TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 73
  • Hôm nay: 391
  • Tháng: 7130
  • Tổng truy cập: 5140449
Chi tiết bài viết

Dự báo TTCK sẽ tăng mạnh trong 4 năm tới

(VietNamNet) - Theo thông tin từ UBCKNN, trong năm 2006, quy mô TTCK có tổ chức đã phát triển nhanh. Đến 31/12/2006 đã có 193 công ty niêm yết, đăng ký giao dịch tại các TTGDCK. Tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt 221.156 tỷ đồng, tương đương 14 tỷ USD, chiếm 22,7% GDP. Con số này đã gấp gần 20 lần so với cuối năm 2005.

Tiếp tục tăng mạnh trong 4 năm tới

Theo UBCKNN, sở dĩ quy mô thị trường phát triển nhanh là do tăng nhanh tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành khoảng 8 lần; tăng số lượng và quy mô công ty niêm yết từ 41 công ty cuối 2005 lên 193 công ty. Đặc biệt là sự có mặt của các công ty lớn. Mức tăng giá cổ phiếu bình quân toàn thị trường khoảng 2,5 lần do chỉ số giá cổ phiếu bình quân thị trường, nhất là giá các công ty thuộc ngành ngân hàng, điện lực, công nghệ thông tin mới đưa vào niêm yết thị trường.

Ngoài thị trường cổ phiếu, hiện nay đã có 400 loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị 70 ngàn tỷ đồng, bằng 7,7% GDP. Các loại chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán là loại hàng hoá mới tham gia thị trường với tổng giá trị thị trường khoảng 4.550 tỷ đồng.

Về phía các nhà đầu tư, đến cuối tháng 12 đã có trên 100 nghìn tài khoản giao dịch được mở, gấp 3 lần năm 2005. Bên cạnh đó cũng có sự góp mặt của 1.700 nhà đầu tư nước ngoài và đang nắm giữ 25 - 30% số lượng cổ phiếu các công ty niêm yết. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như: JP Morgan, Merryll Luynch, Citigroup. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường qua các quỹ đầu tư chứng khoán. Đến cuối năm 2006 có 23 quỹ với quy mô vốn đầu tư ước đạt 2,4 tỷ USD.

Với đà tăng trưởng này, UBCKNN dự báo, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 4 năm tới và dự báo giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết có khả năng đạt 30 - 40% GDP vào 2010 đạt khoảng 30 - 40 tỷ USD. Riêng năm 2007 dự báo sẽ đạt gần 30% GDP.

Số lượng các nhà đầu tư sẽ tăng 3 - 4 lần so với hiện nay, đạt khoảng 250 - 300 nghìn tài khoản. Đặc biệt sẽ có sự gia tăng nhanh số lượng các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài và có thể chiếm đến 5% tổng số các nhà đầu tư.

Tái cấu trúc thị trường chứng khoán

UBCKNN cho biết, một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới là sẽ tiến hành tái cấu trúc thị trường chứng khoán có tổ chức. Một trong những bước đi đầu tiên là chuyển TTGDCK TP.HCM  thành Sở giao dịch chứng khoán với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn trong giai đoạn đầu và cổ phần hoá vào 2010.

TTGDCK Hà Nội sẽ trở thành thị trường giao dịch cho các DN nhỏ và vừa. Tách TTGDCK Hà Nội ra khỏi UBCKNN thành Công ty TNHH do Nhà nước sở hữu. Đồng thời xây dựng một thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt tại TTGDCK Hà Nội

Trước mắt, UBCKNN cũng cho biết, sẽ tiếp tục hoàn thiện những văn bản dưới luật Chứng khoán, hoàn thiện các quy định về thuế, phí, lệ phí và ngoại hối để có hướng tháo gỡ nhằm khuyến khích thị trường. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân, quản lý ngoại hối và kiểm soát dòng vốn đầu tư trên TTCK vẫn sẽ được duy trì theo hướng hiện nay.

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường số lượng, cũng theo cơ quan này, năm 2007 Chính phủ sẽ quyết liệt thực hiện kế hoạch cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2006-2010; Tập trung cổ phần hoá các DN và các tổng công ty lớn; Mở rộng việc chuyển đổi các DN có vốn đầu tư nước ngoài thành các công ty cổ phần kết hợp với việc chào bán ra công chúng; Đẩy mạnh việc huy động vốn dưới hình thức trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu đô thị và trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình, mở rộng các hình thức phát hành; Ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng với công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư, áp dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness