TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Lấp rạch làm BĐS, TP.HCM mưa là lụt: Lời thật khó nghe

(Quan điểm) - 60% kênh rạch thành phố đã bị xóa sổ, đó là nguyên nhân cực lớn dẫn đến ngập thành phố, khi con người đã tự ý phá hoại thiên nhiên.

Đã sai lại thêm sai

Tại TPHCM xuất hiện tình trạng doanh nghiệp đua nhau lấp rạch làm dự án với những cái tên như Công ty CP Bất động sản Sài Gòn Mới, Công ty CP Vạn Phát Hưng, Công ty Riviera Point, Tổng kho xăng dầu Nhà Bè C… Những doanh nghiệp này đã có hành vi lấn chiếm, san lấp kênh rạch trái phép.

Trước tình trạng nhiều kênh rạch bị lấn chiếm, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 150 quy định về quản lý, sử dụng hành lang bờ sông, kênh rạch, ngăn cấm triệt để việc san lấp, lấn chiếm sông rạch trái phép.

Riêng tại dự án Riviera Point, lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo chủ đầu tư khắc phục hậu quả bằng cách xây dựng một hồ điều tiết nước nằm trong dự án rộng gấp 1,2 lần diện tích đất rạch mà công ty này đã lấn chiếm, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy công ty này sẽ chấp hành chỉ thị của UBND thành phố.

Nhìn nhận về vấn đề này, trao đổi với Đất Việt, ngày 17/10, chuyên gia giao thông, TS Phạm Sanh cho biết: "Chuyện lựa chọn phương án lấp kênh rạch rồi cho thay thế bằng cống thoát nước, có sự can thiệp của Sở GTVT, có sự chấp nhận của bên chính quyền. Thế nhưng, kênh rạch thoát nước mà được thay thế bằng cống thoát nước thì không thể giải quyết được chức năng điều tiết.

Nó chỉ giải quyết được việc thoát nước qua một mặt cắt, bài toán điều tiết nước cho cả thành phố khi mưa to vẫn còn tồn tại, cho nên đó là một sai lầm lớn".

Theo ông Sanh, kênh rạch là do thiên nhiên đem lại cho chúng ta hàng triệu năm nay, tất cả đã được ổn định địa hình, địa thế về tự nhiên, nên cho dù chúng ta có thay thế bằng giải pháp khác, xáo trộn, cũng không giải quyết được vấn đề ngập lụt.

Lap rach lam BDS, TP.HCM mua la lut: Loi that kho nghe

Dự án BĐS san lấp kênh rạch gây ngập nước

Bên cạnh đó, thành phố cũng đưa ra giải pháp thay thế bằng hồ điều tiết lớn gấp 1 - 2 lần diện tích kênh rạch đã bị lấp, đây cũng chỉ là giải pháp đối phó. Dư luận có thể đặt nghi vấn, việc này chỉ để hợp thức hóa việc bán nhà, bán chung cư, bán đất.

Bởi lẽ, hồ điều tiết có tác dụng sinh thái cho dự án, nhưng không có tác dụng cho dự án thoát nước theo hệ thống kênh rạch cũ.

"Theo tôi, trước đây chủ trương thành phố cho các dự án BĐS lấp kênh rạch là một sai lầm về chủ trương, thay việc san lấp kênh rạch bằng hồ điều tiết lại là một sai lầm tiếp theo. Biện pháp tốt nhất hiện nay là đào lại trả lại hiện trạng

Còn cách xử lý hiện nay của thành phố chỉ là vẽ đường cho hươu chạy, có xây dựng ra các hồ điều tiết thì cũng chỉ làm đẹp cho nhà đầu tư các dự án, chứ nó không thể nối kết được hệ thống kênh rạch tự nhiên", ông Sanh cho hay.

TS Phạm Sanh cũng chỉ thẳng, nguyên nhân chính của việc ngập lụt tại TPHCM là do kênh rạch bị lấp. Chỉ tính trong 20 năm, thành phố đã mất 60% kênh rạch. Với những trận mưa cường độ vượt chu kỳ tràn cống thì nước chảy về đâu khi không có kênh rạch ao hồ?

Người dân thành phố đã quá thấm về chuyện hễ mưa là ngập, nhưng nhà đầu tư và một số quan chức có trách nhiệm quản lý vẫn chưa thấm.

Lấp kênh rạch là nguyên nhân chính dẫn đến ngập lụt

Về vấn đề này, PGS.TS Hồ Long Phi – Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (WACC), ĐHQG TP.HCM cũng phân tích, về nguyên tắc, hồ điều tiết và kênh rạch thoát nước có công năng khác nhau, bản thân hồ điều tiết chỉ có thể giải quyết nước cho dự án đó, không thể thay thế cho dự án BĐS khi lấp rạch.

Thậm chí, họ không lấp rạch thì thành phố vẫn phải làm hồ điều tiết, giải quyết lượng nước do đô thị hóa gây ra. Còn kênh rạch là dẫn nước từ bên ngoài dự án, ví dụ như bây giờ các dự án đã hết lấp kênh rạch, những khu vực mà nước vẫn thường thoát qua kênh rạch đó, thì sẽ chảy đi đâu, từ đó dẫn đến ngập úng.

Từ câu chuyện này, theo ông Phi nguyên nhân chính dẫn đến việc tình trạng ngập úng trên địa bàn TPHCM là do con người, những nguyên nhân như triều cường, thiên nhiên chỉ là một phần nhỏ.

Cụ thể, ông Phi phân tích nguyên nhân: "Thứ nhất, do quá trình đô thị hóa phát triển quá nhanh, thành ra các sông rạch bị lấn chiếm, san lấp đến 60%, đất phủ sông nước chiếm 40% trong 20 năm nay.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness