TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Chuyên đề tiền vào bất động sản 2015

 

Ông Blair là một trong vài phái viên cao cấp đại diện cho Siêu Quỹ tài chánh dài hạn của hơn 300 nhà  tỷ phú USD và 5000.000 triệu phú USD từ Mỹ Anh ,Trung Hoa ,Âu Châu ,cả Việt Nam và v.v

Vốn hơn  100.000 tỷ USD  trong 10 năm .

Ông phải tìm đầu ra cho thị trường kinh doanh vốn mang lại hiệu quả cao  cho các ông chủ phi quốc gia .

 500 tỷ USD cho kế hoạch đầu tư 10 -15 năm vào Việt Nam chỉ chiếm 0,2% số Vốn của Siêu Quỹ .

 Ông nào đó X,T,S ,Y ,D v.v  đại diện cho địa bàn hấp thụ vốn đầu tư và đảm bảo hiệu quả . Ông và nhóm thân ông có hưởng 1-3% của 500 Tỷ USD là xứng đáng  và không gọi là tham những gì ráo trọi .Ông cũng chẳng lấy gì từ tài sản của hệ thống hành pháp Việt Nam sở hửu .Cái Ông được là công xá do bên đầu tư và bên nhận đầu tư trả từ hiệu quả tổng thể sau 10 năm . Mỗi năm tạm ứng tí xíu không nhằm nhò gì hết .Còn nếu thất bại đầu tư thì Ông tiêu còn bên đầu tư sẽ xử lý rắc rối phát sinh mà thôi.

 

Ông Tony Blair gặp Bộ trưởng Thăng bàn cổ phần hóa Vietnam Airlines

Cùng với cơ chế hợp tác giữa hai bên, nội dung cuộc gặp giữa cựu Thủ tướng Anh và Bộ trưởng Đinh La Thăng chiều nay tập trung vào dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và cổ phần hóa Vietnam Airlines.

Cuộc gặp giữa ông Tony Blair với Bộ trưởng vừa được Bộ Giao thông vận tải thông báo trong lịch làm việc của lãnh đạo ngày 3/3. Trước đó, Trưởng đại diện Khu vực châu Á của Công ty Tony Blair Asscociates (TBA) đã có thư gửi Bộ, đề nghị tổ chức cuộc gặp, nhằm chia sẻ công việc của TBA tại Việt Nam. Nội dung mà 2 bên quan tâm là Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và ý kiến của hãng tư vấn này về quy trình cổ phần hóa Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

 

Ông Tony Blair mong muốn hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Ảnh: Telegraph

Dầu Giây – Phan Thiết là tuyến cao tốc được Chính phủ chọn thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công tư – PPP. Trong khi đó, hình thức này là điều từng được công ty của cựu Thủ tướng Anh khuyến nghị với Việt Nam trong chuyến thăm giữa năm ngoái.

Sau hội thảo "Xu hướng đầu tư toàn cầu: Những khuyến nghị đối với Việt Nam" mà ông Tony Blair là diễn giả, văn phòng cựu Thủ tướng Anh đã có một loạt những đề nghị gửi tới lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư để nhanh chóng khai các dự án có tiềm năng, áp dụng hình thức mới PPP.

Theo kế hoạch, cũng trong chuyến thăm Việt Nam tuần này, ông Tony Blair sẽ cùng Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đồng chủ trì một hội thảo về vai trò kinh tế mới của doanh nghiệp nhà nước.

Cùng với PPP, câu chuyện cổ phần hóa Vietnam Airlines cũng là điều được công ty của cựu Thủ tướng Anh quan tâm. Hãng này đang lên kế hoạch bán 282 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược, nhằm thu về khoảng 6.300 tỷ đồng sau khi đã IPO hồi năm ngoái.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2007, cựu Thủ tướng Anh thành lập công ty Tony Blair Associates chuyên thực hiện các cuộc tư vấn về cải cách cho Chính phủ các nước. Ông đến Việt Nam lần đầu tiên năm 2012 và liên tiếp thực hiện các cuộc công du tiếp theo, gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các Bộ ngành để bàn về kế hoạch hợp tác.

Chí Hiếu - Phương Lin

 

Ông Tony Blair: 'Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các dự án cao tốc, sân bay'

Trao đổi với Bộ trưởng Đinh La Thăng, cựu thủ tướng Anh Tony Blair khẳng định Văn phòng của ông sẵn sàng hỗ trợ xây dựng các cơ chế giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng đường cao tốc, sân bay.  

Trong cuộc gặp với cựu Thủ tướng Anh chiều 3/3, Bộ trưởng Thăng đánh giá cao Văn phòng Tony Blair tại Việt Nam đã tư vấn, hỗ trợ các cơ quan của Bộ Giao thông trong nhiều chương trình. Cụ thể như với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Văn phòng đã giúp phương thức làm việc với Ngân hàng Thế giới để vay vốn cho dự án; cùng với đó, hỗ trợ tìm kiếm các đối tác tiềm năng để nhượng quyền khai thác các dự án đường cao tốc, sân bay thông qua hiệu chỉnh các thông số, giá bán và điều kiện thương thảo các dự án sắp bán.

Ngoài ra, Văn phòng Tony Blair đã tư vấn cách quản lý sau cổ phần hóa; hỗ trợ  nguồn lực để tái cơ cấu, nâng cao quản trị cho các doanh nghiệp như Tổng công ty Cảng hàng không và Tổng công ty Hàng không.

 

Bộ trưởng Đinh La Thăng và đoàn công tác của ông Tony Blair. Ảnh: Đ. Loan.

Bộ trưởng Thăng đề nghị Văn phòng Tony Blair hợp tác chặt chẽ hơn với Bộ Giao thông, thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Trao đổi với người đứng đầu ngành giao thông, ông Tony Blair khẳng định Văn phòng của ông sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam làm việc với các đối tác về dự án cao tốc Dầu Giây, đồng thời tin rằng nếu có cơ chế đúng đắn thì không có lý do gì để không thu hút nhà đầu tư.

Ngoài ra, Văn phòng Tony Blair cũng sẵn sàng làm việc để xem xét các đề xuất đầu tư xây dựng cao tốc, sân bay; Khi có cơ chế phù hợp sẽ chuyển nhượng cho nhà đầu tư, tối đa hóa lượng vốn đầu tư và giảm rủi ro cho Chính phủ.

"Chúng ta phải có dự án cụ thể, nghĩa là nhà đầu tư phải nhìn thấy rõ dự án để tham gia. Đề nghị Bộ Giao thông cử ra nhóm chuyên gia để cùng chúng tôi đưa ra các cơ chế cho nhà đầu tư", ông Tony Blair nhấn mạnh.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2007, cựu thủ tướng Anh thành lập công ty Tony Blair Associates chuyên thực hiện các cuộc tư vấn về cải cách cho chính phủ các nước. Ông đến Việt Nam lần đầu tiên năm 2012 và liên tiếp thực hiện các cuộc công du tiếp theo, gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ ngành để bàn về kế hoạch hợp tác.

Đoàn Loan

Tony Blair pledges to share development experience

(VOV) - Former UK Prime Minister Tony Blair has said he is willing to share experience with Vietnam in foreign investment attraction, climate change adaptation, public-private partnership (PPP) model development and human resource training.

Blair told Prime Minister Nguyen Tan Dung in Hanoi on July 23 that he was impressed with Vietnam’s socio-economic development achievements, especially in realising millennium development goals (MDGs), including one on poverty reduction.

He expressed his confidence in Vietnam’s long-term development prospects, while hailing the country’s international integration policy and its economic reform to create a sound investment environment for domestic and foreign businesses.

 

PM Nguyen Tan Dung hopes to learn from the UK's development experience at a meeting with former UK PM Tony Blair in Hanoi on July 23 (Photo:VGP)

Welcoming Blair’s visit, Dung said relations between Vietnam and the UK are developing well, but are yet to match their potential.

Vietnam wants to work closely with the UK to develop their strategic partnership in a deep and substantial manner, spanning politics-diplomacy, economics, trade, investment, education-training, and people-to-people exchange, he said.

PM Dung proposed that the UK continue supporting Vietnam in poverty reduction, socio-economic infrastructure development, and climate change adaptation.

During his visit to Vietnam, Tony Blair is due to meet with Minister of Planning and Investment Bui Quang Vinh.

He will also attend and deliver a speech at a workshop on global investment trends and recommendations for Vietnam.

 

chính phủ “sốt ruột” với gói tín dụng nhà ở 30.000 tỷ

Sau gần hai năm triển khai, gói 30.000 tỷ đồng mới chỉ giải ngân được hơn 16%...

Phó thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở.

BẢO ANH

 

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao tiếp tục có các biện pháp hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Nghị quyết số 02 và Nghị quyết số 61 của Chính phủ về cho vay hỗ trợ nhà ở.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu về nhà ở tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp, thời hạn phù hợp.

Cùng với đó phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá cụ thể kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 và Nghị quyết số 61 của Chính phủ về cho vay hỗ trợ nhà ở; trên cơ sở đó hoàn thiện lại nội dung chương trình hỗ trợ nguồn vốn thực hiện việc cho vay kích cầu hướng tới người mua nhà của các ngân hàng thương mại Nhà nước.

Tính đến giữa tháng 1/2015, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng cam kết cho vay đối với 12.113 hộ gia đình, cá nhân và 33 dự án bất động sản. 

Trên thực tế, đã có 12.091 hộ gia đình, cá nhân được tiếp cận nguồn vốn vay với tổng số tiền là 3.725 tỷ đồng. Trong đó, 5.714 hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở xã hội với dư nợ tín dụng là 1.519 tỷ đồng và 6.377 hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại với dư nợ 2.207 tỷ đồng. 

Đối với các tổ chức và doanh nghiệp, đã có 28/33 dự án nhà ở được giải ngân với tổng số tiền hơn 1.590 tỷ đồng.

Tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay là 9.417 tỷ đồng, đạt 31,39%; hiện đã giải ngân được 4.882 tỷ đồng, đạt 16,27% sau gần 2 năm thực hiện. 

Đây là một kết quả không mong muốn của chính bản thân các ngân hàng cũng như người dân, bởi mục tiêu ban đầu của gói 30.000 tỷ đồng là sẽ hoàn thành giải ngân vào 1/6/2016, sau đúng 3 năm triển khai (1/6/2013).

Mới đây, để đẩy nhanh quá trình giải ngân, ngoài 5 ngân hàng được chỉ định triển khai gói 30.000 tỷ là BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank và MHB, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung thêm 8 ngân hàng thương mại khác cùng tham gia cho vay từ gói 30.000 tỷ đồng, gồm Eximbank, Baoviet Bank, SCB, PvComBank, TPBank, OCB, VPBank và SeABank.

 

“Tồn kho giảm mạnh, giải ngân gói 30.000 tỷ tăng nhanh”

Bộ Xây dựng báo cáo tình hình thị trường bất động sản tính đến hết tháng 5/2014...

 

Các dự án nhà thu nhập thấp đang được người dân quan tâm góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ.

BO ANH

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo tình hình thị trường bất động sản và kết quả giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, tính đến đầu tháng 6/2014.

Theo cơ quan này, trong 6 tháng đầu năm nay tại Hà Nội ước tính có khoảng 4.000 giao dịch thành công, gấp hơn 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2013. Tại Tp.HCM, tình hình giao dịch cũng khả quan hơn, các giao dịch thành công chủ yếu loại căn hộ dưới 15 triệu/m2.

Tồn kho giảm mạnh

Tổng giá trị tồn kho bất động sản trên cả nước trong 5 tháng  đầu năm 2014 đã giảm 45.029 tỷ đồng trên 35% so với quý 1/2013, trong đó Hà Nội giảm 36% so với quý 1/2013 Tp.HCM giảm 45%.

Theo Bộ Xây dựng, thực tế tuy còn khó khăn nhưng thị trường bất động sản đã và đang dần ấm lên. Trong đó có những dự án dù giá cao nhưng đã hoàn thành, hạ tầng đồng bộ đã có nhiều người mua và nhận bàn giao nhà. 

Đối với lĩnh vực nhà ở xã hội, tính đến hết tháng 4/2014, cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 98 dự án xã hội, trong đó có 35 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng khoảng 18.950 căn hộ; 63 dự án nhà ở xã hội cho công nhân, với quy mô xây dựng khoảng 17.430 căn hộ.

Trong đó đáng chú ý là dự án nhà ở xã hội Đặng Xá do Viglacera làm chủ đầu tư  đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên 2.000 căn hộ, đồng thời vừa tiếp tục khởi công giai đoạn 3 có tổng diện tích 6,2ha, tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng, tổng số 1.466 căn hộ, diện tích từ 45m - 70m2 bao gồm các căn hộ bán, cho thuê với giá bán dưới 9 triệu đồng/m2, cho thuê khoảng 1 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra còn có dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm do HUD và Công ty Bic Việt Nam làm chủ đầu tư với quy mô 1.037 căn hộ cũng đang được nhiều người thu nhập thấp tại Hà Nội quan tâm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đang tiếp tục triển khai 129 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 90 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng khoảng 55.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 27.560 tỷ đồng, 39 dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp với quy mô xây dựng khoảng 27.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 6.850 tỷ đồng...

Gói 30.000 tỷ đã "xài" được hơn 13%

Về kết quả thực hiện gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng, Bộ cho biết, tính đến 31/5/2014, tổng số tiền 5 ngân hàng đã cam kết là 3.954,4 tỷ đồng, tổng dư nợ là 2.156,3 tỷ đồng. Trong đó, đối với hộ gia đình, cá nhân đã ký hợp đồng cam kết cho vay 5.378 hộ với số tiền là 2.060 tỷ đồng, đã giải ngân cho 5.368 hộ với số tiền là 1.343,7 tỷ đồng.

Đối với tổ chức, đã cam kết cho vay 23 dự án với số tiền là 1.894,4 tỷ đồng, trong đó Hà Nội có 4 dự án với số tiền 369,4 tỷ đồng, Tp.HCM 2 dự án với số tiền là 658 tỷ đồng...

Ngoài ra, các ngân hàng đã giải ngân cho 19 dự án, dư nợ là 812,6 tỷ đồng, trong đó Hà Nội có 4 dự án với dự nợ là 194 tỷ đồng, Tp.HCM có 1 dự án với dư nợ là 244,6 tỷ đồng...

“Như vậy, gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong 5 tháng đầu năm 2014. Nếu như cuối 2013 tổng số vốn cam kết cho vay mới là 1.760 tỷ, thì đến thời điểm hết tháng 5/2014 tổng số vốn cam kết cho vay đã là 3.954,4 tỷ đồng, tăng 225%, đạt 13,2% so với tổng nguồn vốn“, Bộ Xây dựng đánh giá.

Để tốc độ giải ngân gói tín dụng này tiếp tục được phát huy trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, cho biết, bên cạnh sự cần thiết về nguồn cung nhà giá rẻ, các bộ ngành Trung ương rất cần sự vào cuộc quyết liệt và tạo điều kiện của các địa phương.

"Gói tín dụng này là có vay có trả, các ngân hàng cho vay phải chịu trách nhiệm thu hồi vốn. Trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng đang là vấn đề lớn, nên  một số ngân hàng còn quy định quá thận trọng và chặt chẽ, thậm chí đặt ra quy định riêng mà nhiều khách hàng vay vốn không thể đáp ứng được hoặc quá chậm trễ trong việc xét duyệt, thẩm định đối tượng khiến người dân và các doanh nghiệp cũng không hài lòng.

Bên cạnh đó một số doanh nghiệp cũng chưa nỗ lực hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư cần thiết của dự án để vay vốn, như báo cáo tài chính, giấy phép xây dựng...theo quy định, nên ngân hàng cũng chưa thể giải ngân", Bộ trưởng Dũng nhận xét.

Ai đang mua nhà khi thị trường hồi phục?

“Tôi chỉ lo về chuyện đầu cơ, tôi sợ họ thổi giá lên cao quá, khiến thị trường sẽ lại ngưng trệ”...

 

Giới đầu cơ bất động sản dường như vắng bóng suốt trong năm Giáp Ngọ - 2014.

BO QUYÊN

“Chỉ cần nhìn vào yêu cầu, những chi tiết khách hàng quan tâm, thì gần như chúng tôi biết được khách hàng mua nhà cho mục đích để ở hay đầu tư, đầu cơ”.

Đó là phát biểu của ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch CenGroup, một đơn vị phân phối bất động sản đang giữ thị phần lớn tại Hà Nội. 

Và theo ông Hưng, điều đáng mừng là phần lớn khách hàng mua bất động sản trong năm qua đều phục vụ cho mục đích “cải thiện chỗ ở”.

Vắng bóng đầu cơ


Một báo cáo khảo sát thị trường bất động sản Hà Nội hồi nửa cuối năm 2014 của CBRE Việt Nam cho hay, trong năm 2014, thanh khoản địa ốc đã cải thiện đáng kể so với mọi thời điểm của năm 2013.

Yếu tố giúp cải thiện lượng giao dịch, dưới góc nhìn của đơn vị tư vấn này chính là việc các ngân hàng thúc đẩy cho vay mua nhà. Các nhà băng đã tích cực liên kết với các chủ đầu tư thực hiện các chương trình cho vay hỗ trợ với lãi suất ưu đãi, tỷ lệ vay cũng cao hơn và thời gian kéo dài hơn.

Tuy nhiên, theo một giám đốc doanh nghiệp bất động sản, việc ngân hàng kích cầu cho vay không hẳn là nguyên nhân chính khiến thị trường khởi sắc, mà yếu tố chính là thái độ và nỗ lực của các chủ đầu tư. 

Điều đặc biệt là, thị trường gần như vắng bóng giới đầu cơ, lướt sóng - bộ phận đã khiến cho cơ hội sở hữu nhà của nhiều người dân trở nên xa vời hơn trong nhiều năm qua.

Theo đại diện chủ đầu tư dự án CT1 Trung Văn – Nam Từ Liêm, sau một thời gian dài gần như “bất động” trong thanh khoản, đến nay, bên cạnh yếu tố cần là tiến độ dự án phải đảm bảo, thì chính sự biến mất của giới đầu cơ đã khiến cho thanh khoản của dự án này... tăng đáng kể. 

Trong số hơn 70% số căn hộ đã được bán ra thì có đến hơn 200 căn, chiếm khoảng 95% là của các khách hàng mua để ở, chỉ có khoảng 5% là mua cho mục đích đầu cơ.

Còn theo quan sát của Savills Việt Nam, sau khi chỉ số giá nhà ở theo kỳ cơ bản đạt mức cao vào quý 2/2011 thì đã giảm liên tục qua các quý cho đến đầu năm 2014, do yếu tố đầu cơ đã mất dần. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thị trường đang hướng tới người mua có nhu cầu ở thực.

Một lãnh đạo của Tân Hoàng Minh xác nhận, tại dự án Hoàng Cầu của tập đoàn này, thay vì đóng tiền đầu tư rồi “bất cần biết” các vấn đề khác của dự án ra sao, hiện nay gần như ngày nào cũng có hàng chục khách hàng tới “giám sát” tiến độ, chất lượng của dự án, bởi họ thừa nhận nhà mua là “nhà để ở, không phải để bán kiếm lời”.

Và cũng chính vì lượng các nhà đầu tư nhỏ lẻ quá ít nên buộc doanh nghiệp này phải trả lại số ít khách hàng đã đặt cọc mua căn hộ cao cấp Nguyễn Văn Huyên cho một số nhà đầu tư trước đây. 

Hiện nay kế hoạch bán hàng chính thức đối với dự án này vẫn chưa được Tân Hoàng Minh công bố chính thức, cho dù dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC nói, những ngày đầu năm 2015, doanh nghiệp này đã tung ra thị trường căn hộ tại dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng. Những gì mà chủ đầu tư này nhận được đã vượt quá sự mong đợi trong bối cảnh thị trường được cho là mới ở giai đoạn đầu hổi phục.

Tuy nhiên, cũng bằng quan sát, ông Quyết cho rằng hầu hết khách hàng mua căn hộ của doanh nghiệp này đều cho mục đích để ở, bởi họ “cực kỳ quan tâm tới tiến độ và các dịch vụ hậu bán hàng”.

Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà nói với VnEconomy rằng, cái được trong năm qua của thị trường bất động sản không chỉ là thanh khoản tăng, giảm tồn kho, mà trong số hơn 13 nghìn giao dịch của cả năm 2014 thì hầu hết đều phục vụ cho nhu cầu cải thiện chỗ ở của người dân.

“Đành rằng thị trường không thể thiếu đầu tư, đầu cơ, nhưng hoạt động này chỉ nên ở một tỷ lệ nhất định, khoảng vài chục phần trăm, còn nếu vượt quá thì ắt hẳn sẽ nảy sinh bong bóng bất động sản. Theo thống kê của chúng tôi, có 2/3 số căn hộ hoàn thiện bán được trong năm qua đã được đưa vào sử dụng, chứ không phải mua rồi khoá cửa để đấy”, ông Hà nói.

Song theo ghi nhận của người viết, mặc dù gần như vắng bóng trong vài năm trở lại đây, song chỉ trong vòng hai tháng cuối năm 2014, giới đầu cơ đã “lấp ló” quay trở lại thị trường khi mà những kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, tiết kiệm đang ngày càng làm họ thất vọng. 

Tại một số dự án “hot” trên thị trường Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện tình trạng bán chênh của những nhà đầu tư “nhanh tay” với những khoản chênh có khi lên tới vài ba trăm triệu đồng cho một căn hộ.

Chủ đầu tư có thích?

TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - một người đã dành nhiều tâm huyết với vô số những phản biện chính sách nhằm giúp thị trường bất động sản phát triển, từng khẳng định với VnEconomy rằng ông không phản đối đầu cơ.

Bởi theo ông, nếu đầu cơ chỉ là “mua không dùng mà bán lại thì đó là quy luật bình thường của thị trường”. Trước khi đầu cơ, nhà đầu cơ cũng là những người mua thông thường. Người bán rất cần kiểu người mua này, vì nhiều khi chưa có “người dùng” nhưng đã có rất nhiều người mua. 

Nhiều người vẫn cho rằng, đầu cơ là xấu, là kích giá nhà leo cao… Nhưng thị trường có quy luật cạnh tranh, thuận mua vừa bán, người mua nhà hoàn toàn có quyền chủ động khi lựa chọn mua của ai.

Chuyên gia này nhìn nhận, những căn hộ cao cấp chỉ là “của hiếm”, nên giá tăng cao thì đổ tội đầu cơ. Vấn đề cần nhất là chống độc quyền, chứ không phải chống đầu cơ mua đi bán lại, để phát triển tính cạnh tranh của thị trường, tăng cơ hội lựa chọn cho người mua. 

Do đó, nếu hiểu sai khái niệm đầu cơ bất động sản thì rất dễ dẫn đến việc ban hành những chính sách bất lợi cho việc phát triển thị trường này trong tương lai.

Tuy nhiên, theo một đại diện của Tập đoàn Nam Cường, mặc dù là chủ đầu tư và luôn mong bán được hàng, song thực tế, doanh nghiệp này cũng không hề muốn bán nhà cho “các nhà đầu cơ”. 

Bởi, theo vị đại diện này, đây chính là đối tượng làm “nhiễu” thị trường, lắm khi làm cho giá trị căn nhà của họ không đúng với giá trị thực, có khi bị đẩy lên quá cao nhưng cũng có lúc bị “dìm” dưới giá trị.

Ông Lê Thanh Thản, Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng Số 1 Lai Châu - chủ đầu tư hàng loạt khu chung cư ở Hà Nội, khẳng định do giá bán căn hộ mà doanh nghiệp này đưa ra hiện khá thấp so với mặt bằng thị trường, nên hầu hết trong mỗi đợt mở bán đều có một tỷ lệ khá lớn người tham gia đầu cơ, lướt sóng. Cũng nhờ đó mà lượng căn hộ của doanh nghiệp này “ra đến đâu hết đến đó”.

Nhưng dưới góc độ của một doanh nghiệp đơn thuần, bản thân ông Thản “không thích bán nhà cho những người này”. 

Bởi, nếu khách hàng là những người mua nhà để ở, họ thực hiện khá nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng mà hai bên đã ký, đặc biệt là việc đóng tiền theo tiến độ dự án. Nhưng với người đầu cơ, ngay cả khoản tiền đặt cọc chỉ tầm 100 triệu đồng họ cũng khất lần khi chưa tìm được khách để “trao tay căn hộ”.

Giám đốc một đơn vị tư vấn bất động sản cũng thừa nhận: “Tôi chỉ lo về chuyện đầu cơ, tôi sợ họ thổi giá lên cao quá, khiến thị trường sẽ lại ngưng trệ. Cách đây khoảng 9 tháng, cứ 3 tháng tôi nhận được một giấy mời của nhà thầu, tới gần đây cứ hai tuần nhận được một thư mời thầu. Số lượng dự án như vậy là chuyện bất thường, điều đó có lợi cho thị trường địa ốc hay không?”.

Ở góc độ của một nhà tư vấn, bà Hoàng Phương, Giám đốc khối nhà ở - Savills Hà Nội, nói các nhà kinh doanh nhỏ lẻ nên cẩn trọng trong việc đầu cơ bất động sản ở thời điểm này. Bởi lẽ, việc có hồi phục hay không vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, thực tế thị trường vẫn chỉ đang đứng trước ngưỡng cửa của hồi phục với một số tín hiệu tốt.
 
Mặt khác, các dấu hiệu trên thị trường gần đây đều cho thấy, nhu cầu mua để ở vẫn đang chiếm lĩnh và sẽ tiếp tục là xu hướng trong thời gian tới. Người mua hiện tại cũng đã tỉnh táo hơn rất nhiều so với thời điểm sốt nóng trước.
 
Với những nhà đầu tư thứ cấp hiện đã trót ôm hàng, muốn nhân thời điểm này đẩy được hàng ra thị trường cần thiết phải có những chính sách ưu đãi tốt, ý tưởng và cách thức bán hàng linh động hơn, bà Phương khuyến ngh

Chênh lệch giàu nghèo Việt Nam trên báo Mỹ

Cách showroom mới của Rolls-Royce 2 tòa nhà, bà Hà (gần 80 tuổi) và Hiền (53 tuổi) đang bán khoai tây và đu đủ cho người đi đường. 

Họ phải dậy từ 4h sáng để tới chợ đầu mối, sau đó đạp xe xuống phố để bán rong. Bà Hà hiện sống cùng 8 người họ hàng và kiếm được 2,5 USD (50.000 đồng) một ngày. Trong khi đó, bà Hiền kiếm được khoảng 5 USD. Cả hai cho biết họ chẳng mấy quan tâm đến những chiếc siêu xe lẫn trong dòng xe máy trên đường phố.

Khoảng cách thu nhập gia tăng đang là vấn đề trên toàn cầu. Nhưng tại Việt Nam, tương phản này đặc biệt rõ. Giao thông Hà Nội tràn ngập những chiếc xe máy được buộc cả tá hàng hóa. Xe tải, ôtô, xe máy đi cạnh chiếc xe đẩy của người bán rong và những chiếc xe đạp chất đầy hàng. Trong khung cảnh đó, sự xuất hiện của những chiếc Rolls-Royce có vẻ gây ấn tượng với người nước ngoài hơn là người Việt.

Sự xuất hiện của những chiếc xe sang đang được coi là dấu hiệu cho tăng trưởng kinh tế tại đây. Việt Nam thực sự đã tiến rất xa trong vài chục năm qua.

 

Tương phản giàu nghèo tại Việt Nam có thể nhận thấy rõ trên đường phố. Ảnh: AFP

TràngTiềnPlaza (Hà Nội) hiện là nơi giới thượng lưu lui tới mua sắm các mặt hàng xa xỉ như Louis Vuitton, Cartier và Burberry. Năm ngoái, McDonald’s cũng đã mở cửa hàng đầu tiên tại TP HCM (Việt Nam), hợp tác với Henry Nguyễn - Tổng giám đốc IDG Ventures. Ông cho biết mục tiêu là mở hơn 100 cửa hàng McDonald’s tại Việt Nam trong một thập kỷ.

Forbes Việt Nam ra mắt đầu năm 2014 và là nơi cho thấy sự giàu có của tầng lớp thượng lưu. Ấn bản đầu tiên của tạp chí này nói về ông Phạm Nhật Vượng – tỷ phú USD đầu tiên và thường được gọi là "Donald Trump của Việt Nam". Tài sản của ông vào khoảng 1,5 tỷ USD, chủ yếu từ cổ phần trong Vingroup – chủ sở hữu nhiều trung tâm thương mại, tòa nhà cao cấp và công viên mô phỏng nổi tiếng nhất Việt Nam.

Đặng Lê Nguyên Vũ - nhà sáng lập thương hiệu Cà phê Trung Nguyên lớn lên trong một gia đình bình thường tại Tây Nguyên, từng tự rang cà phê và kỳ cạch giao hàng bằng xe đạp. Ngày nay, Việt Nam đã là đối thủ của Brazil trong sản xuất cà phê. Và Trung Nguyên trở thành thương hiệu đồ uống hàng đầu, mở nhiều cửa hàng trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước khác.

Giới thượng lưu Việt Nam có lối sống khá sang trọng. Nhưng để nhận biết sự chuyển dịch, phương tiện giao thông có lẽ là thước đo tốt hơn cả. Thập niên 90, xe đạp vẫn còn là phương tiện di chuyển chính. Những chiếc xích lô cũng rất dễ dàng bắt gặp. Sau đó, kinh tế phát triển đã khiến xe máy và ôtô dần trở nên phổ biến.

Đầu năm 2011, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá là nước có "thu nhập trung bình". Và rất nhiều gia đình cũng đang tìm mua những chiếc Toyota Corolla hay Chevrolet Cruze. Số liệu cho thấy lượng xe hơi bán tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 2 năm, từ 9.500 chiếc năm 2012 lên 21.700 chiếc năm 2014. Số liệu này sẽ cao hơn nhiều nếu thuế nhập khẩu không quá cao và  thuế cho những chiếc lắp ráp tại Việt Nam không lên tới 60%, ông Gaurav Gupta - Giám đốc GM Việt Nam cho biết.

Số xe hơi xa xỉ bán ra cũng tăng với tốc độ tương tự, lên 4.700 chiếc năm 2014. Vài năm trước, Mercedes và BMW còn thống trị thị trường xe sang tại đây. Nhưng còn giờ, đó là Rolls-Royce, Porsche, Audi, Lexus, Infiniti và có thể là cả Lamborghini. Con số này sẽ còn ấn tượng hơn nữa nếu xét đế việc một chiếc xe giá 60.000 USD tại Mỹ có giá gần 180.000 USD tại Việt Nam, Gupta cho biết.

Trong showroom mới của Rolls-Royce cạnh sảnh một khách sạn 5 sao, một chiếc Wraith - dòng tầm trung của hãng, có giá 979.000 USD. Những chiếc đắt nhất phải có giá cao hơn tới hàng trăm nghìn USD. Người mua thường yêu cầu thêm chi tiết, như biển tên với chữ ký dát vàng, ông Phạm Bửu Hội - Giám đốc Marketing của Roll-Royce Motor Cars Hà Nội cho biết. Tổng chi phí vì vậy có thể lên tới 2,5 triệu USD. Còn khi được hỏi về phương tiện di chuyển hàng ngày, ông cười lớn và cho biết: "Tôi đi xe máy, cũng như mọi người thôi".

Hà Thu (theo Los Angeles Times

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness