TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Chuyên đề Bất động sản 2015 bắt đầu cho đợt sóng lớn năm năm bền vững ?!!!

I / Kinh tế VN năm 2014:10 điểm sáng và 3 thách thức

NGUỒN LỰC CỦA BẤT ĐỘNG SẢN LÀ TỪ KINH TẾ PHÁT TRIỂN ỔN  ĐỊNH .

 

  Ảnh minh họa

Nhìn một cách tổng quan, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2014 đã đạt được 10 điểm sáng nhưng vẫn đối mặt với 3 thách thức.

Trung tâm Nghiên cứu thuộc Ngân hàng BIDV vừa công bố đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2014; đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2014 và một số đề xuất, kiến nghị giải pháp cho năm 2015. Theo đó, kinh tế Việt Nam năm 2014 đạt nhiều điểm sáng tích cực.

Tăng trưởng GDP cao hơn năm 2013: Tiếp đà tăng trưởng năm 2013, nền kinh tế Việt Nam năm 2014 đã có những chuyển biến tích cực với tăng trưởng GDP quý sau tăng hơn quý trước. GDP năm 2014 ước tăng 5,98% so với năm 2013. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, chỉ số IIP cả năm 2014 ước tăng 7,6%; cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2013.

Lạm phát 2014 thấp nhất trong vòng 10 năm: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2014 giảm 0,24% so với tháng trước khi giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm mạnh. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với năm 2013, mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Mục tiêu kiềm chế lạm phát hoàn thành tốt hơn dự kiến nhờ sự phát huy tác dụng của các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa từ đầu năm cũng như giá cả nhiên liệu thế giới (xăng, dầu) giảm mạnh trong nửa cuối năm 2014.

Cán cân thương mại thặng dư năm thứ ba liên tiếp: Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ước đạt 150 tỷ USD; tăng 13,6% so với 2013. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu năm 2014 ước đạt 148 tỷ USD; tăng 12,1% so với năm 2013, chủ yếu là tư liệu sản xuất, máy móc, phụ tùng nguyên vật liệu. Cán cân thương mại năm 2014 tiếp tục thặng dư 2 tỷ USD và là mức thặng dư cao nhất trong những năm qua.

FDI, kiều hối tăng vượt kế hoạch, cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư: Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI giải ngân năm 2014 ước đạt 12,35 tỷ USD; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, vốn đăng ký ước đạt 20,23 tỷ USD; giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014 ước đạt 5 tỷ USD; bằng 77% so với mức 6,5 tỷ USD năm 2013. Về kiều hối, lượng kiều hối vào Việt Nam 2014 ước đạt 12-13 tỷ USD; tăng 10% so với năm với 2013 và là mức kỷ lục từ trước tới nay.

Thị trường tiền tệ ổn định, tăng trưởng tín dụng khả quan: Năm 2014, NHNN đã luôn bám sát diễn biến thị trường và can thiệp khi cần thiết, nhờ đó thị trường tiền tệ được vận hành ổn định, thông suốt, thanh khoản thị trường dồi dào với xu hướng lãi suất giảm dần theo thời gian. Mặt bằng lãi suất thấp đã góp phần giảm chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Thị trường ngoại hối ổn định trong tầm kiểm soát: Thị trường ngoại hối và tỷ giá cơ bản ổn định, tỷ giá được điều hành trong giới hạn biên độ đã công bố từ đầu năm của NHNN. Tính đến cuối tháng 12/2014, NHNN mới thực hiện điều chỉnh nâng tỷ giá 1% từ mức 21.036 lên 21.246 VND/USD vào ngày 18/6/2014 để hỗ trợ xuất khẩu.

Thị trường vốn ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực: Thị trường chứng khoán năm 2014 trải qua nhiều biến động, thậm chí có một số thời điểm hoảng loạn như hồi đầu tháng 5 do “sự kiện biển Đông”. Nhưng nhìn chung, TTCK đã có 1 năm khởi sắc, chỉ số VN-Index vượt đỉnh 5 năm vào thời điểm cuối tháng 8/2014 và chứng kiến những phiên có thanh khoản lên tới 400 triệu đơn vị cổ phiếu, giá trị hơn 6.600 tỷ đồng trên cả 2 sàn.

Thị trường bất động sản tiếp tục có chuyển biến tích cực: Nhìn chung, thị trường BĐS đã có những diễn biến khả quan hơn khi giao dịch khá sôi động, đặc biệt ở các phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân đã giúp các doanh nghiệp tiếp tục giải phóng được hàng tồn kho. Theo tổng hợp của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 20/11/2014, tổng giá trị tồn kho BĐS còn khoảng 77.811 tỷ đồng; giảm 50.737 tỷ đồng (tương đương giảm 39,47%) so với quý I/2013 và giảm 16.647 tỷ đồng (giảm 17,62%) so với cuối 2013.

Khu vực doanh nghiệp tiếp tục sàng lọc theo hướng tích cực, từng bước vượt qua khó khăn của giai đoạn trước: Trong năm 2014, cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn. Có thể thấy rằng xu hướng sàng lọc tiếp tục diễn ra theo xu hướng tích cực, số lượng các DN năng lực kém tiếp tục bị đào thải, trong khi các DN thành lập mới có năng lực, quy mô tài chính tốt hơn.

Công tác xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm tiếp tục đạt được các kết quả tích cực hơn so với năm 2013: Số người có việc làm tính đến quý 4/2014 là 53,47 triệu người, tăng 678.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,08%, trong đó khu vực thành thị là 3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước; khu vực nông thôn là 1,47%, thấp hơn mức 1,54% của năm 2013.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với 3 thách thức lớn.

Thứ nhất, sức cầu yếu, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Tổng cầu trong nền kinh tế vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ước tính tăng 10,6%; thấp hơn so với năm 2013 (12,6%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ tăng 6,3% cao hơn so với mức tăng 5,5% của năm 2013.

Thứ hai, đầu tư và chi tiêu công tăng, gia tăng nợ công. Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính trước Quốc hội ngày 30/10, nợ công của Việt Nam từ mức 50% GDP năm 2011 tăng lên mức 50,8% năm 2012; 54,2% năm 2013; 60,3% năm 2014, với tốc độ tăng nợ công trung bình ở mức 20,9%. Tuy vẫn nằm trong giới hạn an toàn của Quốc hội (dưới 65% GDP), nhưng nợ công vẫn là vấn đề tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền tài chính công nói riêng và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.

Thứ ba, xử lý nợ xấu đạt kết quả nhưng c̣n nhiều khó khăn. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 3,8% và có xu hướng giảm. Tuy vậy, công tác xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều rào cản như: thị trường mua bán nợ của Việt Nam chưa phát triển, chưa có quy định về giá cả đối với việc mua, bán nợ xấu, chưa khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, VAMC chủ yếu vẫn đóng vai trò quản lý hộ nợ xấu của các TCTD…

 

 Tác động từ chính sách và những vấn đề của BĐS Việt Nam

G.S Đặng Hùng Võ

 

 

G.S -TSKH Đặng Hùng Võ

Tác động của chính sách mới lên thị trường dưới góc nhìn của G.S Đặng Hùng Võ là tích cực. Tuy nhiên, bất động sản Việt Nam sẽ vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như tồn kho, vốn trung và dài hạn...

Tóm tắt:

*Khung pháp lý về đất đai có nhiều thay đổi như mở điều kiện mua, sở hữu BĐS tại VN cho người nước ngoài, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được phân vùng, hoàn thiện hình thức giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai, bãi bỏ giao dịch qua sàn...

*Những thay đổi này sẽ hoàn thiện về mặt quản lý đất đai, thị trường BĐS và cũng sẽ có tác động tích cực lên thị trường.

* Tuy nhiên, BĐS Việt Nam mới ở giai đoạn đầu phát triển sẽ còn nhiều bất cập cần giải quyết.


Thị trường BĐS Việt Nam hiện nay có nhiều biến động sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, cũng như những thay đổi lớn về chính sách ở giai đoạn hiện nay sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến lĩnh vực này (nhà ở)? Chúng tôi xin giới thiệu những phân tích của G.S Đặng Hùng Võ, là người rất am hiểu về hệ thống phát luật đất đai Việt Nam, cũng như những tác động của chính sách mới đã đang được hoàn thiện và thay đổi rất nhiều trong giai đoạn hiện nay.

Những đặc điểm đáng chú ý của thị trường

Nhìn vào tổng nguồn cung nhà ở theo số liệu từ Bộ Xây dựng, số dự án được cấp phép là khá lớn. Cả nước có 4.015 dự án chiếm 102.228ha trong đó diện tích xây nhà ở khoảng 36.000ha, tổng mức đầu tư hơn 4,4 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhận thấy thị trường phát triển “nóng”, Việt Nam đã điều chỉnh lại nguồn cung bằng việc rà soát, dừng và tạm dừng nhiều dự án.

 

Nguồn: Bộ Xây dựng

Với mục tiêu đặt ra từ Chiến phát triển nhà ở đến 2020 đã được Chính phủ phê duyệt thì Việt Nam cần xây dựng rất nhiều nhà ở để đáp ứng nhu cầu, dự báo mỗi năm cần 100 triệu m2 sàn.

 

Nguồn: Chiến lược phát triển nhà ở

G.S Đặng Hùng Võ trích dẫn số liệu nghiên cứu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, nguồn cầu về nhà ở giai đoạn 2014-2019 sẽ tăng đáng kể, và sau 2020 tăng khá mạnh

 

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Bên cạnh đó, đặc điểm rất đáng chú ý là khả năng thanh toán của nguồn cầu nhà ở đang nằm nhiều ở nhóm có thu nhập từ 12 đến 18 triệu đồng/tháng, với tỷ lệ tích kiệm cao nhất từ khoảng 15% đến 26%.

 

 

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Theo phân tích về thu nhập, 20% số hộ tại đô thị cần có tín dụng ưu đãi mới tiếp cận được phân khúc giá rẻ, 80% có thể tiếp cận mà không cần tín dụng ưu đãi; 40% có thể tiếp cận phân khúc giá trung bình cần có tín dụng ưu đãi, 20% có thể tiếp cận mà không cần tín dụng ưu đãi; 20% có thể tiếp cận giá cao cần có tín dụng ưu đãi. Điều này cho thấy phân khúc gía rẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ cụ thể còn phục thuộc vào tâm lý người tiêu dùng.

  


Phân tích xu hướng kinh tế thế giới năm 2015

Trong hai năm tới, kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn và các nhân tố khó lường, để giảm thiểu rủi ro, đối phó với thách thức nhằm duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính trong thời gian dài, các nước cần phải tăng cường phối hợp chính sách quốc tế.

  

Báo cáo “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2015” do Liên hợp quốc công bố ngày 10/12/2014 dự đoán kinh tế thế giới năm 2015 và năm 2016 sẽ lần lượt tăng trưởng 3,1% và 3,3%, sau khi tính toán tăng khoảng 2,6% vào năm 2014. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hai năm tới là 7% và 6,8%. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn sẽ là lực thúc đẩy quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Kinh tế của các nước phát triển sẽ tiếp tục thể hiện sự khác biệt: Kinh tế Mỹ năm 2015 và năm 2016 sẽ lần lượt tăng trưởng 2,8% và 3,1%. Triển vọng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) không thật lạc quan, nhiều nước Eurozone đang lơ lửng bên bờ suy thoái, động lực đối với Nhật Bản do chính sách nới lỏng tiền tệ của “Học thuyết kinh tế Abenomics” mang lại đang dần biến mất.

Báo cáo cho rằng tình hình kinh tế của các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi đã có những thay đổi rõ rệt trong năm 2014: Kinh tế của khu vực Mỹ Latinh, Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập giảm tốc nhanh; tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á, trong đó có Trung Quốc có phần chậm lại, kinh tế khu vực Nam Á với đại diện là Ấn Độ xuất hiện xu thế tăng lên; kinh tế khu vực châu Phi về tổng thể sẽ duy trì động lực tăng trưởng, lần lượt đạt 4,6% và 4,9% vào năm 2015 và năm 2016. Đông Á vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, kinh tế khu vực này sẽ duy trì xu thế tiêu dùng mạnh trong cư dân, xuất khẩu cũng sẽ có phần cải thiện. Dự báo năm 2015 và năm 2016, kinh tế khu vực Đông Á tăng trưởng ở mức 6%.

Kinh tế châu Á

Năm 2015 khu vực châu Á sẽ chịu ảnh hưởng toàn diện của cục diện kinh tế thế giới. Mức tăng trưởng GDP cả năm của khu vực này là 6,2%, cao hơn một chút so với 6% của năm 2014. Điều tưởng khiến thương mại châu Á được lợi là kinh tế Mỹ (GDP dự tính tăng trưởng 3,5%), nhưng Liên minh châu Âu (EU) tăng trưởng yếu ớt (0,8%) cũng như xu thế tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại (7%) có thể làm triệt tiêu hầu hết các lợi ích. Năm 2015 nhiều nước sẽ có biểu hiện tốt lên, Ấn Độ và Indonesia có hy vọng gặt hái được một số lợi ích từ biện pháp cải cách tài chính, tiền tệ và cấu trúc mạnh mẽ được thực thi trong mấy năm gần đây cũng như lòng tin của nhà đầu tư đối với chính phủ mới. Thái Lan sẽ tìm cách quay lại dân chủ, trước đó thì chính quyền quân sự sẽ nỗ lực thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng. Trung Quốc sẽ đứng trước một số nhiệm vụ chủ yếu bao gồm cải thiện việc quản lý các công ty, đối phó với sự sụp đổ của thị trường bất động sản và các ảnh hưởng liên quan, nâng cao mức độ an sinh xã hội để ủng hộ tiêu dùng, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thị trường tài chính…

Hội nghị kinh tế trung ương Trung Quốc tổ chức tháng 11/2014 đã tiến hành tổng kết công tác kinh tế của Trung Quốc năm 2014 và đưa ra bố trí công tác cho năm 2015. Giới bên ngoài dự đoán mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2015 sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 7%. Từ tình hình Hội nghị công tác kinh tế trung ương lần này cho thấy khả năng này rất lớn. Năm 2015 có lẽ sẽ không duy trì mục tiêu tăng trưởng như mong đợi 7,5%. Đối với một Trung Quốc đã duy trì mức tăng trưởng cao trong nhiều năm thì đây là mức thấp nhất kể từ năm 1990 tới nay. Tăng trưởng chậm lại phù hợp với chiến lược của Chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh đang tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ đầu tư sang lấy tiêu dùng làm chủ đạo. Nhà kinh tế trưởng của ngân hàng DZ (Đức) Stefan Bielmeier cho rằng Trung Quốc vẫn cần hai đến ba năm nữa, nhưng ông tin chắc Trung Quốc chuyển đổi mô hình thành công. Theo chuyên gia kinh tế này, ưu thế lớn nhất của Trung Quốc là nguồn dự trữ ngoại tệ của nước này: “Đây là một nhân tố ổn định rất mạnh mẽ, nếu ngân hàng nào đó có vấn đề, Trung Quốc có đủ nguồn tài chính để can thiệp, vì vậy vấn đề có thể được giải quyết kịp thời, không đến mức đe dọa toàn bộ nền kinh tế.”

Đồng thời với việc các cơ cấu quốc tế phổ biến hạ dự báo tăng trưởng đối với châu Âu và Trung Quốc, Ấn Độ là một trong số ít nước được nâng dự báo tăng trưởng. Gần đây, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã công bố báo cáo triển vọng kinh tế thế giới, dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm 2015 lên đến 6,6%. Nhà phân tích Roland Doehrn của Viện nghiên cứu kinh tế (RWI) Đức tỏ thái độ hoài nghi đối với điều này: “Chúng ta không biết dự đoán lạc quan như vậy có bao nhiêu phần là sự kỳ vọng đối với chính phủ mới. Chúng ta đều biết rằng Ấn Độ nằm trong danh sách các nước cần cải cách thể chế kinh tế.” Tập đoàn Credit Suisse Group AG gần đây dự báo tốc độ tăng trưởng GDP tính bằng USD của Ấn Độ năm 2015 sẽ nhanh nhất toàn cầu, Báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (Hong Kong) cho biết dưới sự lãnh đạo của Modi, Ấn Độ có khả năng trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trước năm 2014, chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc. Nếu Modi muốn chứng kiến Ấn Độ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, ông chỉ cần lời nói đi đôi với hành động. Chính phủ Ấn Độ cần cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Được biết Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp kinh tế mạnh mẽ, bao gồm: xây dựng mới hệ thống giao thông mang tầm cỡ thế giới, tổ chức lại ngành điện lực, cải thiện hệ thống Internet, giao đất xây dựng nhà máy, cải cách các luật liên quan đến thu thuế cũng như cải cách luật lao động, làm cho nó phù hợp với sự phát triển của các ngành nghề.

Trong thời gian tới, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn sẽ là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Hiện nay các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ đang đứng trước một số bối cảnh đòi hỏi chuyển đổi và nâng cấp. Sự điều chỉnh kinh tế này không những có thể học tập các nước phát triển mà c̣n có thể học hỏi lẫn nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ các nước phát triển đã làm ảnh hưởng tới kinh tế thế giới, điều này đã chứng tỏ rõ các nền kinh tế phát triển không phải là đáng tin cậy, có trách nhiệm, các nền kinh tế mới nổi càng cần tập trung phát triển đất nước, để phát triển được xây dựng vững chắc trên cơ sở tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và tiêu dùng trong nước.

Sáng kiến “một vành đai một con đường” do Trung Quốc đưa ra chính là một cơ hội và sân chơi tích cực để các nền kinh tế mới nổi tự phát triển. Đầu tư quy mô lớn cho cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng lưới kết nối cũng như sự trao đổi hàng hóa, nhân viên và văn hóa theo đó không những sẽ mang lại động lực phát triển cho các nền kinh tế mới nổi mà còn truyền sức sống liên tục cho sự phát triển kinh tế thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ đều là các nước lớn về dân số, vì vậy chỉ cần kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ có thể duy trì tăng trưởng thì nhất định sẽ có những đóng góp lớn cho kinh tế thế giới. Đặc biệt điều cần chỉ ra là tính bổ sung lẫn nhau về kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ vô cùng mạnh mẽ, có khuôn khổ rộng lớn để hợp tác cùng thắng lợi. Ngành chế tạo của Trung Quốc phát triển, ngoài ra nước này còn có ưu thế tương đối về các mặt tiền vốn, thiết bị và kỹ thuật, trong khi đó Ấn Độ có ưu thế tương đối về ngành công nghệ thông tin và dịch vụ nhưng cơ sở hạ tầng lại tương đối lạc hậu và thiếu tiền vốn. Do đó, trong tình hình quan hệ chính trị Trung-Ấn ổn định, quan hệ hai nước sẽ phát triển cùng có lợi cùng thắng.

Một nền kinh tế quan trọng khác là Nhật Bản, công cuộc cải cách kinh tế-tài chính của Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ nhưng cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi. Là một trong số ít nền kinh tế phát triển ở châu Á, hàng thập kỷ giảm phát của Nhật Bản đã gây ra vết thương trầm trọng và khó chữa, “học thuyết kinh tế Abenomics” xuất hiện đã tạo sự kích thích mạnh mẽ cho thị trường ốm yếu. Phục hồi trong ngắn hạn trên ý nghĩa lớn là sản phẩm của sự kích thích trong thời gian ngắn, nhưng OECD có trụ sở ở Paris từng đưa ra dự đoán hồi đầu năm 2014 khi tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đạt 1,5%, xu thế tăng trưởng kinh tế hứa hẹn được duy trì. Trong “học thuyết kinh tế Abenomics”, rốt cuộc mũi tên nào trong chính sách tiền tệ hết sức lỏng lẻo, chính sách tài chính linh hoạt và khuyến khích đầu tư tư nhân có thể phá vỡ hoàn toàn tình hình kinh tế suy tàn trong nhiều năm qua, lại quyết định một hướng đi khác của kinh tế châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á có mức độ liên quan tương đối cao về kinh tế với Nhật Bản.

Kinh tế châu Âu

Triển vọng kinh tế Eurozone không thật lạc quan, nhiều nước thuộc khu vực này đang lơ lửng bên bờ phá sản. Nhà kinh tế trưởng của ngân hàng DZ (Đức) Stefan Bielmeier cho biết: “Chúng tôi dự đoán tăng trưởng kinh tế của Eurozone năm 2015 là 0,8%.” Dưới sự can thiệp của Ngân hàng trung ương châu Âu, cuộc khủng hoảng của Eurozone đã được kiểm soát, nền kinh tế của các nước gặp khủng hoảng cũng bắt đầu có biến chuyển tốt, hiện nay điều khiến mọi người lo ngại là nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của liên minh tiền tệ - Pháp và Italy.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin DW (Đức), nhà phân tích Roland Doehrn của Viện nghiên cứu kinh tế (RWI) cho biết: “Kinh tế Italy vẫn đang suy thoái, nguyên nhân là do hơn thập kỷ qua chính phủ các khóa của Rome đều không có dũng khí cải cách thể chế.” Tình hình của Pháp cũng tương tự, khi có vấn đề nhà nước liền bỏ tiền ra giải quyết. Nhưng hiện nay nguồn tài chính của đất nước đã rất hạn chế.

Tình hình không sáng sủa của các đối tác Eurozone cũng ảnh hưởng tới kinh tế Đức. Ngân hàng liên bang đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Đức năm 2015 xuống 1%. Các chuyên gia kinh tế thiếu niềm tin đối với Đức cũng có nguyên nhân xuất phát từ chính nước Đức. Giáo sư Roland Doehrn chỉ trích Chính quyền Berlin tự mãn, cho rằng đã đến lúc tận hưởng thành quả. Đặc biệt là gói hưu trí mà chính phủ đại liên minh ban hành đã hạ một phần tuổi nghỉ hưu từ 67 tuổi xuống 63 tuổi, đây là sự quay ngược thời gian, doanh nghiệp và người lao động hiện tại là những người phải gánh chịu chi phí, điều này đã làm gia tăng gánh nặng cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng.

Nói cách khác, chính sách phúc lợi này sẽ không mang lại động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một nhân tố khác gây trở ngại cho kinh tế tăng trưởng là sự chuyển đổi năng lượng. Chính sách mà Chính phủ Đức ban hành năm 2011 làm cho giá điện của Đức cao hơn hẳn mức bình quân của EU. Trả lời hãng tin DW, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng DZ Stefan Bielmeier cho biết: “Chuyển đổi năng lượng là mục tiêu đáng để theo đuổi song cũng phải trả giá rất cao. Nó làm cho các doanh nghiệp Đức ở vào vị trí bất lợi trong cạnh tranh quốc tế.” Nhân tố năng lượng là vật cản trong quá trình phát triển kinh tế Đức, nhưng lại làm cho kinh tế Mỹ trở nên hùng mạnh hơn. Cuộc cách mạng khí đá phiến đã hạ thấp giá năng lượng, thúc đẩy tiến trình tái công nghiệp hóa ở Mỹ. Stefan Bielmeier cho biết: “Rất nhiều doanh nghiệp rút khỏi châu Á, trở lại sản xuất ở Mỹ vì giá năng lượng đã giúp nâng cao sức cạnh tranh của Mỹ.” Ngân hàng DZ dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2015.

Mỹ

Công ty quản lý quỹ đầu tư đa quốc gia BlackRock gần đây đã công bố báo cáo triển vọng đầu tư năm 2015, cho biết Mỹ có khả năng tăng trưởng mạnh trong năm 2015 cũng như thị trường lao động có sự cải thiện, điều này có khả năng làm cho Mỹ vượt trội trong các nền kinh tế chủ yếu trên thế giới. Năm 2015 Mỹ có khả năng chuyển hướng thắt chặt tài chính, “tăng trưởng kinh tế sẽ đi lên, chúng tôi cho rằng FED sẽ tăng lãi suất vào năm 2015, đường cong lãi suất có xu hướng đi ngang.” Báo cáo cho biết sự cải thiện của kinh tế Mỹ sẽ hình thành sự khác biệt với các thị trường tài chính cũng như các nền kinh tế chủ yếu khác trên thế giới. Đầu tháng 12/2014, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde từng dự đoán kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2015; còn ngân hàng Morgan Stanley trong báo cáo công bố ngày 10/12/2014 dự báo năm 2015 sẽ là năm chi tiêu hộ gia đình tăng mạnh nhất trên toàn nước Mỹ kể từ năm 2006 tới nay, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân nửa cuối năm 2014 và cả năm 2015 của Mỹ sẽ nâng lên 2,75%. Chuyên gia kinh tế dự đoán vào thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ giảm xuống 5,3%. FED sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào giữa năm 2015. Tỷ lệ thất nghiệp mới nhất của Mỹ là 5,8%.

IMF dự đoán năm 2015, tỷ lệ lạm phát của Mỹ là 2,1%. Mặc dù có phần cao hơn so với mục tiêu chính sách 2% của FED nhưng con số dự báo này là dựa trên giá dầu được định giá cao, do đó sức ép lạm phát của Mỹ có khả năng sẽ thấp hơn mong đợi; dự đoán tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ năm 2015 là 5,9%, mặc dù vẫn cao hơn mức trước khi xảy ra khủng hoảng nhưng đã có sự cải thiện rõ rệt so với mức bình quân 7,91% trong thời kỳ khủng hoảng; năm 2015, dự đoán GDP trên danh nghĩa của Mỹ chiếm 16,16% của thế giới, mặc dù số trị tuyệt đối đã sụt giảm so với năm 2014 nhưng biên độ giảm 0,11 điểm phần trăm đã tạo mức thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay, trên một mức độ nhất định cho thấy tác động cận biên của cuộc khủng hoảng đối với địa vị bá quyền của kinh tế Mỹ đã giảm nhiều.

Các số liệu cho thấy năm 2015 kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm năng suất lao động tăng chậm, tỷ lệ dự trữ tăng nhẹ, số nhân tiền tệ giảm sút… Tuy nhiên, theo tác giả bài viết, nhân tố có thể tạo ra mối đe dọa thực sự đối với triển vọng kinh tế Mỹ hai lần dẫn đầu thế giới là chính trị và chính sách chứ không phải bản thân nền kinh tế thực. Năm 2015, nhiệm kỳ của Obama cũng sắp kết thúc, tỷ lệ ủng hộ của dân chúng giảm sút có khả năng dẫn tới một loạt chiến lược cấp tiến, và Mỹ sẽ trở nên ngày càng bị động trong cuộc đọ sức địa chính trị trên toàn cầu, điều này sẽ mang đến nhiều rủi ro chính trị; ngoài ra, FED dưới sự lãnh đạo của Janet Yellen có phong cách thất thường rất có khả năng vô tình trở thành nguồn gốc không chắc chắn nhất cho sự phục hồi, ổn định của kinh tế Mỹ.

Các thị trường mới nổi khác

Tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém của Brazil đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế và tình hình nợ công bế tắc khiến Argentina cũng gặp nhiều khó khăn. Roland Doehrn cho biết: “Vấn đề lớn nhất của Mỹ Latinh là: kinh tế nhiều nước khu vực này quá lệ thuộc vào giá của nguyên vật liệu.” Do giá nguyên liệu hiện vẫn có khả năng xuống thấp, vì vậy năm 2015 Mỹ Latinh vẫn sẽ là một châu lục khiến người ta thất vọng. Nếu giá dầu dừng ở mức 70 USD/thùng thậm chí thấp hơn thì Venezuela sẽ đứng trước nguy cơ phá sản, nguyên nhân là do dự toán ngân sách của nước này lấy tiền đề là 100 USD/thùng dầu. Giá dầu liên tục sụt giảm cũng sẽ làm cho Nigeria và Nga ngày càng gặp khó khăn. Stefan Bielmeier cho biết hiện nay kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái, năm 2015 khó tránh khỏi đà tiếp tục suy thoái. Đối với các nước nhập khẩu dầu thô, giá dầu sụt giảm chẳng khác gì việc kế hoạch kích thích kinh tế không mất phí. Chuyên gia kinh tế Roland Doehrn cho rằng: “Giá dầu thô sụt giảm trên thực tế là sự tái phân phối thu nhập trên toàn cầu. Đối với Đức, điều này tương đương với việc nâng cao thu nhập thực tế.” Trong hai năm tới, kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn và các nhân tố khó lường, để giảm thiểu rủi ro, đối phó với thách thức nhằm duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính trong thời gian dài, các nước phải tăng cường phối hợp chính sách quốc tế./.

Theo “Bwchinese”

 

 

 Tác động tích cực lên thị trường BĐS

Ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường BĐS là 4 văn bản pháp luật mới được thông qua đó là Luật Đất đai sửa đổi 2013, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và Khung giá đất.

*Những tác động của Luật Đất đai 2013

Quan trọng nhất mà Luật này đem lại đó là việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã chuyển một phần sang quy hoạch vùng, còn cấp xã đã chuyển toàn bộ. Điều này có nghĩa là địa điểm đầu tư đã được xác định cụ thể trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hy vọng làm giảm phí “bôi trơn”.

Nhà nước quyết định giá đất cụ thể cho các dự án đầu tư. Điều này sẽ làm giá đất có cơ hội khách quan hơn và công khai hơn.

Không phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, liên doanh, cổ phần trong khả năng tiếp cận đất đai, nhà đầu tư nước ngoài cũng được giao đất có thu tiền. Điều này làm môi trường kinh doanh BĐS sẽ bình đẳng hơn.

Dự án “treo” được giải quyết theo một quy trình mới. Dự án “treo” được gia hạn 24 tháng, nếu vẫn “treo” Nhà nước sẽ thu hồi mà không bồi thường. Điều này vừa tốt cho thị trường nhằm thúc đẩy hiệu quả sử dụng đất cao hơn, nhưng ngược lại làm “khó” chủ đầu tư.

Nguồn cung nhà ở xã hội không chỉ từ các dự án nhà ở xã hội mà từ cả hoạt động phát triển nhà ở xã hội của hộ gia đình, cá nhân. Làm tăng cung nhà ở giá rẻ.

*Luật Kinh doanh BĐS

Vấn đề quan trọng nhất đó là hình thức giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai đã được hoàn thiện, quy định rõ trình tự, thủ tục chuyển nhượng, bảo lãnh ngân hàng; mức nộp tiền dưới 70% khi chưa nhận nhà.Điều này có tác động để giải quyết vấn đề vốn trong phát triển nhà ở nhưng thường kèm theo các rủi ro.

Quy định chủ đầu tư phải làm “sổ” đỏ cho người mua nhà trong 30 ngày kể từ khi bàn giao nhà. Điều này củng cố niềm tin cho thị trường.

Mở rộng người nước ngoài, Việt kiều mua nhà. Điều này sẽ tạo niềm tin cho người nước ngoài và tạo điều kiện phát triển phân khúc BĐS nhà ở cao cấp tại Việt Nam.

Mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài. Sẽ tạo tính công bằng giữa các loại hình tổ chức kinh tế trong hoạt động kinh doanh BĐS.

Bãi bỏ việc mua, bán, cho thuê BĐS phải qua sàn giao dịch. Điều này tạo môi trường kinh doanh BĐS mang tính thị trường hơn và hoạt động môi giới, sàn giao dịch BĐS chuyên nghiệp hơn.

*Khung giá đất không tác động đến thị trường BĐS

Khung giá đất của Chính phủ và Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh bị thu hẹp phạm vi áp dụng, chỉ để tính thuế và phí, xử lý vi phạm hành chính, tính bồi thường khi làm thất thoát quỹ đất của Nhà nước, thu nghĩa vụ tài chính khi giao đất ở hoặc công nhận quyền sử dụng đất ở tại nông thôn và cho các đối tượng thuộc diện chính sách.

Việc nâng giá trần trong Khung giá đất và Bảng giá đất lên gấp đôi là phù hợp pháp luật và không có tác động tới thị trường BĐS.

Với phân tích từ những khía cạnh trên, G.S Đặng Hùng Võ kết luận: “Những thay đổi này có tác động tích cực lên thị trường BĐS, có tác động làm tăng cung cho nhà giá rẻ, nhà chung cư, và phát triển loại hình giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai.

Tồn kho khó giải quyết, bài toán vốn trung và dài hạn

Mặc dù, những thay đổi của chính sách được dự báo sẽ tác động tích nhưng BĐS Việt Nam dưới góc nhìn của G.S Đặng Hùng Võ vẫn còn nhiều việc phải làm, nhiều vấn đế cần giải quyết. Đó là:

Bài toán vốn trung hạn và dài hạn cho thị trường BĐS vẫn được đặt ra như một vấn đề trọng yếu. Do đó, cần tiếp tục có giải pháp vốn trên cơ sở cho phép nhà đầu tư được thế chấp bằng BĐS tại các ngân hàng nước ngoài để vay vốn đầu tư trung hạn và dài hạn.

Phân khúc nhà ở chung cư đã có khung pháp luật đầy đủ hơn.

Phân khúc chung cư có điều kiện phát triển mạnh. Trước mắt, có rất nhiều thuận lợi cho phát triển nhà chung cư, nhưng khoảng 50 - 70 năm nữa, Nhà nước sẽ phải đối mặt với những bức xúc về cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ. Kho BĐS tồn đọng là một thực tế nhưng sẽ khó giải quyết do những BĐS này ở những nơi không bảo đảm điều kiện để ở.

G.S –TSKH Đặng Hùng Võ

Theo Trí thức trẻ

III/ CÁC CHỈ DẤU CỦA THỊ TRƯỜNG : NỒI CƠM  ĐANG SÔI TĂM

 

Bất động sản TP. HCM: Ba ấn tượng nửa đầu năm

(ĐTCK) Thị trường bất động sản TP. HCM hai quý đầu năm đã khép lại với kết quả ghi nhận càng về sau, tín hiệu lạc quan càng thể hiện rõ nét trên nhiều phương diện. Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi cùng với nhiều chính sách tích cực mới được áp dụng, theo phân tích của giới chuyên môn, khả năng thị trường tiếp tục tốt hơn trong thời gian tới.

Ấn tượng thanh khoản thị trường căn hộ

Báo cáo mới đây nhất của Công ty CBRE về thị trường bất động sản TP. HCM trong quý II/2014 cho thấy, so với quý I, thị trường căn hộ ghi nhận tiếp tục được cải thiện khá mạnh về tính thanh khoản. Theo đó, trong quý II, thị trường ghi nhận 11 dự án bất động sản thuộc ba phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân được chào bán với tổng số 3.210 căn hộ, tăng 70,1% so với quý trước và 140,7% so với cùng kỳ năm trước.

Điểm đáng chú ý nhất của thị trường trong quý II là tính thanh khoản có sự cải thiện lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, giao dịch trong quý II/2014 tăng khoảng 10,6% so với quý trước và 99,2% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong đó doanh số của phân khúc trung cấp tăng ngoài dự đoán ở mức 90,4% so với quý trước và 214% so với cùng kỳ năm trước, vì mức giá chào bán thấp hơn ở các dự án mới chào bán và chiến lược bán hàng tích cực ở các dự án hiện hữu. Mặc dù thanh khoản tăng mạnh, tuy nhiên, giá bán lại giảm nhẹ so với trước. Phần lớn mức giá của các dự án bình dân chào bán mới dưới 15 triệu đồng/m2, đây là mức giá có thể vay từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.

“Ngoài sự thay đổi ở trên, một sự khác biệt nữa của thị trường căn hộ gần đây là sự thay đổi về thiết kế. Nếu như trước năm 2012, các dự án chào bán có diện tích phổ biến của căn hộ hai phòng ngủ trong phân khúc cao cấp là 100 - 120 m2, thì hiện nay chỉ còn 80 - 87 m2, tính ra kích thước căn hộ giảm khoảng 10 - 15 m2 đối với cùng một loại căn hộ, nhằm hướng đến người mua có ngân sách hạn chế”, bà Dương Thùy Dung, Phó giám đốc kiêm Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường CBRE nhận định và cho biết, không như trước đây, hiện nay, các chủ đầu tư, đặc biệt là chủ đầu tư chưa có nhiều dự án đã phát triển trên thị trường, chỉ chào bán dự án sau khi đã xây xong một số tầng, thay vì chỉ sau khi hoàn thành phần móng trước đó. Đây chính là giai đoạn các chủ đầu tư đang chứng minh năng lực của mình để lấy lại niềm tin của khách hàng.

 

Nửa đầu năm nay, thị trường bất động sản TP. HCM có dấu hiệu tích cực trên nhiều phân khúc

Ổn định thị trường văn phòng, bán lẻ

Bên cạnh phân khúc thị trường căn hộ, theo khảo sát từ các đơn vị nghiên cứu, thị trường văn phòng cho thuê và bán lẻ tại TP. HCM trong quý II/2014 tiếp tục chứng kiến xu hướng cải thiện hơn. Với thị trường văn phòng cho thuê, so sánh với quý II/2013, giá thuê trung bình phân khúc hạng A và hạng B tăng lần lượt 7,7% và 5,5%. Tỷ lệ trống ở phân khúc hạng A và hạng B tính đến cuối quý II/2014 đã giảm đáng kể.

“Trong quý II ghi nhận diện tích thực thuê mới thấp hơn so với cả quý trước và cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhu cầu trên thị trường đang giảm xuống, mà nguyên nhân chính đến từ phía nguồn cung. Do các lựa chọn sàn văn phòng trống có thể cho thuê đang ngày càng giới hạn, khách thuê rất khó có thể tìm được mặt sàn thuê phù hợp với nhu cầu thuê của mình”, bà Dung cho biết.

Điểm mới nhất của thị trường văn phòng cho thuê gần đây là sự đổi mới trong gói chào thuê cho khách hàng. Thay vì cho thuê ngắn hạn, nhiều dự án như Sài Gòn Airport Plaza, SSG Tower hay hạng mục văn phòng cho thuê của Dự án Prince Residences của Novaland đang đưa ra hình thức cho thuê lên đến 50 năm, khách thuê có quyền cho thuê lại mặt sàn đã thuê. Đây có thể được xem là một hướng tiếp cận, tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng trên thị trường. Tuy nhiên, hình thức cho thuê này đòi hỏi chủ nhà phải thật cẩn trọng trong chiến lược tìm kiếm khách thuê dài hạn, nếu không có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ chính các khách thuê dài hạn ngay trong dự án của mình. Dự kiến, đến cuối năm 2015, thị trường dự kiến sẽ có thêm hơn 200.000 m2 sàn văn phòng hạng A và B. Một phần đáng kể trong nguồn cung tương lai này sẽ dành cho chủ đầu tư sử dụng. Thị trường do đó sẽ không phải chịu nhiều áp lực từ việc tăng cung sắp tới và chủ nhà có khả năng giữ vững vị thế của mình.

Với thị trường bán lẻ, trong quý II/2014, nguồn cung không có thay đổi, tỷ lệ lấp đầy trung bình vẫn duy trì ở mức 88% trong 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên, phân khúc thị trường này hứa hẹn sẽ tốt hơn với kế hoạch của một số nhà bán lẻ tích cực củng cố thương hiệu và mở rộng tại Việt Nam, đặc biệt là tại TP. HCM. Các thương hiệu bán lẻ như McDonald’s và Starbucks cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng thị trường trong thời gian tới, trong đó Café Bene, một thương hiệu cà phê từ Hàn Quốc, dự kiến sẽ mở cửa hàng đầu tiên ở TP. HCM trong quý III/2014. Tương tự, Baskin Robbins, một thương hiệu bán lẻ thuộc Tập đoàn Central đến từ Thái Lan, sau khi khai trương trung tâm đầu tiên tại Hà Nội, hiện đang chuẩn bị mở trung tâm thứ hai tại TP. HCM.

Vốn ngoại vẫn không ngừng vào bất động sản

Theo khảo sát của CBRE, trong 6 tháng đầu năm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản đạt 692 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, thị trường bất động sản Việt Nam đang có sức hút khá lớn với các nhà đầu tư nước ngoài. Hàng loạt dự án có vốn đầu tư trung bình và lớn đã được các nhà đầu tư nước ngoài công bố triển khai như: khu chung cư phường 22, quận Bình Thạnh (TP. HCM) của Công ty Sun Wah Vietnam Real Estate Limited (Hồng Kông, Trung Quốc) tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD. Một nhà đầu tư Israel là Igal Ahouvi cũng tham gia thị trường bất động sản Việt Nam bằng việc mua lại dự án Khu du lịch Bãi Rồng tại Cam Ranh (Khánh Hòa) với chi phí 300 triệu USD để phát triển dưới thương hiệu mới là Alma Resort. Rồi Công ty State Development - Moscow cũng vừa động thổ xây dựng Khu nghỉ dưỡng Cam Ranh Flowers Resort, với tổng vốn đầu tư 1.890 tỷ đồng…

“Đây là giai đoạn chúng tôi tiếp xúc và chứng kiến các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến bất động sản Việt Nam nhiều nhất trong 5 năm qua. Dù đến nay vẫn chưa mang lại kết quả nhiều, nhưng điều này cho thấy, bất động sản Việt Nam vẫn luôn được quan tâm trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Marc Townsend nói.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore mới đây, ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam đang ở điểm đáy của chu kỳ bất động sản, trong khi nhiều thị trường khác ở châu Á lại nằm ở đỉnh của chu kỳ và có thể suy giảm trong vài năm tới. Do đó, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, bởi họ muốn tận dụng sự hồi phục của thị trường này, trong khi những thị trường khác bắt đầu có dấu hiệu nguội dần.

“Các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm vào phân khúc đầu tư là các tòa nhà văn phòng đang hoạt động với dòng tiền ổn định tại các đô thị lớn của Việt Nam”, ông Neil MacGregor nhận định.

Theo Tăng Triển
Báo Đầu tư Bất động sảN

  

Đầu 2015, bất động sản sôi động bung hàng

Năm 2014, thị trường Hà Nội ghi nhận khoảng 16.200 căn hộ được bán ra. Đầu 2015, thị trường tiếp tục đón nhận hàng nghìn căn từ những dự án mới.

Đã có thêm hàng chục dự án căn hộ được chào bán trên thị trường, nguồn cung mới trên thị trường thứ cấp Hà Nội thống kê sơ bộ hiện vào khoảng trên 3300 căn. Thị trường đã bắt đầu xuất hiện nhiều dự án tái khởi động và chào bán sản phẩm ra thị trường.

Đáng chú ý là hầu hết xuất phát từ khu vực phía Tây, nơi có quỹ đất lớn, được quy hoạch hạ tầng đồng bộ có số lượng dự án chào bán trong năm 2014 và đầu 2015 lớn nhất thị trường. Thống kê của CBRE cho thấy năm 2014 khu phía Tây có khoảng 7.000 căn được chào bán, gần bằng một nửa tổng số căn hộ của thị trường được bán ra.

Hợp tác chiến lược lên ngôi

Quan sát trên thị trường dễ nhận thấy, để đảm bảo tiến độ của dự án, lấy lại được niềm tin của người mua nhà, các dự án mới ra mắt thị trường đều công bố hợp tác chiến lược giữa chủ đầu tư và nhiều đối tác gồm nhà thầu, nhà băng và nhà phân phối.

 

Một dự án quy mô lớn tại cửa ngõ phía Tây Thủ đô là Sun Square (số 21 Lê Đức Thọ) gồm 5 tòa nhà  gồm có 2 tòa văn phòng 17 tầng, 1 văn phòng kết hợp căn hộ cho thuê 21 tầng bên cạnh 2 tòa tháp chung cư cao cấp 30 tầng cũng vừa ra mắt. Cũng giống với nhiều dự án khác Sun Square đã ký hợp tác chiến lược với Sàn BĐS Atlantic Việt Nam là đơn vị phân phối độc quyền cùng với Sông Đà 1 là nhà thầu thi công và HDbank là đối tác cung cấp nguồn vốn.

Theo đại diện chủ đầu tư, với sự hợp tác chặt chẽ này chủ đầu tư cam kết sẽ giao nhà vào quý 3 năm 2016. Hiện công trình đang được xây thô đến tầng 9. Dự án này được chủ đầu tư phát triển theo mô hình căn hộ cao cấp, với đầy đủ các tiện ích như bể bơi, khu dịch vụ, thể thao, gym,…

Một dự án khác cũng vừa có động thái ký kết hợp tác chiến lược. Dự án được hợp tác giữa CEN Invest, Nam Cường và STDA nhằm phát triển 3 tòa chung cư mới tại KĐT mới Dương Nội với tổng mức đầu tư 1000 tỷ, tổng số căn hộ 630 căn. Theo ông Phạm Thanh Hưng, Chủ tịch CEN Invest thì việc hợp tác chiến lược giữa chủ đầu tư và các đối tác luôn ở mức cao nhất. Do đó, vấn đề rủi ro cho dự án là không có, bởi tài chính được thu xếp, tiến độ được đảm bảo.

Trước đó, thị trường cũng đã ghi nhận nhiều thương vụ hợp tác chiến lược diễn ra như Việt Hân với TNR Holdings Việt Nam, Coteccons và Maritime Bank phát triển dự án Goldmark City; Creed Group của Nhật Bản với Năm Bảy Bảy, Hoàng Quân với Tập đoàn LG, Indochina Land với Nam Long…

Rầm rộ bung hàng

Cùng với sự hợp tác chiến lược giữa các bên, các sản phẩm ở những dự án này cùng với nhiều dự án được công bố chào bán, số lượng nguồn cung căn hộ mới đang tăng cao.

Tại thị trường Hà Nội, nhiều dự án có số lượng căn hộ lớn đang chào bán như Home City 1222 căn, Goldmark City 5000 căn, 3 tòa chung cư mới Dương Nội 630 căn,…

Nguồn cung tiếp tục được tăng lên khi nhiều dự án căn hộ vừa được công bố bán. Đơn cửa như Sàn Atlantic sẽ mở bán Sun Square vào 25/1 tới; Dự án 283 Khương Trung do Phú Quý Land phân phối tòa B với mức giá từ 22,5 triệu/m2, diện tích 50m2 đến 92m2. Hiện dự án đã xây dựng xong móng và dự kiến sẽ bàn giao nhà cho khách hàng vào quý 2/2016 (sau 18 tháng thi công).

Dự án Diamond Blue nằm tại 69 Triều Khúc, Thanh Xuân với 120 căn hộ cũng vừa được Tâm Việt công bố bán với giá từ 18,5 triệu đồng/m2, các căn hộ có diện tích khoảng 72m2 đến 107m2; Golden An Khánh gồm 3 khối nhà cao tầng: 2 tòa nhà cao 18 tầng, 1 tòa nhà cao 40 tầng với 864 căn hộ cũng vừa được chào bán ra thị trường từ 780 triệu đồng/căn;

STDA cũng vừa cho biết sẽ chính thức mở bán Dự án Helios Tower tại số 75 Tam Trinh vào 11/1/2015 tới. Tổng số căn hộ dự án này khoảng trên 700 căn, tuy nhiên, trước đó STDA và G5 cũng đã phân phối ra thị trường khoảng 30% số lượng căn hộ dự án này.

Hàng loạt dự án căn hộ ở những thị trường khác cũng đang rầm rộ được tung ra thị trường. Trong đó đáng chú ý là dự án Docklands Sài Gòn quận 7 gồm 356 căn hộ với 2 tòa nhà cao 22 tầng, diện tích từ 70,5 - 123,07m2; Dự án Sunrise Apartment tại Quảng Ninh,…

  

CBRE Việt Nam: Lượng giao dịch căn hộ 2014 tại Hà Nội tăng 60%

Số lượng căn hộ chào bán trên thị trường năm 2014 tăng gấp đôi so với 2013, đạt khoảng 16.200 căn. Lượng giao dịch thành công đạt khoảng 10.600 căn.

Làn sóng mở bán các dự án trong quý 4 tiếp tục tăng mạnh. Số lượng căn hộ chào bán ra thị trường từ các dự án tăng cao so với năm 2013, phần lớn nằm ở phân khúc trung cấp và bình dân.

Báo cáo quý 4 về thị trường bất động sản Hà Nội vừa được CBRE công bố. Theo thống kê, nghiên cứu của đơn vị tư vấn này thị trường cuối năm có chuyển biến tích cực. Điều đó được thể hiện qua số lượng giao dịch, số lượng căn hộ được bán ra thị trường cũng như tỷ lệ hấp thụ cao.

Chỉ riêng trong quý 4 năm 2014 có tới 7.200 căn hộ được chào bán ra thị trường từ 16 dự án, nâng tổng số căn hộ bán ra trong năm 2014 lên con số 16.200 căn. Đây là nguồn cung chào bán ra thị trường lớn nhất kể từ 2011 đến nay. Nguồn cung này thậm chí còn cao gấp 2 lần so với năm 2013 chỉ đạt mức 7900 căn.

Cũng theo quan sát của CBRE vào thời điểm cuối năm phân khúc căn hộ bình dân đã quay lại thị trường, bởi nhu cầu mua nhà phân khúc này vẫn rất cao.

Tính thanh khoản ở các dự án mở bán trong quý 4 vừa qua ở mức cao, dẫn đến số lượng căn hộ bán thành công đạt khoảng 10.700 căn, tăng khoảng 60% so với năm 2013. Riêng quý 4 có khoảng 3900 căn giao dịch thành công, tăng gần 50% so với quý trước. Trong đó phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp có lượng căn hộ bán ra cao nhất. Phân khúc căn hộ trung cấp (khoảng trên dưới 2 tỷ đồng mỗi căn) có lượng giao dịch thành công lớn nhất thị trường khi chiếm khoảng 50% lượng căn hộ được bán ra.

Điểm đáng chú ý về mảng thị trường căn hộ năm 2014 ngoài lượng giao dịch tăng cao thì khu vực được người mua quan tâm nhất là xung quanh vành đai 3 thuộc Cầu Giấy, Thanh Xuân và Từ Liêm có lượng căn hộ bán ra nhiều nhất vào khoảng 7000 căn, khu Hoàng Mai –Linh Đàm khoảng 5000 căn.

Về giá bán, theo CBRE bắt đầu từ đầu năm 2014 giá căn hộ có sự nhích lên nhẹ sau nhiều quý giảm sút. Tuy nhiên, giá bán cũng chỉ tăng ở một số dự án tốt, về mặt bằng giá chung thì giá căn hộ 2014 giữ ở mức ổn định. Việc tăng giá ở một vài dự án không phải là xu hướng của thị trường.

Trong năm 2014, hiện tượng đầu tư, đầu cơ vào bất động sản cũng đã bắt đầu xuất hiện sau nhiều năm vắng bóng. Tuy nhiên,  hiện tượng này cũng không phải là một xu hướng chung mà nó chỉ tập trung ở những dự án có tiềm năng mà các nhà đầu cơ thấy có triển vọng tăng giá trong ngắn hạn.

Theo nghiên cứu của CBRE, các dự án ở các quận nội đô tiếp tục hút khách mua và giữ mức giá bán sơ cấp cao. Giá sơ cấp chào bán ở các quận nội đô tăng khoảng 10-20% so với năm trước. Ở phân khúc bình dân giá căn hộ ở các dự án chào bán mới cũng cho thấy mức tăng từ 5% đến 10% so với đợt mở bán trước đó.

Tính chung trên thị trường thứ cấp, CBRE ghi nhận mức giá căn hộ tăng nhẹ khoảng 0,4% so với quý trước. Tính cả năm giá thứ cấp của phân khúc cao cấp và hạng sang cho thấy tăng mạnh hơn so với các phân khúc khác tương ứng khoảng 4% và 6,7%. Trong khi đó, giá căn hộ trung cấp và bình dân lại có giảm so với năm trước.

Diễn biến này được CBRE giải thích là do nguồn cung căn hộ hạng sang và cao cấp đang dần hạn chế, trong khi đó, nguồn cung trung cấp và bình dân lại ngày càng tăng cao hơn, đặc biệt là các dự án giá rẻ có quy mô lớn, diện tích nhỏ.

Trái ngược với sự sôi động của mảng căn hộ thì mảng biệt thự, liền kề ở các khu đô thị mới nhìn chung vẫn còn trầm lắng, chỉ một số dự án chào bán do có hạ tầng và được đầu tư tốt, có nhà hoàn thành sẵn như Vinhomes Riverside, Gamuda Gardens, Xuân Phương, Đặng Xá, Ecopark,…

Về giá bán, theo đơn vị tư vấn này thì trong năm 2014 đã chững lại, không còn hiện tượng suy giảm mạnh như các năm trước. Trong quý 4 này giá bắt đầu có xu hướng nhích lên nhẹ khoảng 0,36% ở một số dự án khu vực Cầu Giấy, Từ Liêm.

Theo đánh giá của CBRE, năm 2014 được xem như một năm bản lề với rất nhiều các chính sách hỗ trợ tốt cho thị trường, tâm lý người mua cũng đã quay trở lại, cùng với đó là mặt bằng lãi suất ở mức phù hợp…do đó đã có nhiều dự án tái khởi động, đầu tư mới.

Xu hướng này sẽ tiếp tục cho năm 2015, và dự báo thị trường 2015 sẽ tích cực hơn. Giao dịch mua bán sẽ tiếp đà tăng trưởng. Phân khúc căn hộ cao cấp sẽ thu hút được người mua do cung hạn chế và việc cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà sẽ làm tăng cầu ở mảng nhà ở này.

  

Thị trường bất động sản có ấm lên?

 

Việc mở rộng quyền sở hữu nhà của nhà đầu tư nước ngoài trong Luật Nhà ở mới được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản ấm lên . Ảnh: ĐÀO LOAN

TBKTSG) - 60-70% tài sản bảo đảm trong danh mục các khoản nợ mà Công ty Quản lý tài sản VAMC đã gom về là bất động sản có thể có “đường ra” sau khi Luật Nhà ở mới được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-7-2015, mở rộng quyền sở hữu nhà của nhà đầu tư nước ngoài. Có thêm “thuốc bổ”, liệu thị trường bất động sản có ấm lên?

Thị trường bất động sản chỉ ấm lên với hai điều kiện quan trọng nhất: tầng lớp đầu cơ trung gian trên thị trường sống lại và nội lực của người mua cải thiện.

 

Hai mũi tên: Luật Nhà ở và Thông tư 36

Luật Nhà ở 2014 là mũi tên thứ nhất để khơi thông thị trường bất động sản, qua kênh VAMC là một ví dụ.

VAMC loay hoay cả năm qua vì những vướng mắc trong quá trình phát mại tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu. Các phiên đấu giá tài sản bảo đảm được tổ chức nhiều lần vẫn không thành công, cho dù sau mỗi lần như vậy, thay đổi bước giá là 10%. Các nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia trong các phiên này.

Danh mục tài sản của VAMC, theo lãnh đạo công ty này, đã được phân loại theo hai nhóm: nhóm để chào bán cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. VAMC đã ký bảo mật thông tin cung cấp danh mục tài sản với 16 tổ chức đầu tư trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều nhà đầu tư rất lớn. Nhưng vì cơ chế hiện hành, việc nhận thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất... đối với nhà đầu tư nước ngoài gần như không thể, nên nhà đầu tư nước ngoài vẫn đứng ngoài VAMC.

Mũi tên thứ hai để cứu thị trường  bất động sản là Thông tư 36. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán từ 250% xuống còn 150% (là mức thấp nhất theo thông lệ).

Thêm vào đó là các thay đổi mang tính hỗ trợ như quy định mở rộng đối tượng được vay gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 30.000 tỉ đồng, mở rộng loại hình sản phẩm bất động sản được vay để mua. Điều này tạo cơ hội bán hàng cho dự án nhà phân khúc trung cấp và bình dân, các gói tín dụng

 

Đích còn xa quá

Theo VnExpress, nếu chỉ tính riêng tháng 12-2014, các dự án cao cấp và hạng sang công bố ra thị trường TPHCM đã hơn 200.000 mét vuông sàn xây dựng và hàng ngàn căn hộ. Theo thống kê sơ bộ của Công ty BeeGreen, sẽ có khoảng 30.000 căn hộ phân khúc cao cấp ở quận 2 và Thủ Thiêm tung ra thị trường từ năm 2015-2017 (chưa kể các quận khác). Dự án Vinhomes Tân Cảng sẽ tung ra thị trường tới khoảng 10.000 căn hộ trung và cao cấp các năm tới. Ở đây, còn chưa kể hàng trăm dự án bất động sản tồn kho tại TPHCM.

“Các công ty bất động sản công bố doanh thu bán hàng tăng và hoạt động chuyển nhượng bất động sản ấm lên vào cuối năm nhưng thực sự chúng tôi vẫn thắc mắc với nhau chưa thấy thị trường bất động sản ấm ở chỗ nào”, tổng giám đốc một ngân hàng lớn tại TPHCM nói.

Sau khi có Thông tư 36, ông đã yêu cầu toàn hệ thống khảo sát lại về tình hình thanh khoản của các dự án bất động sản liên quan đến ngân hàng và “chạy” lại số liệu thì thấy chưa có gì thay đổi.

Theo ông, thị trường bất động sản chỉ ấm lên với hai điều kiện quan trọng nhất: tầng lớp đầu cơ trung gian trên thị trường sống lại và nội lực của người mua cải thiện.

“Dù bị báo chí chỉ trích nhưng ở bất cứ thị trường nào nếu không có tầng lớp đầu cơ không thể có thị trường bất động sản sôi động. Đó là tầng lớp trung gian kích thích và tạo sóng thị trường. Nay giới đầu cơ trong nước bị mắc kẹt vì hết tiền, nợ nần, nhóm đầu cơ nước ngoài thì cần thêm niềm tin mới quay lại”, vị tổng giám đốc một ngân hàng này nói.

Với điều kiện thứ hai, cần biết người mua nhà bây giờ là ai. “Thời gian qua, chúng tôi thấy thị trường ấm lên trong phân khúc nhà thu nhập thấp. Các căn hộ giá từ 900 triệu đến hơn 1 tỉ đồng bán rất được và ngân hàng cũng hỗ trợ khách hàng vay nhiều. Còn các loại căn hộ giá 2 tỉ đồng trở lên vẫn èo uột”, ông cho biết.

Bộ lọc ngân hàng giờ đã tinh vi hơn, ngân hàng không hạn chế ngành nghề với bất động sản mà chỉ chọn khách hàng. Ngân hàng tiếp tục đi chào mời, quảng cáo nhưng không có nghĩa có thể cho vay với bất kỳ giá nào. Sức trả nợ trong tương lai ngắn hạn và trung hạn của hầu hết các khách hàng đề nghị vay ngân hàng quá yếu, khiến ngân hàng không cho vay được.

Một lãnh đạo công ty bất động sản lớn tại TPHCM cho biết nhiều dự án lớn nhất thị trường hiện nay tuy công bố bán chạy nhưng có hiện tượng chuyển nhượng căn hộ từ tay phải qua tay trái. Ông nói: “Tôi biết có những công ty lớn mở bán một dự án rầm rộ xong liền thành lập thêm vài công ty con. Các công ty này nhảy vào ký hợp đồng mua cả sàn, đặt cọc chỉ mấy chục phần trăm số tiền rồi đẩy hàng ra bán lại. Nhưng hầu hết, trên một sàn nếu có hơn một chục căn hộ thì chỉ bán được vài căn diện tích nhỏ, tiền nhỏ, còn cả chục căn lớn với tiền cao hơn thì vô cùng khó bán”. Các số liệu cho rằng thị trường căn hộ ấm lên, theo ông là chưa đáng tin cậy.

IV  – THÊM CỦI LỬA CHO NỒI CƠM VỪA SÔI

Sắp có gói 50.000 tỷ đồng cho nhà ở thương mại

TIN MỚI

Thông tin được đưa ra sáng nay (30/1), tại Hội thảo Khoa học Quốc gia: "Kinh doanh bất động sản - Cơ hội và thách thức trong đà phục hồi của thị trường" diễn ra ở TP.HCM.

Cũng theo ông Nguyễn Trần Nam, gói 50.000 tỷ này dành riêng cho phân khúc nhà ở thương mại, với lãi suất cho vay chỉ 7%/năm trong vòng 10 năm đầu.

Gói này có thể kéo dài thời gian cho vay thêm 5 năm, 10 năm với mức lãi suất được điều chỉnh phù hợp.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, có 3 yếu tố chính minh chứng cho thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi:

Thứ nhất, tất cả những ai tham gia vào thị trường bất động sản đều cảm nhận rõ nét giá đã giảm rất sâu. Mức giá trước đây lên tới vài tỷ đồng, nay chỉ còn vài trăm triệu.

Thứ hai, giao dịch thành công đã tăng mạnh, sản phẩm mới bán tốt và tồn kho giảm sâu (giảm trên 50%).

Thứ ba là dòng tiền dành cho bất động sản trong hệ thống ngân hàng đã tăng rất cao. Hiện nay, dòng tiền này đã lên con số trên 300.000 tỷ đồng, vượt mốc 280.000 tỷ so với thời điểm năm 2008.

Ông Nguyễn Trần Nam cũng cho biết, riêng về gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, đến nay đã có 15 ngân hàng tham gia giải ngân, không còn dừng lại con số 5 ngân hàng như trước.

 

Theo NGÔN DÂN

 V .MỘT CHÚT CÂN NHẮC  CUỐI THU  2014

Thống đốc NHNN bác thông tin gói tín dụng mới cho BĐS

"Tôi xin khẳng định rằng, có thể ai đó có ý tưởng nào đó ở đâu đó và trao đổi với ai đó chứ với tư cách là thống đốc NHNN tôi chưa hề có chủ trương gì về việc này", ông Bình cho biết.

Theo chương trình làm việc tại phiên họp thứ 31 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), chiều nay (29/9), các đại biểu đã chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.

Trả lời trước UBTVQH về gói tín dụng sắp tới mà cán bộ, công chức có thể sắp được vay tới 2 tỷ đồng để mua nhà, thống đốc khẳng định: "Tôi xin khẳng định rằng, có thể ai đó có ý tưởng nào đó ở đâu đó và trao đổi với ai đó chứ với tư cách là thống đốc NHNN tôi chưa hề có chủ trương gì về việc này".

Trước đó, báo chí đưa tin tại Hội thảo “Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” ngày 16-9, ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho biết, để tháo gỡ vướng mắc về điều kiện, tiêu chuẩn, phân khúc nhà đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đang vấp phải theo các quy định của Bộ Xây dựng khi tham gia vào gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng, có thể trong thời gian tới sẽ có một chương trình tín dụng cho vay ưu đãi hỗ trợ các đối tượng trên mua nhà.

Theo ông Đông, quy định gói tín dụng mới này, sẽ không còn rào cản về tiêu chuẩn, diện tích, phân khúc nhà như gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng.Mức cho vay tối đa mỗi khách hàng là 2 tỷ đồng, lãi vay 6-7,5%/năm, thời hạn vay tối đa 10 năm. 

Ông Đông cũng cho biết tại hội thảo, hiện NHNN đang trình Thủ tướng, nếu gói tín dụng này được chấp thuận, có thể chỉ trong 1 thời gian ngắn, các ngân hàng có thể giải ngân vài chục nghìn tỷ đồng.

Sau khi thông tin về gói hỗ trợ này được báo chí đưa tin, dư luận mong chờ gói tín dụng này sẽ tác động tốt đến thị trường BĐS. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến hoài nghi về tính khả thi của gói tín dụng này. 

Trước tiên là với điều kiện cho vay và mức lãi suất như NHNN đang xây dựng, nhiều người cho rằng khó khả thi. Theo tính toán, nếu vay 2 tỷ đồng trong thời gian 10 năm, mỗi tháng riêng tiền lãi, người vay sẽ phải trả khoảng hơn 12 triệu đồng. Trong khi lương công chức hiện nay chỉ ở mức 6 - 8 triệu đồng/tháng, một hộ gia đình 2 người làm công chức nhà nước, tổng thu nhập trung bình cũng chỉ vào khoảng 12 - 16 triệu đồng/tháng, số tiền này nếu trừ chi phí sinh hoạt thì không thể đủ để trả ngân hàng.

Thứ hai là về phía ngân hàng, mức lãi suất 6 - 7,5%/năm trong thời gian vay cố định khoảng 10 năm là điều không thể. Lý do là vì các ngân hàng chỉ có thể tính toán và dự báo được biến động lãi suất trong một thời gian nhất định, khó có thể dự báo cả giai đoạn dài như vậy, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế chưa đạt tính ổn định trong trung hạn.

Lan Nhi

 

CẨN THẬN VẪN HƠN

Bất động sản TP.HCM vẫn khó khăn đến cuối năm

Đó là nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh (HoREA) tại buổi họp đánh giá hoạt động 9 tháng đầu năm 2014 về thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh được tổ chức vào chiều ngày 31/10.

Theo ông Lê Hoàng Châu, thị trường BĐS vẫn còn nằm trong tình trạng đình đốn và rất khó khăn, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp (DN) phát triển đầu tư kinh doanh BĐS, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, người tiêu dùng là người thu nhập thấp, các ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại thất và thị trường lao động…

 

 

Phân khúc thị trường căn hộ dưới 70m2 được người tiêu dùng quan tâm nên phát triển ổn định (Ảnh: Hải Yên)

 

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trên thì phân khúc thị trường căn hộ quy mô vừa và nhỏ (dưới 70m2) có dấu hiệu hồi phục với số lượng giao dịch gia tăng do có giá bán hợp lý (trên dưới 15 triệu đồng/m2). Vì thế, phân khúc này đang là thị trường chủ đạo và phát triển ổn định, bền vững trong nhiều năm qua. Tiêu biểu như các dự án của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành, Công ty CP Đầu Tư Nam Long, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang, Công ty Hưng Ngân, Công ty Hưng Thịnh, Công ty CP Khang Điền, Công ty CP Thủ Thiêm, Công ty CP Đất Xanh…

 Trong phân khúc thị trường BĐS cao cấp, những dự án có vị trí tốt, nhiều tiện ích của các chủ đầu tư uy tín vẫn được thị trường đón nhận tốt như các dự án của Công ty CP Đầu tư Vạn Thịnh Phát, Công ty Novaland, Công ty Phát triển nhà Thủ Đức, Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng, Công ty CP Phú Long, Công ty SSG… 

 Phân khúc thị trường văn phòng cho thuê cũng đang có dấu hiệu phục hồi với giá cả đang ở mức rất phù hợp với khả năng tài chính của người thuê. Đặc biệt, việc hoàn thành tuyến đường vành đại Phạm Văn Đồng, đường cao tốc Cát Lái – Long Thành (giai đoạn 1) đưa vào sử dụng và việc khẩn trương triển khai tuyến Metro số 1 đã tạo thêm động lực thúc đẩy sự hôi phục của thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh. 

 Thống kê của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho thấy, tính đến tháng 6/2014, khoảng 3.200 căn hộc được bán ra, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước là 2.010 căn hộ. Nguyên nhân, chủ đầu tư áp dụng chiến lược bán hàng ưu đãi, bao gồm giá bán gói nội thất, vàng, phiếu mua hàng; giảm giá ban và lịch thanh toán dài hạn. Hầu hết, các giao dịch được diễn ra ở các dự án có tiến độ xây dựng tốt hoặc sắp hoàn thành. Ngược lại, với những năm trước đây, chủ đầu tư chỉ công bố bán dự án sau khi đã hoàn thành hoặc gần hoàn thành. Điều này đã tạo được niềm tin cho người mua.

 

 

Tuy nhiên, những dự án thiếu vốn chưa hoàn thành đã khiến người mua bức xúc, thường xuyên khiếu kiện đòi nhà (Ảnh: Hải Yên)

 

Tuy nhiên, hiện TP Hồ Chí Minh vẫn còn hơn 8.600 căn hộ tồn kho. Trong đó, có hơn 1.100 căn hộ ở các dự án đã hoàn thành hoặc đang hoàn thiện; hơn 750 căn hộ còn lại chủ yếu là có diện tích lớn (trên 70 m2), các căn hộ có dự án ở vị trí không thuận lợi, chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật hoặc các dự án xây dựng chậm tiến độ. 

 Theo nhận định của ông Lê Hoàng Châu, dù thị trường BĐS đang có dấu hiệu hồi phục nhưng về cơ bản vẫn tiếp tục khó khăn từ nay đến cuối năm và cả trong năm 2015. Thực tế cho thấy, gọi tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ cho đến nay chỉ mới giải ngân được khoảng 10%, quá chậm, quá thấp và không đạt như kỳ vọng.

 Theo đó, HoREA đề nghị tăng thời hạn cho người tiêu dùng vay lên đến 20 năm; ân hạn 3 năm đầu cho người tiêu dùng chưa phải lãi vay và nợ gốc; Ngân hàng nhà nước thống nhất hướng dẫn các Ngân hàng thương mại sau khi đã nhận được tài sản thế chấp là căn hộ hình thành trong tương lai, để đảm bảo cho khoản vay mua căn hộ này thì không đòi hỏi thêm thủ tục nào khác.

 Bên cạnh đó, HoREA cũng đề nghị ngân hàng xem xét cho DN đang đầu tư dở dang các dự án nhà ở thương mại quy mô dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được vay vốn ưu đãi này để hoàn thiện nhà, góp phần tăng sản phẩm cho thị trường và giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu. Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cũng nên cho phép chủ đầu tư cấp 2 (chủ đầu tư thứ cấp) các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại dưới 1,5 tỷ đồng/căn khi bán nhà cho khách hàng cũng được vay vốn từ gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng.

 

VI /HÀNG DƯ BÁN RẺ ?!!

TP.HCM: Bội thực nguồn cung căn hộ cuối năm!

- Từ nay đến cuối năm 2014, tại thị trường bất TP.HCM dự kiến có tới hàng chục nghìn căn hộ tung ra thị trường. Có thể nói, đây là đợt cao điểm nhất tung dự án ra thị trường của các doanh nghiệp địa ốc phía Nam trong năm 2014.

 

 

TPHCM sẽ đón hàng chục nghìn căn hộ mới

Sau một khoảng thời gian im ắng kéo dài, lần đầu tiên thị trường chứng kiến sự sôi động tại hầu hết các dự án được mở bán. Đây cũng là thời điểm vàng các doanh nghiệp BĐS ồ ạt bung hàng.

Đợt bung hàng này cả 3 phân khúc thấp, trung và cao cấp đều góp mặt. Đáng chú ý là, dự án Vinhomes Central Park tọa lạc tại khu Tân Cảng, quận Bình Thạnh do Vingroup làm chủ đầu tư với khoảng 10.000 căn hộ từ, Tập đoàn Novaland đang mở bán hàng nghìn căn hộ thuộc 9 dự án quy mô lớn, Phú Mỹ Hưng cũng đang chuẩn bị mở bán giai đoạn 3 dự án căn hộ Scenic Valley với số lượng căn hộ khoảng trên 400 căn....

Nối tiếp thành công của đợt mở bán đầu tiên Dự án căn hộ Him Lam Chợ Lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của khách hàng, cuối tuần qua, Công ty Him Lam tiếp tục mở bán đợt 2 của dự án này ra thị trường. Nguồn tin của Him Lam cho biết, trong đợt mở bán đầu tiên Dự án Him Lam Chợ Lớn cuối tuần trước, đã có 230 căn hộ chính thức được khách hàng đặt mua. Theo phân tích của giới kinh doanh bất động sản, sự kiện mở bán Dự án căn hộ Him Lam Chợ Lớn là hiện tượng mới về sức hút của thị trường, bởi dự án này có khá nhiều thuận lợi, trong đó, yếu tố được quan tâm nhiều nhất là vì dự án đã xây dựng xong mới bán ra thị trường.

Cũng cuối tuần qua, Công ty Khang Điền mở bán Dự án nhà phố Mega Ruby (quận 9) với giá bán từ 2,2 tỷ đồng/căn. Tuần qua, CTCP Đầu tư kinh doanh bất động sản Thanh Yến (Thanh Yến Land) cũng chào bán những căn hộ có vị trí đẹp nhất của Khu căn hộ Thanh Đa View (quận Bình Thạnh) ra thị trường. Đây là dự án có vị trí khá đắc địa, có 3 mặt view sông Sài Gòn, nằm trên khu vực Bán đảo Thanh Đa.

Ngoài những dự án kể trên, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc khác gần đây cũng liên tục chào bán dự án, như Công ty Nam Long hàng tuần đều tổ chức lễ bán hàng các dự án của doanh nghiệp này, Công ty Danh Khôi Á Châu mở bán giai đoạn 2 Dự án Vĩnh Lộc Garden (Bình Chánh), CTCP Đầu tư Thảo Điền mở bán Dự án Masteri Thảo Điền (quận 2), CTCP Sài Gòn Nhà đất (Saigonland) khai trương căn hộ mẫu. Dự án căn hộ Saigonland trên đường Điện Biên Phủ(quận Bình Thạnh), Công ty Savills giới thiệu các căn hộ penthouse của khu căn hộ cao cấp City Garden…

Bên cạnh các dự án căn hộ ở TP.HCM được mở bán, nhiều dự án ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An cũng đã tung ra thị trường. Cùng với đó, trong thời gian gần đây, hàng loạt dự án bất động sản phía Nam được chào bán ra Hà Nội. Doanh nghiệp phía Nam tiến quân ra Bắc đã tạo ra một nguồn cung dồi dào. 

Nhìn lại thị trường bất động sản thời gian qua, đặc biệt là các dự án mở bán gần đây cho thấy, thị trường địa ốc phía Nam đang có tín hiệu tốt lên khá rõ ràng. Nhiều dự án sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, chỉ trong thời gian ngắn đều nhận được kết quả bán hàng khá tốt. Đơn cử như Dự án căn hộ 12 view tại quận 12 do Công ty Hưng thịnh làm chủ đầu tư, sau gần 1 tháng mở bán, đến nay hơn 200 căn hộ đã chính thức được khách hàng đặt mua.

Theo ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Hưng Thịnh, thông thường, quý cuối năm là thời điểm nhiều doanh nghiệp địa ốc đưa sản phẩn ra thị trường để đón đầu nhu cầu nhà ở của người dân. “Khả năng thời gian tới, xu hướng chào bán sản phẩm ra thị trường sẽ còn cao hơn, bởi hiện nay, thị trường đang có tín hiệu tốt lên”, ông Hiền nói và cho biết, riêng Hưng Thịnh, từ đây đến cuối năm sẽ có một số dự án được bán ra thị trường.

Theo phân tích của Công ty Savills, thời gian qua, thị trường bất động sản TP. HCM đã có cải thiện khá tốt về thanh khoản. Việc các ngân hàng và chủ đầu tư tăng cường hỗ trợ tài chính, đã làm tăng lòng tin của người mua. Hơn nữa, các sản phẩm trên thị trường cũng được đa dạng hóa để thỏa mãn nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường, cũng như cải thiện mặt bằng giá.

Mai Hoa 

 

Làn sóng bất động sản đua săn dòng tiền cuối năm

Lượng hàng bung ra tại TP.HCM tăng mạnh và trải đều ở mọi phân khúc từ đất nền, nhà phố, căn hộ giá rẻ, trung - cao cấp với kỳ vọng đón dòng tiền cuối năm.

Nguồn cung bất động sản trên địa bàn TP.HCM ở nhiều phân khúc đang bung hàng ồ ạt để săn dòng tiền mùa vụ cuối cùng trong năm 2014.

Tại khu Đông, dự án Masteri (Quận 2), Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh), thu hút hàng ngàn khách hàng quan tâm.

Nằm ở gần cảng Cát Lái, dự án Citihome nhắm đến đối tượng khách hàng thuộc phân khúc trung bình cũng đã chào bán hết 80% lượng căn hộ giai đoạn một hồi trung tuần tháng 11.

Nhiều chủ đầu tư bất động sản tại TP HCM rầm rộ bung hàng dồn dập trong quý IV để săn dòng tiền mùa vụ cuối năm
Trong khi đó, Công ty Hòa Bình chào hai dự án Green Park (Bình Tân), Soho Riverview (Bình Thạnh) và dự kiến sẽ tung thêm căn hộ Ascent (Quận 2). Tổng nguồn cung doanh nghiệp này tung ra thị trường TP.HCM lên đến hơn 700 căn.

Trong hơn 2 tháng qua Công ty Hưng Thịnh cũng tung ra thị trường lượng hàng 550 căn hộ phân khúc trung bình. Novaland chuyên phát triển dự án trung và cao cấp cũng xả hàng 9 dự án tại các quận 2, 4, 6, 7 và Phú Nhuận. Chỉ tính trong tháng 10 và 11 doanh nghiệp này đã bán được 600 căn.

Ở phân khúc đất nền, chủ đầu tư dự án Đông Tăng Long, quận 9, dồn dập mở bán 3 giai đoạn trong 3 tháng cuối năm và đã tiêu thụ được hơn 250 nền. Cách đó không xa, Công ty Khang Điền vừa tung dự án Mega Ruby cũng được thị trường đón nhận tốt.

Quý IV/2014, khu Nam TP.HCM chứng kiến "ông trùm" nhà cao cấp Phú Mỹ Hưng và Nam Long chuyên về nhà bình dân vẫn đều đặn mở bán sản phẩm mới. Trong khi đó, Thanh Yến, Thắng Lợi, Công ty Quốc tế Năm Sao chia nhau thị phần đất nền giá rẻ ven Sài Gòn.

Theo các chuyên gia, bên cạnh nhóm khách hàng mua nhà ở để ở, các nhà đầu tư cũng có xu hướng quay trở lại với thị trường địa ốc
Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần địa ốc Thăng Long, Lê Vũ Tuấn Anh nhận xét: "Hàng trăm nghìn tỷ đồng đang ồ ạt đổ vào các nút thắt giao thông trọng điểm khắp TP.HCM, đặc biệt là khu Đông Sài Gòn đây sẽ là cú hích mạnh đầu tiên cho bất động sản. Hai điểm cộng nữa là việc ngân hàng liên tục giảm lãi suất, quốc hội thông qua luật nhà ở: cho phép cá nhân người nước ngoài được mua nhà đất tại Việt Nam đã giúp thị trường có thêm động lực xả hàng săn tiền mùa vụ cuối".
Theo ông Tuấn Anh, dòng tiền cuối năm đã có xu hướng dịch chuyển vào bất động từ quý III nhưng đã tăng tốc, mạnh dần trong những tháng cuối cùng của năm. "Tâm lý thị trường đã ổn định hơn rất nhiều so với đầu năm" - ông nhận định.
Tổng giám đốc Công ty tư vấn Nam Phát, Nguyễn Mạc Hoài Nam phân tích: "Các công ty bất động sản đang chủ động xả hàng và chạy đua săn dòng tiền cuối năm vì nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là các nhà đầu tư đã trở lại sàn địa ốc".
Theo ông Nam, một trong những cơ sở để tin tưởng thị trường đang dần tăng nhiệt là lượng giao dịch thành công luôn đạt ngưỡng quá bán, thậm chí có đơn vị đã tiêu thụ trên 70% đến 90% những đợt xả hàng trong quý IV.

Bên cạnh lực mua ổn định của người có nhu cầu thật sự về nhà ở đã xuất hiện làn sóng đầu tư cục bộ ở một số khu vực có vị trí đắc địa. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng dù bất động sản có tín hiệu tốt lên trong những tháng cuối năm nhưng sẽ không xảy ra tình trạng sốt nhà đất như năm 2007.

Với góc nhìn cẩn trọng hơn, Tổng giám đốc Công ty BeeGreen, Nguyễn Kim Sơn đánh giá: "Thống kê sơ bộ sẽ có khoảng 30.000 căn hộ cho phân khúc cao cấp tung ra thị trường quận 2 và Thủ Thiêm từ 2015 - 2017 (chưa kể các quận khác). Nếu xét cả lượng hàng tồn kho toàn TP.HCM chưa tiêu thụ hết thì áp lực nguồn cung địa ốc rất lớn".


Theo Tuổi Trẻ

 

VII/CÂN ĐO GIÁ CẢ

 

Bảng giá tham khảo giá hàng loạt dự án tại TPHCM

 

Trong 1 năm trở lại đây, lượng giao dịch căn hộ ở Tp. HCM có sự tăng cao đột biến. Nguyên nhân được cho là do sản phẩm của phân khúc này ngày càng đa dạng và dần tiến tới đáp ứng nhu cầu ở thực của khách hàng.

 

Năm 2014 là một năm khởi sắc đối với thị trường BĐS nói chung và TP HCM nói riêng. Theo số liệu mới nhất từ Sở Xây dựng TP.HCM, tính đến hết năm 2014, toàn thành phố có 8.393 căn hộ được chào bán, tăng tới hơn 227% so với năm 2013. Tỷ lệ giao dịch thành công đạt từ 50 – 70%.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, nguyên nhân chính được cho là do diện tích căn hộ nhỏ, phù hợp hơn với nhu cầu người dân. Bên cạnh đó, hầu hết các giao dịch được diễn ra ở các dự án mà chủ đầu tư có uy tín, tiến độ xây dựng tốt hoặc đã hoàn thành.

Cùng chúng tôi điểm qua giá một số dự án được mở bán được quan tâm trong suốt thời gian qua.

 

Bảng giá có sử dụng số liệu của Công ty tư vấn BĐS Cushman & Wakefield

 

 

 400 đại gia địa ốc “mê” TP.HCM

 hơn cả Hồng Kông

Thứ tư, 14/01/2015, 15:40 (GMT+7)

Theo đánh giá của 400 nhà lãnh đạo bất động sản lớn trên toàn cầu, TP.HCM là nơi hấp dẫn đầu tư hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hơn cả Hồng Kông.

 

Những thành phố có triển vọng phát triển nhất năm 2015

Đây là kết quả của một khảo sát những xu hướng mới nổi trong thị trường bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương năm 2015 được thực hiện dựa trên gần 400 cuộc phỏng vấn cá nhân với các nhà lãnh đạo lớn của thị trường bất động sản trên toàn cầu vừa được công bố.

Theo đó, về triển vọng phát triển năm 2015, trong 22 thành phố lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đứng đầu là Tokyo Nhật Bản. TP.HCM lọt top 10 thành phố thuộc nhóm có triển vọng phát triển nhất năm 2015, xếp sau Singapore với tỷ lệ bình chọn sít sao.

Về triển vọng đầu tư 2015, vị trí quán quân vẫn thuộc về Tokyo. TP.HCM xếp thứ 13 về độ hấp dẫn đầu tư với tỷ lệ bình chọn ngang bằng với Kuala Lumpur của Malaysia.

 

TP.HCM lọp top 10 thành phố có triển vọng phát triển nhất năm 2015.

 

TP.HCM ngang bằng với Kuala Lumpur về độ hấp dẫn đầu tư năm 2015.

 

(Theo Bizlive)

  

VIII/HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI

Tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản TP.HCM năm 2015

Thứ bảy, 03/01/2015, 15:00 (GMT+7)

Một năm nhìn lại, thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều biến động.

 

Khách tham quan triển lãm Bất động sản 2014 “Giao dịch Nhà-Đất trên dưới 1 tỷ đồng” tại TP.HCM. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Trong bối cảnh đình đốn, nhiều doanh nghiệp bị thâm hụt vốn, chấp nhận bán lỗ các dự án và sản phẩm để cắt lỗ, xử lý nợ nhưng cũng có những doanh nghiệp tìm mọi cách để tồn tại, đón đầu cơ hội mới trong năm 2015.

Mua dự án, chuyển đổi căn hộ

Năm 2014, để thoát khỏi tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải tự xoay sở, tìm đủ cách “trụ” lại trong đó nổi lên phương cách chuyển đổi căn hộ và chuyển nhượng dự án.

Theo Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2014, thành phố có khoảng 1.403 dự án phát triển nhà ở, trong đó có đến 689 dự án đang ngưng triển khai (chiếm 49,1%).

Ủy ban Nhân dân thành phố đã chấp thuận cho chuyển đổi 8 dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đồng thời với việc cơ cấu lại căn hộ lớn thành căn hộ vừa và nhỏ, với số lượng căn hộ trước khi xin chuyển đổi là 3.522 căn, số lượng căn hộ sau khi chuyển đổi là 7.613 căn.

Nhờ đó, nhiều dự án đã bán được sản phẩm, “lấy ngắn nuôi dài,” điển hình như dự án khu tái định cư Thảo Điền (quận 2), khu thương mại dân cư Hưng Điền (quận 8), chung cư Hoàng Quân Plaza (quận 8), khu căn hộ cao tầng 584 Tân Phú (Tân Phú), khu dân cư Thới An (quận 12)…

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã cho phép việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ từ diện tích lớn thành diện tích nhỏ đối với 9 dự án quy mô 4.736 căn hộ, tăng lên thành 6.122 căn hộ như dự án chung cư 171A Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), dự án khu dân cư 13E Khu đô thị mới Nam thành phố (huyện Bình Chánh), dự án chung cư Khang Gia (Gò Vấp), dự án khu cao ốc Phú Hoàng Anh (huyện Nhà Bè), dự án khu nhà ở phường Tam Phú (quận Thủ Đức) …

Ngoài ra, để gỡ khó cho doanh nghiệp, Ủy ban Nhân dân thành phố đã phê duyệt chuyển đổi 1 dự án nhà ở thương mại 360 căn tại quận 2 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Bình Dương làm chủ đầu tư thành bệnh viện 500 giường.

Về thị trường chuyển nhượng, các nhà đầu tư có năng lực đã mua lại dự án hoặc hợp tác kinh doanh để tái khởi động các dự án đang gặp khó khăn và được thị trường đón nhận tốt.

Điển hình là Tập đoàn Novaland mua lại dự án Lexington, Galaxi 9, Icon 56, Prince, The Tresor, Rivergate; Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh mua lại dự án Thiên Nam, 12 View, Thới An; Công ty Cổ phần dịch vụ bất động sản Phúc Khang mua lại dự án Eco Town; Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản An Gia mua lại dự án An Gia Garden, An Gia Star, một phần dự án Lacasa; Capitalland mua lại dự án The Vista, ParcSpring, Vista Verde, Sparkle, Mulberry & Harmony; Tập đoàn Đất Xanh mua lại các dự án CT 15, Riverside Garden, Green City…

Sự chuyển nhượng này đã góp phần giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu và cung ứng sản phẩm phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của người tiêu dùng.

Nhờ đó, trong tổng số 14.480 căn hộ tồn kho vào cuối năm 2012 đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết được 8.208 căn (chiếm 56,64%); trong đó 11 tháng năm 2014 giải quyết được 3.131 căn.

Lượng căn hộ tồn kho còn lại chủ yếu là các căn hộ có diện tích lớn hơn 70m2, thuộc các dự án có vị trí không thuận lợi, chưa hoàn chỉnh hạ tầng kĩ thuật hoặc chậm tiến độ xây dựng.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn tìm lối thoát bằng cách hợp tác đầu tư hoặc đầu tư ra vùng ven, nhất là khu Đông Thành phố, nơi được xem là điểm nóng thị trường bất động sản.

Mới đây, Tập đoàn Novaland hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Hưng Phú để đầu tư xây dựng dự án khu nhà ở thấp tầng cao cấp tại quận 9 nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư mới.

Tập đoàn Novaland còn mạnh dạn đầu tư vào các dự án phức hợp đa chức năng như căn hộ vừa để ở, văn phòng làm việc đồng thời là địa điểm kinh doanh.

Dự án Lucky Palace, RiverGate của Tập đoàn Novaland theo mô hình này hiện đang thu hút nguồn đầu tư mạnh mẽ từ thị trường.

Ngoài ra Tập đoàn Novaland còn mạnh dạn khai thác mô hình office-tel (office hotel) với công năng vừa làm việc, vừa lưu trú, thuận tiện hơn rất nhiều so với các cao ốc văn phòng.

Mô hình office-tel chẳng những phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, năng động của Thành phố Hồ Chí Minh mà còn thích hợp với các công ty nước ngoài, doanh nhân nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng tại đây.

Công ty Cổ phần Kinh doanh địa ốc Him Lam đưa ra cách bán hàng khác lạ với nhiều dự án là bán các căn hộ sau khi đã hoàn thiện. Dự án Him Lam Chợ Lớn, sau khi hoàn thành được tung ra thị trường và chỉ trong 6 tuần đã bán được hơn 550/704 căn.

Ông Ngô Quang Phúc, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Công ty Cổ phần Kinh doanh địa ốc Him Lam chia sẻ, khác với nhiều nhà đầu tư, Him Lam chỉ tung hàng sau khi hoàn thiện, tạo được niềm tin về tiến độ và chất lượng công trình đối với người mua. Vì thế, sản phẩm được chào trong thời gian ngắn đã bán gần hết, trong đó có đến 80% người mua để ở, số ít để đầu tư, đầu cơ.

Triển vọng trong năm 2015

Tiếp cận góc độ chính sách, Công ty CBRE Việt Nam cho rằng, Luật Nhà ở sửa đổi mới thông qua, trong đó có điều kiện nới lỏng cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam đã giúp thị trường bất động sản Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với người nước ngoài có mong muốn đầu tư vào thị trường; giúp cải thiện mạnh mẽ niềm tin vào môi trường đầu tư, điều đặc biệt cần thiết cho thị trường bất động sản Việt Nam vốn đã chững lại sau thời kỳ hoàng kim trước năm 2008.

Còn theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Savills Việt Nam, với chính sách này, lượng lớn kiều hối giờ đây sẽ chuyển về nước ngày càng nhiều và có thể yên tâm rót vào thị trường bất động sản. Điều này sẽ tạo thêm tính thanh khoản cho thị trường nhà ở hiện đang có dấu hiệu phục hồi tương đối trên cả nước.

Đánh giá về thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nhìn tổng thể thị trường bất động sản thành phố vẫn đang trong tình trạng còn rất khó khăn, tuy nhiên xu thế chủ đạo vẫn là hồi phục.

Phân khúc thị trường căn hộ có quy mô vừa và nhỏ (dưới 70m2) có giá bán trên dưới 15 triệu đồng/m2, có tổng giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn hộ vẫn chiếm chủ đạo; đồng thời phân khúc cao cấp cũng tiếp tục tạo ra những điểm sáng tích cực đối với các dự án của các chủ đầu tư có uy tín, sở hữu vị trí tốt, nhiều tiện ích, phương thức thanh toán hợp lý.

Phân khúc thị trường văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại cũng sẽ tiếp tục đà hồi phục, với giá cho thuê đang ở mức rất cạnh tranh, thậm chí ở trung tâm quận 1 có dự án chỉ cho thuê với giá 16-17 USD/m2.

Minh chứng cho niềm tin lạc quan vào thị trường bất động sản của thành phố, ông Lê Hoàng Châu dẫn ra nhiều điều kiện thuận lợi như việc hoàn thành đường vành đai Phạm Văn Đồng, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, tiến độ xây dựng khẩn trương tuyến tàu điện ngầm Bến Thành-Suối Tiên, việc khởi công Bến Lức-Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành, 4 tuyến đường chính Khu đô thị mới Thủ Thięm…

Bęn cạnh đó, việc phát triển các khu đô thị mới và các khu dân cư lớn tại địa bàn các tỉnh giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh như tại Long An, Bình Dương, Đồng Nai đã tạo lực hút mới, tạo độ giãn dân, làm giảm áp lực tập trung dân cư về Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo ông Ngô Quang Phúc, giao dịch bất động sản cuối năm 2014 tăng mạnh cả về sức bán lẫn sức mua là do lượng kiều hối gửi về nhiều, cộng với tiền tích góp nên nhiều người đã chủ động tìm mua bất động sản.

Điều này sẽ thúc đẩy thị trường có những bước khởi sắc ngay những tháng đầu năm 2015. Trong đó, các căn hộ có giá 800-900 triệu đồng tại vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hút hàng, bán chạy.

Ông Phan Thành Huy, Giám đốc Công ty Novaland cho rằng thị trường bất động sản trong năm 2015 sẽ khởi sắc vì nền kinh tế vĩ mô đang hồi phục, lạm phát được kéo giảm; hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện, tiêu biểu là khu Đông Thành phố Hồ Chí Minh.

“Hiện nay Novaland đã và đang triển khai 15 dự án tại các quận phát triển nhất Thành phố Hồ Chí Minh như quận 1, quận 2, quận 4, quận 6, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận. Từ đầu năm 2014 đến nay, Novaland đã bán ra khoảng 3.000 sản phẩm và sẽ tăng gấp đôi lượng bán ra vào năm 2015,” ông Phan Thành Huy tự tin nói.

Trao đổi với phóng viên, ông Jonathan Tizzard – Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu & Thẩm định giá của Cushman & Wakefield cho biết có nhiều yếu tố góp phần cải thiện thị trường nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó phải kể đến lãi suất vay giảm, cho phép người mua nhà tiếp cận tới các gói tín dụng dễ dàng hơn, đồng thời khiến tiết kiệm tiền gửi trở thành lựa chọn ít lợi nhuận hơn và tất yếu người dân sẽ đầu tư vào bất động sản.

Mặt khác trong thời gian tới, thị trường sẽ đón nhận nhiều dự án có chất lượng cao, vị trí thuận lợi, giá cả cạnh tranh kèm theo nhiều ưu đãi…

Thêm vào đó, các nhà phát triển dự án cũng linh hoạt và sáng tạo hơn trong cách thức tiếp thị; nguồn kiều hối đổ về Việt Nam tăng cao trong dịp cuối năm.

Đó cung là những yếu tố dẫn đến hiện tượng căn hộ bán tốt trong những tháng cuối năm 2014 cũng như tạo đà để thị trường bất động sản khởi sắc trong năm 2015.

Ông Jonathan Tizzard cho biết thêm hiện nay đã có nhiều người nước ngoài đặt thuê căn hộ dài hạn.

Dự đoán, số lượng người mua nhà quốc tịch nước ngoài sẽ chiếm đến 20% lượng khách tiêu thụ nguồn cung căn hộ mới.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness