TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Bàn về xác minh điều kiện thi hành án

Bàn về xác minh điều kiện thi hành án

Trao đổi thêm về bài báo “Xác minh điều kiện thi hành án - Đoạn trường lắm gian nan” đăng trên Tạp chí Doanh Nhân & Pháp Luật số 11 (69) 03/2011.  

Không như Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (LTHADS) quy định trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án (XMĐKTHA) thuộc về người được thi hành án (NĐTHA). Điều này một mặt giải tỏa trách nhiệm của các chấp hành viên trong việc XMĐKTHA, tạo điều kiện giảm bớt việc thi hành án còn tồn động ở các cơ quan thi hành án dân sự. Nhưng mặt khác, quy định mới này cũng đặt gánh nặng cho NĐTHA trách nhiệm XMĐKTHA của người phải thi hành án (NPTHA). Vì vậy, trong thực tiễn, phát sinh nhiều quan điểm khác nhau về trách nhiệm XMĐKTHA, mức độ cung cấp thông tin hay điều kiện thi hành án như thế nào là đầy đủ… nhân bài viết “Xác minh điều kiện thi hành án – Đoạn trường lắm gian nan”, xin có một số ý kiến thêm về vấn đề này.


Xác minh điều kiện thi hành án là gì?

Theo LTHADS 2008, để bản án, quyết định được thi hành, NPTHA phải có điều kiện thi hành án, tức là NPTHA phải có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản, tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Như vậy, XMĐKTHA là việc NĐTHA, Chấp hành viên, Thừa phát lại tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của NPTHA để thi hành nghĩa vụ về tài sản của NPTHA trong quá trình tổ chức thi hành án.
LTHADS 2008 cũng quy định trách nhiệm cung cấp kết quả XMĐKTHA trước tiên thuộc về NĐTHA. Đây là căn cứ đầu tiên và quan trọng để cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án hoặc trả đơn yêu cầu thi hành án. Nếu NĐTHA muốn yêu cầu thi hành án trở lại thì cũng phải chứng minh việc NPTHA có tài sản để thi hành án.


Thế nào là kết quả XMĐKTHA?

Kết quả XMĐKTHA là văn bản thể hiện tài sản, thu nhập của NPTHA để thi hành nghĩa vụ về tài sản. Đây là điều kiện quan trọng để tổ chức thi hành án, vì vậy kết quả XMĐKTHA phải đảm bảo các yếu tố sau:

Thứ nhất, kết quả XMĐKTHA phải chứa đựng các thông tin cần thiết về tài sản của NPTHA, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thi hành án. Với tài khoản, kết quả XMĐKTHA phải thể hiện tài khoản được mở ở ngân hàng nào? Ai là chủ tài khoản, số tài khoản là bao nhiêu? Trong tài khoản có bao nhiêu tiền? Với tài sản phải đăng ký (ví dụ xe máy, đất đai…), phải xác định được ai đang đứng tên sở hữu hoặc đăng ký sử dụng dựa trên Giấy chứng nhận đăng ký tài sản hoặc trả lời của Cơ quan quản lý có thẩm quyền. Ðây là những căn cứ quan trọng để thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định, nhằm tổ chức thi hành án một cách đúng pháp luật. Nội dung cụ thể cần xác minh phụ thuộc vào từng yêu cầu của Chấp hành viên hoặc Thừa phát lại đang tổ chức thi hành án tùy vào tình hình thực tế.

Thứ hai, kết quả XMĐKTHA phải được thể hiện bằng văn bản. LTHADS 2008 quy định việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban Nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh. Cơ quan, tổ chức được yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp, nếu trả lời trực tiếp thì Chấp hành viên, Thừa phát lại phải lập thành biên bản, có xác nhận của Cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin.

Thông tin do NĐTHA cung cấp chưa được xem là kết quả XMĐKTHA. Đây chỉ mới là nguồn thông tin để Chấp hành viên, hoặc Thừa phát lại tham khảo, định hướng quá trình xác minh, đặt ra những nghi vấn về tài sản của NPTHA. Để có căn cứ tổ chức các biện pháp cưỡng chế thi hành án mà Luật quy định, Chấp hành viên, Thừa phát lại phải tiến hành xác minh lại các thông tin nói trên. Thực tế, các nguồn thông tin do NĐTHA cung cấp là nguồn vô cùng quan trọng, vì đây là người trực tiếp giao dịch với NPTHA, nên có nhiều thông tin trong quá trình giao dịch như: tài khoản, bất động sản… Tuy nhiên, các nguồn thông tin này chưa được kiểm chứng, và phần lớn thường không đầy đủ, cho nên phải tiến hành xác minh lại theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế, tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba.


Làm gì để có kết quả XMĐKTHA?

Theo quy định của LTHADS 2008 và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP.Hồ Chí Minh, NĐTHA có thể có kết quả XMĐKTHA dựa vào một trong ba cách sau:

Tự mình xác minh: Luật quy định NĐTHA có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành xác minh, các tổ chức, cá nhân nắm giữ thông tin có trách nhiệm cung cấp thông tin cho NĐTHA, nếu cố tình cung cấp thông tin sai phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc XMĐKTHA của NĐTHA gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như thiếu chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác xác minh, gặp khó khăn khi đề nghị chính quyền, cơ quan đăng ký tài sản, ngân hàng cung cấp thông tin.

Yêu cầu Chấp hành viên xác minh: Trường hợp không thể tự mình XMĐKTHA, NĐTHA có quyền yêu cầu chấp hành viên xác minh. Tuy nhiên, Chấp hành viên chỉ tiến hành XMĐKTHA khi có hai điều kiện: Thứ nhất, có yêu cầu của NĐTHA; thứ hai, NĐTHA đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho NĐTHA, Luật cũng quy định việc xác minh được coi là không có kết quả khi NĐTHA đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản nhưng đã quá thời hạn 01 tháng, kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, để quy định này được thực hiện tốt, cần thiết phải quy định trách nhiệm giải thích pháp luật cho Chấp hành viên về việc NĐTHA có quyền tự mình hoặc yêu cầu Chấp hành viên XMĐKTHA. Mặt khác, phải quy định rõ chi phí XMĐKTHA để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và Cơ quan thi hành án dễ dàng thực hiện.

Yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tiến hành xác minh: XMĐKTHA là một trong bốn chức năng của Thừa phát lại. Thỏa thuận XMĐKTHA trong một việc thi hành án cụ thể phát sinh từ yêu cầu của NĐTHA thông qua một hợp đồng dịch vụ. Việc XMĐKTHA của Thừa phát lại có một số đặc điểm thuận lợi như: Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức XMĐKTHA chuyên nghiệp, có chuyên môn và kỹ năng XMĐKTHA; kết quả XMĐKTHA của Thừa phát lại là căn cứ để NĐTHA nộp đơn yêu cầu thi hành án hoặc cung cấp cho cơ quan thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành án. Nếu các cơ quan này từ chối sử dụng kết quả xác minh thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình; mức phí XMĐKTHA do các bên tự thỏa thuận… Tuy nhiên, hiện nay các Văn phòng Thừa phát lại mới chỉ được thành lập và hoạt động tại TP.HCM, phải đến năm 2012 mới có thể nhân rộng ra cả nước. Mặt khác, người dân chưa biết nhiều về chức năng XMĐKTHA của Văn phòng Thừa phát lại, đòi hỏi công tác tuyên truyền phải được đẩy mạnh hơn nữa

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness