TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 11
  • Hôm nay: 840
  • Tháng: 11289
  • Tổng truy cập: 5144607
Chi tiết bài viết

Sự phát triển thị trường chứng khoán và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động ngân hàng trong năm 2006

Diễn biến sơ bộ về TTCK Việt Nam 
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 đến nay đã   có những bước phát triển đáng kể. Tuy còn non trẻ nhưng TTCK Việt Nam bước đầu đã góp phần hình thành một mơ hình thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Bằng chứng là ngày đầu khai trương thị trường chính thức tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM, chỉ có 2 công ty niêm yết thì đến nay (ngày 13/12/2006) đã có 66 công ty niêm yết, tăng 34 công ty so với cuối năm 2005. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết đến 13/12/2006 đạt khoảng 10.560 tỷ đồng, tăng 528% so với cuối năm 2005 (đến năm 2005 khoảng 2.000 tỷ đồng). Tổng giá trị vốn hoá thị trường của cổ phiếu đến ngày 13/12/2006 là 95.250 tỷ đồng, tăng mạnh so với cuối năm 2005 (đến năm 2005 là 7.390 tỷ đồng).

Cùng với sự tăng lên về qui mô của thị trường, các thành viên tham gia thị trường cũng được tăng lên. Đến giữa tháng 12/2006 đã có 6 ngân hàng lưu ký trong đó có 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm Hongkong Shanghai Bank (HSBC),Standard Chartered Bank, Deutsche Bank, Citibank; 2 NHTM Nhà nước là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Tính đến nay có 21 công ty chứng khoán đi vào hoạt động, chỉ riêng trong năm 2006 có thêm 8 công ty chứng khoán mới được cấp giấy phép và chính thức hoạt động. 
Mức khởi điểm chỉ số giá chứng khoán (VN-Index) của phiên giao dịch đầu tiên là 100 điểm thì đến ngày 13/12/2006, VN-Index tăng tới 740,57 điểm, số lượng tài khoản giao dịch đến tháng 9/2006 đạt trên 72.000 tài khoản, trong đó số lượng tài khoán cá nhân khoảng 71.600, số lượng tài khoản của tổ chức khoảng 450. Sự tham gia của các nhà đầu tư đã góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của TTCK, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân cơ bản là do TTCK Việt Nam đ mở cửa ngay từ đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua, bán chứng khoán. Thực tế cho thấy, nhiều loại cổ phiếu, nhất là các cổ phiếu “blue chip” như SAM, REE, GMD... đ được các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ở tỷ lệ tối đa cho phép.

Những tác động làm tăng trưởng TTCK Việt Nam
Có thể nói năm 2006, TTCK Việt Nam tăng trưởng nhanh so với các năm trước đây. Sự kiện nổi bật tác động đến TTCK Việt Nam là việc Việt Nam đ chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những bước đi trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, đặc biệt những bước tiến quan trọng thời gian gần đây đã có tác động mạnh đến TTCK Việt Nam. Hơn nữa, Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007 sẽ là bước đột phá mới của TTCK Việt Nam trong việc thu hút các tổ chức đầu tư nước ngoài. 
Ngay sau khi vịng đàm phán cuối cùng về việc Việt Nam gia nhập WTO về nguyên tắc kết thúc, TTCK Việt Nam bắt đầu có tín hiệu theo chiều hướng đi lên bằng việc hàng loạt các cổ phiếu tăng giá, nhưng mức độ tăng chưa cao. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO ngày 7/11/2006, TTCK Việt Nam có sự phản ứng mạnh, giá các cổ phiếu thuộc nhóm “blue chip” như REE, SAM, GMD, BMP... đã tăng mạnh ở mức trần trong nhiều phiên liên tục. Chẳng hạn, giá cổ phiếu REE là một ví dụ, giá cổ phiếu tăng từ 89.000 đồng phiên ngày 7/11/2006 lên mức 139.000 đồng phiên ngày 13/12/2006, tăng 56,2%. 
Như vậy, có thể thấy mới chỉ trong vòng 1 tháng, gi cổ phiếu REE đ tăng đến 56,2%. Sự tăng giá quá nhanh của các cổ phiếu niêm yết chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá thị trường sụt giảm. Do vậy, các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cần cẩn trọng khi quyết định mua hoặc bán cổ phiếu. Cịn đối với các nhà đầu tư tổ chức, cho dù có lợi thế về tính chuyên nghiệp so với các nhà đầu tư cá nhân, song nếu nguồn vốn đầu tư vào chứng khoán là vốn đi vay cũng cần phải tính toán kỹ để đảm bảo bù đắp rủi ro đầu tư chứng khoán.
Hiệu ứng TTCK Việt Nam tăng mạnh trong năm 2006 một phần còn do tình hình sản xuất kinh doanh Quý III v 9 thng đầu năm 2006 của các công ty niêm yết rất khả quan. Nhìn chung hầu hết cc cơng ty nim yết đều có kết quả tốt, trong đó dẫn đầu về chỉ tiêu thu nhập trên cổ phiếu (EPS) trong 9 tháng đầu năm là các cổ phiếu SJS (12.442 đồng), NKD (5.805 đồng), AGF (5.791 đồng), REE (5.280 đồng)... Theo đó mức giá giao dịch trên thị trường đã phản ảnh tương đối khách quan trên cơ sở kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết cả về tích cực và tiêu cực. 
Đối với sự phản ứng tích cực, nổi lên là cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông đà có kết quả kinh doanh đạt cao (Sudico), mã chứng khoán là SJS. Cụ thể, trong Quý III/2006, Sudico đã đạt mức lợi nhuận sau thuế khoảng 13 tỷ đồng, nâng mức lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm lên tới 62,2 tỷ đồng, bằng 124,4% vốn điều lệ. Kết quả này khiến giá cổ phiếu SJS tăng mức trần liên tục, nếu tại phiên đầu tiên lên sàn, giá SJS ở mức 100 thì đến phiên ngày 13/12/2006 giá SJS tăng tới 485.000 đồng.
Cón đối với sự phản ứng tiêu cực, điển hình l cổ phiếu của Cơng ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco), mã chứng khoán LAF đã biến động mạnh trong kỳ giảm giá. Thực tế giá của LAF đã giảm từ 15.900 đồng phiên ngày 15/11/2006 xuống 13.000 đồng phiên ngày 12/12/2006, giảm 24%. Việc giảm giá của LAF chính là do thông tin từ báo cáo tài chính Quý III/2006 của công ty, trong Quý III Lafooco đã chịu thêm một khoản lỗ tới 3,3 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ luỹ kế từ đầu năm của Công ty lên tới 11,5 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu Quý III của Công ty vẫn đạt mức 222 tỷ đồng v doanh thu luỹ kế từ đầu năm 517,5 tỷ đồng, nhưng do giá vốn hàng bán của Công ty quá cao nên đã dẫn đến việc thua lỗ trong Quý này để làm gia tăng thêm số lỗ luỹ kế từ đầu năm đến nay.

Ảnh hưởng của TTCK đến hoạt động ngân hàng

Thứ nhất, ảnh hưởng của TTCK đến việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần:
Đầu tư cơ sở hạ tầng 
phát triển sản xuất kinh doanh

TTCK là cơ hội để các NHTM cổ phần quảng bá hình ảnh của mình trên trường quốc tế thông qua các website của Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc các công ty chứng khoán khi tham gia niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu. Theo đó thu hút được các tổ chức nước ngoài thìm hiểu thông tin và có thể tham gia đầu tư. Đến nay đã có NHTM cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP HCM, NHTM cổ phần á châu (ACB) đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội. TTCK cũng là điều kiện để các NHTM cổ phần phát hành cổ phiếu tăng vốn hoạt động. Hiện nay, nhu cầu đầu tư của công chúng vào cổ phiếu các NHTM cổ phần nói riêng và cổ phiếu nói chung là rất lớn, tạo cơ hội tốt để các NHTM cổ phần tăng vốn điều lệ, mở rộng hoạt động, tăng tỷ lệ an toàn hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh khi hội nhập quốc tế, nhất là Việt Nam đ gia nhập WTO. Thời gian qua, nhiều NHTM cổ phần như NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sacombank, ACB, Đông á, Nhà Hà Nội... đã rất thành công trong việc tăng vốn điều lệ thông qua hình thức phát hành cổ phiếu.
Thứ hai, về tác động của TTCK đến huy động vốn của hệ thống ngân hàng: TTCK đã thu hút một phần tiền nhàn rỗi và vốn trung-dài hạn từ công chúng và tổ chức kinh tế thay cho gửi vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, lượng vốn mà TTCK đã thu hút cón nhỏ, nhưng khi TTCK phát triển hơn nữa, lượng hàng hoá dồi dào tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hình thức đầu tư thì đây sẽ là một kênh huy động vốn thay thế tín dụng trung-dài hạn của hệ thống ngân hàng. Đồng thời nếu TTCK phát triển, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường vốn sẽ giảm bớt gánh nặng hoạt động vốn cho hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, về tác động đến việc cho vay: không phải tất cả các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu đều có hoạt động sản xuất, kinh doanh khả quan. Trên thực tế, sự yếu kém trong hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh đ từng xảy ra tại một số doanh nghiệp chẳng hạn như Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu, Cơng ty cổ phần Chế biến xuất khẩu An Giang ... là ví dụ. Điều này sẽ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho tín dụng ngân hàng trong khi hiện nay cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn ở mức cao gây sức ép cho vay đối với hệ thống ngân hàng. Đây là vấn đề mà các NHTM cần thận trọng khi cho vay đối với doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp đã niêm yết cổ phiếu.

BTT-Phòng CSTT&VKD-Vụ CSTT (Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam)

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness