TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông?

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham ngày càng leo thang không có điểm dừng và dường như đang ở bờ vực của một cuộc xung đột. Liệu cuộc đối đầu hiện nay giữa hai nước có leo thang thành một cuộc chiến tranh?

Hình ảnh Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông? số 1

Tàu Trung Quốc chạm trán tàu chiến Philippines ở  Biển Đông.

 Chiến tranh đến gần?

Tính đến nay, cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc ở bãi đá cạn trên Biển Đông đã bước sang tuần thứ 5 với những dấu hiệu leo thang ngày càng nguy hiểm.

Theo những thông tin mới nhất, hiện Trung Quốc đã cử tới 33 tàu đến vùng biển tranh chấp, trong đó có 3 tàu hải giám hiện đại nhất của nước này. Các tàu của Trung Quốc không chỉ ngăn cản ngư dân Philippines đi vào ngư trường truyền thống của họ ở gần khu vực bãi đá cạn tranh chấp, mà còn cố tình đe dọa bằng cách chiếu đèn pha cực mạnh vào các tàu cá Philippines, gây tâm lý hoảng sợ và ức chế cho các ngư dân.

Trong lúc này, các công ty lữ hành Trung Quốc tạm dừng khai thác các tour du lịch tới Philippines. Theo các cơ quan chức năng của nước này, công dân Trung Quốc không nên đến Philippines vào thời điểm hiện nay để tránh trào lưu chống Trung Quốc đang tăng mạnh.

 Hình ảnh Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông? số 2
Số du khách Trung Quốc tới Philippinesgiảm mạnh kể từ khi quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng sau vụ đối đầu ở Scarborough/Hoàng Nham hôm 8/4.

 

Trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc cũng đã ít nhất 3 lần cho triệu quan chức ngoại giao Philippines tại Bắc Kinh để phản đối việc Manila tuyên bố chủ quyền đối với Scarborough/Hoàng Nham (bất chấp thực tế là điều này đã được Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển công nhận).

Không chỉ thế, Bắc Kinh còn cảnh báo “sẽ không nương tay nếu như có thêm bất cứ sự leo thang nào từ Manila”, ám chỉ thái độ không đồng ý với việc Philippines đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa án quốc tế về Luật biển, cũng như việc nước này đang tăng cường tìm kiếm sự bảo đảm của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.

Mới đây, hôm 9/5, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc còn đăng bài xã luận kêu gọi chiến tranh với Philippines trên Biển Đông.

Dưới tiêu đề “Hòa bình là xa xỉ nếu căng thăng tiếp tục gia tăng”, bài xã luận nêu rõ: “Trung Quốc cần có hành động chiến tranh với Philippines, vì đối với Trung Quốc, đối đầu ở Hoàng Nham là vấn đề chủ quyền và đã đến lúc Philippines cần được dạy một bài học”.

Là phụ bản của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thời báo Hoàn cầu mang nặng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và thường xuyên đăng các bài xã luận mỗi khi có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

“Nếu không hành động kiên quyết, các tàu Philippines sẽ không bao giờ chấm dứt hành động gây nhiễu”, bài xã luận viết.

Cũng theo bài xã luận, “kéo dài cuộc khủng hoảng ở Hoàng Nham chỉ làm tổn thương tinh thần đoàn kết ở Trung Quốc” và rằng “cộng đồng quốc tế đừng lấy làm ngạc nhiên nếu như thế đối đầu hiện tại leo thang thành một cuộc xung đột quân sự”.

 “Phải làm cho thế giới thấy được quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc",tờ báo viết, không quên nhấn mạnh thêm rằng “chớ nên thổi phồng hậu quả của việc dùng vũ lực trong việc đáp trả hành động của Philippines”.

Trong khi đó, hãng Xinhua cũng đăng một loạt bài xã luận thể hiện lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, trong đó đáng lưu ý là các bài “Philippines gia tăng căng thẳng, người dân Trung Quốc đang cạn dần kiên nhẫn”, “Đừng bao giờ thử ý chí của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền”.

 Trang mạng của Nhân dân nhật báo đêm 9/5 cũng đăng bài “Trung Quốc không phải cây cỏ, không biết đánh trả khi bị tấn công”.

Tất cả những bài báo này đều dùng những ngôn từ rất mạnh để lên án Philippines về tình hình nóng bỏng hiện nay ở Hoàng Nham/Scarborough.
 
Tất nhiên, tác dụng thực sự của việc Trung Quốc leo thang căng thẳng cả trên mặt trận ngoại giao, tư tưởng và quân sự ở Biển Đông hiện chưa thấy đâu, nhưng một điều có thể nhận thây ngay trước mắt là các hành động này đang thổi bùng lên tâm lý giận dữ, chống đối Trung Quốc trong cả suy nghĩ và hành động của người dân Philippines.   

Tâm lý chống Trung Quốc ở Philippines

Kể từ khi xảy ra căng thẳng giữa hai nước hôm 8/4 đến nay, ở Philippines đã nổ ra không ít cuộc biểu tình tự phát nhằm phản đối các hành động “bắt nạt” của Trung Quốc. Cuộc biểu tình mới nhất xảy ra tại thủ đô Manila của Philippines ngày 11/5 với sự tham gia của hàng trăm người Philippines yêu nước.

Hình ảnh Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông? số 3 

Người biểu tình Philippnines giơ tấm biển ghi dòng chữ: “Trung Quốc hãy ra khỏi bãi cạn Scarborogh”.

 

Thậm chí, trong một số cuộc biểu tình, những người quá khích còn đốt cờ của Trung Quốc trước trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao của nước này tại Philippines.

 
 

Một số nguồn tin cho biết người dân Philippines ở nhiều nơi trên thế giới đang lên kế hoạch đồng loạt tổ chức các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại các nước.

Lo ngại tâm lý chống Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới an toàn và cuộc sống của công dân nước mình tại Philippines, ngày 10/5, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines đã hối thúc sự giúp đỡ của các cơ quan chính quyền nước sở tại.

“Chúng tôi đã đưa ra đề nghị nghiêm túc với Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan của Philipines, trong đó hối thúc những cơ quan này áp dụng các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn về người và tài sản cho công dân Trung Quốc ở Philippines”, Đại sứ quán Trung Quốc cho biết.  

Trước đó, cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc cũng đã khuyến cáo công dân của họ ở Manila không nên ra đường và tránh va chạm với người dân địa phương, phòng khi xảy ra các sự việc đáng tiếc.

"Thông tin một số tổ chức phi chính phủ Philippines có kế hoạch tổ chức biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc đã khiến người Trung Quốc ở trong và ngoài nước hết sức lo ngại. Điều này cũng đang gây ra những lo lắng đối với các công dân Trung Quốc ở Philippines vì sự an toàn của chính họ", tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc nêu rõ.

Bắc Kinh cũng cho biết “sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình, đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến sự an toàn của công dân Trung Quốc cũng như sinh viên Trung Quốc ở Philippines".

Chiến tranh – Quyết định không đơn giản

 Không khí “ngày càng nóng bức và ngột ngạt” ở Biển Đông đang khiến nhiều người cho rằng vùng biển giàu tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh cận kề.

 Suy nghĩ đó càng được củng cố khi kết quả điều tra dư luận gần đây do Trung tâm điều tra dư luận Hoàn Cầu của Trung Quốc công bố cho thấy có tới phần lớn số người được hỏi ủng hộ giải pháp dùng sức mạnh quân sự. Cụ thể, có tới 80% trả lời Trung Quốc cần phải khai chiến với Philippines ở Biển Đông.

Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, tuy quan hệ Trung – Philippines hiện nay rất căng thẳng song khả năng nổ ra chiến tranh trong tương lai gần là không lớn. Vì rằng chiến tranh sẽ đưa nước Mỹ can dự sâu hơn vào khu vực (điều Trung Quốc không bao giờ mong muốn); chiến tranh cũng sẽ khiến Trung Quốc để tuột mất tham vọng trở thành cường quốc thực sự trong tương lai không xa và cuối cùng, chiến tranh sẽ chỉ càng làm tình hình tại Biển Đông vốn đã nóng càng thêm phức tạp.

Lý do thứ nhất, Mỹ có thể sẽ can dự sâu hơn vào khu vực: Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu như Bắc Kinh chọn giải pháp khai hỏa. Sau khi công bố chiến lược tái can dự trở lại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hồi ầu năm nay, Washington đã liên tục tăng cường các hoạt động hợp tác quân sự cũng như ngoại giao với các nước trong khu vực, đặc biệt là Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Tuy không tuyên bố thẳng, song Mỹ không ít lần úp mở sẽ không bao giờ bỏ rơi các đồng minh trong hoạn nạn.

 Vì vậy, trong tuyên bố mới đây nhất hôm 10/5, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin khẳng định đã nhận được đảm bảo từ phía Mỹ trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Trung Quốc ở Biển Đông.  

 Hình ảnh Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông? số 4

(Từ trái sang) Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong cuộc họp báo sau hội đàm ở Washington hồi tuần trước.

 “Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh rằng họ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng Mỹ sẽ tôn trọng Hiệp ước phòng thủ tương trợ mà hai nước ký năm 1951”, Bộ trưởng Gazmin cho biết.

 Theo ông Gazmin, Hiệp ước phòng thủ tương trợ Mỹ - Philippines có điều khoản quy định rõ Washington sẽ hỗ trợ Manila “trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang… trên vùng lãnh hải biển đảo ở Thái Bình Dương”. Đây chính là sự bảo đảm chắc chắn cho việc Mỹ sẽ không “khoanh tay đứng nhìn” khi có đụng độ quân sự ở Biển Đông.

Tất nhiên, không ai có thể phủ nhận sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á đang gia tăng cả về mặt kinh tế, quân sự và ngoại giao. Nhưng mặt trái của tấm huy chương là, khi sức mạnh của Trung Quốc càng tăng, sự can dự của Mỹ vào khu vực càng lớn và càng trở nên quan trọng.

 Giới lãnh đạo Trung Quốc không thể không tính đến điều này.

Lý do thứ hai, chiến tranh sẽ khiến Trung Quốc rời xa hơn mục tiêu trở thành cường quốc lớn. Mặc dù Trung Quốc đang có khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ (gần 3.000 tỷ USD), song phần lớn số tiền này là tiền trái phiếu chính phủ châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc tuy tăng trưởng nhanh song lại không bền vững, phụ thuộc phần lớn vào các thị trường tiêu thụ ở phương Tây. Vì thế, khi chiến tranh xảy ra, kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do phải đối mặt với làn sóng tẩy chay của Mỹ và châu Âu.

Đó là chưa kể tới hậu quả của việc “kiếm củi 3 năm, đốt 1 giờ” nếu như Trung Quốc quyết định chi ngân sách cho cuộc chiến đã được nhìn thấy trước đã rất “hao người, tốn của”.

Lý do thứ ba không cần nói ai cũng biết là, chiến tranh chỉ càng làm tình hình Biển Đông vốn đã phức tạp càng thêm rắc rối. Hiện tại, Trung Quốc yêu sách sở hữu đối với gần 90% diện tích ở vùng biển này, trong khi thực chất chỉ kiểm soát chưa tới 10%. Điều này vốn đã và đang gây bất bình rất lớn với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc Bắc Kinh tìm cách “giễu võ, giương oai” hơn nữa tại Biển Đông sẽ chỉ càng làm gia tăng tâm lý chống Trung Quốc và không muốn Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy.

Rõ ràng hiện nay, Trung Quốc đang trong thời kỳ phát triển rất nhạy cảm, đòi hỏi hải thận trọng trong việc xử lý các vấn đề  khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc không thể để những vấn đề với các nước xung quanh làn ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển đại cục của mình, và càng không nên để những vấn đề này dẫn tới những mâu thuẫn nội bộ và bất ổn trong xã hội.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness