Tháo gỡ ách tắc trong giải quyết tranh chấp đất đai
Các quy định pháp luật về giải quyếtTháo gỡ ách tắc trong giải quyết tranh chấp đất đai
24/01/2007 17:16
Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng. Chính vì vậy đã cản trở, làm ách tắc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian qua.
Một điểm mới quy định tại các Ðiều 135 và 136 của Luật Ðất đai năm 2003 là khi xảy ra tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) nơi có đất tranh chấp. Chỉ sau khi UBND cấp xã đã tiến hành hòa giải mà một hoặc các bên đương sự không nhất trí thì mới được phép khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án).
Với quy định này, thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian qua đã phát sinh những vướng mắc sau :
Một là, trường hợp UBND cấp xã triệu tập nhiều lần nhưng người bị kiện cố tình không đến, cho nên không thể tiến hành hòa giải được. Với tình huống này, có tòa án thụ lý đơn khởi kiện của đương sự để giải quyết, nhưng cũng không ít tòa án trả lại đơn khởi kiện vì cho rằng tranh chấp chưa được hòa giải tại cấp xã. Như vậy, nếu người bị kiện cố tình trốn tránh việc tham gia hòa giải thì tranh chấp sẽ không bao giờ được giải quyết.
Từ thực tế công tác, tôi cho rằng, việc tòa án đòi hỏi nhất thiết phải có biên bản hòa giải mới thụ lý vụ án là quá máy móc. Khi xem xét các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính hoặc giải quyết tranh chấp lao động đều có quy định trong trường hợp đơn khiếu nại không được giải quyết hoặc tranh chấp lao động không được hòa giải tại cơ sở trong thời hạn pháp luật quy định thì người khiếu nại, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện đến tòa án.
Ngay trong Bộ luật Tố tụng dân sự cũng có quy định, trường hợp bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì tòa án lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được để đưa vụ án ra xét xử. Do đó, không thể cứng nhắc là phải có biên bản hòa giải mới thụ lý đơn khởi kiện mà nếu người khởi kiện cung cấp được các tài liệu về việc UBND cấp xã đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà người bị kiện cố tình vắng mặt thì tòa án vẫn thụ lý vụ án để giải quyết.
Hai là, trong thực tế, tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều dạng, vậy loại tranh chấp nào phải qua hòa giải tại cấp xã? Ðây là vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau. Nơi này thì cho rằng chỉ có loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới phải qua hòa giải tại cấp xã, còn các tranh chấp về hợp đồng liên quan quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho... và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã.
Ngược lại, ở nơi khác thì lại khẳng định tất cả các tranh chấp đất đai kể cả các tranh chấp hợp đồng liên quan quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất đều bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã trước khi khởi kiện đến tòa án.
Tranh chấp đất đai phải qua hòa giải tại cấp xã theo quy định của Luật Ðất đai năm 2003 cần hiểu theo nghĩa hẹp là loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất còn các tranh chấp về hợp đồng hoặc thừa kế liên quan đất đai thì không cần phải qua hòa giải tại cấp xã. Bởi lẽ, các quy định của pháp luật về quan hệ hợp đồng và quan hệ thừa kế rất phức tạp. Với trình độ của cán bộ cấp xã khó có thể xác định được một hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu hoặc xác định diện, hàng thừa kế.
Mặt khác, mục đích của việc hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự, vậy khi hòa giải đương sự thỏa thuận để thực hiện một hợp đồng lẽ ra phải bị tuyên bố vô hiệu hoặc thỏa thuận được việc chia thừa kế nhưng bỏ sót những người lẽ ra phải được hưởng thừa kế khác, liệu cán bộ cấp xã có khả năng để nhận biết không? Do đó, kết quả hòa giải trong trường hợp này là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền lợi của những người khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Ðiều 135 Luật Ðất đai năm 2003 thì UBND cấp xã phải phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để tiến hành hòa giải. Trong thực tế, do không nắm vững các quy định của pháp luật cho nên nhiều trường hợp thành phần tham gia hòa giải ở cấp xã không đúng. Chẳng hạn như không có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Về thẩm quyền giải quyết, thì Luật Ðất đai năm 2003 và Nghị định số 181 đã quy định quá rõ ràng, nhưng trong thực tế nhiều trường hợp những người thực thi cố tình hiểu sai để đùn đẩy trách nhiệm giải quyết. Chẳng hạn, trường hợp khi xảy ra tranh chấp, đương sự phát hiện một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của mình đã bị UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khác.
Trước tình thế này, đương sự thường không khởi kiện đến tòa án mà họ sẽ khiếu nại yêu cầu UBND thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người khác không đúng pháp luật. Lẽ ra việc khiếu nại phải được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết theo trình tự thủ tục mà Luật Ðất đai và Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định. Thế nhưng, một thực tế hiện nay là trong các trường hợp này thì UBND cấp có thẩm quyền thường trả lại đơn khiếu nại hoặc chuyển đơn đến tòa án vì cho rằng, đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND.
Cách giải quyết này của UBND là hoàn toàn không đúng. Ở đây, đương sự không yêu cầu UBND giải quyết tranh chấp mà là khiếu nại về quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của UBND trong việc quản lý đất đai, vì vậy UBND phải giải quyết mới đúng quy định của pháp luật.
Tình trạng tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề "nóng" ở các địa phương hiện nay đòi hỏi phải được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Ðiều đó không chỉ nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội mà còn phòng tránh các hậu quả khác có thể xảy ra.
Một điểm mới quy định tại các Ðiều 135 và 136 của Luật Ðất đai năm 2003 là khi xảy ra tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) nơi có đất tranh chấp. Chỉ sau khi UBND cấp xã đã tiến hành hòa giải mà một hoặc các bên đương sự không nhất trí thì mới được phép khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án).
Với quy định này, thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian qua đã phát sinh những vướng mắc sau :
Một là, trường hợp UBND cấp xã triệu tập nhiều lần nhưng người bị kiện cố tình không đến, cho nên không thể tiến hành hòa giải được. Với tình huống này, có tòa án thụ lý đơn khởi kiện của đương sự để giải quyết, nhưng cũng không ít tòa án trả lại đơn khởi kiện vì cho rằng tranh chấp chưa được hòa giải tại cấp xã. Như vậy, nếu người bị kiện cố tình trốn tránh việc tham gia hòa giải thì tranh chấp sẽ không bao giờ được giải quyết.
Từ thực tế công tác, tôi cho rằng, việc tòa án đòi hỏi nhất thiết phải có biên bản hòa giải mới thụ lý vụ án là quá máy móc. Khi xem xét các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính hoặc giải quyết tranh chấp lao động đều có quy định trong trường hợp đơn khiếu nại không được giải quyết hoặc tranh chấp lao động không được hòa giải tại cơ sở trong thời hạn pháp luật quy định thì người khiếu nại, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện đến tòa án.
Ngay trong Bộ luật Tố tụng dân sự cũng có quy định, trường hợp bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì tòa án lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được để đưa vụ án ra xét xử. Do đó, không thể cứng nhắc là phải có biên bản hòa giải mới thụ lý đơn khởi kiện mà nếu người khởi kiện cung cấp được các tài liệu về việc UBND cấp xã đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà người bị kiện cố tình vắng mặt thì tòa án vẫn thụ lý vụ án để giải quyết.
Hai là, trong thực tế, tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều dạng, vậy loại tranh chấp nào phải qua hòa giải tại cấp xã? Ðây là vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau. Nơi này thì cho rằng chỉ có loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới phải qua hòa giải tại cấp xã, còn các tranh chấp về hợp đồng liên quan quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho... và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã.
Ngược lại, ở nơi khác thì lại khẳng định tất cả các tranh chấp đất đai kể cả các tranh chấp hợp đồng liên quan quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất đều bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã trước khi khởi kiện đến tòa án.
Tranh chấp đất đai phải qua hòa giải tại cấp xã theo quy định của Luật Ðất đai năm 2003 cần hiểu theo nghĩa hẹp là loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất còn các tranh chấp về hợp đồng hoặc thừa kế liên quan đất đai thì không cần phải qua hòa giải tại cấp xã. Bởi lẽ, các quy định của pháp luật về quan hệ hợp đồng và quan hệ thừa kế rất phức tạp. Với trình độ của cán bộ cấp xã khó có thể xác định được một hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu hoặc xác định diện, hàng thừa kế.
Mặt khác, mục đích của việc hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự, vậy khi hòa giải đương sự thỏa thuận để thực hiện một hợp đồng lẽ ra phải bị tuyên bố vô hiệu hoặc thỏa thuận được việc chia thừa kế nhưng bỏ sót những người lẽ ra phải được hưởng thừa kế khác, liệu cán bộ cấp xã có khả năng để nhận biết không? Do đó, kết quả hòa giải trong trường hợp này là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền lợi của những người khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Ðiều 135 Luật Ðất đai năm 2003 thì UBND cấp xã phải phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để tiến hành hòa giải. Trong thực tế, do không nắm vững các quy định của pháp luật cho nên nhiều trường hợp thành phần tham gia hòa giải ở cấp xã không đúng. Chẳng hạn như không có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Về thẩm quyền giải quyết, thì Luật Ðất đai năm 2003 và Nghị định số 181 đã quy định quá rõ ràng, nhưng trong thực tế nhiều trường hợp những người thực thi cố tình hiểu sai để đùn đẩy trách nhiệm giải quyết. Chẳng hạn, trường hợp khi xảy ra tranh chấp, đương sự phát hiện một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của mình đã bị UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khác.
Trước tình thế này, đương sự thường không khởi kiện đến tòa án mà họ sẽ khiếu nại yêu cầu UBND thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người khác không đúng pháp luật. Lẽ ra việc khiếu nại phải được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết theo trình tự thủ tục mà Luật Ðất đai và Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định. Thế nhưng, một thực tế hiện nay là trong các trường hợp này thì UBND cấp có thẩm quyền thường trả lại đơn khiếu nại hoặc chuyển đơn đến tòa án vì cho rằng, đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND.
Cách giải quyết này của UBND là hoàn toàn không đúng. Ở đây, đương sự không yêu cầu UBND giải quyết tranh chấp mà là khiếu nại về quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của UBND trong việc quản lý đất đai, vì vậy UBND phải giải quyết mới đúng quy định của pháp luật.
Tình trạng tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề "nóng" ở các địa phương hiện nay đòi hỏi phải được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Ðiều đó không chỉ nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội mà còn phòng tránh các hậu quả khác có thể xảy ra.