TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 29
  • Hôm nay: 101
  • Tháng: 10379
  • Tổng truy cập: 5155643
Chi tiết bài viết

Dự Đoán Địa ốc 2007-2015

Tòa nhà An Phú bán chạy

Thông tin nóng nhất trong tuần qua chính là cao ốc An Phú, chỉ trong vòng 10 ngày tung ra bán, khách hàng mua gần hết số lượng căn hộ! Đây được xem là sự kiện hoàn toàn bất ngờ - ngay cả với chủ đầu tư và đơn vị bán hàng, bởi vì xảy ra vào thời điểm thị trường địa ốc đóng băng.

Theo thiết kế, cao ốc An Phú cao 12 tầng, có tổng cộng 72 căn hộ. Khu vực tầng hầm bố trí làm bãi đậu xe, kho hàng và bảo vệ; tầng trệt dành cho cửa hàng và siêu thị; tầng một dành cho sinh hoạt cộng đồng, nơi vui chơi của thiếu nhi và giải khát.

Về căn hộ chia làm 4 loại, diện tích 77,7m2, 81,2m2, 139,3m2 và 141,6m2. Giá bán trung bình khoảng 10,3- 10,5 triệu đồng/m2. Qua phác thảo trên cho thấy, cao ốc An Phú không “đặc biệt” so với hàng loạt cao ốc khác đang mọc trong nội thành với lối kiến trúc cao cấp, giá cũng không phải thấp, vậy sức hút này do đâu?

Ông Nguyễn Xuân Châu, Giám đốc kinh doanh Sacomreal - đơn vị bán độc quyền cao ốc An Phú - phân tích: Thế mạnh đầu tiên của cao ốc An Phú là vị trí rất thuận tiện: nằm trong khu đô thị mới An Phú - An Khánh, quận 2, chỉ cần qua cầu Sài Gòn là tới. Từ đây, chủ nhân đi lại trung tâm TP dễ dàng, có thể tận hưởng một không gian mát lành từ sông Sài Gòn.

Thứ hai, “cao ốc xây xong mới bán, điều này rất quan trọng. Lâu nay, hầu hết những người mua nhà đất nhưng mệt mỏi vì chờ đằng đẵng mà chỉ thấy nhà trên giấy. Do đó, nhờ nhà có sẵn, khi khách hàng tới xem sẽ biết ngay căn hộ tương lai của mình và quyết định ngay tức khắc”, ông Châu khẳng định.

Cuối cùng là khâu tiếp thị. Khi thị trường đóng băng, thông tin về nhà đất hay “bị nhiễu”, nên việc cung cấp thông tin chính xác để khách hàng an tâm, tránh “tiền mất tật mang” cũng là yếu tố quyết định. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ hỗ trợ khách hàng vay trong thời hạn từ 10-15 năm, miễn phí quản lý một năm... Nhận rõ ba nhân tố thành công, khi nhận lời tiêu thụ, Sacomreal đã khuếch trương mạnh trên thông tin đại chúng, cho đội ngũ bán hàng tiếp thị đến tay khách hàng, tất nhiên kết quả đạt được ngoài mong đợi!

Phải chăng thành công từ cao ốc An Phú và một số chung cư bán chạy hiếm hoi trong thời gian qua như Phú Mỹ, Conic cho thấy một xu hướng thị trường mới đang định hình: Dự án phải có vị trí cực tốt, xây nhà thật và giải pháp tài chính hợp lý...

Thị trường bất động sản năm 2007: Sẽ sôi nổi và giảm giá

 

        Năm 2007 được dự báo là một năm có nhiều khởi sắc đối với thị trường bất động sản sau hơn 2 năm trầm lắng. Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi cuối năm với Báo Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ cũng lưu ý về những việc cần phải làm để tận dụng được các lợi ích từ thị trường này.

 

* Ông đánh giá thế nào về những diễn biến trên thị trường bất động sản năm 2007, thưa Thứ trưởng?

        - Thứ nhất là những sự kiện như WTO, PNTR, CG (Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Hoa Kỳ thông qua Quy chế bình thường thương mại vĩnh viễn dành cho Việt Nam, Hội nghị các nhà tài trợ Việt Nam - PV) cho thấy khả năng thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của Việt Nam năm 2007 là rất lớn và sự đầu tư vào thị trường bất động sản (BĐS) theo đó chắc chắn cũng sẽ tăng nhanh. Thứ hai, đối với các nhà đầu tư trong nước, hiện nay thị trường chứng khoán thị trường chứng khoán vẫn còn hấp dẫn nhưng theo dự báo của tôi, sẽ có những bước thăng trầm nhất định và sẽ xuất hiện "băng giá" chậm nhất vào khoảng quý II/2007, các nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán sẽ quay trở lại thị trường BĐS nhiều hơn. Hai lý do đó khiến có thể dự đoán thị trường BĐS năm 2007 sẽ rất sôi động. Tất nhiên, mức độ sôi động nhiều hay ít còn phụ thuộc vào việc các chính sách của Nhà nước để điều chỉnh mối quan hệ cung-cầu.

 

* Có người dự đoán, việc xuất hiện nhiều nhà ĐTNN trong thị trường BĐS sẽ càng làm cho giá nhà, đất tăng, quan điểm của ông như thế nào?

        - Tôi không đồng quan điểm này mà theo tôi, việc các nhà ĐTNN tham gia nhiều vào thị trường này sẽ là cơ may tốt cho việc giảm giá đối với BĐS là nhà ở. Tại sao lại như vậy? Giá nhà đất ở Việt Nam cao trong khi đa số dân có thu nhập trung bình không có khả năng mua là lý do khiến cung và cầu khó gặp nhau, cung thừa mà cầu cũng thừa. Muốn giải quyết được mâu thuẫn này, về mặt vĩ mô là chúng ta phải đẩy mạnh đầu tư cho khu vực nhà ở cho người thu nhập thấp, người nghèo; các nhà đầu tư trong nước lâu nay không mặn mà với việc này. Trong khi đó, nhà ĐTNN với khả năng về vốn lớn, trình độ quản lý cao không sợ đầu tư dài hạn, không ngại đầu tư ban đầu lớn sẵn sàng lựa chọn đầu tư vào khu vực này. Nếu chỉ cần có một vài nhà đầu tư lớn dám đầu tư khu chung cư, khu nhà ở cho người lao động bình thường, thu nhập trung bình đến thấp thì chắc chắn việc kéo giá nhà ở xuống mức phù hợp với người có thu nhập trung bình ở Việt Nam sẽ được giải quyết, có nghĩa là làm cho cung và cầu gặp nhau. Vấn đề là chúng ta phải có chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư dài hơi ở khu vực này.  

 

* Cụ thể ở đây là những chính sách gì, thưa ông?   

         - Cần có mặt bằng pháp luật ổn định, đặc biệt tài chính BĐS phải rất minh bạch và ổn định, trong đó cần tháo gỡ quyền và nghĩa vụ cho nhà ĐTNN sao cho bình đẳng với nhà đầu tư trong nước. Mới đây, chúng tôi đã trình Chính phủ dự định cho phép nhà ĐTNN được nhận chuyển nhượng dự án BĐS từ nhà đầu tư trong nước. Nhưng kể cả nếu được chấp nhận thì nhà ĐTNN vẫn còn tới 2 hạn chế rất lớn. Thứ nhất, theo quy định hiện hành thì nhà ĐTNN chỉ được thuê đất không được giao đất, không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cũng chỉ được thuê đất của doanh nghiệp không được thuê trực tiếp của hộ gia đình cá nhân. Như vậy về quyền là kém xa nhà đầu tư trong nước. Thứ hai, việc thế chấp quyền sử dụng đất cũng chỉ được thực hiện ở tổ chức tín dụng có pháp nhân trong nước, không được thế chấp tại các tổ chức tín dụng có pháp nhân nước ngoài. Trong khi với WTO thì việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính là rất lớn, nếu như không kịp thời tháo gỡ điểm này sẽ rất thiệt thòi cho thị trường BĐS.

 

* Thưa ông, để đón làn sóng ĐTNN, rất nhiều nhà đầu tư trong nước đang có xu hướng xây dựng và phân phối những chung cư rất cao cấp trong thị trường nhà ở, ông đánh giá thế nào về xu hướng này?

        - Tôi cho rằng đó là một phần của thị trường và những căn hộ chung cư có giá từ 1.300 - 2.000 USD/m2 cũng có sức hấp dẫn nhất định dành cho người có nhiều tiền, nhu cầu cao. Vấn đề nhà đầu tư cần làm là phải tính toán cung - cầu cho hợp lý thì sẽ có lãi cao nếu không sẽ rơi vào tình trạng ngược lại. Một điều tra mới đây của một tổ chức tài chính nước ngoài cho thấy khoảng 60% dân Hà Nội và TP.HCM là tầng lớp trung lưu, tiêu khoảng 7 triệu đồng/tháng. Như vậy thì những căn hộ giá trung bình khoảng từ 1 - 1,5 tỉ đồng/căn là có thể phù hợp với mức thu nhập này. Những khu chung cư như vậy, cộng với hạ tầng tốt, dịch vụ bảo đảm tôi tin chắc sẽ rất hấp dẫn. Ở các tỉnh, thành phố khác mức đầu tư có thể thấp hơn.

 

Quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2006, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,17% với GDP danh nghĩa đạt 974 nghìn tỷ đồng (khoảng 60 tỷ đô-la). Đây là con số khá ấn tượng, nhưng nó chỉ xấp xỉ nền kinh tế Thái Lan vào năm 1988 và nhỉnh hơn kinh tế Singapore vào năm 1994 một chút. Nếu lấy hơn 60 tỷ đô-la chia cho 84 triệu người thì GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2006 là 725 đô-la, tương đương với con số này của Trung Quốc cách đây 10 năm, Thái Lan 20 năm và Singapore 30 năm.2
Mặt khác, theo số liệu trên website CIA Fact Book, GDP-PPP (GDP ngang bằng sức mua) năm 2006 của Việt Nam là 258 tỷ đô-la, xếp hạng 38 toàn thế giới và thứ 5 trong 10 nước Asean. GDP-PPP bình quân đầu người là 3.100 đô-la, xếp hạng 156 trên thế giới và thứ 7 trong 10 nước Asean. Giả sử tốc độ tăng GDP và GDP bình quân đầu người được duy trì bằng mức bình quân 7 năm qua, đến năm 2020, tổng GDP-PPP và GDP-PPP bình quân đầu người tính theo giá năm 2006 của Việt Nam lần lượt là 435 tỷ và 8.000 đô-la, bằng với vị trí số 28 và 104 trên thế giới hiện nay.
Những con số nêu trên có thể giúp hình dung phần nào vị trí của nền kinh tế Việt Nam ở hiện tại và vào năm 2020.

Tăng trưởng GDP nhờ lượng nhiều hơn chất
Tốc độ tăng trưởng đạt được trong năm 2006 nói riêng, một vài năm gần đây được cho là cao, nhưng so với số tiền đầu tư 399 nghìn tỷ đồng bỏ ra, chiếm đến 41% GDP thì cần phải nhìn nhận khách quan hơn. Chỉ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) có xu hướng gia tăng là điều không tốt cho nền kinh tế. Riêng năm 2006, ICOR là 5,02 và bình quân từ năm 2000 đến nay lên đến 5,11, cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc cách đây 10 năm, Thái Lan 20 năm và Singapore 30 năm. Xin nhắc lại phát hiện rất có ý nghĩa của Giáo sư David Dapice, Nhà kinh tế trưởng Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard, rằng cũng với tỷ lệ đầu tư so với GDP tương đương với Việt Nam, nhưng Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng 9-10%, trong khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức 7-8%. Điều này có nghĩa là với quy mô nền kinh tế hiện tại, hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 1 tỷ đô-la. Bảng dưới đây cung cấp thêm một con số so sánh với các nước khác và nó có thể minh chứng phần nào lập luận trên.
Nước                          Đầu tư               Tăng trưởng          ICOR
                                   (%GDP)            GDP (%) 

Việt Nam ('00-'06)          38,3                  7,5                     5,1
Trung Quốc ('91-'03)      39,1                  9,5                     4,1
Đài Loan ('81-90)           21,9                  8,0                      2,7
Hàn Quốc ('81-90)         29,6                   9,2                     3,2
Nhật Bản ('61-'70)          32,6                  10,2                    3,2
Nguồn: Dựa trên thống kê của các nước và tính toán của tác giả.

Một điểm cần lưu ý khác là tuy có giảm một chút (2%), nhưng tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước vẫn chiếm đến 50,1% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Dựa trên con số này và nhìn vào tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp dân doanh và các doanh nghiệp nhà nước phần nào lý giải được tại sao ICOR của Việt Nam lại cao đến như vậy. Hơn thế nữa, trong 136 nghìn tỷ đồng GDP danh nghĩa tăng thêm trong năm 2006, có đến 15 nghìn tỷ đồng (gần 1 tỷ đô-la) gia tăng từ xuất khẩu dầu thô và 25 nghìn tỷ đồng gia tăng trong đầu tư của khu vực nhà nước.

Hệ thống tài chính có sự nở rộng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Năm 2006 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán khi mà tổng vốn hóa của toàn thị trường (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) bằng 30% GDP, cao gấp 5 lần so với thời điểm cuối năm 2005 và vượt qua mục tiêu đặt ra đến năm 2010. Việc gia tăng này có được là nhờ có thêm hơn 150 công ty lên sàn. Nhưng một phần rất lớn sự gia tăng của thị trường là do kỳ vọng quá lớn của công chúng dưới tác động của tâm lý đám đông. Khi mà rất nhiều người cảm thấy kiếm tiền quá dễ dàng qua việc kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường chứng khoán sẽ làm giảm nhiệt huyết và động cơ làm việc để tạo ra giá trị gia tăng thực sự cho toàn xã hội. Đây là một điều rất không tốt cho nền kinh tế.
Đối với các ngân hàng, với tốc độ tăng trưởng lên đến 33% đưa đến kết quả là lần đầu tiên, tổng tài sản của toàn hệ thống vượt 1 lần GDP (số cụ thể là 1,2 lần), tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế bằng khoảng 75% GDP, chỉ thấp hơn bình quân trong khối Asean một chút. Tuy nhiên, theo con số của Tổng cục Thống kê thì toàn bộ giá trị gia tăng của ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ đóng góp có 1,81% GDP. Con số này có phần khiêm tốn vì chỉ riêng lợi nhuận của các ngân hàng được công bố đã bằng 1,1% GDP. Phân tích ra sẽ thấy lợi nhuận của các ngân hàng có được chủ yếu là do chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra quá cao (gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung trên thế giới). Điều này có nghĩa là chi phí của các doanh nghiệp đang bị đẩy lên đáng kể. Thêm vào đó, làn sóng ngầm trong cuộc đua lãi suất của các ngân hàng vẫn đang âm ỉ cộng với mức gia tăng cung tiền, tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua cao hơn so với ba nền kinh tế nêu trên ở các giai đoạn phát triển tương tự sẽ không tốt cho phát triển dài hạn.

Tuy có sự cải thiện, nhưng quy mô của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu cộng với câu hỏi về chất lượng nợ, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước (chiếm trên 70% thị phần) nhưng lại tăng trưởng quá nhanh đã tạo ra sự nghi ngờ về khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các ngân hàng trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay.
Từ những vấn đề trên cho thấy, dấu hiệu bong bóng trên thị trường chứng khoán cộng với sự mong manh của các ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính nói riêng, nền kinh tế nói chung. Chắc ít ai trong chúng ta không hình dung ra hậu quả của một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ là như thế nào.

Tham nhũng và chất lượng giáo dục, hai điều đáng quan tâm
Trong những vài thập kỷ sau năm 1950, Hàn Quốc và Đài Loan có được sự tăng tốc thần kỳ để trở thành những nền kinh tế phát triển như ngày nay. Kết quả mà hai nước này có được không đơn thuần chỉ nhờ những khoản viện trợ của các nước phương Tây (Nếu tính viện trợ tuyệt đối hay so với quy mô nền kinh tế, thì Việt Nam có thể đang ở vị thế tốt hơn hai nước này cách đây hơn 4 thập kỷ) mà nhờ hai yếu tố hết sức quan trọng là họ có chính phủ mạnh, tình trạng tham nhũng rất ít cộng với chính sách giáo dục hợp lý.

Trái lại với hai nền kinh tế nêu trên, sau những năm 1950, cũng có một hệ thống giáo dục tốt, nhưng do tình trạng tham nhũng, sự đặc quyền của các quan chức chính phủ cộng với những bất ổn về chính trị mà sau gần 50 năm, Philipin phải rơi vào tình trạng bất ổn và phát triển chậm như ngày hôm nay.
Ở Việt Nam hiện nay, ổn định chính trị là điều không bàn cãi, nhưng tham nhũng và sự yếu kém trong hệ thống giáo dục có lẽ là hai vấn đề đau đầu nhất. Nếu không có những quyết sách đúng đắn thì chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển dài hạn.
Trên đây chỉ là một vài phân tích mang tính chấm phá. Cần có một sự đánh giá chi tiết và tổng quan hơn để nhận diện bức tranh chung. Nhưng chỉ cần nhìn vào những chấm phá này sẽ thấy có lý khi Thủ tướng thúc giục hệ thống ngân hàng đẩy nhanh tiến trình cải cách, nhất là việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước và Chính phủ đưa ra ba nhiệm vụ được ưu tiên trong năm 2007 là tập trung cho tăng trưởng kinh tế, cải cách hành chính và chống tham nhũng.
Hy vọng rằng, với việc đánh giá, nhìn nhận đúng vấn đề, không chỉ năm 2007 này mà cả nhiều năm tiếp theo, Việt Nam sẽ có những chính sách và bước đi hợp lý để có thể đạt được mục tiêu đề ra với con đường ngắn nhất, trôi chảy nhất với chi phí thấp nhất.

----------------
1 Các số liệu trong bài này được lấy chủ yếu từ Tổng cục Thống kê, cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và một số nguồn số liệu chính thức của các quốc gia.
2 Nếu tính toán theo giá cố định hay ngang bằng sức mua thì thời điểm cũng chỉ xê dịch quanh các con số này một vài năm.

Huỳnh Thế Du  

 Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững

 

 

Thực hiện chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 15 đến ngày 24-1-2007, Ban Chấp hành T.Ư Ðảng (khóa X) đã họp Hội nghị lần thứ tư. Hội nghị thông qua những quyết định quan trọng, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng.

 

Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn Nghị quyết số 08-NQ/T.Ư "về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới".

 

Sau hơn 11 năm kiên trì và nỗ lực đàm phán, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ðây là kết quả của đường lối đổi mới của Ðảng, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế từ song phương, khu vực đến đa phương, toàn cầu mà Ðảng, Nhà nước ta đã thực hiện trong 20 năm qua.

 

Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới, đang có những biến đổi nhanh và sâu sắc. Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước ta phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển; đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Ðảng và toàn dân ta để vượt qua.

 

Trước tình hình và bối cảnh mới, Ban Chấp hành Trung ương đề ra một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

I- Cơ hội, thách thức

 

1- Cơ hội

Luật sư phục vụ tư vấn hợp đồng XNK ,dịch vụ pháp lý  tranh chấp XNK

Một là, chúng ta có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới với tư cách là một đối tác bình đẳng, không bị phân biệt đối xử và theo mức thuế các thành viên WTO cam kết. Ðây là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ của nước ta, tạo thêm việc làm, góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

 

Hai là, thực hiện các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, thể chế kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước ngày càng thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, trong đó có các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến, đóng góp ngày càng quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.

 

Ba là, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, khơi dậy mạnh mẽ những tiềm năng to lớn của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân; việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sẽ hiệu quả hơn; tăng trưởng kinh tế, do đó, sẽ nhanh và bền vững hơn.

 

Bốn là, là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới, nước ta có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn; có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam trong các cuộc tranh chấp thương mại với các thành viên khác, hạn chế những thiệt hại.

 

Năm là, chúng ta có những thuận lợi mới để thực hiện đường lối đối ngoại của Ðảng: "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế", phát huy vai trò của nước ta trong các tổ chức khu vực và quốc tế, xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng với các nước trên thế giới.

 

Ngoài ra, khi thành viên Tổ chức Thương mại thế giới, người tiêu dùng trong nước sẽ có thêm sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh; các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, dịch vụ hỗ trợ tiện lợi hơn, có chất lượng hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

 

2- Thách thức

 

Thứ nhất, nước ta phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các sản phẩm và doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường trong nước. Chính phủ ta phải cạnh tranh với chính phủ các nước trong cải thiện môi trường thu hút đầu tư.

 

Thứ hai, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế có thể làm tăng thêm sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng, miền đất nước; có những bộ phận dân cư ít được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực; một bộ phận doanh nghiệp có thể bị phá sản, thất nghiệp có thể tăng lên; khoảng cách giàu - nghèo, mức sống giữa nông thôn và thành thị có thể doãng ra hơn, từ đó có thể dẫn đến những yếu tố gây bất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.

 

Thứ ba, với sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ không kiểm soát được thị trường, có thể gây ra rối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế, tài chính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

 

Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức nước ta (bao gồm cán bộ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và chuyên gia trong các lĩnh vực) còn thiếu và yếu cả về năng lực chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ. Ðặc biệt, chúng ta  còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu nhiều.

 

Thứ năm, cùng với những thách thức trong lĩnh vực kinh tế, quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những thách thức lớn đối với chế độ chính trị, vai trò lãnh đạo của Ðảng và việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững của đất nước.

 

Những cơ hội, thách thức nêu trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đến đâu cũng còn tùy thuộc vào nỗ lực và khả năng vượt qua của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu quả, vươn lên nhanh trước sức ép của các thách thức thì không những chúng ta sẽ vượt qua được thách thức mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triển.

 

II- Một số chủ trương, chính sách lớn

 

1- Quan điểm chỉ đạo

 

Quan điểm chỉ đạo chung là: giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hội nhập vì lợi ích đất nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

; đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm cụ thể sau:

 

- Hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân. Nhân dân là chủ thể của hội nhập và được hưởng thành quả từ hội nhập. Mọi cơ chế, chính sách phải nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, khả năng sáng tạo và phát huy mọi nguồn lực của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; phát huy vai trò của đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài vào công cuộc phát triển đất nước và tăng thêm sự gắn bó của đồng bào với Tổ quốc.

 

- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái.

 

- Gắn khai thác với sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực; phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, tạo thành sức mạnh quốc gia, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; chủ động, tích cực tạo ra và sử dụng có hiệu quả cao các lợi thế so sánh của đất nước.

 

- Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Ðảng và Nhà nước; chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới, tham gia vào các vòng đàm phán mới, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế song phương, khu vực và đa phương.

 

- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 

2- Một số chủ trương, chính sách lớn

 

2.1- Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức trong toàn Ðảng toàn dân, toàn quân

 

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về Tổ chức Thương mại thế giới, chủ trương gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới của Ðảng, Nhà nước ta, những cơ hội, thách thức đối với nước ta khi gia nhập tổ chức này, những việc phải làm sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới để tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự tôn dân tộc của mọi người Việt Nam, xây dựng quyết tâm tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

2.2- Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới; hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

 

- Khẩn trương rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ những văn bản, quy định chồng chéo, không còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những quy định mới phù hợp với các cam kết quốc tế. Tập trung xây dựng và bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật trong một số lĩnh vực quan trọng, như về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, Luật Trọng tài và tài phán trong tranh chấp thương mại, Luật Hình sự, Luật Xuất bản, Luật Ðiện ảnh..., các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường để bảo vệ thị trường trong nước và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường phù hợp với cam kết và điều kiện cụ thể nước ta.

 

- Hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Xây dựng và thực hiện lộ trình loại bỏ các hình thức bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi hàng hóa, dịch vụ; loại bỏ các hình thức trợ cấp theo lộ trình cam kết; bổ sung những hình thức trợ cấp phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới. Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, nghiên cứu tạo bước đột phá trong quản lý và vận hành thị trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất. Kiểm kê quỹ đất, quỹ nhà, trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, thu hồi diện tích sử dụng không đúng mục đích, để biến nguồn vốn tĩnh trong bất động sản thành nguồn vốn động cho đầu tư. Tạo khung pháp lý để mở rộng từng bước quyền của các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản. Tổ chức vận hành hiệu quả hệ thống đăng ký bất động sản thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch về bất động sản, hoàn chỉnh các quy định về thế chấp đất đai.

 

Hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh, từng bước giảm đối tượng nộp thuế theo mức khoán; chống thất thu thuế đi đôi với nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu. Ðổi mới mạnh mẽ chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm theo chuẩn mực quốc tế đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Phát triển các hình thức đầu tư gián tiếp để đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư; đồng thời có cơ chế quản lý và điều hành hiệu quả, bảo đảm an toàn thị trường tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục đổi mới chính sách tiền tệ, sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất, tỷ giá, quản lý ngoại hối, có các biện pháp hữu hiệu để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng trước những biến động lớn bên ngoài. Nhanh chóng hoàn thiện chức năng Ngân hàng Trung ương, nâng cao tính độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Bảo đảm quyền tự chủ thực sự của các ngân hàng thương mại nhà nước. Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo, thông tin thị trường, cảnh báo sớm những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra do những biến động của thị trường thế giới,  nhất là thị trường tài chính, tiền tệ.

 

- Phát triển thị trường khoa học, công nghệ. Tập trung phát triển công nghệ ở các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đi ngay vào các công nghệ hiện đại, mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu triển khai để nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ đi đôi với việc chú trọng nhập  khẩu công nghệ nguồn. Khuyến khích hình thành các công ty xuất, nhập khẩu công nghệ, nhất là ở những lĩnh vực có nhu cầu lớn. Chuyển các cơ sở nghiên cứu triển khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; tăng cường mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu, thiết kế công nghệ với các doanh nghiệp. Lập và vận hành có hiệu quả quỹ xúc tiến công nghệ, hỗ trợ tổ chức các hội chợ công nghệ, diễn đàn ý tưởng. Tập trung đầu tư phát triển nhanh hơn hai khu công nghiệp công nghệ cao hiện có.

 

- Ðổi mới để nâng cao hiệu quả đầu tư. Nhà nước ưu tiên đầu tư, đồng thời đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng. Rà soát, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế so sánh, phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các nguyên liệu, sản phẩm trung gian cạnh tranh được với nguyên liệu và sản phẩm nhập khẩu; lựa chọn phát triển một số ngành công nghiệp then chốt có lợi thế và khả năng cạnh tranh. Xem xét để có thể mở cửa nhanh hơn một số ngành dịch vụ phù hợp với chủ trương phát triển của ta (các dịch vụ nhạy cảm, có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, dịch vụ ngân hàng, phân phối chỉ mở cửa theo lộ trình cam kết và có cơ chế quản lý chặt chẽ).

 

2-3- Ðẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước

 

- Kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; đẩy nhanh tiến độ ra quyết định của các cơ quan nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, chống phiền hà, nhũng nhiễu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân giám sát việc thực hiện. Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần thực hiện tốt chủ trương này.

 

- Sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước theo yêu cầu phổ biến là quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, tăng cường sự phối hợp đồng bộ, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Khẩn trương hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, quản lý thị trường. Kiện toàn tổ chức và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, trước hết là phái đoàn Việt Nam tại trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới. Tổng kết hoạt động và kiện toàn Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Hoàn thiện cơ chế và tổ chức điều phối liên ngành về hợp tác kinh tế quốc tế phù hợp yêu cầu nhiệm vụ mới. Khẩn trương xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại, "vừa hồng, vừa chuyên" trong thời kỳ mới, loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước những công chức không đủ năng lực, thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân, doanh nghiệp, không vì sự nghiệp phát triển đất nước.

 

2.4- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm

 

- Huy động mọi nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin

 

+ Ða dạng hóa các nguồn vốn và hình thức đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng. Tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông kết nối các vùng có lượng hàng hóa lưu chuyển lớn, các vùng lãnh thổ trên các tuyến hành lang kinh tế. Mở rộng, nâng cấp và đầu tư mới tập trung hơn, tăng nhanh năng lực các cảng biển chính, đầu tư xây dựng một số cảng trung chuyển lớn.

 

+ Ða dạng hóa nguồn cung cấp điện, tăng năng lực cấp điện, đẩy nhanh việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh, sớm xóa bỏ bao cấp về giá điện. Tập trung chỉ đạo đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động đúng tiến độ, chuẩn bị điều kiện, thu hút đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy lọc hóa dầu mới. Hạn chế việc xuất khẩu than hiện nay nhằm bảo đảm nhu cầu nội địa và an ninh năng lượng lâu dài của quốc gia. Khẩn trương nghiên cứu, có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các dạng năng lượng mới.

 

+ Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

 

- Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

 

+ Khẩn trương xây dựng đề án tổng thể cải cách giáo dục - đào tạo nghề, từ nội dung, chương trình đến phương pháp dạy và học, chế độ thi cử; chú trọng đào tạo ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế, kiến thức và kỹ năng hành chính; đào tạo và đào tạo lại giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng cao.

 

+ Huy động mạnh mẽ các nguồn lực để phát triển giáo dục - đào tạo. Trên cơ sở quản lý khung chương trình đào tạo của Nhà nước, mở cửa thu hút các nguồn lực từ nước ngoài cho đào tạo đại học, sau đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong các lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, tin học, thiết kế, chế tạo, tài chính - kế toán, quản trị doanh nghiệp, ngoại ngữ, luật pháp quốc tế... Thực hiện thí điểm cổ phần hóa một số trường công lập. Tạo ra một cơ cấu lao động mới, trong đó, lao động có trình độ cao, có kỹ năng, biết ngoại ngữ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

 

+ Gấp rút đào tạo đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ khả năng tham gia tranh tụng quốc tế; đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp đạt trình độ quốc tế.

 

+ Triển khai nhanh chương trình quốc gia về đào tạo tiếng Anh và cá ngoại ngữ thông dụng khác. Có chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng mức để thu hút những chuyên gia giỏi ở trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài vào công cuộc phát triển đất nước.

 

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 

+ Các doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu và quy mô sản xuất trên cơ sở xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm và thị trường; tăng nhanh năng lực tài chính, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng ngày càng cao, vươn lên chiếm lĩnh những khâu quan trọng trong dây chuyền phân công lao động quốc tế.

 

+ Nâng cao trình độ quản trị kinh doanh; củng cố chế độ hạch toán, kiểm toán nội bộ; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thiết lập nhanh mạng lưới kinh doanh, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp và với các cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ; coi trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu, văn hóa của doanh nghiệp.

 

+ Hoàn thiện tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, phát huy vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, đại diện doanh nghiệp trong các vụ kiện bán phá giá và chống bán phá giá.

 

Ðối với doanh nghiệp nhà nước

 

Khẩn trương thực hiện chương trình sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trọng tâm là thực hiện cổ phần hóa; thúc đảy việc hình thành loại hình công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển một số tổng công ty nhà nước sang tập đoàn kinh tế, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con có sự tham gia cổ phần của tư nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Tập trung chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của những doanh nghiệp lớn trong những ngành, lĩnh vực quan trọng để làm tốt vai trò chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế và các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính nhà nước để giữ được vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính, tiền tệ trong nước. Kiên quyết chấm dứt tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ chế tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị các tổng công ty nhà nước để đóng vai trò đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp. Thực hiện kiểm toán bắt buộc và minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Sớm ban hành luật về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong kinh doanh.

 

Ðối với doanh nghiệp tư nhân

 

Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích mọi người đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tăng nhanh số lượng và chất lượng các loại hình doanh nghiệp. Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Tạo thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếp cận các nguồn vốn, đất đai, công nghệ, thông tin thị trường, các chương trình xúc tiến thương mại. Ðẩy nhanh việc lập quỹ bảo hành tín dụng và phát triển loại hình ngân hàng thương mại chuyên  phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

Ðối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

Ðẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia nắm công nghệ nguồn, công nghệ cao; khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng và các ngành then chốt của nền kinh tế công nghiệp hóa, tạo ra năng lực cạnh tranh mới cho nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

 

Ðiều chỉnh quy hoạch phát triển, nhanh chóng có biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm dự báo sẽ bị ảnh hưởng mạnh khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới như mía đường, bông, rau quả, thịt, sữa... và một số sản phẩm công nghiệp được bảo hộ cao của Nhà nước như xi-măng, sắt thép, hóa chất, ô-tô, xe máy...; quy hoạch lại địa bàn phát triển các ngành hiện đang sử dụng nhiều lao động, có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng thấp như da giày, dệt-may, chế biến nông phẩm... Lựa chọn công nghệ sản xuất tập trung hơn, đi liền với đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ, các sản phẩm khác có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh cao. Phát triển nhanh các dịch vụ có giá trị gia tăng cao và các dịch vụ cơ bản phục vụ phát triển của các lĩnh vực liên quan trong nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, vận tải, du lịch, dịch vụ tư vấn chất lượng cao...

 

2.5- Bổ sung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn

 

- Trên nguyên tắc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao hơn; hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Ðẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân. Phát triển các loại giống cây, con, ứng dụng công nghệ nuôi trồng tiên tiến...

 

- Phát triển quan hệ liên kết giữa các hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối với các cơ sở chế biến, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, cơ sở nghiên cứu khoa học theo mô hình liên kết "4 nhà"; khuyến khích nông dân mua cổ phần trong các nhà máy chế biến nông sản, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất gắn với việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề khác. Khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở nông thôn; phát triển các làng nghề, các cụm công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn. Ðẩy nhanh tiến trình đô thị hóa nông thôn gắn liền với quy hoạch, hình thành các khu dân cư nông thôn có điều kiện sinh hoạt cao hơn. Phát triển hệ thống trường dạy nghề cho nông dân.

 

- Tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cùng với việc dành toàn bộ các nguồn vốn hỗ trợ trước đây cho khuyến khích xuất khẩu nông sản để đầu tư phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn đồng bộ, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Nhà nước hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi, sấy, sơ chế nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch; hỗ trợ phát triển chợ nông thôn, chợ đầu mối nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh lưu thông, điều tiết giá cả hàng nông sản. Phát triển mạnh hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, kiểm lâm từ trung ương đến cơ sở để giúp nông dân áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

 

- Xây dựng cơ chế, chính sách và các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn, nhất là với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

- Giảm bớt sự đóng góp của nông dân.

 

2.6 - Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới

 

- Xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm và tự tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động, giải quyết vấn đề lao động mất việc làm do doanh  nghiệp không đứng vững được trong quá trình cạnh tranh và nông dân bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị; thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

 

- Xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống an sinh xã hội đối với các nhóm dân cư, khắc phục rủi ro theo nguyên tắc: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp, cùng chia sẻ; đồng thời phát huy vai trò tích cực của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Hoàn thiện, mở rộng diện thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bao gồm chế độ bảo hiểm tự nguyện đối với nông dân.

 

- Ðổi mới chính sách lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động giữa các khu vực kinh tế, giữa các địa phương, giữa các ngành, nghề và giữa các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, phát triển thị trường lao động. Ðẩy nhanh tiến trình cải cách tiền lương. Xây dựng mới mức lương tối thiểu, tách riêng khu vực hành chính, sự nghiệp và khu vực sản xuất, kinh doanh (không phân biệt thành phần kinh tế).

 

- Ðiều chỉnh luật phát và chính sách về quan hệ lao động, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, tăng cường khả năng ngăn ngừa và xử lý tranh chấp lao động, xây dựng và thực hiện cơ chế thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể trong việc xác định mức lương, giải quyết tranh chấp ở cấp ngành và cấp doanh nghiệp, bảo đảm những quyền lợi hợp pháp của người lao động.

 

- Ðẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, chống tái nghèo. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách để người nghèo dần dần có thể tham gia vào tiến trình hội nhập và được hưởng thành quả của hội nhập.

 

- Xác lập cơ chế đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đối với lĩnh vực xã hội để có biện pháp xử lý chủ động, đúng đắn, kịp thời.

 

2.7 - Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc

 

- Xây dựng cơ chế kiểm soát và có chế tài xử lý sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh, gây phương hại đến sự phát triển đất nước, văn hóa và con người Việt Nam. Ðẩy mạnh thực thi pháp luật bảo vệ sở hữu trí tuệ, tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo các giá trị tinh thần của xã hội.

 

- Khơi dậy mạnh mẽ lòng tự tôn, tự hào về lịch sử, truyền thống dân tộc; bảo vệ và làm phong phú thêm các giá trị truyền thống, phát huy vai trò nền tảng và động lực tinh thần của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp hài hòa giữa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến và tăng cường giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài.

 

- Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống thông tin đại chúng; hoàn thiện mạng lưới phát thanh, truyền hình, bảo đảm thông tin trung thực, chính xác, kịp thời của các cơ quan truyền thông để phục vụ phát triển đất nước. Kiên quyết ngăn chặn các hành vi lạm dụng phương tiện thông tin đại chúng làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, nền kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.

 

- Bảo vệ có hiệu quả di tích lịch sử, văn hóa, có cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực tôn tạo và phát huy di sản văn hóa nhằm giáo dục truyền thống và tạo tiền đề vững chắc cho phát triển và hội nhập.

 

2.8- Giải quyết tốt các vấn đề về môi trường trong quá trình phát triển

 

- Hoàn hiện và nâng cao hiệu lực hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; thúc đẩy nhanh việc áp dụng các công cụ kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường, tăng cường năng lực của các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa và khắc phục hậu quả do sự cố môi trường.

 

- Nghiên cứu các quy định quốc tế về tiêu chuẩn môi trường để vận dụng phù hợp vào điều kiện Việt Nam. Xây dựng và triển khai các đề án bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển và ven biển, nâng cao năng lực quan trắc môi trường, phát triển công nghệ môi trường.

 

- Ðẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, thành lập các hiệp hội về môi trường, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông môi trường.

 

2.9- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập

 

- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ  của đất nước; có các phương án đấu tranh chống lại âm mưu diễn biến hòa bình, chuyển hóa chế độ của các thế lực thù địch; có đối sách bảo đảm an ninh chính trị, an ninh tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh kinh tế - xã hội... Ðẩy mạnh phòng, chống tội phạm có tổ chức, các hành vi tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại... Xây dựng cơ chế xử lý các vấn đề xuyên biên giới và an ninh phi truyền thống.

 

- Xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tăng cường sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Phát huy vai trò thành viên Tổ chức Thương mại thế giới, đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống, các nước lớn, các tổ chức khu vực và toàn cầu, nâng cao vị thế đất nước, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

2.10- Hoàn thiện các thiết chế dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng.

 

- Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định về dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan và doanh nghiệp nhà nước; sớm ban hành pháp lệnh về quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn...

 

- Ðẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là  cải cách hành chính; sửa đổi các Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp theo yêu cầu của phát triển và hội nhập.

 

- Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, nhất là của tổ chức đảng ở cơ sở; tập trung xây dựng cơ sở đảng trong các doanh nghiệp và xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện mới; phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia xây dựng Ðảng và chính quyền.

 

III- Tổ chức thực hiện

 

1- Ðảng đoàn Quốc hội xây dựng chương trình sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu  cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và sự phát triển của đất nước.

 

2- Ban cán sự đảng Chính phủ xây dựng và chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này.

 

3- Các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy quán triệt Nghị quyết trong đảng viên, cán bộ, công chức, xây dựng chương trình hành động và triển khai thực hiện Nghị quyết trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

 

4- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương hướng dẫn việc học tập, quán triệt Nghị quyết, chỉ đạo công tác tuyên truyền, tạo nhận thức đúng và đồng thuận cao trong toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân.

 

5- Văn phòng Trung ương Ðảng phối hợp với các ban đảng và các tổ chức đảng theo dõi, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư tình hình thực hiện Nghị quyết, hằng năm báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

 

Nghị quyết này phổ biến đến chi bộ.

 

T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
TỔNG BÍ THƯ Nông Ðức Mạnh       


 

 

 

 

 

 

Sau hơn một năm thực hiện, Luật Đất đai 2003 đã đi vào cuộc sống như thế nào? Hiệu quả ra sao? Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực đã trả lời những câu hỏi này.

 

Cuộc sống đã chấp nhận Luật Đất đai ra sao, thưa ông?

 

- Theo tôi, Luật Đất đai 2003 đã được cuộc sống chấp nhận và mang lại hiệu quả rõ rệt. Điều dễ nhận thấy nhất là đã giảm hẳn tình trạng đầu cơ, mua bán đất đai lộn xộn, giảm hẳn cái cảnh “người người, nhà nhàđổ xô vào mua bán, tích trữ đất đai; đã hạ cơn “sốt” về giá đất, ở nhiều khu vực, giá đất đã chững lại và giảm xuống.

 

Trước khi có Luật Đất đai 2003, nhiều vấn đề vướng mắc trong các quan hệ về đất đai không được xử lý, nhưng sau khi có Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng ta đã xử lý được hầu như toàn bộ các tồn tại đó. Quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất được bảo đảm bằng pháp luật, người dân đã có thể yên tâm về quyền sử dụng đất của mình.

 

* Trong hơn một năm thực hiện Luật, điều gì khiến ông băn khoăn nhiều nhất?

 

- Băn khoăn lớn nhất của tôi là việc tổ chức thi hành Luật vẫn là khâu yếu kém và có mặt trì trệ. Thí dụ như, chúng ta mong muốn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân càng sớm càng tốt, nhưng cho đến nay việc cấp giấy vẫn còn chậm.

 

Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính về đất đai, mặc dù đã được đơn giản hóa để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, nhưng nhiều khi các cán bộ, công chức thực hiện lại vẫn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã còn chậm. Việc thu hồi đất không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng tiến độ theo quy định của Luật Đất đai tuy có làm, nhưng diện tích đất thu hồi được vẫn còn nhỏ so với diện tích đất trong diện phải thu hồi.

 

* Tiến độ cấp sổ đỏ cho người dân còn chậm là do nguyên nhân gì?

 

- Việc cấp sổ đỏ chậm có nguyên nhân là bộ máy quản lý đất đai ở cấp huyện và cơ sở có mặt còn bất cập so với khối lượng công việc. Bên cạnh đó, thực hiện việc này cũng tốn kém, nhưng nhiều địa phương chưa chú ý bố trí kinh phí phù hợp.

 

Một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng là, với giá đất mới, nhiều hộ thực sự có khó khăn khi phải nộp tiền sử dụng đất. Riêng tại Hà Nội, sau 10 năm thực hiện bán Nhà thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định 61/CP, mới chỉ bán được 45% số căn hộ trong diện bán. Hiện vẫn còn hơn 86.000 căn hộ, nhưng không bán được, do vấn đề giá đất. Tôi đã ký văn bản trình Chính phủ cho thực hiện theo giá đất ngày 1-7-2004 để xử lý tình hình này. Hy vọng sẽ được Chính phủ chấp nhận và ban hành sớm.

 

* Theo đánh giá của ông, hiện tượng thị trường bất động sản trầm lắng như hiện nay có gây thiệt hại gì cho sự phát triển kinh tế?

 

- Thị trường bất động sản trầm lắng tất nhiên là có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là đối với các hoạt động đầu tư, tài chính, tín dụng. Nhưng đó là cái giá phải trả của việc trong thời gian dài chúng ta đã buông lỏng quản lý thị trường bất động sản.

 

Chúng ta chỉ có hai con đường để lựa chọn: Thứ nhất là cứ để tình trạng đầu cơ đẩy giá đất “nóng” như vừa qua và có được một thị trường bất động sản “sôi động”, nhưng hậu quả tai hại thì đã rõ. Thứ hai là chống đầu cơ, hạ cơn sốt về giá đất và thị trường bất động sản sẽ tạm thời “nguội lạnh”, nhưng đi vào trật tự và lành mạnh. Chúng ta đã chọn con đường thứ hai và đã thấy trước thị trường bất động sản sẽ chững lại.

 

* Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nguyên nhân sự trầm lắng của thị trường bất động sản là do Nghị định 181 không cho phép phân lô bán nền. Ông có bình luận gì về ý kiến này?

 

- Mục đích của việc cấm phân lô bán nền là nhằm giữ được quy hoạch và kiến trúc khu đô thị. Trước đây, nhiều dự án phân lô bán nền, có người xây nhà ở, có người không xây hoặc xây không đúng quy hoạch kiến trúc, xây dựng lộn xộn làm mất thẩm mỹ của khu đô thị. Thậm chí, mặc dù quy hoạch là khu dân cư, nhưng có người lại đem xây dựng cả cơ sở sản xuất ở trong đó, làm biến dạng khu đô thị. Vì vậy, mới cấm việc phân lô bán nền.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


* Vậy theo ông, thị trường bất động sản có thể sớm sôi động trở lại trong thời gian tới không?

 

- Sôi động như thế nào? Nếu là sôi động với đầy rẫy những hoạt động đầu cơ, mua bán lộn xộn như trước đây thì không bao giờ lặp lại nữa. Tôi tin là trong thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ “ấm” lên, nhưng là ấm từ từ. Đó là do “cầu” về bất động sản ngày càng tăng. “Cầu” là yếu tố quyết định sự sôi động của bất cứ loại hàng hóa nào trên thị trường. Kinh tế phát triển đòi hỏi phải có hạ tầng tương ứng, phải tăng thêm các khu công nghiệp, dịch vụ, tăng nhà xưởng, kho tàng, khách sạn… Thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu cải thiện về nhà ở cũng sẽ tăng. Đó là cơ sở để thị trường bất động sản không những sẽ “ấm” lên, mà còn phát triển lành mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

"Di căn" kinh tế thế giới 2003

TT - Nhìn lại năm qua, người ta thấy kinh tế thế giới (KTTG) bị tác động bởi năm sự kiện cơ bản sau:

1. Học thuyết quân sự đơn phương của Washington đã vô hiệu hóa Hội đồng Bảo an và Liên Hiệp Quốc (LHQ), chẳng đếm xỉa đến đồng minh truyền thống khi tuyên chiến với Iraq. Kết quả Mỹ gánh trọn kinh phí chiến tranh ước tính 150 tỉ USD so với 7 tỉ năm 1991 (nhờ Saudi Arabia, Kuwait, các nước Ả Rập vùng Vịnh, Nhật và Tây Âu chia sẻ). 

2.  Hội nghị Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ở Cancun (Mexico) tháng chín không thành công, sau đó Robert Zoellick - trưởng đại diện thương mại Mỹ - tiến hành kế hoạch hình thành Khu mậu dịch tự do toàn Mỹ (FTAA) gồm các nước từ bang Florida đến cực nam châu Mỹ Latin.

Tuy nhiên, hội nghị FTAA vào trung tuần tháng mười một qua tại Miami không đạt kết quả do Brazil chống đối. Nhằm để vớt vát, ngày 17-12 Washington cùng bốn nước Trung Mỹ thỏa thuận lập “khu mậu dịch tự do thu hẹp”. Hội nghị trung tuần tháng mười hai của Hội đồng trung ương WTO nhằm khai thông bế tắc sau Cancun cũng không thành công.

Uy tín của WTO càng bị thách thức trước phong trào thi đua xây dựng khu thương mại song phương, đa phương hay khu vực, làm méo mó nền thương mại tự do hóa. Về danh nghĩa các khu vực này nhằm hạ thấp hay tháo gỡ hàng rào thuế quan, loại trừ bao cấp. Thực chất chúng không thể cạnh tranh hiệu quả với các nước ngoài khuôn khổ vốn vẫn duy trì bao cấp, trợ giá xuất khẩu.

3.  Bất đồng quan điểm không còn che đậy giữa LHQ và các định chế quốc tế - Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) - bao lâu nay được coi là “sân sau” của nhóm nước quyền lực. IMF - WB - WTO luôn giương cao ngọn cờ “toàn cầu hóa” kèm khẩu hiệu nhân đạo “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, ngày 10-10, nghiên cứu mang tên “UN Habitat” của LHQ nghiêm khắc phê phán tình trạng đói nghèo đã không giảm mà tăng gấp hai, với gần 1 tỉ người tiếp tục sống trong các ổ chuột nhớp nhúa (hơn 550 triệu người ở châu Á). LHQ tấn công chính sách thương mại toàn cầu hóa mang lợi ích cho các nhà doanh nghiệp thành phố, trong khi người nghèo ở các nước kém phát triển bị đẩy khỏi cơ chế. 

Ngay sau thất bại của WTO ở Cancun, Hội đồng Thương mại & phát triển LHQ (UNCTAD) cảnh giác Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chỉ quan tâm đến yêu cầu xóa bỏ hàng rào thương mại, thay vì hợp tác thúc đẩy kinh tế toàn cầu. UNCTAD cáo buộc luận điểm sai lầm khi cho rằng các nước kém phát triển đủ năng lực xuất khẩu cùng mặt hàng với nhóm giàu. Thực tế, nhóm nước nghèo chỉ có lao động không chuyên rẻ tiền; trong khi các nước giàu nắm trong tay thị trường và công nghệ. UNCTAD không ngần ngại kết luận: “Tự do thương mại cho tất cả chỉ mang lại tai họa đối với mọi người”.

4. Mỹ và EU luôn chủ trương thương mại toàn cầu hóa phải đi đôi giải phóng thị trường dịch vụ, lao động... Tuy nhiên, trước thực trạng các công ty Mỹ và Tây Âu theo đuổi mục tiêu giảm chi phí, liên tục “xuất khẩu” công ăn việc làm từ chính quốc sang một số nước châu Á có nguồn nhân lực vừa rẻ tiền vừa có trình độ chuyên môn cao, thông thạo tiếng Anh như Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Trung Quốc (TQ)... thì không chỉ Chính phủ Mỹ, EU mà cả hệ thống nghiệp đoàn cũng phải tìm mọi biện pháp hạn chế xu hướng này.

Các nhà làm luật của một số bang thúc ép Quốc hội Mỹ thông qua luật cấm các công ty hưởng kinh phí ngân sách liên bang lại thuê mượn công nhân bên ngoài. Hội thảo tại Đại học Connecticut không ngần ngại kêu gọi đình chỉ mọi hình thức chuyển công việc ra nước ngoài. Cuối năm 2003, công đoàn Amicus kêu gọi sinh viên Anh tẩy chay ngân hàng/công ty đẩy việc ra nước ngoài.

5. Chưa bao giờ KTTG lại lạc lõng, cá biệt như hiện nay.

 

Mỹ không còn là cỗ xe thúc đẩy tăng trưởng giữa lúc các trung tâm kinh tế khác chưa đủ tầm cỡ. Lehman Brothers phát tín hiệu bi quan về viễn cảnh kinh tế Mỹ sụp đổ qua các dấu chỉ: từ vai trò cung ứng tín dụng đầu thập niên 1990 chuyển thành con nợ, dẫn đến thâm thủng cân thanh toán vãng lai. Nợ nước ngoài từ 25% GDP (2002) tăng lên 40% (4.000 tỉ USD) trong 12 tháng. Trong thập niên 1990, đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) của Mỹ chiếm tỉ trọng 49% tổng kim ngạch và tiếp nhận 14% FDI toàn cầu. Năm 2002, tỉ lệ đối ứng là 22% và 19%.

Cơ cấu lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ biến chuyển sâu sắc: 25% lợi tức công ty đa quốc gia Mỹ sản sinh từ nội địa. Năm 2001, 25% lợi tức là do tạo lập từ bên ngoài. Trọng lượng kinh tế Mỹ và Canada chỉ bằng 34% GDP toàn cầu so với 30% của EU và 20% Đông Bắc Á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong). FDI của Mỹ rót vào ASEAN từ 75% giảm xuống còn 10% thập niên 1990.

Những thách thức cho EU và Trung Quốc

Giữa lúc kinh tế Mỹ đi xuống, khu vực 12 nước sử dụng đồng euro tăng trưởng 0,6% năm 2003 và dự kiến chưa đến 2% năm sau. Đến tháng 5-2004, thêm 10 nước Đông Âu gia nhập EU. Tuy nhiên, đến nay EU vẫn chưa thỏa thuận được hiến pháp mới trong khi Đức và Pháp đã không tuân thủ thỏa ước về tăng trưởng ổn định liên quan định mức thiếu hụt ngân sách không quá 3% GDP.

Ngoài ra, đồng euro bị đẩy giá quá đà, năng suất lao động thấp so với Mỹ, chưa có giải pháp chung về chính sách bao cấp nông nghiệp (CAP) đặt ra không ít thách thức đối với EU năm 2004.
Dẫu tiếp tục tăng trưởng ổn định năm 2003, kinh tế TQ đang có dấu hiệu nóng lên. Thị trường Mỹ thiếu hấp dẫn khi USD liên tục trượt giá, TQ trở thành chỗ dựa kinh tế các nước châu Á.

Yêu cầu mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm mới dẫn đến cân thanh toán vãng lai của TQ từ thặng dư  35,4 tỉ USD giảm còn 11,4 tỉ (2003) và dự kiến chỉ còn 6,7 tỉ năm 2004. FDI tiếp tục đổ vào TQ 65 tỉ USD, chỉ sau Mỹ (153 tỉ); trong khi TQ vẫn chưa khai thông ba thách thức:

Một là hạn chế tài nguyên, nhất là dầu khí và than đá, dẫn đến thiếu hụt điện trầm trọng ở các khu vực sản xuất. Giá thành sản xuất tăng do phí vận chuyển cao, đẩy chỉ số tiêu dùng tháng mười một tăng 3%, cao nhất trong 12 tháng.

Hai là nợ khó đòi chưa xử lý, chỉ riêng bốn ngân hàng lớn nhất TQ lên đến 2.000 tỉ nhân dân tệ (240 tỉ USD) = 23% trị giá tài sản.

Bắc Kinh vừa quyết định thành lập ban tư vấn, gồm cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh quốc Edward George, chủ tịch Cục Dịch vụ tài chính Anh quốc Howard Davies, tổng giám đốc Ngân hàng Thanh toán quốc tế Andrew Crockett... nhằm mục tiêu hoàn thiện hệ thống ngân hàng. Do ngân hàng yếu kém, Bắc Kinh chưa thể xem xét điều chỉnh tỉ giá giữa NDT và USD.

Ba là tỉ giá hiện hành 1 USD = 8,28 NDT đang là đích tấn công của Washington. Chừng nào chế độ tỉ giá chưa giải quyết thỏa đáng, quan hệ thương mại giữa TQ với Mỹ, EU còn tiếp tục lấn cấn.

Tóm lại, toàn cảnh KTTG 2003 chịu tác động bởi năm yếu tố chưa được giải quyết rốt ráo. Bước sang  năm 2004, KTTG đòi hỏi thiết chế mới làm sao vừa đảm bảo quyền lợi các nước đang phát triển, vừa cải thiện đời sống của hơn 1 tỉ người hiện mỗi đêm phải lên giường với bao tử lép kẹp vì thiếu ăn.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness