TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 15
  • Hôm nay: 290
  • Tháng: 5773
  • Tổng truy cập: 5151037
Chi tiết bài viết

Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp có hiệu lực từ ngày 18-9:

Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp có hiệu lực từ ngày 18-9: Cần hướng dẫn cụ thể hơn
Thứ hai, 17/08/2009, 01:20 (GMT+7)

Nghị định 60/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp (có hiệu lực từ ngày 18-9-2009, thay thế Nghị định 76/NĐ-CP năm 2006) được coi là đã khắc phục khá nhiều điểm bất hợp lý trong NĐ 76, nhưng cần được hướng dẫn cụ thể hơn mới có thể thực sự đi vào cuộc sống.

Luật sư vòi vĩnh sẽ bị phạt tiền, tước chứng chỉ

Theo Nghị định 60, luật sư sách nhiễu, lừa dối thân chủ bị phạt tối đa 5 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề từ 6 tháng đến 1 năm. Những hành vi như tự ý tiết lộ thông tin của khách hàng, vòi vĩnh thêm tiền ngoài thù lao và chi phí ghi trong hợp đồng, thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng, hoặc ký nhưng nội dung không đúng quy định, từ chối trợ giúp pháp lý miễn phí trong các vụ án được đoàn luật sư của mình phân công... cũng sẽ bị phạt nghiêm khắc.

Theo luật sư Nguyễn Thế Phong, Ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nghị định 60 quy định những hành vi xử phạt trong hành nghề luật sư là cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng (vốn ít hiểu biết về pháp luật hơn), giúp họ tránh bị luật sư “bắt nạt”, thậm chí lừa dối. Tuy nhiên, một số quy định phải có hướng dẫn cụ thể hơn. Ví dụ, khi luật sư không thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình khi thực hiện dịch vụ pháp lý thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng, nhưng thông báo bằng hình thức nào, thời gian nào.

Một số ý kiến cũng cho rằng, quy định như nghị định sẽ bất lợi cho các luật sư hoạt động “xuyên tỉnh”, bởi hiện nay, nhiều luật sư có văn phòng ở tỉnh này nhưng mở chi nhánh và thường xuyên hoạt động ở tỉnh, thành khác. Tới đây, nếu được đoàn luật sư tỉnh mình phân công trợ giúp pháp lý miễn phí trong các vụ án mà luật sư không theo nổi và từ chối, họ sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Vì vậy, cần đề nghị quy định cụ thể những trường hợp nào luật sư mới được phép từ chối trợ giúp.

Giữ bí mật thông tin cho khách hàng

Nghị định 60 cũng bổ sung hành vi vi phạm về bí mật thông tin của khách hàng. Nếu tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề mà không có văn bản đồng ý của khách hàng, luật sư sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng.

Một luật sư thuộc Văn phòng Luật sư Phạm và liên danh cho biết, quy định này rất dễ khiến luật sư bị phạt hoặc bị báo chí... ghét, vì không lẽ cứ mỗi chi tiết lại phải làm văn bản hỏi khách hàng. Cần hướng dẫn rõ cấm luật sư cung cấp thông tin về vụ việc của khách hàng là không cung cấp cho ai, thời hạn tối đa hay tối thiểu để được cung cấp, hoặc trong trường hợp cung cấp mà không ảnh hưởng quyền lợi khách hàng thì sao.

Hành vi “móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định pháp luật” (bị phạt 5-10 triệu đồng) cũng được một luật sư thuộc Văn phòng Luật sư Trần Sơn và cộng sự coi là quy định còn rất “mờ” và sẽ rất khó chứng minh.

Một điểm khiến các luật gia hành nghề tư pháp e ngại nữa là theo Điều 17 Nghị định 60, chỉ được thực hiện công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng “trong trường hợp khách hàng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng  khác” thì “có lý do chính đáng khác” là gì để luật sư không bị phạt oan từ 3 – 5 triệu đồng.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness