TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 11
  • Hôm nay: 468
  • Tháng: 4275
  • Tổng truy cập: 5149539
Chi tiết bài viết

ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG

ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

(CHỈ CÓ TÍNH THAM KHẢO)

                              

A/ NỘI DUNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 :

 Theo điều 22 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 Ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định : Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 (hai) thành viên trở lên phải có các nội dung chính như sau:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.

2. Ngành, nghề kinh doanh.

3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ.

4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên;

5. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên;

6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên

7. Cơ cấu tổ chức quản lý.

8. Người đại diện theo pháp luật.

9. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

10. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.

11. Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp;

12. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh.

13. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty.

14. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

15. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền.

16. Các nội dung khác do thành viên thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

 

 

B/ CHI TIẾT ĐIỀU LỆ ĐỂ THAM KHẢO:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

_________________________

 

 

 

ĐIỀU LỆ

 

CÔNG TY TNHH ………………………………………………………………….

 

           

 

Chúng tôi , gồm những thành viên có tên như sau:

 

 

 

STT

 

Tên thành viên

 

Ngày, tháng, năm sinh đối với thành viên là cá nhân

Quốc tịch

Số, ngày, nơi cấp CMND hoặc  hộ chiếu đối với cá nhân hoặc Giấy CN ĐKKD đối với doanh nghiệp, hoặc QĐ thành lập đối với tổ chức khác

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức

 

 

 

 

Số

Ngày, nơi cấp

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

 

Cá nhân : Trần Văn  A

1/1/1980

Viet Nam

023333444

12/3/2005 tại CATPHCM

15 Lý Tự Trọng, phường........, quận 1

2

Tên tổ chức  : Công ty TNHH Thái Bình

 

 

số ĐKKD

Ngày cấp

Địa chỉ trụ sở

Tên người đại diện của tổ chức : Nguyễn Văn B

1/1/1982

Việt Nam

023456789

15/12/2004

17 Lê Thánh Tôn, phường........, quận 1

............

.................................

 

 

 

 

 

 

                                                                                       

 

            Cùng đồng ý và ký tên chấp thuận dưới đây thành lập một CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (dưới đây gọi tắt là Công ty) hoạt động tuân theo Luật pháp Việt Nam và Bản điều lệ này với các chương, điều, khoản sau đây :

 

 

 

 

 

Chương I

 

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

 

 

 

Điều 1. Phạm vi trách nhiệm

 

Mỗi thành viên trong Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Công ty.

 

 

 

Điều 2. Tên doanh nghiệp

 

- Tên Công ty viết bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH ………………......................................………………………

 

- Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: …………………….…....................................…………………………

 

- Tên Công ty viết tắt: ……………………………………….................................……………………………….

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu các điều 31, 32,33 và 34 Luật doanh nghiệp

 

 

 

Điều 3. Trụ sở chính và địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện

 

- Trụ sở chính của Công ty đặt tại : số nhà ……….., đường (xóm, ấp): …….......................................……….……... 
phường (xã, thị trấn) : …………………..., quận (huyện) :…………………….. TP Hồ Chí Minh.

 

- Chi nhánh công ty đặt tại : số nhà ……….., đường (xóm, ấp): ……………………..................................….……... 
phường (xã, thị trấn) : ………………………, quận (huyện) : … ……………………..…………....................................... 
tỉnh/thành phố : ……………………………………………………………………………………...............................….

 

- Văn phòng đại diện của công ty đặt tại : số nhà ………., đường (xóm, ấp):………..................................………….. 
phường (xã, thị trấn) : ……………………....., quận (huyện) : ……..…………..……..…….....................................…….. 
tỉnh/thành phố : …………………………………………………………………………..............................……………..

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 35 Luật doanh nghiệp.

 

 

 

Điều 4. Ngành, nghề kinh doanh

 

............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 7 Luật doanh nghiệp và Danh mục ngành nghề kinh doanh dùng trong đăng ký kinh doanh

 

 

 

Điều 5. Thời hạn hoạt động

 

1. Thời hạn hoạt động của công ty là :…………………………năm kể từ ngày được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

2. Công ty có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn hoặc kéo dài thêm thời gian hoạt động theo quyết định của Hội đồng thành viên hoặc theo quy định của pháp luật.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu các Điều 150, 151, 152, 153, 154, 155 và 157 Luật doanh nghiệp

 

 

 

Điều 6. Người đại diện theo pháp luật

 

Ông (bà): ……………………………………………………Nam/nữ: ………...................…………..

 

Sinh ngày…….tháng …….năm……; Dân tộc:…………….; Quốc tịch: ……….....................................

 

Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số:…… Ngày cấp …/…/… Nơi cấp: .....................……………..

 

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………...................………..………

 

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………….................……………………

 

 Chức vụ: …………………………….. (là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên)

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu Điều 46 Luật doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

Chương II

 

VỐN ĐIỀU LỆ VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

 

  

 

Điều 7. Vốn điều lệ

 

Vốn điều lệ của công ty:  ………………………………………….đồng.

 

Ghi bằng chữ: ……………………………………………………………………………

 

Bao gồm các phần vốn góp cụ thể như sau :

 

Số

TT

Tên thành viên

góp vốn

 

VỐN GÓP

Tỉ lệ

phần

vốn góp

Thời điểm

góp vốn

 

Tổng

số

Chia ra trong đó

Tiền VN

Ngoại tệ

Vàng

Tài sản khác

(ghi rõ trị giá)

1.       

 

 

 

 

 

 

 

 

2.       

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số:

-------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Danh mục tài sản (nếu có) : ………………………………………………………………….

 

Các thành viên đã cùng nhau xem xét các tài sản kể trên và đã kiểm soát giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, xác nhận các tài sản này ở tình trạng sử dụng được.

 

 Các thành viên sáng lập đã nhất trí giá của các loại tài sản kể trên và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá của tất cả các phần vốn góp bằng tài sản trên.

 

 Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm do yêu cầu tình hình hoạt động của Công ty và do quyết định của Hội đồng thành viên.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu Điều 18 và Điều 30 Luật doanh nghiệp

 

 

 

Điều 8. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

 

 1.  Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại.

 

2. Thành viên công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

 

            a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

            b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

 

            c) Phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

 

3. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

 

4. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:

 

   a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;

 

   b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;

 

   c) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.

 

5. Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.

 

6. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.

 

  

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 29 và Điều 39 Luật doanh nghiệp.  

 

 

 

Điều 9.  Sổ đăng ký thành viên

 

1. Công ty sẽ lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký thành viên có các nội dung theo quy định tại các Điều 40 của Luật doanh nghiệp.

 

2.      Sổ đăng ký thành viên được lưu trữ tại trụ sở chính của Công ty.  

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu  theo Điều 40 Luật doanh nghiệp.  

 

 

 

Điều 10. Mua lại phần vốn góp

 

1.  Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

 

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

 

b) Tổ chức lại công ty;

 

c) Các trường hợp khác :

 

……………………………………………………………………………………………

 

2. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gởi đến Công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định về các vấn đề đã nêu trên.

 

3.  Khi có yêu cầu mua phần vốn góp của thành viên, nếu không thỏa thuận được về giá, thì Công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá ……………………………… trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

 

4.  Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại , Công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu  theo Điều 4 và Điều 43 Luật doanh nghiệp. .

 

 

 

Điều 11. Chuyển nhượng phần vốn góp

 

Trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 12 Điều lệ này, thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

 

1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

 

2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 44 Luật doanh nghiệp.

 

 

 

Điều 12. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác

 

1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.

 

2. Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.

 

3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Điều lệ này trong các trường hợp sau đây:

 

a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;

 

b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;

 

c) Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.

 

4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

 

5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

 

   Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

 

6. Thành viên có quyền sử dụng phần vốn góp để trả nợ.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 45 Luật doanh nghiệp

 

 

 

Điều 13. Tăng, giảm Vốn điều lệ

 

1. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình     thức sau đây:

 

   a) Tăng vốn góp của thành viên;

 

   b) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;

 

   c) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

 

2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, hoặc …………………………

 

3. Công ty chỉ có thể giảm vốn điều lệ nếu ngay sau khi hoàn trả cho thành viên, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Vốn điều lệ của công ty có thể giảm bằng cách :

 

a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

 

b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 10 của Bản điều lệ này;

 

c) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 60 Luật doanh nghiệp

 

 

 

 

 

Chương III

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ,  NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

 

 

 

Điều 14. Cơ cấu tổ chức quản lý.      

 

Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm có:

 

  ·     Hội đồng thành viên;

 

  ·     Chủ tịch Hội đồng thành viên: ( Họ và tên )

 

  ·     Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc): (Họ và tên )

 

  ·     Các chức danh quản lý quan trọng khác (nếu có)

 

  ·     Ban kiểm soát (Lưu ý: Đối với trường hợp có từ 11 thành viên trở lên phải có Ban kiểm soát)

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 46 của Luật doanh nghiệp.

 

 

 

Điều 15.   Hội đồng thành viên:

 

 

 

1. Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên họp định kỳ mỗi năm ... lần(nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần).

 

2. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 

a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

 

b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;

 

c) Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn);

 

d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn);

 

đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

 

e) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

 

f) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;

 

g) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

 

h) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;

 

i) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

 

k) Quyết định tổ chức lại công ty;

 

l) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

 

m) Các quyền và nhiệm vụ khác (nếu có) :…………………………………………………..

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 47 Luật doanh nghiệp

 

 

 

Điều 16.  Chủ tịch Hội đồng thành viên

 

1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

 

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 

a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

 

b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

 

c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

 

d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;

 

d) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;

 

e) Các quyền và nhiệm vụ khác (nếu có): ……………………………………………………

 

3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên là …… năm (nhưng không quá năm năm). Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

 

4. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Trường hợp không có thành viên được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 49 Luật doanh nghiệp

 

 

 

Điều 17. Giám đốc (Tổng Giám đốc )

 

1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình 

 

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 

a) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;

 

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

 

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 

d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;

 

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

 

e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

 

g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

 

h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;

 

i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

 

k) Tuyển dụng lao động;

 

l) Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định  trong hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo các Điều 55 và Điều 57 Luật doanh nghiệp 

 

 

 

Điều 18. Ban kiểm soát

 

 

 

Công ty có từ 11 thành viên trở lên phải có Ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát, các thành viên có thể tham chiếu các điều 121,122,123,124,125,126 và 127 của Luật doanh nghiệp để xây dựng và quy định vào Điều lệ này.

 

 

 

Điều 19. Thù lao, tiền lương và thưởng của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

 

1. Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương và thưởng cho thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

 

2. Thù lao, tiền lương của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 58 Luật doanh nghiệp

 

 

 

Điều 20. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

 

1. Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty có các nghĩa vụ sau đây:

 

a) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

 

b) Trung thành với lợi ích của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty; không được lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

 

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty;

 

d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

 

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 56 Luật doanh nghiệp 

 

 

 

Điều 21. Triệu tập họp Hội đồng thành viên

 

1.   Hội đồng thành viên được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 25 của Điều lệ này. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được tổ chức tại ………………………………(Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 50 Luật doanh nghiệp có quy định cuộc họp Hội đồng thành viên phải được tổ chức tại trụ sở chính của Công ty, trừ trường hợp Công ty có quy định khác. Do vậy, địa điểm họp Hội đồng thành viên có thể họp tại nơi khác do Hội đồng thành viên lựa chọn và ghi vào điểm này)

 

   Chủ tịch Hội đồng thành viên chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và triệu tập họp Hội đồng thành viên. Thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp.

 

   Chủ tịch Hội đồng thành viên phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định được gửi đến trụ sở chính của công ty chậm nhất một ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng thành viên; trường hợp kiến nghị được đệ trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp đồng ý.

 

2. Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc các phương tiện điện tử khác và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp.

 

Chương trình và tài liệu họp phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua phương hướng phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất hai ngày làm việc trước ngày họp. Thời hạn gửi các tài liệu khác là ………………….ngày. (Lưu ýThời hạn gửi trước chương trình tài liệu khác cho cuộc họp do các thành viên thỏa thuận định ra tối thiểu là 02 ngày trước ngày diễn ra cuộc họp sao cho đủ để các thành viên nghiên cứu , chuẩn bị ý kiến).

 

3. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên; đồng thời, có quyền nhân danh mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện Chủ tịch Hội đồng thành viên về việc không thực hiện đúng nghĩa vụ quản lý, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của họ.

 

4. Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định tại khoản 3 Điều này phải bằng văn bản.

 

5. Trường hợp yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên không có đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều này thì Chủ tịch Hội đồng thành viên phải thông báo bằng văn bản cho thành viên, nhóm thành viên có liên quan biết trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

 

     Trong các trường hợp khác, Chủ tịch Hội đồng thành viên phải triệu tập họp Hội đồng thành viên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

 

     Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định thì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về thiệt hại xảy ra đối với công ty và thành viên có liên quan của công ty. Trong trường hợp này, thành viên hoặc nhóm thành viên đã yêu cầu có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 50 Luật doanh nghiệp

 

 

 

Điều 22. Điều kiện tiến hành cuộc họp Hội đồng thành viên

 

 

 

1. Điều kiện để tiến hành họp Hội đồng thành viên là phải có số thành viên tham dự đại diện cho ít nhất ………..% vốn điều lệ;

 

2.     Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất ………..% vốn điều lệ;

 

3.  Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.

 

4.  Thành viên, người đại diện theo ủy quyền có thể ủy quyền bằng văn bản cho thành viên khác dự họp Hội đồng thành viên.

 

 

 

Doanh nghiệp tham chiếu theo Điều 51 Luật doanh nghiệp, cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập lần thứ nhất được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ. Nếu triệu tập lần thứ hai phải có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ. Các thành viên có thể quy định tỷ lệ cao hơn , nhưng cần cân nhắc cho phù hợp với điều kiện công ty, tránh quy định tỷ lệ quá cao không khả thi.

 

 

 

Điều 23.  Quyết định của Hội đồng thành viên và thể thức lấy ý kiến thành viên bằng văn bản để thông qua quyết định

 

1. Hội đồng thành viên thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản.

 

   Các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:

 

   a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

 

   b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;

 

   c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

 

   d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

 

   đ) Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

 

2. Quyết định của Hội đồng th&agrav

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness