TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 60
  • Hôm nay: 459
  • Tháng: 7198
  • Tổng truy cập: 5140517
Chi tiết bài viết

Cụm điệp báo A10 và họa sĩ Ớt

I. RA ĐỜI

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đồng chí Lê Giản, Giám đốc nha Công an Trung ương và đồng chí Phạm Hùng, Phó giám đốc Sở Công an Nam Bộ tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ V, năm 1950

Ông Trần Quốc Hương (Mười Hương) giải thích vì sao có sự ra đời của Cụm điệp báo A10 thuộc An ninh T4 Sài Gòn - Gia Định: Năm 1972 khi chuẩn bị Hiệp định Paris, Trung ương kêu anh Nguyễn Văn Linh ra Bắc dự Hội nghị TW21. Trước khi đi, anh Linh nói với tôi: “Nếu không lật được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đi, người khác lên có tinh thần hòa giải thì không chấm dứt chiến tranh được. Anh cho người vào được lực lượng 3 để nếu có thành lập chính phủ ba thành phần thì có người của mình”. Ông Mười Hương nói: “Lúc đó nhận định thời thế, anh Phạm Xuân Ẩn (nhà báo, nhà tình báo chiến lược - P.V) có nhận định riêng với tôi: Mỹ mà rút thì Thiệu chỉ có “ăn cứt gà” thôi anh ạ. Ngưng viện trợ là chết liền. Lúc đó Thành ủy đóng ở phía Tam giác sắt bên kia sông Sài Gòn. Tôi là thường trực Thành ủy, anh Nguyễn Văn Linh bí thư”.

Ông Mười Hương coi đây là sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, cần phải xây dựng lực lượng của ta vào lực lượng 3, dựa vào các phong trào quần chúng đang dâng cao.

Vì thế, tháng 9-1972, tại căn cứ Cây Dầu ở Campuchia, Ban An ninh T4 quyết định thành lập Cụm điệp báo lấy bí số A10 do đồng chí Lê Thanh Vân (Sáu Ngọc) chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Minh Trí (Mười Thắng) làm cụm trưởng. Lực lượng cốt cán của A10 có đồng chí Trần Thiếu Bảo (Hai Phương), Nguyễn Hữu Khánh Duy (Năm Quang), 
Huỳânh Huề (Ba Hoàng) và sau này có thêm Huỳnh Bá Thành (Ba Trung, họa sĩ Ớt) đều là những người đã từng lăn lộn trong phong trào đô thị. Cụm cũng xây dựng hệ thống giao liên của mình đảm bảo liên lạc với căn cứ và các cơ sở.

Giải thích lý do vì sao không lấy cánh Thành Đoàn lúc đó để “cấy” vào lực lượng thứ ba mà thành lập một cụm mới, ông Mười Hương nhận xét: “Cánh Thành Đoàn lúc đó đã nổi tiếng và nhiệt huyết, quyết liệt quá, anh em rất hăng hái, dễ lộ. Cụm A10 phần lớn là anh em sinh viên Quảng Nam - Đà Nẵng vào. Tôi để anh em “tấp” vào các phong trào quần chúng đang sục sôi. Mục đích làm sao lật Nguyễn Văn Thiệu”. Vì sao có tên A10? Có lẽ do sáng kiến của hai vị lãnh đạo cao cấp là Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) và Trần Quốc Hương (Mười Hương) và tình cờ người Cụm trưởng cũng là Mười Thắng - A là an ninh điệp báo.

Nhiệm vụ cụ thể của A10 là: xây dựng cơ sở bí mật mạng lưới điệp báo trong các cơ quan chính quyền Sài Gòn, thu thập tin tức ý đồ, thủ đoạn và tổ chức của đối phương, nắm và đi sâu vào lực lượng 3, tấn công chính trị, tác động phân hóa các nhân vật chính trị.

Kết quả của các hoạt động này, A10 đã có  cơ sở tại phòng 7 Nha kỹ thuật Bộ Tổng tham mưu, thực chất là cơ quan tình báo kỹ thuật. Có cơ sở tại Đài phát thanh chiến tranh tâm lý “Mẹ Việt Nam”, văn phòng Bộ Tổng tham mưu, văn phòng phó thủ tướng, chi phối được hai tờ báo đối lập, tạo được uy tín với tổng thống Dương Văn Minh và nhóm lực lượng 3 quanh ông.

Chỉ trong ba năm hoạt động, A10 đã tiến hành rất nhiều công tác quan trọng, xây dựng trên 39 cơ sở bí mật hoạt động tích cực và an toàn cho tới ngày giải phóng. Để cấy được người vào cơ quan tình báo quân đội: CDEC (Combile document exploitation center) thuộc phòng 7, Nha kỹ thuật Bộ Tổng tham mưu do cơ quan tình báo quân sự Mỹ chỉ huy, các kỹ sư của ta đã phải thi tuyển công khai gắt gao, như ba kỹ sư trong đó có đồng chí Dũng, phải qua cả khâu máy kiểm tra nói dối. Về mục tiêu chính trị chiến lược, ta đã có người vào tới vị trí thư ký phó thủ tướng đặc trách kinh tế và các cơ quan khác rất trọng yếu như cơ quan Nha cảnh sát đô thành, văn phòng Bộ Tổng tham mưu. Ngoài các cơ sở chui sâu leo cao tiếp cận nguồn tin bí mật, Cụm A10 còn xây dựng được mạng lưới giao liên và lực lượng quần chúng tốt hình thành theo các lõm chính trị dọc đường chiến lược, nối liền từ Củ Chi, Gò Dầu, Trảng Bàng, Long Khánh, làm chủ tình hình cho nổi dậy 30-4-1975. Các tin tức có giá trị của A10 đã được đánh giá tốt như tình hình Việt Nam hóa chiến tranh, kế hoạch bình định, sự suy yếu của ngụy quân (tin của H10 Huỳnh Ngọc Thắng - trung úy trợ lý trung tướng Đồng Văn Khuyên Tổng cục trưởng quân khu). Tin năm 1974 Mỹ phân hóa chiến lược nên không viện trợ kinh tế (tin của Ngô Văn Dũng, thư ký phó thủ tướng đặc trách kinh tế) thông qua ký họa, biếm họa các nhân vật - đem lại nguồn tin chính xác công khai về đội ngũ chính trị ở đô thị. Nhưng có lẽ lớn nhất là A10 tiếp cận, tác động và quan hệ hiệu quả với lực lượng thứ 3 quanh đầu não chính phủ Dương Văn Minh.

II. HỒI TƯỞNG CỦA NGƯỜI CHỈ HUY
Ông Mười Hương, cho đến tháng 3-2009 này cũng vẫn phải làm tiếp tục các bản xác nhận cho chiến công của Cụm điệp báo A10 và thành tích của Huỳnh Bá Thành, đề nghị nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho anh.
Trong các bản xác nhận, ông luôn nhấn mạnh rằng thành lập A10 là chủ trương của Đảng, và sự chỉ đạo của ông là đề ra đường lối, các hướng lớn, còn làm được một cách hiệu quả, sinh động là do sự can đảm và sáng tạo của các thành viên A10. Cũng như trước đây ông đã chỉ đạo phương hướng cho các nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Hữu Thúy. Chính họ đã trở thành các nhà tình báo huyền thoại của Việt Nam là do sự thông minh, dũng cảm của họ. Ông quan niệm rằng trong chỉ đạo tình báo, không có chuyện cầm tay chỉ việc, và “tôi cho như thế mới là hoạt động tình báo”. Lần này khi xác nhận cho Cụm A10 và Huỳnh Bá Thành, ông lại nhắc lại nguyên tắc này.

Theo xác nhận của ông, từ tháng 1 - 2-1972 sau khi Thành ủy Sài Gòn - Gia Định mở hội nghị Bình Giã V tại biên giới Campuchia (lúc đó ông là Phó bí thư thường trực Thành ủy, trưởng Ban An ninh T4), đồng chí Nguyễn Văn Linh (là Phó bí thư TW Cục phụ trách Thành ủy) đã nói: “Ông ở trong nội thành, làm sao nghiên cứu các nhân vật đối lập rồi vừa phân hóa vừa lôi kéo vừa cài người của ta để làm sao hạ được Nguyễn Văn Thiệu”. Ông Mười Hương nghĩ tới người lên thay tốt nhất là Dương Văn Minh, vì ông Minh là người có ảnh hưởng trong chính giới và có thể coi là đối lập, biết ơn phong trào Phật giáo và học sinh sinh viên lật Ngô Đình Diệm.

Theo ông Mười Hương, “mọi việc hoạt động do anh em đạt kết quả tốt nhất, không bị lộ, không bị bắt là được”. Sau Hiệp định Paris, để chủ động đối phó với khả năng thành lập chính phủ ba thành phần, TW Cục và Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn chủ trương phân hóa số người trong lực lượng 3. “Bộ phận điệp báo An ninh T4 cũng được tôi chỉ đạo thực hiện công tác này và Cụm A10 thực hiện với nhiệm vụ tấn công chính trị song song với thu thập thông tin tình báo”.

Chủ trương tấn công chính trị là một chủ trương sáng suốt của Đảng. Nhờ chủ trương này A10 đạt những thành tựu mà ông đã xác nhận: tháng 7-1974, A10 xâm nhập phong trào “Chống tham nhũng để cứu quốc và kiến quốc” do dân biểu đối lập Trần Hữu Thanh đứng đầu, đã biến phong trào này thành của ta. Tháng 10-1974, Cụm A10 cũng lấy được toàn văn “Kế hoạch sao chổi” đưa lên công khai châm ngòi cho phong trào “Ký giả ăn mày” và hàng loạt phong trào đô thị. Đến năm 1975 “Tôi nói anh Sáu Ngọc chỉ đạo tác động phong trào thay Trần Văn Hương và người lên tốt nhất là Dương Văn Minh, bởi qua một cơ sở của tôi, ông Minh từng tâm sự là ông ta muốn hòa bình, chấm dứt chiến tranh, không muốn chống lại cách mạng”. Ông cũng xác nhận “Ngày 28-4-1975 tôi được cơ sở báo cho biết Huỳnh Bá Thành tác động Phan Xuân Huy để ông Huy yêu cầu thiếu tá chỉ huy đơn vị bảo vệ cầu Sài Gòn không phá cầu và Thành cũng tác động ông Minh giao cho ông Vũ Văn Mẫu soạn thảo tuyên bố án binh bất động vào 9 giờ 25 phút ngày 30-4-1975 trước khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện sau đó”. Sau này chính ông được đồng chí Lê Đức Thọ kể rằng ông Minh thừa nhận ngày 30-4 ông chịu tác động lớn nhất là họa sĩ Ớt.

Vậy là bản xác nhận của đồng chí lãnh đạo cao cấp của A10 cho thấy các tấn công chính trị đã góp phần to lớn vào chiến thắng, bên cạnh lực lượng quân sự, đó là biểu hiện sống động cuộc chiến tranh nhân dân.

 

NGỌC HẢI

Cụm điệp báo A10 và họa sĩ Ớt (Kỳ 2)

(Thứ năm ,  09/04/2009, 09:01)

Cụm trưởng Nguyễn Minh Trí (Mười Thắng) - hiện là luật sư đoàn luật sư TPHCM


Ông tham gia cách mạng từ đầu năm 1968, gia nhập lực lượng An ninh T4 tháng 9-1970. Ông Mười Thắng không phải chỉ được biết đến với tư cách là một cụm trưởng điệp báo, mà chính là nổi tiếng sớm hơn từ khi là cậu học sinh, một trong số năm nhân chứng về chuồng cọp Côn Đảo dự cuộc họp báo công khai ngày 25-5-1970.

Ông Mười Thắng (đứng, hứ ba từ phải sang), bà Nguyễn Thị Thọ (ngồi, thứ hai bên phải), ông Hai Phương (ngồi, bìa phải), bà Nguyễn Thị Ninh (vợ hoạ sĩ Ớt) và Bộ trưởng Bộ CA Lê Hồng Anh tại nhà ông Mười Hương

Những người sống ở Sài Gòn trước 1975 chắc không thể quên được ấn tượng về năm sinh viên gầy gò vừa ở Côn Đảo về: đó là sinh viên Trần Văn Long, Cao Nguyên Lợi, Nguyễn Thanh Tòng, Nguyễn Tuấn Kiệt và cậu học sinh trẻ chân bị liệt đi lết không nổi chính là Nguyễn Minh Trí. Họ là nhân chứng sống làm kinh hoàng dư luận với những tố

 

Báo cáo viết tay của ông Mười Thắng - Cụm trưởng A10 - gửi lãnh đạo Ban An ninh T4, phía dưới có bút phê của đ/c Lê Thanh Vân (Sáu Ngọc)

 

cáo chế độ tù đày: bị đánh đập, không rõ tội trạng, nhốt trong chuồng cọp - những cái chuồng nhỏ dài ba thước, rộng thước rưỡi bị ngăn cách biệt lập nhằm giấu con mắt các đoàn kiểm tra. Trung bình mỗi người được hai gang tay để nằm và để sống, chân bị còng kéo lên cao vào một thanh sắt suốt ngày đêm... Lời tố cáo và sự thật về nhà tù Côn Đảo, nhất là sau khi nghe năm sinh viên nhân chứng này, những phái đoàn quốc tế mới tìm và khám phá ra chuồng cọp Côn Đảo nằm khuất sau hông trại 4. Và từ đó mới có câu chuyện phản ứng của những người Mỹ như Don Luce và lá thư của dân biểu Anderson gửi tổng thống Mỹ Nixon, trong đó đưa ra những đề nghị và lập luận đụng chạm đến các vấn đề căn bản của chiến tranh như “bất kỳ chính phủ nào đã tạo ra các cảnh giống như tại Côn Sơn và tiêu diệt những quyền sống tối thiểu của dân tộc họ và nuôi dưỡng tệ trạng chợ đen, đều phải bị nghi ngờ. Cho nên chúng ta phải xét lại sự liên can của chúng ta tại Nam Việt Nam”.

Mười Thắng là một học sinh 18 tuổi đã dịch cuốn “Tài liệu mật Lầu Năm Góc” đăng báo Dân chủ mới, cũng là tác giả của một số bài phiếm luận. Anh là một trong năm học sinh nhân chứng chuồng cọp đã từng là nhân vật của tác giả Don Luce. “Lúc đó tôi hay gặp Don Luce tại chùa Ấn Quang, anh Dương Văn Đầy cũng là sinh viên ở tù ra, kêu tôi làm sao quan hệ tranh thủ người Mỹ tiến bộ như Don Luce tố cáo chế độ lao tù tàn bạo. Có khá nhiều câu chuyện để kể, từ chuyện Sài Gòn xưa khi còn hoạt động nội thành cho tới những lần bị bắt hụt, chạy trốn khắp nơi, vào cả nơi “xịn” như biệt điện Đà Lạt, nơi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên nghỉ đúng lúc ông đang nấp ở đó. Ông phải né vào chùa Linh Sơn, mà ngay chánh điện chùa cũng dành cho ông một phòng để trú chân. Trước khi trở thành Cụm trưởng A10 ông là trinh sát an ninh. Đã từng làm nhiều nghề vỏ bọc như làm thầy giáo ở một nhà để quan sát ngày nào thủ tướng Trần Thiện Khiêm cũng đi qua. Dù là trình độ tương đương lớp 12 bây giờ nhưng chàng thanh niên Mười Thắng lúc đó dạy kèm môn toán, tiếng Anh tại nhà trung tướng Thái Quang Hoàng. Cũng có lúc bị người khác khai báo, ông phải trốn và thoát trong gang tấc. “Một lần ban đêm có hẳn đại đội cảnh sát quyết tâm vây hốt mình ở nhà mẹ tôi bên quận 11. Nhưng nó không biết tôi đang ung dung quan sát cuộc vây bắt đó từ căn nhà đối diện, đó là nhà của chị đồng chí Khánh Duy (Cụm phó A10), bà phó tỉnh trưởng. Rồi nhờ tài xế của phó tỉnh trưởng chở về trốn ngay tại phòng nghỉ ở cạnh tòa nhà hạ viện của dân biểu Nguyễn Văn Hàm”, nay là Nhà hát Thành phố. Cậu trinh sát này thoắt ẩn thoắt hiện ngay trước các lưới bủa vây để làm nhiệm vụ. Sau này ông mới kể về lần bị bắt lúc 16 tuổi, là đoàn viên, một vị thành niên lãnh án hai năm, do chống chào cờ mà phải ra Côn Đảo.


“Còng chung với anh em cùng một thanh sắt dài trên tàu hải quân. Tới 200 người. Đi một đêm. Sáng mờ mờ còn lạnh thì đến cầu tàu. Mấy người trật tự to con sắp hàng dài. Ra địa ngục rồi đây. Mà sao kỳ. Tuổi trẻ nghĩ lại lúc đó chẳng biết sợ là gì. Vui với bạn tù, khí thế lắm. Ham vui. Buồn thì chết hết đâu còn. Rồi tháng 10-1969, “nhường lại” chuồng cọp cho các chị em tù đấu tranh ở đất liền như các chị Trương Mỹ Hoa, chị Thiều Thị Tân... mà bọn cai ngục gọi là “cọp cái”... Lúc đó nằm với anh Nguyễn Trường Cổn một cây còng mà còn làm thơ được mới lạ”.

Được hỏi về thời gian làm Cụm trưởng A10, ông đánh giá: A10 làm nhiều việc thành công, nhưng đáng kể nhất chính là hoạt động trong lực lượng 3 bên cạnh tổng thống Dương Văn Minh, góp phần giữ Sài Gòn không bị đổ nát. Không phải việc một mình anh Ớt, một mình A10, mà tổ chức việc đó có cả nhiều năm rồi.


Ông kể một kỷ niệm đón họa sĩ Ớt từ trong thành ra Long Khánh để gặp các ông: Trần Quốc Hương, Mai Chí Thọ, Lê Thanh Vân nhận chỉ đạo. Ớt đóng vai người đi mua đất vì sắp có hòa bình. Vào đến căn cứ, Ớt mới ngớ người gặp một đồng chí lái máy cày là cán bộ bàn đạp trước đây có vỏ bọc là cảnh sát Sài Gòn, người mà trước đây khi công tác ở Liên quận, Ớt đã liệt anh vào danh sách “diệt ác”. Hai anh em tay bắt mặt mừng.

“Chúng tôi tiếp họa sĩ Ớt ở căn cứ nhà lá, có con suối hữu tình Ro Re. Hồi đó anh Ớt đi bằng máy cày thuê, mặc đồ ký giả 4 túi bảnh bao. Anh Ớt bị tật ở chân khi còn nhỏ, đi chậm. Ở đó 10 ngày báo cáo tình hình về ông Dương Văn Minh và từng nhân vật quanh ông. Lúc đó tháng 3-1975 rồi. Anh Ớt ra nhận nhiệm vụ chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong thời gian anh Ớt ở căn cứ, phải chạy càn, nhưng cũng được chiêu đãi heo rừng, ăn uống tử tế để khỏi gầy gò hốc hác bị nghi ngờ khi ký giả trở lại Sài Gòn. Anh Ớt té lên té xuống vì cái chân đi đường đất gồ ghề, nhưng vì to lớn không ai cõng được. Trông anh như Tây, trước đó phải cho tìm con dao lam cạo râu để anh có đi ngoài lộ cũng ra người thành thị. Quần áo phải ủi. Về thành, anh có chiếc Ladalat gửi sửa ở đường Võ Văn Tần chỗ quen, như là vắng mặt về quê ăn Tết vô trễ. Chúng tôi tiễn anh Ớt trở lại, lên xe máy cày ra lộ, đón xe đi. Đợt ấy, ông Năm Xuân (Mai Chí Thọ) ngồi nghe Ớt trình bày cả buổi. Ít có cơ sở nào ra báo cáo được nghe kỹ như vậy. Tôi nghĩ đó là một chuyến đi nhận nhiệm vụ khá quyết định đối với họa sĩ Ớt khi chiến dịch Hồ Chí Minh nổ ra”.

Ông cũng nhớ trong những ngày cuối cùng ấy, vào Bảy Hiền nơi mẹ anh Thành sống, trong không khí sôi sục của ngày cuối, mẹ anh Thành còn giục tiệm may may gấp cho người Cụm trưởng bộ đồ Tây đàng hoàng, “mày đi tắm cho bớt chân phèn lộ dân ở căn cứ lội ruộng”. Đó là những ngày đầy kỷ niệm khi sắp đến ngày chiến thắng, mỗi người đều bận rộn với nhiều nhiệm vụ.

Câu chuyện của người giao liên - chị Nguyễn Thị Thọ hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM. 

Chị là vợ luật sư Nguyễn Đăng Trừng và cũng là em vợ Huỳnh Bá Thành. Tháng 10-1974, chị chính thức nhận nhiệm vụ giao liên, lúc đang là sinh viên Đại học Khoa học Sài Gòn. Ở nhà anh chị, phụ anh chị giữ cháu, làm khuy nút vì là nhà mở tiệm may. Không giống các giao liên khác, Thọ không tham gia lăn lộn trong phong trào học sinh - sinh viên nên thực sự không phải người có kinh nghiệm. Lúc đó Huỳnh Bá Thành ở đậu một phòng trên lầu. Thấy em là một sinh viên trung thực, hiền hậu, anh bắt đầu giao việc. Đầu tiên là cầm thư từ, ôm một tấm hình của bác nông dân tên là Duyên bị giặc giết dưới quê để trao. Cô nữ sinh rất xúc động thấy tấm hình do chính anh mình - họa sĩ Ớt vẽ, đục đá rất đẹp.

Dần dần, Thọ được chuyển tài liệu của chính anh. Cũng thật đơn giản. Anh dặn mặc đồ gì, vào Thư viện Quốc gia ngồi đọc sách ở đâu sẽ có một người có đặc điểm một nốt ruồi ở mũi đến hỏi mượn cây bút chì đưa cho họ. Trong cây bút đó có chứa tài liệu. Anh ta cầm bút đi ra vườn, một lúc cô đi ra theo. Hai người nói chuyện như một cặp tình nhân học sinh. Cô biết đó là anh Trần Thiếu Bảo (tức Hai Phương), cũng là một chỉ huy của Cụm A10. Anh Hai Phương có lần dẫn cô đi trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) đã chỉ cho cô chú ý đâu là cảnh sát đứng theo dõi, chỗ nào hay nguy hiểm. Cô nữ sinh chỉ biết anh mình, anh Ba Trung (họa sĩ Ớt) dặn là ai hỏi tên thì nói là Năm Trinh, ăn mặc phải diện đẹp. Quần tedin ống loe, áo sơmi tay ngắn vạt bầu. Hồi đó anh Ba Trung ký giả đi xe Ladalat. Đừng ăn mặc xoàng xĩnh dễ lộ vì hồi đó người ta quan niệm Việt cộng là dân xích lô ba gác nghèo khổ. Nếu bị bắt không được nói tên ai hết. Cô còn ít hiểu biết về công việc đến nỗi vô bệnh viện thăm chị sanh rồi tới nơi hẹn trễ. Cứ nghĩ không sao, trễ chút xíu thôi. Vậy mà anh Hai Phương phải lánh đi liền, tối ghé kiểm tra thấy không có gì mới thôi. Anh Ba chỉ nói phải đúng giờ, chứ cô không hình dung được người giao liên đến trễ sẽ gây ra những gì. “Sau chuyện này anh Ba rầy: Không được rồi. Một tích tắc không đúng sẽ gây nguy hiểm cho người mình hẹn”.

Một lần cô bị đau bụng dữ dội và nôn ói, phải đưa đi cấp cứu. Người ta nghi cô bị đau ruột thừa nhưng hễ cứ chuẩn bị mổ là lại hết đau. Cô sốt ruột sợ lỡ nhiệm vụ nên đã ra viện. Họa sĩ Ớt thấy nguy hiểm quá đã đến thẩm tra lại sự quyết định của bệnh viện. Không biết anh nói về tinh thần trách nhiệm sao đó, ở bệnh viện bảo “luận điệu của anh giống Cộng sản” khiến mọi người lo sợ bị lộ.


Chị Thọ nhận xét về anh Huỳnh Bá Thành trong cuộc sống riêng: “Anh tình cảm, lễ nghĩa. Ban đầu dưới quê phân biệt vùng miền, bảo con mình xinh đẹp gả cho người Trung sợ khổ. Nhưng rồi ý đó biến mất khi thấy anh rất thương người, rộng rãi. Đồng hồ đang đeo, quần áo đang mặc ai xin cũng cho. Bà con bên vợ không xin tiền chị ba đâu, mà toàn xin anh. Với người ngoài cũng vậy. Có hôm anh về kêu ầm lên: Trời ơi! Ở trên núi có ông già cả đời chưa biết một miếng đường. Ai mất đồ, anh bảo đừng buồn. Rớt xuống sông biển mới là mất còn bị lấy cắp là có người dùng. Khi tôi hỏi về người Cộng sản, anh bảo: Giống ông Phật không ăn chay. Lo cho người khác đừng có khổ.

 

Cụm điệp báo A10 và họa sĩ Ớt (Kỳ 6)

(Thứ bảy ,  18/04/2009, 08:41)

THẮNG LỢI CỦA TOÀN DÂN TỘC

 

Ngày thắng lợi của cả dân tộc này đã ở trong “bộ nhớ” của mọi người

 

Xe tăng quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập trưa 30-4-1975

trên toàn thế giới. Người ta bảo có mấy tấm hình “nhạy cảm” đối với người Mỹ như tấm hình bé Phúc trần truồng chạy bom Napan..., thì trong đó có hai tấm liên quan đến ngày 30-4: chiếc xe tăng húc đổ tường rào dinh Độc Lập và chuyến máy bay di tản cuối cùng trên nóc nhà đường Gia Long. Thật ra còn nhiều tấm hình nữa, nhưng

 

Nhân dân Sài Gòn chào mừng quân giải phóng trước dinh Độc Lập (30-4-1975)
 

giống như tấm hình tên lính Pháp cuốn lá cờ cuối cùng rời khỏi cầu Long Biên thành biểu tượng quân Pháp thua trận, các tấm hình ghi dấu mạnh mẽ nhất rơi vào ngày 30-4-1975.

Mỗi người vẫn mang ký ức của riêng mình về lịch sử. Có bao nhiêu người Việt Nam sẽ có bấy nhiêu câu chuyện dưới góc độ riêng về ngày 30-4 ấy. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều bộ phim, nhiều cuốn sách, bài báo, các cuộc hội thảo... liên quan ngày lịch sử này nhưng hình ảnh truyền thống vẫn vậy, vẫn là sự huy hoàng của chiến thắng soi sáng một chân lý: Thắng lợi này là của toàn dân tộc Việt Nam.

I. LÕM CHÍNH TRỊ
Ông Võ Vân (Ba Vũ - cán bộ Cụm A10, hiện công tác ở Sở GTVT TPHCM) kể: Ôâng ở khu Bảy Hiền dưới vỏ bọc là một sinh viên. Lõm chính trị do ông phụ trách ở vùng bà con công giáo thợ dệt Bảy Hiền. Vừa làm công tác điệp báo, ông và các cán bộ Cụm A10 còn dạy cho con cái họ học hành, thu phục được lòng người. Tháng 4-1975, bạn ông có một số sĩ quan nguỵ từ Tây Nguyên về do đơn vị bị vỡ. Vẫn mặc quần áo sĩ quan, có người được ông giao cho đi sơn lấp hình cờ ba que, sơn cờ Mặt trận. Trong những giờ phút chiến thắng đến gần, những đồng đội như Lê Văn Ngô (Ba Khôi), Võ Văn Chín (hiện là PGĐ Cty Dược Đà Nẵng)... tổ chức cùng quần chúng may cờ, sôi sục không khí khởi nghĩa.

Không phải chỉ sau ngày 30-4-1975 mà thậm chí đến tận hôm nay, nhiều người vẫn phải làm công việc xác nhận chuyện đã làm trong chiến tranh. Khi tình cờ lật hồ sơ của ông Võ Vân chứng nhận cho các cơ sở của ông ở lõm chính trị khu vực Bảy Hiền sẽ thấy quần chúng tham gia rộng rãi thế nào. Ông nói đã ký giấy xác nhận cho rất nhiều người, làm các công việc khác nhau trong thời gian tham gia cách mạng như: bà Huỳnh Thị Khóa và Lê Thị A đã nuôi dưỡng, cất giấu tài liệu, cung cấp tin tức và chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh; hai mẹ con bà Nguyễn Thị Nguyên và Nguyễn Nghĩa che giấu, nuôi dưỡng cán bộ điệp báo, cung cấp tin tức, cất giấu tài liệu, cờ giải phóng, chuẩn bị hậu cần cho khởi nghĩa trong chiến dịch Hồ Chí Minh; bà Kiều Tiên (do Huỳnh Bá Thành giới thiệu) làm giao liên, hộp thư hỏa tốc; anh Võ Văn Tâân, Nguyễn Dzạ Lữ và Thân Phúng là trinh sát ngoại tuyến... Còn biết bao nhiêu người nữa đã tham gia mà chưa được xác nhận hoặc chính họ cho đó là “chuyện bình thường” nên mãi mãi lặng im.

II. NHỮNG GÓC NHÌN VỀ NGÀY CHIẾN THẮNG
Tại sao Mỹ thua?

 

Ông Mười Hương nhận Huân chương Sao Vàng (2006)

Đây là câu hỏi tốn nhiều giấy mực nhất, có nhiều cách nhìn nhất cả ở Việt Nam và thế giới. Nhiều người Mỹ là chính khách, ký giả, nhà nghiên cứu cho đến các cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam, hoặc là các sinh viên làm đề tài luận án học thuật đã mổ xẻ câu hỏi này và có nhiều cách đánh giá khác nhau. Nhưng cuộc chiến tranh nhân dân cũng đã có những lời đáp từ số phận từng con người, từ các phong trào độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Đó là tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, yêu hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhiều tầng lớp.

Ông Nguyễn Văn Hàm, một trong những người thành lập Mặt trận nhân dân cứu đói (1974) thuật lại buổi lễ ra mắt của mặt trận: “Chiều hôm đó có gần một vạn người xuất phát từ chùa nhỏ Quảng Hương ở gần chợ Bến Thành, sư sãi bên cạnh những cha đạo, các nữ tu, trí thức, sinh viên kề vai với lao động, dân biểu, nghị sĩ cùng phu quét đường, họ cất tiếng hát theo lời bắt giọng của giáo sư Lý Chánh Trung: Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi..., những tiếng hát thật sự từ đáy những con tim”.

Nhà báo, nhân sĩ Hồ Ngọc Nhuận (ủy viên TW MTTQ VN -Phó Chủ tịch MTTQ VN TPHCM) được mệnh danh là “Vua xuống đường” nhưng ông bảo “Đâu phải một mình tôi, nhiều vô số kể, không nhắc hết được tất cả nếu cho viết”. Ông cũng nhắc tới mảng đấu tranh nghị trường trong đó ông là trưởng khối dân biểu đối lập, là giám đốc chính trị 3 tờ báo. Những ngày tranh đấu “Ký giả đi ăn mày” mà đồng bào cho thật nhiều “Vải có, bánh tét có, chuối có. Tụi tôi phải ngồi ở vườn hoa uống bia chắn cho anh em ký giả trong kia chia đồ cho người ta”. “Tụi nó tấn công bắt đi một ông dân biểu. Tụi tôi rút về trụ sở các ủy ban của quốc hội để tính kế ngày mai. Tôi chất vỏ xe lên ôtô, tính sẽ đốt trước quốc hội để phản kháng. Đó là “Hậu ký giả đi ăn mày”. Ông cũng thường lái chiếc Ladalat gắn loa, biểu ngữ đi khắp Sài Gòn, tới cả phà Cần Thơ như một gánh hát, đi rải truyền đơn. 

Có lần phía Mỹ có người hỏi ông: Thực ra anh là ai, tại sao anh lại làm mọi thứ như thế, ông đã trả lời: “Tại các anh. Đừng đổ thừa. Sai lầm lớn của các anh là đã đưa quân vào Việt Nam, còn rủ cả chư hầu nữa. Người Việt Nam không bao giờ chấp nhận...”. 

Theo ông Phan Xuân Huy - là cháu rể nhưng được coi là con rể tổng thống Dương Văn Minh, (sau này anh Huỳnh Bá Thành cũng xác nhận)  ngày 29-4-1975, anh Thành đã nhắn ông tới tòa soạn báo Điện Tín và cho biết  “ở số 3 (tức dinh Hoa Lan ở số 3 Trần Quý Cáp, nay là đường Võ Văn Tần) có người đề nghị giật sập cầu Sài Gòn. Anh phải đến đó ngay để chặn lại. Đó là lệnh”. Sau khi tới dinh Hoa Lan tìm hiểu, ông Huy đã lái xe tới cầu và gặp viên chỉ huy đơn vị bảo vệ cầu là thiếu tá biệt động quân tên Chỉnh. “Ông này vốn là học trò của cha tôi, vừa là bạn của tôi cùng xóm ở Chợ Mới, Hòa Vang, Đà Nẵng. Thiếu tá Chỉnh biết tôi là con rể tổng thống”. Ông Huy nại lý do để can thiệp: “Không nên diệt cầu vì diệt đi lấy đâu đường cho quân từ Long Khánh, Phan Thiết rút về Sài Gòn? Tôi chưa hề nghe tổng thống ra lệnh diệt cầu Sài Gòn”. Thiếu tá Chỉnh nghe theo. Tối 29-4, ông Huy cũng đã nhờ người điện thoại cho Thượng tọa Trí Quang. Người này nói lại rằng Thượng tọa đã nói “ông Minh còn chờ gì nữa mà không đầu hàng”. Nghe vậy, ông Huy liền điện thoại cho ông Minh để nói chuyện với Thượng tọa.
Còn đây là ghi chép của Huỳnh Bá Thành: “Thời điểm lịch sử có một không hai, có ý nghĩa thời đại và trọn vẹn nhất đối với dân tộc Việt Nam anh hùng đã đến! Với mỗi đồng chí hoạt động trong lòng địch từ bao nhiêu năm nay, không ai, không bao giờ quên được những phút cảm động nhất trong cuộc đời chiến đấu này của mình, trong đó có các cán bộ chiến sĩ an ninh... Ngày 30-4 lúc mặt trời vừa thức giấc, nhiều người chạy mua vải may cờ, vẽ khẩu hiệu. Các đồng chí liên quận đã vận động quần chúng kêu gọi một số đơn vị quân ngụy đóng lẻ tẻ rã ngũ từ đêm 29-4 và đến sáng 30-4, bà con đã khống chế được các khu Bảy Hiền, Hàng Xanh, Trần Quang Diệu. Các đơn vị binh vận và quân báo của ta cũng kịp in xong truyền đơn chính sách 10 điểm và 7 điểm của Chính phủ cách mạng lâm thời và đem rải ở nhiều địa điểm...”.

III. SÀI GÒN NGUYÊN VẸN

 

Các cán bộ Cụm điệp báo A10 và ông Mười Hương (ngồi thứ hai từ trái) trong buổi họp mặt tháng 3-2009

Ông Trần Quốc Hương (tức Mười Hương) kể lại câu chuyện ông được đoàn khách Liên Xô phỏng vấn. Đó là sau ngày lễ mừng công Việt Nam giải phóng có hơn 100 đoàn quốc tế đến dự. Trong đoàn Liên Xô có người hỏi ông Mười Hương, yêu cầu giải thích sự lạ lùng của Việt Nam: qui luật các sự kết thúc chiến tranh bao giờ cũng khốc liệt và tan nát như trong cuốn phim “Công phá thành Berlin” khi Hồng quân Liên Xô tiêu diệt sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức. Vậy mà Sài Gòn lại còn nguyên vẹn và sức mạnh nào đã làm nên chiến thắng? Ông phân tích cho các bạn Liên Xô rõ. Chiến thắng của Việt Nam là sức mạnh tổng hợp. Đường lối kháng chiến mà Bác Hồ chỉ đạo là chiến tranh nhân dân, với phương châm “hai chân” - tức là chính trị - quân sự. Và ba mũi là chính trị, quân sự và binh vận. Đồng chí Liên Xô hiểu ra, đứng dậy xin bắt tay với lời ca ngợi: “Hồ Chí Minh thật tuyệt vời”.

Thực vậy, chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng do thế mạnh vũ bão của các lực lượng cách mạng. Trên chiến trường, những đơn vị chủ lực mạnh nhất của địch đã bị quân giải phóng tiêu diệt và làm tan rã. Mỹ thì bị áp lực trong nước nên phải cắt viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Trong nội bộ chính quyền Dương Văn Minh thì vừa rệu rã tinh thần vừa bị ta tác động phân hóa, thậm chí một số vị trí trọng yếu (như Giám đốc Nha cảnh sát đô thành, Phụ tá Tổng tham mưu trưởng...) lại là người của cách mạng. Với thế và lực như vậy, sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn là tất yếu. Dù vậy, tuyên bố của Dương Văn Minh và nhật lệnh của Nguyễn Hữu Hạnh cũng đã có tác dụng nhất định làm giảm ý chí đề kháng của đại bộ phận quân ngụy vào những giờ chót của chiến tranh, tạo thuận lợi để đại quân ta tiến nhanh vào giải phóng Sài Gòn. 

Trong buổi tối ngày 2-5-1975, tại buổi trả tự do cho nội các chính quyền Sài Gòn ở dinh Độc Lập, ông Dương Văn Minh đã phát biểu chân thành: “Ngày hôm nay, đại diện cho anh em có mặt ở đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ cách mạng trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như tất cả các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước... Riêng cá nhân tôi, hôm nay tôi rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân của nước Việt Nam độc lập”.

Lời tòa soạn:
Loạt bài Cụm điệp báo A10 và họa sĩ Ớt hôm nay khép lại. Đó chỉ là một chiến công trong rất nhiều chiến công của lực lượng CAND nói chung và lực lượng An ninh T4 (Sài Gòn Gia Định) nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày 6-6-1976, Đội trinh sát X, Ban an ninh Sài Gòn - Gia Định trong đó có Cụm điệp báo A10 vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Chắc chắn 6 kỳ báo không thể lột tả hết được cuộc chiến đấu thầm lặng của Cụm điệp báo A10 từ các đồng chí lãnh đạo đến những  cán bộ chiến sĩ điệp báo, các anh chị từng là hộp thư, giao liên, cơ sở... cũng như những đóng góp của đồng bào các giới. Vì vậy, tòa soạn rất mong được sự thông cảm của bạn đọc nếu trong loạt bài có những thiếu sót và sơ suất.

 

 

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness