắt giặc”, bởi vì nguồn vốn để các ông chủ ngân hàng nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng trong nhiều trường hợp lại là nguồn vốn đi vay, mà người cho vay không ai khác chính là các ngân hàng mà họ “đang làm chủ”. Khi các ông chủ này có quyền lực lớn hơn rất nhiều với thực lực họ có thì động cơ trục lợi cá nhân là lớn hơn bao giờ hết.

Sự thiếu minh bạch đang là nguyên nhân hàng đầu làm cho các ngân hàng này hoạt động thiếu hiệu quả và trong một số trường hợp là thiếu sự tuân thủ pháp luật.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness