TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Hồi ký Ông nội -phần 1

Phần I

 

 

Ba (Ông nội ,Ông Ngoại ,Ông cố ) của gia đình họ Nguyễn Lê Quãng Bình ,Sài gòn – Ảnh chụp năm 1977

 

P.D.Nhật Trừng,quê làng Mỹ Đức,H Lệ Thủy,T.Quảng Bình.1920

1)      - Một học sinh nghèo tên NguyễnVăn Đệ, sinh trưởng trong một gia đình nông dân (con thứ tư). sống mấy đời trong một nhà tranh vách đất, một mảnh vườn hẹp tại Làng Mỹ Đức, Xã Sơn Thủy (tức Tổng Thạch bàn), Huyện Lệ Ninh (Lệ Thủy), Tỉnh Quãng Bình (Bình Trị Thiên).Cha là Nguyễn Văn Tự, mẹ là bà Nguyễn Thị Do. Hồi ấy là Pháp thuộc, triều đại vua Khải Định và Bảo Đại. Ở làng không có trường phải đi học ở quê ngoại Làng Xuân Hòa cách 2  cây số. Lên 10 tuổi mới học lớp 5 (tức lớp 1 bây giờ)-vì nhà nghèo không có tiền ra tỉnh học, nên phải học 3 năm một lớp 3-mặc dù học lực luôn luôn vào hạng giỏi nhất lớp, có phần thưởng đồng hồ Pháp. Năm 1926 thi bằng yếu lược ở Huyện Lệ Thủy, vì muốn gíup cho anh ruột tên là Bác Nguyễn Văn Toản thi đổ một thể nên đã đổi tên là Nguyễn Kim Toàn để được ngồi gần nhau vì Bác Toản học kém.Thi đổ bằng yếu lược năm 1926 – xuống học Tỉnh, nhưng nhà không khả năng nên Ong già đã đi hỏi chổ kèm trẻ để vừa dạy trẻ vừa đi học. Năm 1928 học lớp nhất, khá giỏi mà thi hỏng – học lớp nhất đến năm 1929 mới thi đổ bằng tiểu học Pháp Việt - vì lúc đó chương trình thi bằng tiếng Pháp. Đổ Tiểu học về làng kèm trẻ được một số tiền nhỏ – Tính xin việc làm, nhưng với cái tuổi 20, thiếu kinh nghiệm, còn ngây thơ, học lực ít ỏi. Muốn học nữa – học nữa thì phải vào Huế; xa xuôi, nhà nghèo nên cũng đành phải kiếm việc sinh nhai…Xin ông xếp ga làm facteur bán vé tàu và học morse được vài ba tháng không lương – Buồn phận nghèo, quyết phấn đấu ăn Tết xong cương quyết xuất ngoại, bỏ làng ra đi – Tết ấy ông già bảo: Mầy lấy quyển Kiều xin một quĩ ra sao? Vâng lệnh cha, mở quyển Kiều ra chỉ đụng mấy câu:

1/ Nàng từ dời gót vườn hoa.

 2/ Nhường gần rừng tía nhường xa bụi hồng.

-Cụ già đoán là mầy đi là tốt đấy.

 

Tháng

2/1929     - Quyết chí lên đường lập thân –

           cha mẹ phải bán một con trâu, cộng với số tiền kèm trẻ là 30 xu –

hành lý gọn gàng là một bộ bà ba mặc trong thân và một bộ trong xách, một cái áo đen láng đội. Trước tiên dự đi vào Huế, gặp Bác Heo là Bác họ. Tính nhờ Bác Heo giới thiệu với Bác Thượng thư Nguyễn Đăng Tam, cũng là Bác họ – để xin làm y tá. Bác Heo có lòng tốt, có cảm tình Bác cháu – gặp Bác thượng thư thì quá cao xa nên khi gặp Bác chỉ hỏi sơ rồi bảo ra nhà sau – Thấy ông Bác họ, sống thiếu thân mật nên cháu không nuốn nhờ vả, ngủ một đêm sáng mai quyết định đi, đi nữa, đi lên Lào – Tức phải đáp xe lửa ra Đông Hà (Quảng Trị), đáp xe đò đi SavanaKet (1930). Từ nước Việt qua nước Lào, đi xe hơi lức đỏ mất 3 ngày 3 đêm…qua đèo, qua suối, rừng núi mênh mông; lần đầu tiên xa cha mẹ, quê hương – Lòng man mác tự hỏi mình: 

Chiếc thuyền bé nhỏ nầy thả trôi giữa bể mênh mông, không biết đâu là bờ bến; rồi ra sao? Khi sóng gió bất kỳ, trông cậy vào ai? Nghĩ vậy, giật mình, thật là nguy hiểm.– nhưng với chí cương quyết, lòng quả cảm, nhứt định không “lùi bước  nào khi ôm áo ra đi” phải quyết chí ắt có ngày thành công. - Đến SavanaKet xứ Lào, nhưng Thành Phố rất nhiều người Việt, Thành phố nhỏ, lơ thơ, ít nhà cơ quan bằng gạch xây cất theo lối Pháp – một ít nhà tù xây theo lối Lào lợp ngói nhưng nhà sàn bằng gổ. – Thành phố ở trên bờ sông Cửu Long (MeKông), sông rộng hơn 1 kilômét, nước đục ngàu. – Ở đây tôi có một người bà con tên là O Vui, chồng là Cao Tơn làm nghề đúc gạch. O có mấy con nhỏ. – Tôi tạm tá túc ở nhà O – O  dượng rất vui vẻ, niềm nở. Tuy bà  con hơi xa, nhưng ở quê người gặp nhau coi như ruột thịt. – Quí nhau, nên tôi cũng tính xin việc tại Thành phố nầy. – Vì Thành phố nhỏ nên với cái bằng Tiểu học, cái tuổi 20 cũng khó kiếm ra việc cho vừa ý. – Đưa đơn vào nhà máy xay của ông sứ Pháp (Ô  Malpuech). Họ nhận đơn, nhưng khi vào làm việc, vì là học sinh chưa quen việc, nên họ bảo là ở đây chỉ dùng người biết việc, chứ không dùng người học việc. – Thế là làm việc được vài tuần lễ thì nghĩ việc. – Trí óc bơ vơ, lúc đó đâm ra lo nghĩ…rồi ra sao? – Từ nhỏ đến lớn ở với cha mẹ, chẳng biết lo lắng gì, 20 tuổi ra đời, trí óc bắt đầu suy nghĩ về sự nghiệp, về tương lai. – Đêm khó nghĩ, ngày biếng ăn, trong lòng man mác ưu tư. – Lại làm một số 5,6 lá đơn xin việc vào Công chánh , Bệnh viện, Ty học vụ…hết sở nọ đến sở kia, nhưng nơi nào cũng từ chối, chẳng nhận đơn. – Thất vọng đầu tiên nầy khá chua cay. – “Nhàn cư được vài tuần, mới nghĩ ra là: phải đi, đi nữa, lên Viêntiane, Thành phố lớn có lẽ hy vọng hơn…

 

Tháng

4/1930 Đáp tàu thủy đi trên sông MêKông, 3 ngày 3 đêm mới đến ViênTiane. Tàu chạy ngược dòng  nên chậm, hai bên bờ toàn

   Đi       là rừng rậm, dân cư thưa thớt, bờ tả ngạn là nước Thái Lan,

 Viên Tiane     hữu  ngạn là nước Lào. Tàu chạy từ từ gần bờ nước Ai Lao, nên chiều lại trên bờ nghe chim chóc, khỉ vượn hót, rú, kêu om sòm

, tối lại thỉnh thoảng nghe tiếng thú rừng khi cọp, vượn, heo…kêu lên những tiếng rùng rợn trong đêm. – Ở trên boong tàu 3 ngày 3 đêm, chẳng có việc gì, chỉ có ngắm cảnh và suy tư, cảnh thì thiên nhiên hữu tình, sông rộng mênh mông, có thể hơn cây số, trông như biển cả, trời cao vòi vọi, xanh biếc một màu, như một bức màn xanh vô tận. Thỉnh thoảng đối đám mây trắng bạc như tô điểm bầu trời thêm vẻ đẹp.

                  Đêm nằm suy nghĩ nhớ nhà, nhớ cái nhà tranh vách đất nho nhỏ nằm trong cái vườn rộng, cây cối thưa thớt cằn cội vì quá xưa, nhớ cha mẹ, anh chị em. – Nhớ quay quắt đến nỗi kêu lên:

                     Cha mẹ ơi!!Con đi xa nhà gần tháng nay, bơ vơ cô quạnh, lênh đênh như chiếc thuyền nhỏ trôi dạt giữa sông dài biết đâu là bờ bến; biết bao giờ mới về gặp lại cha mẹ thân yêu. – Cha mẹ đã quá khó nhọc vì con cái, cảnh nghèo nàn vẫn kéo dài đến tuổi già. Bao giờ, bao giờ cha mẹ mới được an nhàn, để được nghĩ ngơi lúc tuổi già. – Nhưng con hy vọng , với chí cương quyết của thanh niên đôi mươi này, con sẽ phấn đấu đến cùng – đi đi mãi, lập chí tu thân ắt có ngày kết quả, ngày đó con sẽ có dịp báo đền ơn sâu. –

              Lòng nghĩ man mác như vậy, ngày nọ đến ngày kia,thoảng nghe còi tàu hú báo hiệu đến ViênTiane – Thành phố lớn nhất của nước Lào, kinh đô thứ hai. – Nhà cửa lâu đài nguy nga, cây cối xanh tươi, đường đất đỏ sạch sẽ mát mẻ, có vẻ sầm uất, nhưng có lớn chỉ bằng Thành phố Đà Nẵng mà thôi. Nhà ở phần nhiều theo lối villa, có vườn nhỏ, có nhiều phòng, khá tiện nghi.

Gặp

O Vui        Lên bờ, tôi gọi xe kéo (xe hai bánh có người kéo, không phải xe cyclo) đến nhà người bà con – O Hai Long, có chồng và một

            con gái làm cô giáo. – O là bà con chú bác trong họ

Savan   O  ngạc nhiên, vui vẽ, niềm nở đón tiếp như là ruột thịt. – Ở đất Lào mà gặp bà con ở quê nhà lên là ai nấy mừng rỡ

Nakhet quí mến, mời mọc nhiệt tình ở nhà một thời gian, chuyện hàn huyên, chuyện quê hương xứ sở, chuyện bà con cô bác

(Lào)     …Được vài ba tuần lể, tôi mới nhờ O giới thiệu bạn quen của cô kiếm chỗ ở kèm trẻ để học thêm.

Gặp            O Hai Long người rất cởi mở,chân thật,chồng O làm y tá ở bệnh viện lớn ởViênTiane.- Nghề 

O Hai    y tá lúc đó cũng khá quan trọng, có danh giá ở địa phương. – Chẳng bao lâu, tôi dời đến nhà OLong    thư ký tòa sứ. kèm ba cháu nhỏ của ông.- Ngày lo dạy trẻ, tối  19 giờ đi học thêm    

 ở           với ông giáo sư Trung học.- Chỉ chuyên học   về chính tả Pháp

           ,Luận Pháp văn, và toán mà thôi

Viên      .- Trong lúc rảnh, làm một số đơn đến xin việc các công sở.- Xin hàng chục công sở, đều bị từ chối

Tiane    . Thất vọng chua cay – biết làm sao đây. Một ngày nọ ra Bưu Điện gửi thư về nhà,thấy có thông báo kỳ thi vào thư ký Bưu Điện  ngành Đông Dương.Làm đơn nạp ngay,nhưng   ba bốn tháng sau mới thi.- Khi nạp đơn thi Bưu Điện thì phải học thêm môn địa lý Thế giới và Toán mẹo. Nghiền ngẩm mấy tháng trời, ngày lo dạy trẻ kiếm cơm, đêm lo học đến 1,2 giờ sáng mới nghĩ.- Cố học, gắng học, chỉ có học mới quyết định được tương lai.- Sắp đến ngày thi, đêm ấy cố nghiền một bài toán mẹo khó nhất trong quyển sách (Partie du mai tu) có giải đáp.- Làm mãi không ra đáp số, thức đến một giờ khuya, thoắt nhiên ra đáp số. Mừng, nhưng vẫn nghi ngờ sự thi đổ vì trình độ mình học Tiểu học mà thi với toàn là học sinh Trung học, có thành chủng,…vì như bạn Ngô-Gia, là bạn đồng hương, học đệ tử ở Huế, cùng thi …Nên tối hôm đó, tôi thử thắp hương đèn ra ngã tư đường dưới góc cây cổ thọ, khấn trời Phật anh linh xin giúp đỡ và báo mộng cho biết có hy vọng gì không ? Quả nhiên tối hôm đó tôi thấy điềm chiêm bao như sau : Thấy một ngôi nhà ngói, không vách tường chỉ có cột gỗ, ở dưới chân núi, tự nhiên có một số người bưng nguyên cái nhà, 2 người một cột bưng lên trên đỉnh núi cột để vào lổ có sẵn, chỉ chốc lát cái nhà tọa lạc đẹp đẽ khang trang, xây mặt về phía trước một con sông tươi mát mẽ, núi có nhiều cây xanh tươi, phong cảnh thật là ngoạn mục.

Thi

Bưu               Sớm hôm sau, vào trường thi, đông cả 1000 thí sinh. Tôi lúc đó tinh thần rất tỉnh táo, bài vở làm được cả

Điện      , còn có thì giờ dò đi dò lại cẩn thận. Riêng chỉ có một bài toán mẹo thật khó mà tôi đã tìm ra đáp số hồi đêm. Tôi rất phấn khởi vì mình đã trúng tủ bài toán ấy, tự nghĩ mình làm bài như vậy có thể có hy vọng.- Nhưng lại nghĩ mình là học sinh Tiểu học, sao dám sánh với bậc Trung học hơn mình 3,4 năm học. Và học sinh có thành chung cũng cùng thi.- Nghĩ vậy tự nghi ngờ và lo lắng hoang mang.

                      Thi xong, nghĩ học, xin việc làm. Ong Cai Tụy (chef chantier Travaux public) công chánh coi công trường làm sân bay mới tại Bạn Na-Nhang _ một làng ở đất Lào, nhận tôi vào một chân lao công (coolie) ở công trường. Nhưng chỉ dùng làm kế toán cho ông và dạy ông học mà thôi, khỏi lao động như lao công khác. – Bạn Na-Nhang cách Viêntiane đi một ngày xuôi tàu thủy theo sông Mêkông.

 

 

 

 

                       Bạn Na-Nhang _ Đi tàu thủy từ sáng sớm đến chiều tối mới đến nơi – Là một khu rừng rộng mênh mông, cây cối làm đồi cao ngất, chằng chịt âm u; nhà dân cư lác đác, làm bằng gổ, nhà sàn lớp lá, trước mặt sân có một bao lớn khá rộng để ngồi chơi mát hoặc chuyện trò về chiều tối hoặc ban đêm với đôi bạn trai gái hoặc khách lạ…dưới nhà sàn thì nuôi gia súc: gà, vịt, trâu, bò ,heo…Vì rừng rậm nên rất sợ thú dữ như: cọp, beo, gấu, voi…Lúc mới đến, tôi thấy cảnh vật như vậy có ý lo ngại, nhưng nhờ số phu khá đông và ông Cai sinh hoạt đều đặn nên yên trí làm việc.

                       Công tác của tôi, ông Cai chưa phân phối rành rẽ, ông để tôi tự ý ăn chơi ngoạn cảnh và học hành, đọc sách thời gian vài tuần lễ. – Rồi một ngày nọ, bất ngờ tàu thủy ghé bến đưa thư cho tôi. Thư của người bạn đồng thi là Ngô Gio báo là “Anh lên gấp nhận giấy báo kết quả cuộc thi”. – Lòng tuy mừng nhưng cũng còn phân vân, vì không biết kết quả đậu hay hỏng.

Thi                Lên tàu về Viêntiane lãnh thư bảo đảm ở Bưu Điện. - Mở thư ra đọc,thấy thi đỗ,mừng nhảy người lên từ ghi  sê cách đó 2m      

đổ          – cái mừng không có bút tả. –

             Thi đỗ là giải quyết mọi vấn đề khó khăn hiện tại, bảo đảm sự

vào        nghiệp tương lai – bớt lo âu, bớt phiền muộn.

Bưu               Về nhà O Hai Long mừng rỡ, cả nhà hoan hỷ, khen ngợi, giượng Hai Long nói là, tôi đoán  

Điện      giấc mộng của cậu có đúng không ? – Hôm thấy chiêm bao tôi có cho giượng ấy biết, giượng nói là điềm tốt, chắc là thi đậu; nên hôm nay giượng nói là giượng đoán đúng. Vì anh thi có quí nhân phò trợ, nên may vậy đó. Ơ nhà O Hai Longchờ giấy mời đi nhận việc – thời gian mấy tháng. – Trong lúc ấy, phần không có tiền ăn tiêu, không có tiền mua sắm vật dụng như : rương, giường nằm, mùng, áo quần…Bạn Ngô Gio xúi tôi điện về xin cha mẹ. Trước tôi do dự, vì biết nhà mình nghèo làm gì có số tiền lớn. Tôi không xin mà lại điện báo tin mừng đã thi đổ Bưu Điện. – Tôi liền suy nghĩ : Cha mẹ ơi ! Con thi đổ rồi, con sung sướng vô cùng, cha me và cả gia đình ta vui sướng với con đi. – Thật vậy, con thi đổ, con sẽ tu chí làm ăn, giúp đỡ gia đình, nâng gia đình ta lên một nấc thang vững vàng, khá giã, khiến cha mẹ cùng anh chị em con khỏi vất vả, thoát khỏi cảnh nghèo nàn khó khăn. Con sung sướng vì con nghĩ đến tương lai gia đình ta, chắc là rạng rỡ hơn, sung sướng hơn.

                       - Bạn Ngô Gio đến chơi và xúi giục “mầy cứ điện xin tiền đi, rồi đây được đi làm, chỉ vài tháng lương đủ gửi trả cho gia đình ; mầy thi đổ là phấn khởi, chắc gia đình cũng gửi cho thôi”.

                       Nghe lời bạn, tôi điện về nhà xin 100$. Cha tôi nhận được điện, nữa mừng nữa lo – nữa tin con, nữa nghi ngờ, nhưng rút cuộc ông cũng đi vay ông Tỏa và cầm trâu, gửi đủ số 100$ cho tôi.

                       Nhận Bưu phiếu tôi xúc động rơi nước mắt ; suy nghĩ cảnh nhà nghèo mà vì con phải vay mượn một số quá lớn (mọt trăm bạc lúc đó có thể làm một cái nhà ngói cỡ vừa). Nghĩ vậy mới biết công ơn cha mẹ tày trời tày biển. Ta phải làm sao đây để đền đáp ơn sâu nghĩa nặng ấy !!!!

Đi                   Chờ được gần 2 tháng, bổng có giấy nghị định đi học nghị định 6 tháng.     

học                 Vì nghe bạn, nên mua sắm giường, chiếu, một số đồ đạc, nay phải bán rẻ hoặc để lại cho

Hanoi    trọ. –Xuống tàu thủy xuôi những ngày về Tha-Khek, đáp xe hơi một ngày đêm đến vinh (Nghệ 

tập sự    An) ở đó vài ngày – đáp xe lửa ra Hà Nội. Lúc nầy đi theo giấy Nhà nước, nên trên tàu thủy 

6            được ăn cơm tây uống rượu chát, xe hơi, tàu hỏa cũng được ngồi hạng khá giã, không vất vả như

Tháng   hồi đi tự túc. – Tự thấy đời mình bắt đầu tươi sáng dần dần. Lúc đó mới nghĩ đến câu trong truyện Kiều :”Nàng từ dời gót vườn hoa…”…là đúng.

                          Như vậy là đàng hoàng một anh thư ký Bưu Điệnđi tập sự tại một trường chuyên môn về kĩ thuật, mỗi tháng lãnh 44$. – Lãnh tháng lương đầu tiên, có cảm tưởng là “Nhường gần rừng tía nhường xa bụi hồng” trong truyện Kiều là đúng nên nghĩ ngay đến cha mẹ, đến gia đình. Lãnh xong, ra Bưu Điện Hanoi gửi ngay về nhà 30$, còn 14$ : tiền cơm 10$, 4$ tiêu vặt. Sáu tháng ở Hanội đều gởi như vậy. – Lấy sự gửi tiền về nhà cho cha mẹ, giúp gia đình là hạnh phúc, là nguồn vui sướng, hãnh diện nhất đời.

6/1931

                         Ra trường thi đứng hạng 60/150. Từ ngày bỏ nhà ra đi lang thang đây đó, tưởng là vô định, có ngờ đâu cái ngày 31/7/1931 được lên xe lửa về thẳng đến ga Mỹ Đức. Ga cách nhà chỉ có 300m – với bao nguồn vui sướng hân hạnh, thoải mái, ung dung của chàng thanh niên 21 tuổi.

                         Gặp lại cha mẹ, anh chị em lúc này, trên 2 năm xa cách, thật xúc động đến rớt nước mắt mà không nói được ra lời một câu nào. Mừng mà tủi vì thấy nhà mình nghèo xơ nghèo xác, đối chiếu với cảnh ở thành thị lâu đài nhà cửa đồ sộ nguy nga. – Thấy sự tủi nhục về gia đình, rồi nghĩ đến làng xóm ta, thôn ấp ta, càng thêm tủi nhục. Biết làm sao đây ? để đưa gia đình ta, thôn ấp làng xóm ta văn minh tiến bộ lên như thiên hạ, làm sao đây ??? Ý nghĩ ấy làm cho tôi phải cần cù tu chí làm ăn, cố phấn đấu với sức mạnh của thanh niên để hy vọng vươn lên, một ngày kia biết đâu đạt đến mục đích gia đình thịnh vượng, làng xóm dân cư lạc nghiệp, nhà cửa nguy nga (đó là ý nghĩ đầu tiên của cậu học sinh nghèo mới ra đờigặp hồng vận may mắn).

                         Thăm cha mẹ anh em gia đình, họ hàng thân thuộc nội ngoại sau một tuần lễ nghĩ phép lên đường đi Viêntiane nhận nhiệm sở.

                         Đáp xe lửa vào Đông Hà, đáp xe hơi từ Đông Hà lên Savamakhek (Lào). Lần nầy đi theo giấy di chuyển của nhà nước nên thẳng đường xe, tàu gì cũng được thoải mái thảnh thơi, không vất vả như hồi mới đi tự túc.

                        Đến Viêntiane trình giấy tại nhà Giám đốc Bưu điện Ai Lao, nghĩ tại nhà O Hai Long một tuần, O giượng Hai Long mừng rỡ đón tiếp niềm nở. – Giượng Hai Long còn nói đùa là : Cậu đã chịu tôi đoán mọng hay không ? Điềm chiêm bao của cậu thấy hôm trước ngày thi, tôi đoán chắc là cậu thi đậu. Nay phải thưởng gì cho Thầy đoán mọng chứ.

                        Tưởng là được ở làm việc ở Viêntiane (Thành phố lớn mát mẻ, rộng rãi, có bà con). Không ngờ đến nhận giấy phải đổi lên làm việc tại Luang prabăng – Đô thành thứ 2 của nước Lào. Ở đó có Kinh đô, vua Lào ở. Thành phố nầy tuy nhỏ hẹp,núi non hiểm trở, toàn là đồi núi rừng rậm, non cao, nhưng có cẻ trang nghiêm thanh tĩnh.

Đến                 Ở Viêntiane, phải đi băng thuyền máy (canô) khá lớn, đi ngược dòng sông Mêkông, qua

Luang   nhiều thác lớn, có vài ba thác nước chảy quá xiết, người trên thuyền phải xuống đi bộ, một số

prabăng          phải phụ đẩy và kéo thuyền qua thác. – Thuyền chạy một tuần lể mới đến Luang prabăng. Dọc

(Lào)     đường tới đâu nghĩ đó, nghĩ trên thuyền, ăn uống phải tự túc ; mỗi người một cái rechaud, soong chảo nấu nướng, lên Bản (làng) mua gà, vịt, trứng, nếp, gạo, rau, cải…đi cùng với một bạn người Lào là Thao-feng, nên cũng vui. – Thuyền chạy rù rù cả ngày, rảnh dòm lên hai bên bờ, thỉnh thoảng thấy khỉ, voi, cọp và thú dữ khác xuống uống nước. Thuyền càng ngược dòngthì hai bên bờ chỉ toàn là rừng sâu núi thẳm, có khi thuyền chạy cả ngày không thấy một nhà ở của dân cư.

                        Thuyền đến bến Kinh đô nhà vua, phải trèo những cấp bậc đá cao chót vót như trèo một cái đồi cao mới đến mặt đường. – Thoạt thấy cây cối rậm rạp như rừng già, nhà cửa nguy nga nhưng rất thưa thớt. Nhà nào vườn đó rộng thênh thang, nào cây hoa, cây ăn trái, vườn rau xanh lác đác khắp nơi. – Thành phố kinh đô lập trên đồi núi mênh mông. Trước mặt Dinh thự cung điện nhà vua có một hòn núi cao đứng độc lập, có cây bóng mát, trèo lên núi có chùa tháp trang nghiêm, cảnh thiền thanh tịnh - rất ngoạn mục hấp dẫn khách du lịch, giữa núi có cái hang, trên miệng hang có một dấu chân người lớn bằng cỡ 1m50 bề dài độ 0m60 bề ngang. Truyền thuyết ở địa phương bảo rằng đó là dấu chân một con quỷ khổng lồ từ ngàn xưa thường ở hang núi ra ngoài xuống phố bắt người về hang ăn thịt. Hang núi rất sâu, chỉ thấy cái mêing hầm hình chữ nhật bề 2m/1m, hố sâu thăm thẳm dòm xuống thấy đen thui. – Tục tryuền hồi xưa, đến chiều mặt trời gần lặn, không ai dám ra đường, sợ quỷ bắt đem xuống hầm. –Từ ngày lập chùa có tu sĩ tụng kinh làm phép đến nay con quỷ ấy không phá dân nữa.

                        Đến Luang prabang, tôi trình giấy sở Bưu điện, liền tìm nhà chú Cữu Nậy làm y tá trưởng ở bệnh viện Kinh đô. Chú là bà con trong bổn tộc, gặp nhau rất phấn khởi, chú có vợ 8 con. – Nhà sàn khá rộng, nhà gổ lợp lá, chú thiếm liền mời tôi ở lại nhà chú luôn, phần thì bà con ở chỗ quê người rất quí nhau, phần nữa để kềm mấy con chú học hành. Ở đây khí hậu ngày nóng bức, đêm mát lạnh. – làm việc được hai tháng, có giấy ở Hànội đổi lên Phongsaly – Vì còn trẻ tuổi, là thanh niên nên sự đi đây đó để biết sự đờ, biết cảnh lạ là hợp với tôi, nên hoan hỷ sữa soạn hành lý cùng đi với bạn Thao-feng người lào. – Vì chưa quen tiếng Lào, nên đi đường toàn dùng tiếng Pháp.

                        Có điểm đặc biệt là tuy ở nước Lào, mà đến Thành phố Lào thì gặp toàn dân Việt và dân Trung hoa – Thỉnh thoảng mới có một người Lào. Trong cơ quan chánh quyền cũng vậy, trừ cơ quan của vua quan Lào.

                        Từ Luang prabăng đi Phongsaly chỉ có một đọc lộ là sông Nậm-u, là con sông rất nhiều thác, nước chảy xiết rất mạnh, nên sông đã làm đắm biết bao thuyền bè đi lại – chỉ đi bằng thuyền độc mộc (một cây lớn đục ra thành thuyền), thuyền máy không đi được sông nầy. Thuyền độc mộc phải do 4 dân trai tráng chống bằng sào,chứ không phải chèo như ở ta (Việt Nam) vì sông càng lên xa, càng ddốc cao, nước chảy ngược càng mạnh, phu chống mà không khéo sơ hở một chút là thuyền đắm, mà đắm là chết tất cảngười trên thuyền - vì nước xiết mạnh,bơi được cũng chết. – Sông nầy phát nguyên tự bên Tàu chạy cong queo, đổ về sông Mêkông tại Luang prabăng. – Phải đi thuyền chống như vậy, hơn nữa tháng mới đến bến Hạt-Sa, là bến đò của Tỉnh Phongsaly.

                        Ở bến Hạt-Sa có nhà khách của nhà nước, xây vách, lợp tranh, khá rộng – ngủ tạm một đêm. Bưu điện Phongsaly đã cho 2 con ngựa đến sẵn, một để người cưỡi, một để chở hành lý, 2 người là 4 con. – Sáng sớm dậy, chúng tôi lên lưng ngựa để đi vềPhongsaly. – Một con ngựa có một phu dắt. Tôi từ cha sinh mẹ đẻ chưa bao giờ biết cưỡi ngựa, lúc đó chỉ sợ té ngã, nên dè dặt không dám chạy mau. Đi theo con đường núi, toàn là qua đèo qua núi, hết dốc này đến dốc khác, đường cong queo như rắn bò như rồng lượn, đi, đi mãi đến quá trưa mới đến nơi Phongsaly. – Phongsaly là một thị trấn của Tỉnh, giáp biên giới nước Tàu, ở trên một hòn núi cao ngất, xung quanhtoàn là đồi núi, rừng rậm, không thấy đất bằng ; gọi là cao nguyên thứ nhất của nước Lào. Khí hậu mùa hè thì mát nhưng hay mưa rào và mù sương ; mù sương có khi đen đặc đừng gần nhau mà không thấy nhau. Mùa đông, mùa thu thì lạnh buốt, lạnh thêm mưa phùn gió bấc, nên càng thêm lạnh. Thu đông thì trời âm u, sương mù và mưa phùn, mây trùm cả bầu trời, ít khi thấy nắng. Tuy là Thành phố Lào, nhưng dân cư ờ Thành phố chỉ thấy toàn là người Việt và người Tàu ; người Việt thì nhiều người Bắc kỳ lên buôn bán, làm công chức ; rất ít người Lào. Thổ dân ở địa phương là người Phù-Nọi và người Hồ ; Phù-nọi là người thiểu số của nước Lào, đàn bà mặc cái váy ngắn đến đầu gối ; người Hồ là người thiểu số của nước Tàu, ở nhà vách bằng đất sét không nung, họ ở chung với gia súc, heo, gà,vịt, ngỗng…nhà ở rất bẩn thiểu dơ dáy; ở tỉnh lỵ chỉ có nhà trệt chứ không có nhà sàn. – Đàn bà người Hồ mặc quần nhưng từ đầu gối đến mắc cá thì quấn vải bịt kín, dưới chân đi đôi giầy vải, hay giầy bata ; hai loại người thổ dân nầy sinh sống bằng nghề nông, trồng trọt các loại rau trái, lúa khoai…và nghề lâm sản, săn bắn. Tỉng Phongsaly giáp giới với Tỉnh Lai Châu, Điện biên phía Bắc Việt Nam và Tỉnh Vân Nam nước Tàu, nên lạnh có khi dưới 0 độ. – Tôi có chứng kiến một trận mưa đá lớn, cục nước đá lớn bằng quả tắc, quả chanh, đá rơi bể cả nhà ngói, xuyên qua thủng cả nhà lá, nước ướt cả nhà. Đá đông lại chổ thấp mãi vài ngày sau vẫn còn, tan chưa hết.

                        Đến nơi, tôi trình giấy tờ ở sở Bưu điện. Được nghĩ 3 hôm để chuẩn bị chổ ở. – Nhân viên Bưu điện lúc bấy giờ là 8 người, 5 thư ký và 3 tùy phái – Nhà nước cấp cho mỗi người một gian nhà tranh vách đất, ở cùng một dãy gần sở Bưu điện.

                        Công việc chuyên môn tuy khó nhưng nhờ có học tập 6 tháng ở Hànội nên làm cũng khỏe, bạn bè cũng tốt giúp đỡ nhau, thân mật với nhau tạo nên không khí cởi mở, thoải mái, vui vẻ. Ong trưởng Ty là cụ Trịnh Phát Bút, người Namthẳng thắn, tự do, ít quan liêu, đời sống nhờ vậy được yên ổn hạnh phúc. Tuy xa quê hương, xa gia đình, cha mẹ anh chị em ruột thịt, tuy có nhớ nhung, nhờ ý nghĩ là mình đang vươn lên, đang phấn đấu cho một tương lairực rỡ nên cũng được an ủi, hăng hái làm việc. Sống độc thân, ngoài giờ làm việc về nhà đọc sách, đọc báo,viết thư về nhà, tập thể dục, nhất đinh nuôi chí lớn, không đua bạn bè trong cácviệc chơi bời lãng mạn như :cờ bạc, trai gái, hút thuốc phiện tiêu khiển…Lãnh lương mỗi tháng 53$ liền gửi về nhà 40$, còn lại 13$ tiêu xài ở Phongsaly dư dã, vì Thành phố nhỏ tất cả mọi thứ đều rẻ, đồng tiền rất quí. – Lâu lâu, nghĩ chủ nhật, tôi một mình cầm một cây gậy ngắn nơi tay, mặc quần soọc (quần tây ngắn)lững thững đi trên con đường độc lộ cách xa Thành phố vài cây số để xem cảnh, đổi không khí và thể  dục (đi bộ). – Hai bên đường thỉnh thoảng có một đôi thửa vườn của người thổ dân hoặc người Bắc việt. Vườn trồng các cây ăn trái, đặc biệt là cây Đào lông, quả to bằng quả quít lớn chín ăn rất ngọt và thơm. – Phongsaly sản xuất ra thứ đào ấy rất nhiều, gọi là đào Vân Nam – giống cây hạp với khí núi, khí lạnh : các thứ rau xanh, bắp cải, sa lát, su hào rất nhiều. – Đi du ngoạn một mình trên đường như đi bách bộ, vừa tiêu cơm, vừa thể dục, vừa dọc đường tư tưởng, chỉ suy nghĩ về gia đình :”cha ta đang làm gì ? Mẹ ta đi chợ về ? Anh chi em ta đang cần cù với công việc khó nhọc ngoài đồng, lên núi kiếm củi…Ay là sự suy tưởng để tiêu khiển, giải trí của cậu học sinh nghèo mới bắt đầu xa quê hương”. – Xa quê hương, xa tịch mù, xa đi cả tháng đường mới đến nơi, qua xe qua tàu, trèo non lặn suối, biết vất vả khó nhọc mới đến nơi. Ở Phongsaly không có xe, bất cứ xe gì, ngoại trừ xe bò vì toàn là đường núi, đường dốc, cong queo nguy hiểm, đi xa thì phải đi ngựa mà thôi.

                        Ngày Tết ta ở Phongsaly rất vui nhộn, tấp nập, vì cả năm làm ăn cần cù, nên ngày xuân là dịp ăn chơi, cờ bạc, tiệc tùng, nhậu nhiệc, đủ trò, vì tuy đất Lào dân cư rất đông là người Việt, cảnh tha phương cầu thực,họ chơi bời để quên nhớ nhà nhớ quê, pháo nổ đêm giao thừa cũng nhiều như ở Thành phố ta vậy. Tết đến, nhà nào cũng có một cành đào long, có hoa búp, hoa nở đỏ thắm rất đẹp. Vài ba chai rượu mùi (rượu Pháp bổ và ngon) để đãi khách thăm Tết.

                        Ở Phongsaly,dân chúng và công chức quân nhân có nhiều tiềnlà nhờ mỗi năm nhà nước tổ chức sở thuế quan ở miền xuôi lên cân thuốc phiện. – Thuốc phiện do thổ dân ở VânNam, ở biên giới nuớc Tàu với biên giới nước ta, như Lai Châu, Điện Biên Phủ…sản xuất rất nhiều. Nhà nước cho mỗi công chức có gia đình vợ con mua thuốc phiện của con buôn của địa phương bán lại cho nhà nước, mỗi ký với 4$ - mỗi người 30kg. – Tôi vì độc thân nên không dự cuộc chơi được. Những người làm tiền dễ như vậy nên họ chạy đua nhau cờ bạc chơi bời và hút thuốc phiện (nghiện nặng) ; dần dần họ đều hư hỏng, tan nát cửa nhà. Tôi luôn luôn giữ lập trường, phải tu chí làm ăn, phải xa lánh bạn xấu, bạn trụy lạc, phải chăm chỉ trau dồi văn hóa để đủ sứclàm việc có tiến bộ. – Phải tính chuyện lập gia đình để có bạn đường mà sống hạnh phúc. Lúc buồn, lấy tập biên lai, Điện phiếu gửi tìen ra xem, lấy sự gửi về nhà là vui thú, là sung sướng, thoải mái nhất đời.

Lễ tắm

Phật,               Thổ dân ở Phongsaly rất tin sùng đạo Phật – Lễ lớn nhất, vui nhất của họ là ngày lễ Phật

Bun lớn          Đảng, tức là ngày sinh nhật của Đức Phật Thích Ca – Đúng ngày 5 tháng 4 Am lịch. Họ gọi là lễ 15/4          tắm Phật, một năm có một lần tắm Phật – họ tắm bằng nước trăm thứ hoa : hoa rừng, hoa nhà,

(ÂL)      hoa hái trồng trong chậu…miễn là có mùi thơm – họ ngâm trong nước. – Tắm xong họ hứng nước ấy gọi là nước tẩy hồn tắm lại cho con cháu sẽ tiêu bệnh tật, trừ tai họa. – Nhân ngày lễ vui, rất đông dân chúng tụ họp đến chùa, người dự lễ, người đi xem, già trẻ trai gái, công chức quân nhân…Tôi cũng đi xem múa hát, thổi kèn, họ lấy nước tắm Phật phung tóe ra chỗ đông, để gọi là ban phước cho chúng sanh. Ai được ướt nhiều nước là người sẽ gặp sự may mắn trong năm. Tục lệ của họ như vậy, họ tin như vậy. – Rồi trai tài gái sắc thừa dịp ấy trêu ghẹo nhau, hoặc giao du vui vẻ với nhau, nhiều khi do lễ Bun nầy mà nhiều cặp trai gái quen nhau thương nhau, có thể cùng nhau kết nghĩa vợ chồng. Làm việc ở Phongsaly được hơn 2 năm, sống độc thân, nhiều lúc nhớ nhà, buờn mới nghĩ đến việc lập gia đình. – Muốn vậy, phải có số tiền lớn. Thế là bắt đầu chơi cái hụi góp hàng tháng 25$ - gọi là hụi 300$.

                        Ở Phongsaly, cũng có chỗ muốn gã con cho toi, con ông Phán Tòa Tỉnh, gọi là cô Teng. –  Cô ta cũng có ý muốn gặp tôi và trao đổi ý kiến, nhưng vì được thư của cha mẹ nói là đã đi hỏi con gái ông giáo ở Kim-Nại, nên không muốn giao thiệp sợ thêm khó khăn về sau.

                        Cô gái ở thôn quê, 17 tuổi, tên là Lê Thị A, em ruột của anh Lê Công Thám – là thư ký Bưu điện ở Long Xuyên, cha mẹ là nhà giáo. – chỉ biết có thế, là đồng ý với cha mẹ, có chụp hình gửi lên, hình coi còn ngây thơ quá. Dù sao cái thời ấy, làm con rất tin tưởng cha mẹ, nghĩ rằng cha mẹ là trời đất – sở sinh, sở định – là người thương con hết lòng hết dạ, hy sinh cho con cái đến tôt độ, nên chẳng cha mẹ nào mà không muốn tìm mọi cáchđể con mình có hạnh phúc – nên đồng ý ngay. – Thế là lo chuẩn bị mọi sự việc để rước người bạn trăm năm về nhà. Đến ngày làm lễ thành hôn, tôi điện ra Hànội xin phép ; không được chấp thuận vì thời gian đi về mất vài tháng, nên đành chịu. – Thế là ở nhà cha mẹ hai bên thỏa thuận cho cưới dâu vắng chàng rễ. – Cưới xong, khoảng ngoài tết ông cụ Nhạc phải tiễn con đi từ Kim Nại đến Phongsaly. – Chơi hụi 300$, phải mau sớm được 250$, gửi về nhà 100$ để lo lễ cưới. Đến ngày tiễn cô dâu đi Phongsaly phải gửi về 100$ nữa, số còn lại để lo sắm sữa trong nhà chờ ngày rước dâu về.

                        Trong một gian nhà tranh vách đất, bấy nay thô sơ tạm bợ, nay nhày rước Tân nhân về tất phải trang trí làm sao cho ra vẻ. Thế là phải mua vải hoa treo màn chia thành từng phòng, sắm nệm mới, bàn ghế soong chảo…thành một nhà sáng sủa tương đối mới mẻ, dễ coi – có hoa cắm đọc bình, có rượu mùi để đãi khách…

                        Rồi một ngày nọ, được điện ở nhà báo tin nhạc phụ tiễn đưa con gái lên đường. Trên một tháng đường hơi, xe lửa, tàu thủy, thuyền canô, thuyền đọc mọc chống, đến bến Hạt-sa ; được Bưu điện Mường hùnbáo tin hôm trước là người nhà đã đi qua Mường hùn sẽ đến Hạt Sa.

                        Cơ quan Bưu điện Phongsaly, điện Tòa Tỉnh cho 2 ngựa ra Hạt Sa đón. Tôi cũng đi theo ra đón tân nhân tại Hạt Sa.

                        Nghĩ lại từ chàng học sinh trẻ, nay đàng hoàng ông công chức cơ quan. – Phải ăn mặc đứng đắn, tư cách chửng chạc, điệu bộ nghiêm nghị để chuẩn bị đón tiếp ông bố vợ và người Tân nhân lần gặp gỡ đầu tiên.

                        Cái điểm đặc biệt của khách lữ thứ nầy là khi gặp người vợ chưa bao giờ thấy mặt, một cô gái quê, vì đi đường quá lâu ngày vất vả, lại bị sốt dọc đường mới khỏi, nên người không được đẹp như ý muốn, nhưng lúc đó không mấy quan tâm về cái sắcmà chỉ nghĩ về cái công mà hai ông con đi trên đường thiên vạn lý xa xuôi, đến nơi là quí. – Và tha phương lâu ngày nhớ nhà, gặp được người nhà tâm sự hàn huyên tự nhiên nó thân mật lạ lùng, không có gì là bở ngở – chẳng có gì là khách sáo, giống như đã cùng ở với nhau lâu ngày. – Nào hỏi tin nhà, tin sức khỏe cha mẹ, anh chị em, bà con nội ngoại, làng xóm xa gần…hết chuyện nầy đến chuyện khác, toàn là câu chuyện thân mật.

                        Cô A ở nhà quê, chỉ lo việc nội trợ, việc nhà nông, con của một gia đình nhiều đời làm quan thượng thư ; tuy không được đi học, sự hiểu biết cũng nhanh chóng, bất cứ chuyện gì hơi thoáng qua đã hiểu. – Lúc bấy giờ tôi bày cho cô học vần quốc ngữ, chẳng bao lâu đã biết đọc biết viết. Thế rồi hàng ngày đọc sách nên kiến thức cũng có phần tiến bộ.

                        Ở với nhau trên một năm, cô sinh gái đầu đặt tên là Nguyễn Thị Ngọc Oanh. Tôi liền nghĩ đến việc xin hồi hương, vì có con ở xứ nước đọc lâu ngày nhiễm bệnh sợ về sau khó chữa, nhất là bệnh sốt rét kinh niên. – Qua một thời gian vận động với bác sĩ người Pháp – và đơn xin Tổng nha Giám đốc Bưu điện Hànội, tôi được phép hồi hương về Bưu điện Đà Nẵng. Mừng rỡ khôn xiết, như thoát một nạn lớn trong đời vì nghĩ rằng : nếu ở lâu xứ mọi nầy, gia đình vợ con, tương lai làm sao tiến bộ được. Tôi sực nhớ lại điềm mọng hồi tôi mới đếnPhongsaly vài tháng, “mọng rằng : thấy 2 con rồng xanh lớn bay phấp phớitrên trời từ phương Tây về phương Đông”, tự nghĩ thấy rằng rồng là điềm tốt, rồng lại bay hướng về phương Đông. Đoán chắc thời gian mình sẽ được vinh chuyểnvề nước để phục vụ nước nhà là điều mơ ước thứ nhất – nay đã toại nguyện.

                        Thế rồi lo sữa soạn hành lý, bán đồ đạc trong nhà, biếu các bạn rất nhiều đồ đạc kềnh càng như nệm dầy, bàn ghế…chỉ đem vài cái rương lớn mà thôi. – Gửi điện về nhà báo tin đã được hồi hương. Trước khi lên đường, cũng có những cuộc tiệc của bạn bè chia ly vui vẻ, nhộn nhịp mấy ngày. – Thế là lại 2 con ngựa thồ (chở đồ), 2 con ngựa cưỡi có người dắt đến để 2 vợ chồng 1 con bé, lên đường đi bến đò Hạt Sa. Lúc ấy về mùa xuân, trời mát mẻ ấm áp, không nóng cũng không lạnh. – Từ giã Phongsaly với nhiều kỉ niệm sâu xa.

                        Hai chiếc thuyền đọc mọc đã chờ sẵn tại bến, ở Hạt Sa một đêm, ngủ tại nhà khách. Sáng sớm xuống thuyền xuôi theo sông Nậm-ri (chi nhánh của sông Mêkông). Mỗi thuyền có 4 người phu chống với 4 cây sào dài. Thuyền chỉ có nấp hai bên bờ, không dám đi giữa sông, vì nước chảy xuôi rất mạnh mà lại nhiều thác nguy hiểm. – Nhớ lại cô A cô bói một câu Kiều “Trải bao lên thác xuống ghềnh cũng liều sống chết với tình cho cam”, hai câu Kiều nầy bói tại lúc cô đi với Nhạc phụ đến Thakhek ,nghe người ta kể chuyện đường đi khó khăn nguy hiểm xa xuôi, Ong già ái ngại, nên xin bói xem sao ? Cảnh đi đường thật đúng cho câu Kiều. Đi đường từ ngày nọ đến ngày kia, cháu Oanh 14 tháng đã bỏ bú, cho ăn sữa bò, ăn cháo loảng ; với 8 người phu, tối đến cứ ngủ trên thuyền, nhưng thường lên bạn (làng xá) chơi, mua thực phẩm, xem phong cảnh ; có bạn lớn có chùa sải đông đúc dân cư, có bạn lác đác năm ba cái nhà sàn nghèo nàn. Người Lào rất dễ thương, chất phác, mộc mạc, thật thà, hiền lành là số nhiề ; họ gặp người Việt, họ rất là quí trọng, niềm nở vui vẻ, họ gọi người Việt nam mình là Khôn “Keo” nghĩa là người quí.

                        Thuyền đến Luang prabăng, chúng tôi lên bờ đi thăm chú Cửu Nậy (Nguyễn Văn Nậy) bà con trong họ. – Nghĩ lại nhà chú để lấy sức mà tiếp đi Canô về Viêntiane.

                        Chú thím (Thím Nậy người Lào nói tiếng Việt rất thạo) và con cháu trong nhà niềm nở vui vẻ đón tiếp chúng tôi. – Lúc qua Mường hùn, chúng tôi có ghé lại Ty Bưu điện, để tìm gặp vợ chú Nguyễn Văn Thí, trước làm trưởng Ty Bưu điện Mường hùn, người còn trẻ hay chơi săn bắn, đi săn qua sông Nậm-u, bị chìm thuyền, nước xoáy quá mạnh, chú bơi giỏi mà cũng chết đuối, để lại vợ 2 con. – Chúng tôi gặp người vợ chú là vợ Lào, chia buồn rồi theo ý kiến O Hai Long qua thư O gửi cho tôi, xin nhận một cháu trai tên là cháu Nguyễn Văn Thông, 7 tuổi đem về Viêntiane cho O Hai Long nuôi (cô ruột nuôi cháu). O Hai Long là chị ruột chú Thí, chú Thí là em ruột chú Nậy. – Lúc đến Luang prabăng, chú Nậy với tôi xúc động thấy cháu Thống tôi. Chúng tôi trình giấy tờ ở Ty Bưu điệnLuang prabăng rồi từ giã chú Nậy lên Canôvề Viêntiane. Canô chạy bằng máy, đi xuôi theo sông Mêkông nên chỉ 3 ngày là đến nơi. – Ghé thăm vợ chồng Cô Hai Long, gặp gỡ vui vẻ nhưng xúc động và buồn vì cái tang đau đớn của chú Thí bị chết đuối. Thấy cháu Thông cùng về với chúng tôi, O càng buồn thêm. – Thế rồi cùng nhau tâm sự hàn huyên ít ngày, chúng tôi lại xuống tàu thủy về Savanakhek. – Đi 3 ngày 3 đêm đến bến Savanakhek. – Trên tàu chúng tôi được nhà nước đài thọ sự ăn uống, ăn cơm Tây, uống rượu chát, sáng cafe sữa và bánh mì. Khi trên tàu, được một ngày thì cháu Oanh lên cơn sốt rét, sốt rét dọc đường thật là tội nghiệp, chỉ cho uống thuốc Ki nin, cháu khóc khó chịu. Trên tàu họ nói “nếu có chuyện gì trên tàu thì phải ghé vào bờ chôn ngay, không được đem theo”. Chúng tôi sợ họ, cũng phần thương con phần lo lắng mấy ngày đêm, may sao cháu tỉnh táo lại, và càng lâu càng thuyên giảm. – Vì có con đang bệnh, nên đến Savanakhek chúng tôi liền lên xe hơi đi Đông hạ, không dám ở lại vì sợ con lên cơn sốt là phiền phức. – Đến Đông hà đã có Ong già và cháu Dung vào sẵn để đón. – Ba năm xa cách, ở quê người ngoài muôn dặm, bao mong đợi, bao ước mơ, nay đuợ¬c về gặp lại cha già Kính mến, và cháu Dung thương yêu, bao nhớ nhung, bao trông chờ, nay đã được thỏa mãn. – Chuyên trò, tâm sự, hàn huyên, chẳng bút nào tả được cái vui lúc đó. Thế rôi bao nhiêu cái gì quí giá như : máy hát, đĩa hát, một bưu phiếu 200$ là vốn liếng duy nhất… giao hết cho cha già đem về quê. Hai vợ chồng và cháu Oanh phải đi tàu lửa vào Đà nẵng để nhận việc, rồi sẽ xin phép về nhà sau.

 

 

                        Đến Đà nẵng, không có gì quen, tạm trú ở khách sạn mấy ngày để tìm nhà thuê ; 3 năm ở miền cao nguyên, chỉ núi và rừng, không khí khó chịu không bằng miền gần biển, gió ở biển đại dương thỉnh thoảng thổi đến đem sự mát mẻ và tháong hoạt làm cho tôi cảm thấy một sự thoải mái lạ lùng, nếm lại mùi vị quê hương. Làm việc ở Đà nẵng, được vài tháng xin chuyển ra Hà Tĩnh cho gần nhà. – Trước khi đi Hà Tĩnh, xin phép một tuần về thăm nhà.

                        Ba năm xa cách gai đình, ngoài muôn dặm xa vời, cách núi sông trùng trùng điệp. Trong ý nghĩ e không biết bao giờ mới được về quê hương. – Ở nước ngoài trăm sự đều lạ, trăm cảnh đều chẳng quen. Bao nhớ nhung, bao trông đợi nay thỏa mãn. Thấy cha mẹ già yếu thêm, anh chị em xem có vẻ cù đáy rắn rỏi thêm. Bao xúc động : cây cối trong vườn lớn cao thêm, ra hoa kết quả, xanh tươi, mát mẻ ; cái nhà cũ bỏ đi, xây một nhà mới bằng gổ quí, chua gỏ độ hòng rộng rãi ba gian hai chái, mặt tiền có sân rộng lướt đá liếp, tương đối khang trang. – Trong lòng mừng thầm, nghĩ rằng :bỉ cực thái lai – cha mẹ biết bao cực nhọc lúc trẻ và lúc trung niên, nay tuổi già được như vậy là có phần an ủi. Gia đình ta chung chung biết cách giữ tiền và sinh tài hữu nghĩa. – Chứ như, con làm ra tiền, mà cha mẹ xài phí xa hoa, không biết giữ gìn, không biết cách làm ra tiền thì cũng chẳng khá được.

                        Đổi đến Hà Tĩnh,làm viếv với ông Bữu Uyễn Trưởng Ty ngạch tham biện. Ong là người thuộc dòng vua chúa, nên phong cách rất là đứng đắn, nguyên tắc, làm việc rất mực thước, siêng năng, ngày nào sau giờ làm việc cũng chơi Tennis. Nhờ vậy cụ ít bệnh tật.

                        Tôi được dịp gặp người khuôn mẩu, bắt chước cái tốt của cụ, làm việc cần cù, tận tình với công việc, coi việc sở như việc  nhà còn hơn là khác, nên ở Hà Tĩnh 5 năm mà được thăng 2 bậc.

                        Hà Tĩnh – một Thành phố nhỏ còn hậu tiến nhiều, ít có lâu đài, ít có nhà cửa lớn lao đồ sộ như Đà Nẵng. Lụp xụp chỉ mấy nhà ngói xưa cũ, chất hẹp không quang đãng, ít đường xá, đường thì hẹp độ 6,7 thước thôi.

                        Dân cư cũng thưa thớt, dân tìng thì rất quí thật thà, chất phác, dễ mến, dễ thương, mới gặp lần cũng như đã quen nhau lâu ngày. Họ kém văn minh về vật chất nhưng về tinh thần họ rất tiến bộ. Họ khá lịch sự, nhờ họ thâm nhập đạo nho khá nhiều. Xưa rất nhiều các cụ nho học Nghệ Tĩnh đi thi ở Kinh đô,đổ làm quan cũng nhiều, không đổ thì làm cụ đồ dạy trẻ lại nhiều hơn.

                        Ở Hà Tĩnh có tổ chức đoàn thể “Hướng đạo” (scout) do ông Tài, ông Quyên…ở Tòa sứ làm ban hướng dẫn. – Tổ chức này có tính cách xã hội, sống đoàn thể để rèn luyện con người có những đức tính “thương người, thương vật, sống vui hòa với mọi người, sống vui ở ngoài trời, ngoài biển, rộng rãi mênh mông. Tập cho con người nới rộng sự quen biết rộng rõi với tất cả, chứ không sống thu hẹp dưới mái nhà như xưa. Trong lũy tre xanh như trước. Tương thân, tương trợ, luôn luôn hiếu học, tìm hiểu rất nhiều để nửa mang kiến thức…

                        Tôi hoạt động theo tổ chức này chỉ vài ba tháng thì rất đáng tiếc là phải đổi đi ra Bắc Việt (Phú Thọ). Đổi đến Hà Tĩnh vài ba tháng thì vợ sinh cháu trai tên là Nguyễn Kim Sơn. Mừng quá vì ao ước bấy lâu.

Năm                Đời sống ở Hà Tĩnh rất là dễ chịu, khí hậu khá tốt, hai cháu Oanh và San rất khỏe mạnh,

1938      mau lớn, không bệnh tật. Lương tiền tương đối đủ sống thoải mái, cũng còn dư giã để giúp đỡ

Khai      cha mẹ già ở quê, sắm đồ đạc, bàn ghế, tủ salon…

Sắc                  Còn dành dụm chơi hụi để về thăm gia đình làm lễ khai sắc (theo ý của cha mẹ, gọi là báo ân cha mẹ theo đạo nho). Báo ân thần linh, giang sơn tổ ấm, vào năm 1938.

                        Năm 1937 sinh cháu Nguyễn Thanh Sơn, con trai thứ hai. Trong lòng thỏa mãn. Trong nhà có nuôi người giúp việc, Kinh lễ cũng đầy đủ. Sự nuôi con cái (hiện 3 con) có vẻ đúng cách nên cháu nào cũng mập mạp, chóng lớn, trắng trẻo như con Tây.

  

                       

           Gia đình Ông bà Nội ,cô Oanh ,Bác Ba Nguyễn Kim Sơn,

                        Bác Tư Nguyễn Thanh Sơn năm 1938

Mùa xuân năm 1938, được lệnh cha mẹ bảo vệ tổ chức lễ khai sắc (Hàng lâm viện kiểm thảo), xin phép về quê một tuần lể. – Khia sắc có nghĩa làm một lễ linh đình hỷ hạ trước để ghi ân Thần linh giang sơn tổ ấm, sau chia sẽ sự vui của gia đình với đồng bào trong khu vực, Huyện, Tổng, Thôn, Ap…và bà con nội ngoại.

                        Khai sắc có một tác dụng khác nữa là hkuyến khích nhân dân, thanh niên, đồng bào cố gắng học hành phấn đấu để được phần thưởng do vua chúa ban về. Nhưng trong cuộc lễ có sự sai lầm là sát sanh (giết heo bò đẻ đãi khách) nhưng lúc đó tôi còn thanh niên, chưa hiểu Đạo Phật – cho việc làm là tốt chỉ cuối đầu nghe lời cha mẹ.

                        Khai sắc có 3 lễ : 1)-Lẽ ra nắt thần linh gian sơn ở Đình làng, 2)-Lễ ở nhà lễ tạ tổ tiên bên nội, 3)-Lễ ở bàn thờ họ bên ngoại. – Lễ ở Đình gồm các chức sắc dân làng tụ họp làm một hương án trang trí có lộng, âm nhạc, đi từ Đình làng về tới nhà để rước bản sắc (có ấn cứng của nhà vua) lên để tại Đình để làm lễ. – Lúc đó đương sự là tôi phải mặc áo Rộng đeo bài Ngà đi sau hương án có lộng treo rất là trang nghiêm. Các chức sắc đi sau hương án, trịnh trọng rước sắc lên đình. Làm lễ ra mắt làng, tuyên đọc nội dung trong bản sắc để trình lên chư thần và tất cả dân làngnghe mà tuân hành. – Tục lệ này cũng có phần liu và phần dở. – Nhưng thời Phong kiến cốt để khuyến khích con cháu trong làng thi đua học hành để tiến bộ. – Lúc đó tôi có 2 ý nghĩ : 1)-Là rạng danh cha mẹ còn cập kiến là “hiếu chi chúng giã” theo đạo nho. 2)-Là làm gương cho con cháu, đồng bào, em út sau này cố gắng học hành phấn đấu để có kết quả được vua ban. – Bà con làng xã khen tặng, dự lễ rất đông, tiệc tùng, ăn uống khá tấp nập như một đại hội.

1939                Được lệnh chuyển ra Bắc Việt phục vụ tại Ty Bưu điện Tỉnh Phú Thọ.

                        Phú Thọ là một Tỉnh trung nguyên miền bắc khá trù phú. Tỉnh rất nhiều đồi trọc trồng chè và sắn. Sản phẩm này xuất khẩu bán ra ngoại quốc, làm cho nhân dân ở Tỉnh làm ăn thịnh vượng, giàu có, no đủ. Khí hậu mát mẻ, gần cuối năm 1939 thì chiến tranh Thế giới bắt đầu. Phú Thọ là địa điểm quan trọng. Pháp định làm nơi sản xuất mỏ khí, làm nhà máy lớn – Xây 72 ngôi nhà kiểu villa cho kỹ sư ở làm việc chế vũ khí. Tình hình Thế giới càng ngày càng căng thẳng, trong nước cũng vậy. – Tôi mới nghĩ kế hoạch cho gia đình vợ 4 con về quê sinh sống có chỗ tựa là cha mẹ anh em. – Tôi lại sống độc thân, ăn cơm tháng ở nhà Trưởng Ty Trương Như Nguyên. – Sáng chiều và ngày nghĩ, một mình mặc quần short (đùi tây) cầm cây gậy bằng tây độ 4 tấc tây, đi giầy sơn đá, giầy lính tây có đinh đồng đầy dưới đế, đi bách bộ lên các đồi trọc một mình hoặc đọc sách, đọc báo, hoặc chạy tập thể dục. Lúc bấy giờ 4 con đứa lớn 5 tuổi, Kim Sơn 4 tuổi, Thanh Sơn 3 tuổi, Tịnh 2 tuổi. Ba trai một gái phải xa cha, chúng cũng quá buồn, mà cha cũng quá nhớ. – Chương trìnhchỉ có thể dục, đi bộ, đọc sách, viết thư hàng ngày về gia đình, gửi các loại sách báo gì có ích lợi về giáo dục trẻ em và đàn bà. Chiến tranh Thế giới bùng nổ, Đức-Ý-Nhật là trục tấn công Thế giới. Nga-Anh-Mỹ-Tàu lúc đầu theo liểng xiểng. Bị tấn công bằng thứ bom bay, Thế giới khiếp sợ. – Thế giới chết kinh hoàng, Máy bay trên trời từng đàn như chim. Bom nổ bất thần, chẳng biết đâu mà tránh. May thì sống, rủi thì chết, sống chết lúc này là sự thường. Ghê tỏm. Đến năm 1943, tôi vì ở xa gia đình, sốt ruột, xuống Hànội vận động với ông Tổng Giám ĐốcBưu điện Đông Dương, xin về Đà nẵng cho gần nhà. Về Đà nẵng tuy gần nhà, nhưng chiến tranh còn loạn ly, nên tôi quyết đinh để vợ con ở quê, có ông bà già cha mẹ thương con giúp đỡ, nên vợ tôi đã mua được cái nhà 3 gian 2 chái khá rộng, lợp ngói xung quanh, xây vách tường có cửa sổ hẳn hoi, một cái vườn cả mẩu đất do làng cấp. Trồng đủ cây ăn trái như : cam, mãng cầu, ổi, mít, chanh, cau, nứa (tre tứ phía làm hàng rào), chuối…và cây nhất thời như khoai, sắn,bông, hành, tỏi, bắp, đậu mè…mùa nào cây đấy. Trong vườn luôn luôn xanh tươi. Khi bà vợ tôi mới ra riêng thì có một con trâu và một con bò. Thế mà chỉ 3, 4 năm sau đã thấy cả bầy trâu bò ở trong chuồng trông rất dễ thương. Nhà cửa tươm tất, có cửa màn hoa kỷ lưỡng, sân có lướt đá liếp sạch sẽ. Mẹ với 4 con, với 2 người giúp việcruộng trưa, thế là được đối với cảnh thôn quê nghèo nàn. Vợ con mỗi ngày đi chợ, gánh hàng đi bán đồ tạp hóa, trưa mới về. Nhà ở có cha mẹ ở trước cửa coi chừng, nên cũng đỡ lo.

                        Tôi đến Đà Nẵng, một mình làm việc tích cực, anh em ai cũng mến, nhưng có cái xa gia đình lúc tuổi 34 là buồn tệ. Nhớ vợ nhớ con, nhớ cha mẹ anh em buồn thật. – Một hôm ăn cơm chiều xong tôi ghé lại chùa hội Phật học Tỉnh Đà Nẵng, thấy họ làm lễ rất đông,họ tụng chú Đại bi nghe rập ràng, trăm người như một. Tiếng bổng tiếng trầm đều đều rất êm tai. Đó là nhân duyên làm tôi suy nghĩ để tiến dần về đạo Phật. Vì ở một mình cảnh cô đơn là buồn, mà buồn

 

Ngo 

Đạo       Phật  thì muốn tìm cảnh vui. Vui thì nhiều, vui bạn bè nhậu nhẹc, say sưa nơi tửu điếm, vui bạn bè cờ bạc nơi đen đỏ, vui với ái tình gái điếm…Đà nẵng lại là Thành phố khá lớn, nên đủ mùi vui thú.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness