TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 4
  • Hôm nay: 72
  • Tháng: 4434
  • Tổng truy cập: 5149699
Chi tiết bài viết

Hồi ký Ông nội -phần 2

HỒI KÝ TỪ TUỔI THƠ ẤU ĐẾN GIÀ 73 TUỔI

CỦA PHẬT TỬ NGUYỄN KIM TOÀN

 

Phần I

 

Năm           Đời sống ở Hà Tĩnh rất là dễ chịu, khí hậu khá tốt, hai cháu Oanh và San rất khỏe mạnh,

1938  mau lớn, không bệnh tật. Lương tiền tương đối đủ sống thoải mái, cũng còn dư giã để giúp đỡ

Khai  cha mẹ già ở quê, sắm đồ đạc, bàn ghế, tủ salon…

Sắc             Còn dành dụm chơi hụi để về thăm gia đình làm lễ khai sắc (theo ý của cha mẹ, gọi là báo ân cha mẹ theo đạo nho). Báo ân thần linh, giang sơn tổ ấm, vào năm 1938.

                   Năm 1937 sinh cháu Nguyễn Thanh Sơn, con trai thứ hai. Trong lòng thỏa mãn. Trong nhà có nuôi người giúp việc, Kinh lễ cũng đầy đủ. Sự nuôi con cái (hiện 3 con) có vẻ đúng cách nên cháu nào cũng mập mạp, chóng lớn, trắng trẻo như con Tây.

 

   Gia đình Ông bà Nội ,cô Oanh ,Bác Ba Nguyễn Kim Sơn   Bác Tư Nguyễn Thanh Sơn năm 1938

Mùa xuân năm 1938, được lệnh cha mẹ bảo vệ tổ chức lễ khai sắc (Hàn lâm viện kiểm thảo), xin phép về quê một tuần lể. – Khai  sắc có nghĩa làm một lễ linh đình hỷ hạ trước để ghi ân Thần linh giang sơn tổ ấm, sau chia sẽ sự vui của gia đình với đồng bào trong khu vực, Huyện, Tổng, Thôn,  ấp…và bà con nội ngoại.

                   Khai sắc có một tác dụng khác nữa là hkuyến khích nhân dân, thanh niên, đồng bào cố gắng học hành phấn đấu để được phần thưởng do vua chúa ban về. Nhưng trong cuộc lễ có sự sai lầm là sát sanh (giết heo bò đ ể đãi khách) nhưng lúc đó tôi còn thanh niên, chưa hiểu Đạo Phật – cho việc làm là tốt chỉ cuối đầu nghe lời cha mẹ.

                   Khai sắc có 3 lễ : 1)-Lẽ ra mắt thần linh gian sơn ở Đình làng, 2)-Lễ ở nhà lễ tạ tổ tiên bên nội, 3)-Lễ ở bàn thờ họ bên ngoại. – Lễ ở Đình gồm các chức sắc dân làng tụ họp làm một hương án trang trí có lộng, âm nhạc, đi từ Đình làng về tới nhà để rước bản sắc (có ấn cứng của nhà vua) lên để tại Đình để làm lễ. – Lúc đó đương sự là tôi phải mặc áo rộng đeo bài Ngà đi sau hương án có lộng treo rất là trang nghiêm. Các chức sắc đi sau hương án, trịnh trọng rước sắc lên đình. Làm lễ ra mắt làng, tuyên đọc nội dung trong bản sắc để trình lên chư thần và tất cả dân làngnghe mà tuân hành. – Tục lệ này cũng có phần liu và phần dở. – Nhưng thời Phong kiến cốt để khuyến khích con cháu trong làng thi đua học hành để tiến bộ. – Lúc đó tôi có 2 ý nghĩ : 1)-Là rạng danh cha mẹ còn cập kiến là “hiếu chi chúng giã” theo đạo nho. 2)-Là làm gương cho con cháu, đồng bào, em út sau này cố gắng học hành phấn đấu để có kết quả được vua ban. – Bà con làng xã khen tặng, dự lễ rất đông, tiệc tùng, ăn uống khá tấp nập như một đại hội.

1939          Được lệnh chuyển ra Bắc Việt phục vụ tại Ty Bưu điện Tỉnh Phú Thọ.

                   Phú Thọ là một Tỉnh trung nguyên miền bắc khá trù phú. Tỉnh rất nhiều đồi trọc trồng chè và sắn. Sản phẩm này xuất khẩu bán ra ngoại quốc, làm cho nhân dân ở Tỉnh làm ăn thịnh vượng, giàu có, no đủ. Khí hậu mát mẻ, gần cuối năm 1939 thì chiến tranh Thế giới bắt đầu. Phú Thọ là địa điểm quan trọng. Pháp định làm nơi sản xuất mỏ khí, làm nhà máy lớn – Xây 72 ngôi nhà kiểu villa cho kỹ sư ở làm việc chế vũ khí. Tình hình Thế giới càng ngày càng căng thẳng, trong nước cũng vậy. – Tôi mới nghĩ kế hoạch cho gia đình vợ 4 con về quê sinh sống có chỗ tựa là cha mẹ anh em. – Tôi lại sống độc thân, ăn cơm tháng ở nhà Trưởng Ty Trương Như Nguyên. – Sáng chiều và ngày nghĩ, một mình mặc quần short (đùi tây) cầm cây gậy bằng tây độ 4 tấc tây, đi giầy sơn đá, giầy lính tây có đinh đồng đầy dưới đế, đi bách bộ lên các đồi trọc một mình hoặc đọc sách, đọc báo, hoặc chạy tập thể dục. Lúc bấy giờ 4 con đứa lớn 5 tuổi, Kim Sơn 4 tuổi, Thanh Sơn 3 tuổi, Tịnh 2 tuổi. Ba trai một gái phải xa cha, chúng cũng quá buồn, mà cha cũng quá nhớ. – Chương trìnhchỉ có thể dục, đi bộ, đọc sách, viết thư hàng ngày về gia đình, gửi các loại sách báo gì có ích lợi về giáo dục trẻ em và đàn bà. Chiến tranh Thế giới bùng nổ, Đức-Ý-Nhật là trục tấn công Thế giới. Nga-Anh-Mỹ-Tàu lúc đầu theo liểng xiểng. Bị tấn công bằng thứ bom bay, Thế giới khiếp sợ. – Thế giới chết kinh hoàng, Máy bay trên trời từng đàn như chim. Bom nổ bất thần, chẳng biết đâu mà tránh. May thì sống, rủi thì chết, sống chết lúc này là sự thường. Ghê tỏm. Đến năm 1943, tôi vì ở xa gia đình, sốt ruột, xuống Hànội vận động với ông Tổng Giám ĐốcBưu điện Đông Dương, xin về Đà nẵng cho gần nhà. Về Đà nẵng tuy gần nhà, nhưng chiến tranh còn loạn ly, nên tôi quyết đinh để vợ con ở quê, có ông bà già cha mẹ thương con giúp đỡ, nên vợ tôi đã mua được cái nhà 3 gian 2 chái khá rộng, lợp ngói xung quanh, xây vách tường có cửa sổ hẳn hoi, một cái vườn cả mẩu đất do làng cấp. Trồng đủ cây ăn trái như : cam, mãng cầu, ổi, mít, chanh, cau, nứa (tre tứ phía làm hàng rào), chuối…và cây nhất thời như khoai, sắn,bông, hành, tỏi, bắp, đậu mè…mùa nào cây đấy. Trong vườn luôn luôn xanh tươi. Khi bà vợ tôi mới ra riêng thì có một con trâu và một con bò. Thế mà chỉ 3, 4 năm sau đã thấy cả bầy trâu bò ở trong chuồng trông rất dễ thương. Nhà cửa tươm tất, có cửa màn hoa kỷ lưỡng, sân có lướt đá liếp sạch sẽ. Mẹ với 4 con, với 2 người giúp việcruộng trưa, thế là được đối với cảnh thôn quê nghèo nàn. Vợ con mỗi ngày đi chợ, gánh hàng đi bán đồ tạp hóa, trưa mới về. Nhà ở có cha mẹ ở trước cửa coi chừng, nên cũng đỡ lo.

                   Tôi đến Đà Nẵng, một mình làm việc tích cực, anh em ai cũng mến, nhưng có cái xa gia đình lúc tuổi 34 là buồn tệ. Nhớ vợ nhớ con, nhớ cha mẹ anh em buồn thật. – Một hôm ăn cơm chiều xong tôi ghé lại chùa hội Phật học Tỉnh Đà Nẵng, thấy họ làm lễ rất đông,họ tụng chú Đại bi nghe rập ràng, trăm người như một. Tiếng bổng tiếng trầm đều đều rất êm tai. Đó là nhân duyên làm tôi suy nghĩ để tiến dần về đạo Phật. Vì ở một mình cảnh cô đơn là buồn, mà buồn

 

Ngo 

Đạo    Phật         thì muốn tìm cảnh vui. Vui thì nhiều, vui bạn bè nhậu nhẹc, say sưa nơi tửu điếm, vui bạn bè cờ bạc nơi đen đỏ, vui với ái tình gái điếm…Đà nẵng lại là Thành phố khá lớn, nên đủ mùi vui thú.

 Mùa xuân năm 1938, được lệnh cha mẹ bảo vệ tổ chức lễ khai sắc (Hàn lâm viện kiểm thảo), xin phép về quê một tuần lể. – Khia sắc có nghĩa làm một lễ linh đình hỷ hạ trước để ghi ân Thần linh giang sơn tổ ấm, sau chia sẽ sự vui của gia đình với đồng bào trong khu vực, Huyện, Tổng, Thôn, Ap…và bà con nội ngoại.

                   Khai sắc có một tác dụng khác nữa là hkuyến khích nhân dân, thanh niên, đồng bào cố gắng học hành phấn đấu để được phần thưởng do vua chúa ban về. Nhưng trong cuộc lễ có sự sai lầm là sát sanh (giết heo bò đẻ đãi khách) nhưng lúc đó tôi còn thanh niên, chưa hiểu Đạo Phật – cho việc làm là tốt chỉ cuối đầu nghe lời cha mẹ.

                   Khai sắc có 3 lễ : 1)-Lẽ ra nắt thần linh gian sơn ở Đình làng, 2)-Lễ ở nhà lễ tạ tổ tiên bên nội, 3)-Lễ ở bàn thờ họ bên ngoại. – Lễ ở Đình gồm các chức sắc dân làng tụ họp làm một hương án trang trí có lộng, âm nhạc, đi từ Đình làng về tới nhà để rước bản sắc (có ấn cứng của nhà vua) lên để tại Đình để làm lễ. – Lúc đó đương sự là tôi phải mặc áo Rộng đeo bài Ngà đi sau hương án có lộng treo rất là trang nghiêm. Các chức sắc đi sau hương án, trịnh trọng rước sắc lên đình. Làm lễ ra mắt làng, tuyên đọc nội dung trong bản sắc để trình lên chư thần và tất cả dân làngnghe mà tuân hành. – Tục lệ này cũng có phần liu và phần dở. – Nhưng thời Phong kiến cốt để khuyến khích con cháu trong làng thi đua học hành để tiến bộ. – Lúc đó tôi có 2 ý nghĩ : 1)-Là rạng danh cha mẹ còn cập kiến là “hiếu chi chúng giã” theo đạo nho. 2)-Là làm gương cho con cháu, đồng bào, em út sau này cố gắng học hành phấn đấu để có kết quả được vua ban. – Bà con làng xã khen tặng, dự lễ rất đông, tiệc tùng, ăn uống khá tấp nập như một đại hội.

1939          Được lệnh chuyển ra Bắc Việt phục vụ tại Ty Bưu điện Tỉnh Phú Thọ.

                   Phú Thọ là một Tỉnh trung nguyên miền bắc khá trù phú. Tỉnh rất nhiều đồi trọc trồng chè và sắn. Sản phẩm này xuất khẩu bán ra ngoại quốc, làm cho nhân dân ở Tỉnh làm ăn thịnh vượng, giàu có, no đủ. Khí hậu mát mẻ, gần cuối năm 1939 thì chiến tranh Thế giới bắt đầu. Phú Thọ là địa điểm quan trọng. Pháp định làm nơi sản xuất mỏ khí, làm nhà máy lớn – Xây 72 ngôi nhà kiểu villa cho kỹ sư ở làm việc chế vũ khí. Tình hình Thế giới càng ngày càng căng thẳng, trong nước cũng vậy. – Tôi mới nghĩ kế hoạch cho gia đình vợ 4 con về quê sinh sống có chỗ tựa là cha mẹ anh em. – Tôi lại sống độc thân, ăn cơm tháng ở nhà Trưởng Ty Trương Như Nguyên. – Sáng chiều và ngày nghĩ, một mình mặc quần short (đùi tây) cầm cây gậy bằng tây độ 4 tấc tây, đi giầy sơn đá, giầy lính tây có đinh đồng đầy dưới đế, đi bách bộ lên các đồi trọc một mình hoặc đọc sách, đọc báo, hoặc chạy tập thể dục. Lúc bấy giờ 4 con đứa lớn 5 tuổi, Kim Sơn 4 tuổi, Thanh Sơn 3 tuổi, Tịnh 2 tuổi. Ba trai một gái phải xa cha, chúng cũng quá buồn, mà cha cũng quá nhớ. – Chương trìnhchỉ có thể dục, đi bộ, đọc sách, viết thư hàng ngày về gia đình, gửi các loại sách báo gì có ích lợi về giáo dục trẻ em và đàn bà. Chiến tranh Thế giới bùng nổ, Đức-Ý-Nhật là trục tấn công Thế giới. Nga-Anh-Mỹ-Tàu lúc đầu theo liểng xiểng. Bị tấn công bằng thứ bom bay, Thế giới khiếp sợ. – Thế giới chết kinh hoàng, Máy bay trên trời từng đàn như chim. Bom nổ bất thần, chẳng biết đâu mà tránh. May thì sống, rủi thì chết, sống chết lúc này là sự thường. Ghê tỏm. Đến năm 1943, tôi vì ở xa gia đình, sốt ruột, xuống Hànội vận động với ông Tổng Giám ĐốcBưu điện Đông Dương, xin về Đà nẵng cho gần nhà. Về Đà nẵng tuy gần nhà, nhưng chiến tranh còn loạn ly, nên tôi quyết đinh để vợ con ở quê, có ông bà già cha mẹ thương con giúp đỡ, nên vợ tôi đã mua được cái nhà 3 gian 2 chái khá rộng, lợp ngói xung quanh, xây vách tường có cửa sổ hẳn hoi, một cái vườn cả mẩu đất do làng cấp. Trồng đủ cây ăn trái như : cam, mãng cầu, ổi, mít, chanh, cau, nứa (tre tứ phía làm hàng rào), chuối…và cây nhất thời như khoai, sắn,bông, hành, tỏi, bắp, đậu mè…mùa nào cây đấy. Trong vườn luôn luôn xanh tươi. Khi bà vợ tôi mới ra riêng thì có một con trâu và một con bò. Thế mà chỉ 3, 4 năm sau đã thấy cả bầy trâu bò ở trong chuồng trông rất dễ thương. Nhà cửa tươm tất, có cửa màn hoa kỷ lưỡng, sân có lướt đá liếp sạch sẽ. Mẹ với 4 con, với 2 người giúp việcruộng trưa, thế là được đối với cảnh thôn quê nghèo nàn. Vợ con mỗi ngày đi chợ, gánh hàng đi bán đồ tạp hóa, trưa mới về. Nhà ở có cha mẹ ở trước cửa coi chừng, nên cũng đỡ lo.

                   Tôi đến Đà Nẵng, một mình làm việc tích cực, anh em ai cũng mến, nhưng có cái xa gia đình lúc tuổi 34 là buồn tệ. Nhớ vợ nhớ con, nhớ cha mẹ anh em buồn thật. – Một hôm ăn cơm chiều xong tôi ghé lại chùa hội Phật học Tỉnh Đà Nẵng, thấy họ làm lễ rất đông,họ tụng chú Đại bi nghe rập ràng, trăm người như một. Tiếng bổng tiếng trầm đều đều rất êm tai. Đó là nhân duyên làm tôi suy nghĩ để tiến dần về đạo Phật. Vì ở một mình cảnh cô đơn là buồn, mà buồn

 

Ngo 

Đạo    Phật         thì muốn tìm cảnh vui. Vui thì nhiều, vui bạn bè nhậu nhẹc, say sưa nơi tửu điếm, vui bạn bè cờ bạc nơi đen đỏ, vui với ái tình gái điếm…Đà nẵng lại là Thành phố khá lớn, nên đủ mùi vui thú.

1943  – Nhưng con người đầy lương tri này sao không thấy vui nhờ trụy lạc, bẩn thiểu, mà chỉ muốn tránh xa. Rồi hôm ấy nghe tiếng du dương của chùa niệm chú Đại bi – nó thấm thía làm sao, tâm hồn như sáng quắc lên mà tự nghĩ : Tu Đạo Phật là nghĩa làm sao ?mà tưởng như mới nghe đến ta đã thấy trong ta một cái gi êm dịu thoát trần không còn phiền não mát mẽ, dịu dàng, êm ái. Đêm ấy không ngủ, suy tư vấn đề ta phải làm gì? Làm sao? Để tìm hiểu cái chân lý đó? Chiều nào, chiều nào, chiều chủ nhật nào, tôi cũng đến chìa để tìm hiểu; nhưng chỉ thấy cách sinh hoạt bề ngoài của phật tử, không biết hỏi ai, vì  hỏi đến ai họ cứ bảo đi chùa lâu ngày rồi sẽ hiểu. Tôi cũng kiên nhẫn đi chùa. Nhưng vẫn dòm cái bề ngoài, không thể nhập cuộc được. Thế rồi một hôm có một bạn đồng nghiệp giới thiệu bạn Nguyễn Hữu Triệu người Hà Tĩnh, làm công chức sở Thiên văn, người đã tu hành lâu, trường trai 12 năm, học đạo ở Nam Vang, chuyên môn thiền Tông. Tuy có vợ con nhưng vẫn tu hànhchính chắn. Nghe vậy tôi thích quá, cơ hội đã đến,

1943  chắc là có hộ Pháp giúp mình. Tôi liền hẹn ông bạn một ngày chủ nhật, cùng đi lên nhà bạn       

Gặp    ông Nguyễn hữu Triệu.

bạn             Sau thời gian gặp nhau, trao đổi ý kiến. Tôi tin tưởng bạn Triệu là người chân tu. Không

đạo   tụng kinh gỏ mỏ, không hình thức rườm rà, không mê tín dị đoan, đúng với khoa học tân tiến,

Ng-Hữu     đúng với thực tại sự sống của muôn loài. – Tôi mới quyết định xin bạn Triệu vì Đạo giúp đỡ tôi

Triệu  bằng cách cho tôi ăn cơm tháng ở nhà bạn một thời gian, để gần bạn học đạo tu hành. Trước tiên Đạo Hữu từ chối mấy lần, sau thấy tôi thiết tha năn nỉ nhiều lần. Đạo Hữu chấp thuận.

                   Thời gian 3 tháng ở nhà Đạo hữu Triệu, tôi được dịp học kinh Lăng Nghiêm cùng với 3 ông bạn công chức khác. Đ.H.Triệu tuy tân học trình độ Trung học nhưng thông nho, nên rất giỏi về kinh kệ. Đ.H.giảng kinh thư Lăng Nghiêm cho chúng tôi, chưa được nữa bộ (tức đến quyển thứ 5) cả bộ 10 quyển, thì có nhiều nghịch duyên xảy ra, không tiếp tục được. Tôi phải dời đi nơi khác. Lúc đó tôi phải tự lực tự cường , nghĩa là nhờ sự hướng dần thời gian của Đ.H.Triệu, tôi đã hiểu đường lối tu hành, tu thiền hàng ngày công phu hai buổi - buổi sáng thì từ 4giờ đến 4g30, chiều từ 20g đến 20g30 – rảnh thì nghiên cứu kinh sách. Tuy không xuất gia, nhưng nhờ cảnh rảnh rang, vợ con để ở nhà quê lập vườn làm nhà và làm nông để phòng tương lai. Tự khép mình trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo – giới luật đàng hoàng, không qui y mà vẫn giữ giới như người đã qui y. Chỉ cốt rèn luyện con người mình trở nêntrong sạch, sáng suốt và cao thượng.

                   Rồi tôi tự nghĩ : hạnh phúc thay gặp được con đường chân chánh hướng thượng. Thật vua chúa cũng chẳng bằng. Rồi tôi đến thợ hớt tóc cạo trọc cái đầu để kỷ niệm cái ngày ngộ Đạo. Chỉ để kỷ niệm mà thôi, chứ không phải cạo luôn, vì còn phải đi làm nuôi gia đình, còn phải lăn lộn với đờiđể làm tròn cái phận sự con người. Trong thời tập thiền, tập trụ tâm nhất xứ, bằng sổ tức quán, quán tưởng niệm Phật, niệm chú nhất tâm, quán tâm không…chừng vài tháng đầu, chẳng thấy gì lạ trong thiền, chỉ lúc thiền xong nằm ngủ, thấy chiêm bao một con rồng xanh lớn choáng cả bầu trời, đầu về phương Tây đuôi về hướng Đông. – Rồi chừng vài ba tháng sau, thấy điềm lạ khác là cả bầu trời treo đầy liển đối bằng chữ hán, liển ngủ sắc to lớn choán khắp bầu trời. –Rồi chừng 5, 3 tháng sau lại thấy chiêm bao tôi làm vua Lào ngồi trên lưng voi, có nhân dân quan quyền cờ long thành hàng rước xách rất trang nghiêm, long trọng. Lúc ấy tưởng mình là vua thật. – Thế rồi tiếp tục thiền, từ đó ít thấy điềm lạ. – Nhờ quán tử niệm trụ.-1-Thân bật tịnh, 2-thọ thị khổ, 3-tâm vô thường, 4-Pháp vô ngã. Điểm đặc biệt trong việv tu hành của tôi là chuyên môn về thiền và tri chú Đại bi. – Đi đứng nằm ngồi, hể rãnh là tri chú, dùng chú Đại bi để choán chổ trong tiềm thức , có ý kiến không cho vọng tưởng xen vào nhiều. Nhờ vậy suốt thời gian tu từ 1943 đến 1945 gần 3 năm trời ít gặp trở ngại và có trở ngại rồi cũng qua được. Ví dụ :Tôi ăn cơm tháng 1 nhà có 1 người đàn bà góa chồng có 2 con cở 9-10 tuổi. Trong nhà có 1 bà cụ già, ai nấy thấy tôi còn trẻ mà lo tu hành họ đều mến phục giúp đỡ tận tình. Chị góa chồng nầy thường phục dịch cơm nước cho tôi. Tôi có một phòng riêng có cửa khóa đàng hoàng, một cái bàn viết. Trên bàn tôi treo một tấm bản viết chữ lớn “Nam mô A Di Đà Phật”. Hàng ngày thắp hương tu thiền trong phòng. Trong lúc nhà vắng, cô nàng có ý trêu ghẹo tôi bằng nụ cười tình, bằng cử chỉ lẳng lơ, ý muốn làm cho tôi nhã lòng bỏ tu mà theo nàng. Tôi lúc ấy nhờ tu vững, mùi đạo quá ăn sâu vào tâm hồn tôi, hơn nữa lương tri người cha dối với 4 đứa con thơ, và người chồng đối với vợ trẻ làm sáng quắc trí tuệ của tôi, làm tôi thắng được mình trong cuộc thử thách nguy hiểm này. Tôi luôn luôn tỏ vẻ nghiêm túc, nghiêm nghị với cô ta, nói mà ít cười, tiếp xúc mà không bởn cợt, tỏ ra mình là một nhà tu đứng đắn. Nên cô ta nản chí, từ đó cô ta đối với tôi như là nột ông anh cả trong nhà, như là bà con. – Như vậy không mất tình nghĩa giữa người có công giúp mình mà lại càng quí trọng mình vì mình đối với họ trước sau như một.

                   1945 – Chiến tranh thứ 2 chấm dứt, Nhật đang đà mạnh nhất Á Châu, chiếm Thành phố Đà nẵng chỉ nghe vài tiếng súng nổ ở toà thị chánh. – Thế là Pháp đầu hàng, sữa soạn bàn giao. Nhật tung hoành thời gian vài tháng thì nghe nói Nhật đầu hàng Mỹ vì hai quả bom nguyên tử nổ ở Thành phố Hyrosima và Nagasaky, chết hàng trăm ngàn người một loạt và 2 thành phố ra tro bụi.

                   Quân đội tàu của Tưởng Giới Thạch đồng minh với Mỹ Nga…Thắng trận đại chiến 8, đến Đà nẵng 4 vạn quân để tiếp thu Đà nẵng. Quân đội gì mà mặt bủng da chì, bụng to chân bé, xanh xao vàng vọt, trông như người xứ rừng mới về Kinh. Chỉ trong mấy tháng mà bao nhiêu biến cố xảy ra. Lúc bấy giờ ông Trưởng Ty Bưu điện người Pháp bàn giao công việc toàn Ty cho một người thư ký tạm quyền Trưởng Ty. – Ty bắt đầu giải tán bớt một số nhân viên. Nhân tiện tôi xin nghĩ việc về quê làm nông.

                   Bấy giờ đường giao thông bị bế tắc, phải đi từng đoạn bằng xe lửa, đoạn bằng xe hơi, bằng thuyền ghe, hoặc đi bộ.

Đạo Hữu Triệu chưa giải tán, vì ngành thiên văn đang cần người làm. Đạo Hữu Triệu mới nhờ tôi hướng dẫn gia đình bạn về Hà Tĩnh-Nghệ An.

Thế là ba năm chuyên tâm học đạo tu hành, nay đành gián đoạn, về sum họp với vợ con, gia đình ở Mỹ Đức. Người tu hàng gặp cảnh nào tùy thuận cảnh đó, vẫn giữ sự rèn luyện bằng cách công phu thiền định hoặc tụng kinh niệm Phật. – Làm tất cả để lợi ích gia đình, nhưng cũng lợi dụng gần gia đình để hóa độ vợ con…là dịp tốt.

35 tuổi                 Nhớ lại năm 1944 – Tôi xin được phép về thăm nhà, cái năm Pháp Nhật tranh nhau thâu  

           mua tất cả lúa của dân, làm dân bị chết đói 2 triệu người thật là thê thảm. Trong tình huống nầy tôi nghe từ Huế trở ra dân chết đói hàng loạt, kẻ nghèo dắt nhau hàng đoàn đi trên đường quê lộ vào nam. Đà nẵng chưa ảnh hưởng mấy. Tuy nhiên cũng có lấp trại tế bần nuôi dưỡng hàng trăm đồng bào. Tôi cùng với 5 bạn đồng tu đi quyên tiền mua gạo giúp nhiều lần.

                   Được nghĩ phép, tôi mua một tạ gạo đem vềtrợ cấp cho gia đình. Trong lúc đó dân làng đã thấy đói nhiều, một số “học hình thể sắc” da bọc xương đến đình làng lấy gạo phát chẩn do thân phụ tôi cùng các chú trong làng tổ chức. Lúc đó tôi nói với bà xã bỏ ra 1 thùng góp vào quỹ phát chẩn. Một hôm tôi ra đình với thân phụ dự cuộc phát chẩn, đếm tất cả có 38 người nghèo trên 130 toàn dân, áo quần tơi tả, mặt mũi xanh xao hốc hác, thân thể da bọc xương như bộ xương cách trí. Trông thật quá đau đớn. Tôi liền rơi nước mắt góp ý kiến với làng là việc phát chẩn quá chậm, nay cần phải săn sóc chu đáo hơn, kéo dài sự trợ cấp hơn để cứuvẫn số đông.

36 tuổi                 Đến ngày 13 tháng 5 Am lịch năm 1945, được tin thân mẩu tôi tạ thế. Tôi đau đớn can trường, định xin phép về quê lo ma chay mẹ già nhưng giặc giã lung tung, đường giao thông bị đứt từng đoạn, dọc đường giặc còn đánh phá. Tôi liều ra ga hỏi thì họ bảo là tàu đều đình chỉ cho đến khi có lệnh mới. Trời đất thiên địa, rủi ro gì lạ lùng thế này. Tham ôi ! Tình mẩu tử biết bao kể xiết, thương nhớ mẹ đau đớn lòng con. Từ nay mẹ con xa cách, âm dương đôi ngã, biết đời nào con mới được gặp mẹ. Mẹ ơi ! Đau đớn lòng con. Có ngờ đâu mẹ mới 65 tuổi thọ mà sớm tách cỏi trần trong lúc chiến tranh loạn lạc, con không sao về được để lo đám mẹ trong phút cuối cùng đau đớn của mẹ. Mẹ ơi ! Đau đớn lòng con!!!

                   Tuy không về quê được, nhưng tôi vẫn xin phép nghĩ 15 ngày lên núi non nước (ngũ hành sơn) xin tá túc ở chùa để tu niệm cầu siêu độ cho mẹ. Ngoài công phu ngày 2 buổi với chư tăng trong chùa , tôi ngồi thiền ở Vọng hải Đài và Vọng giang Đài, gọi là thời gian quyết tu bát quan trai để hồi hưởng công đức, cầu vong linh mẹ siêu thoát.

                   Không được về lo đám mẹ, lòng tôi không lúc nào ổn. Cứ suy tư nghĩ ngợi. Tôi phải làm gì đây để báo ân cha mẹ ? – Theo kinh Báo ân phụ mẩu, kinh Vu lan, đức Mục-Kiều Liên báo ân mẹ…qua các kinh sách Phật tôi được nghiên cứu, tôi thấy công ơn cha mẹ hết sức lớn lao, như Phật dạy :”dù có lấy vai trái công cha, vai mặt công mẹ đi khắp tam thiên Thế giới cũng khônh đền đáp được công ơn cha mẹ – Dù có cắt thịt mình nấu cho cha mẹ ăn lúc nạn đói cũng chưa báo được công ơn cha mẹ”. Thế thì làm thế nào đây để gọi là đền đáp ơn sâu ấy. Phật dạy :”Lúc cha mẹ sinh tiền, Phật tử phải chí thành phụng dưỡng cha mẹ, hỏi han hôm sớm, khuyên răn cha mẹ phát tâm Bồ đề, tu hành chánh đạo – Khi già nua bệnh hoạn, phải tự thân chăm sóc, hoạc bận công tác thì phải thuê người trông nom, phải một lòng hiếu hạnh, không bao giờ làm phật lòng cha mẹ khi bệnh hoạn, gần lâm chung – Ngày lâm chung phải chí thành chí hiếu, lo lắng cho cha mẹ được an nghĩsiêu thoát, mồ êm mã ấm. Lúc tứ hậu, làm con phải thỉnh chư tăng (chôn tăng đầy đủ trai giới) đến ngày rằm tháng bảy làm lễ cúng dường (trai tăng) gọi là vu lan Bồn, cúng dường ngũ quả, ngũ cóc. Nếu có khả năng cúng áo quần, khăn mặt, xà bông, thuốc chữa bệnh…Khả năng lớn thì cúng tiền đúc chuông, đúc tượng làm chùa…hồi hương công đức ấy chú nguyện cho hương linh cha mẹ được siêu thoát.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness