10 lý do khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong chiến tranh hiện đại
Nguồn: Dennis J. Blasko, “Ten Reasons Why China Will Have Trouble Fighting A Modern War”, War on The Rocks, 28/5/2015
Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
Việc quân đội Trung Quốc (PLA) đưa vào sử dụng các hệ thống vũ khí trang thiết bị mới đã thu hút sự chú ý của thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, vũ khí tối tân chỉ là một yếu tố trong quá trình hiện đại hóa mang tính dài hạn và đa chiều của PLA. Nhiều thứ khác còn cần phải được hoàn thiện và người hiểu rõ điều này nhất không ai khác ngoài chính bản thân Trung Quốc. Theo những gì mà các chỉ huy và bộ phận tham mưu của PLA đã viết trong các tờ báo và tạp chí nội bộ, lực lượng này đang đối mặt với hàng loạt các thách thức liên quan đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách về năng lực giữa nước này với các quân đội tiên tiến khác.
Vũ khí hiện đại, ngân sách quốc phòng gia tăng hay gần đây nhất là tham nhũng có khuynh hướng thu hút sự chú ý của báo giới phương Tây, nhưng có ít nhất 10 lý do khác làm gia tăng sự hoài nghi về khả năng hiện tại của PLA khi tiến hành chiến tranh hiện đại chống lại một kẻ thù mạnh hơn (một số lý do đã được thảo luận trong báo cáo mới của RAND mà tôi có đóng góp một số ý kiến)
- Chia sẻ trọng trách chỉ huy
Từ cấp độ của một đại đội cho đến các sở chỉ huy cao nhất của PLA, các sĩ quan chỉ huy phải chia sẻ trách nhiệm của mình liên quan tới hoạt động của thuộc cấp với các chính uỷ – những người chuyên trách công việc chính trị bao gồm đảm bảo sự trung thành của PLA đối với Đảng thông qua công tác giáo dục tư tưởng, thăng cấp sĩ quan, theo đuổi ba loại hình chiến tranh là chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông, chiến tranh pháp lý cũng như duy trì tinh thần cũng như kỷ luật của binh sĩ. Trong mắt các sĩ quan quân đội phương Tây, đặc điểm trên đã vi phạm đến một nguyên lý của chiến tranh là “thống nhất lãnh đạo” (unity of command) mà trong đó “tất cả các lực lượng đều dưới quyền một người chỉ huy duy nhất”. Một xu hướng huấn luyện chủ đạo trong thập kỷ qua là cải thiện khả năng chiến thuật của chính uỷ trong các nhiệm vụ mà đơn vị của họ phải thực hiện. Về lý thuyết, các chỉ huy được phép toàn quyền đưa ra những quyết định mang tính chiến thuật và tác chiến khi cần thiết. Tuy nhiên, có những thời điểm xảy ra xích mích giữa các sĩ quan chỉ huy và những người đồng đội chính uỷ của họ. Tình hình có thể trở nên trầm trọng hơn nếu tham nhũng thấm sâu vào các chỉ huy và chính uỷ của các đơn vị tham gia tác chiến trực tiếp ở bên dưới. Hệ thống chia sẻ trọng trách như vậy có thể phù hợp trong thời bình, nhưng nó lại chưa bao giờ được thử nghiệm dưới áp lực của các chiến dịch tác chiến có tốc độ nhanh và mang tính hiện đại.
- Sự thống trị của lục quân trong cấu trúc lãnh đạo và thành phần lực lượng
Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố rằng “Trung Quốc là quốc gia biển cũng như là quốc gia lục địa quan trọng”, nhưng cấu trúc lực lượng và lãnh đạo của PLA vẫn tiếp tục bị thống trị bởi lục quân. Dựa vào những số liệu được cung cấp từ chính phủ Trung Quốc, lục quân (bao gồm các nhánh độc lập của Quân đoàn Pháo binh số 2, vốn là lực lượng kiểm soát kho vũ khí tên lửa thông thường và hạt nhân của PLA) chiếm hơn 72% trong tổng số 2,3 triệu quân chính quy, còn lại 10% lực lượng thuộc về hải quân và 17% nằm trong không quân. Giữa năm 2014, lục quân Trung Quốc có 24 tướng (mang hàm ba sao), hải quân sở hữu ba đô đốc và không quân có năm người. Hiện tại, trong Quân uỷ trung ương (tổ chức hoạch định chính sách quân sự và lãnh đạo quân đội ở cấp cao nhất) lục quân chiếm 6 trên 10 ghế lãnh đạo quân đội cấp cao trong khi không quân là hai, hải quân và Binh đoàn Pháo binh số 2 mỗi lực lượng có một. Những con số này có thể dao động nhẹ qua các thời kì, nhưng phần lớn nhân sự lãnh đạo cấp cao của PLA vẫn thuộc về lục quân. Từ trước tới nay, bảy đại quân khu của PLA được chỉ huy bởi toàn các sĩ quan lục quân. Mặc dù Trung Quốc đã nhận ra mối đe dọa ngày càng gia tăng từ biển cả, và các chiến dịch trong tương lai sẽ phần lớn có sự tham gia của hải quân và không quân, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa tiến hành thay đổi cấu trúc lực lượng chỉ huy để đáp ứng với yêu cầu thực tế. Những thay đổi về quy mô, cơ cấu, và hệ thống chỉ huy tác chiến kết hợp của PLA đã được thông báo vào tháng 11 năm 2013 nhưng mọi chi tiết vẫn chưa được hé lộ. Cho dù có bất cứ sự thay đổi nào đã được đề xuất, chắc chắn sẽ phải mất rất nhiều năm để hiện thực hoá và khắc phục các vấn đề. Điều này có thể khiến cho những cá nhân, hoặc những tổ chức bị mất quyền lực hay thẩm quyền trong cả quá trình tái cơ cấu trở nên bất mãn, gây ra những gián đoạn lớn.
- Quá nhiều sở chỉ huy phi tác chiến
Trong tổng số khoảng 1,6 triệu lính lục quân, 850.000 người đã được điều chuyển tới 18 quân đoàn và một số sư đoàn, lữ đoàn tác chiến độc lập, tạo nên lực lượng chiến đấu chính của lục quân. Điều đó có nghĩa là 750.000 sĩ quan lục quân sẽ được triển khai tới các đơn vị quân đội ở địa phương (đặc biệt là các đơn vị bảo vệ biên giới), các đơn vị hậu cần, trường học và các căn cứ huấn luyện, và hệ thống các sở chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân cấp địa khu, dưới cấp địa khu, và cấp huyện. Các sở chỉ huy địa phương này đều nằm dưới sự lãnh đạo song song và cân bằng giữa PLA và chính quyền địa phương. Chúng chịu trách nhiệm giám sát các đơn vị dân quân tự vệ, đồng thời chịu trách nhiệm đăng ký và tuyển chọn quân nhân, giải ngũ và huy động quân đội trong thời kì chiến tranh. Các sở chỉ huy này được lập ra hàng thập kỷ trước khi cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc của Trung Quốc còn kém phát triển và rất cần thiết phải có đại diện của quân đội ở mỗi cấp độ của chính quyền địa phương. Hiện tại, hàng chục ngàn sĩ quan các cấp được chuyển tới các sở chỉ huy này. Do những cải thiện trong hệ thống giao thông và thông tin liên lạc của Trung Quốc mà việc có quá nhiều các sở chỉ huy phi tác chiến trên cả nước là không còn cần thiết nữa. Việc tái cơ cấu mạnh mẽ và cắt giảm các sở chỉ huy địa phương có thể làm giảm bớt quy mô của PLA, và cũng quan trọng không kém là giảm đi một số lượng lớn các sĩ quan ở cấp thấp và trung bình vốn dễ dàng trở nên tham nhũng. Việc tái cơ cấu này sẽ đối mặt với sự chống đối từ những người không muốn mất đi vị trí công việc hậu hĩnh này.
- Các chỉ huy và đội ngũ thiếu kinh nghiệm
Khi PLA nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện khả năng kết hợp chiến đấu và tiến hành các chiến dịch đa binh chủng, một luồng chỉ trích cho rằng “một số” chỉ huy và sĩ quan tham mưu không được chuẩn bị toàn diện cho các nhiệm vụ đa binh chủng hỗn hợp và đa phương tiện. Do đó, quá trình huấn luyện hiện tại phần lớn áp dụng theo khẩu hiệu “Một quân đội mạnh đầu tiên cần tướng mạnh; trước khi huấn luyện binh sĩ hãy huấn luyện các sĩ quan”. Đặc biệt, PLA nhấn mạnh tới quá trình chỉ huy các chiến dịch hiệp đồng ở cấp độ sư đoàn và lữ/trung đoàn so với hầu hết các chiến dịch trước đây vốn được lãnh đạo bởi các sĩ quan lục quân tại doanh trại hoặc các sở chỉ huy quân đội khu vực. Chỉ trong vòng 2 năm gần đây, các sĩ quan hải quân và không quân mới được chỉ huy các hoạt động chung. Cuối năm 2014, PLA thông báo rằng họ vừa quyết định thành lập chương trình “chọn lựa, huấn luyện, đánh giá và đề bạt các sĩ quan chỉ huy chiến dịch nhằm mục đích cải thiện việc huấn luyện của các sĩ quan chỉ huy các chiến dịch hỗn hợp. Tuy nhiên, việc đào tạo chỉ huy và sĩ quan tham mưu có chất lượng là một quá trình dài hạn bao gồm giáo dục, huấn luyện và kinh nghiệm có được thông qua các bài tập ở những cấp độ tổ chức khác nhau.
- Các sở chỉ huy tiểu đoàn thiếu nhân lực
Khi PLA thử nghiệm việc tiến hành các chiến dịch hỗn hợp ở cấp độ tiểu đoàn trong thập kỷ qua, họ nhận ra rằng những quy tắc hiện tại không thể cung cấp đầy đủ nhân lực cho các sở chỉ huy cấp tiểu đoàn để có thể chỉ huy và kiểm soát các đơn vị hỗ trợ, ví dụ như pháo binh hay công binh có nhiệm vụ giúp đỡ bộ binh hay các tiểu đoàn cơ giới. Do đó những đơn vị trực thuộc PLA đang nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề bằng cách chỉ định sĩ quan hay các hạ sĩ quan giúp đỡ những người chỉ huy tiểu đoàn trong nhiệm vụ chiến đấu. Gia tăng số lượng sĩ quan chỉ huy là cần thiết trước khi có những bổ sung về mặt số lượng, một tiểu đoàn hỗn hợp có thể trở thành “đơn vị tác chiến cơ bản” (basic tactical unit) trong lục quân với khả năng điều hành tác chiến độc lập như hình dung trong các bài viết của PLA.
- Hạ sĩ quan còn kém phát triển
Vào cuối những năm 1990, PLA bắt đầu một chương trình nhằm đào tạo các khoá hạ sĩ quan chuyên nghiệp giúp hỗ trợ các sĩ quan trong việc chỉ huy binh lính và thực hiện các công việc mang tính chất hành chính. Trong thập kỷ qua, việc lựa chọn, giáo dục, tập huấn hạ sĩ quan được chú trọng và đội ngũ hạ sĩ quan đã thay thế sĩ quan trong nhiều vị trí. Khoảng 10 năm sau khi khởi động chương trình, năm 2009, PLA thông báo đang điều chỉnh lại hệ thống này bằng cách bổ sung thêm một cấp bậc hạ sĩ quan cấp cao, làm tăng số lượng cấp bậc từ 6 lên 7. Các đơn vị được chọn hiện đang thử nghiệm việc bổ nhiệm các sở chỉ huy tiểu đoàn/lữ đoàn “siêu thủ lĩnh” (master chiefs) và đang cố gắng xác định chính xác nhiệm vụ của hạ sĩ quan cao cấp là gì và họ có liên hệ như thế nào với các sĩ quan cấp cao hơn. Có thể phải mất thêm một thế hệ nữa để các nhóm hạ sĩ quan của PLA có thể trở thành xương sống của lực lượng quân đội giống như trong quân đội các quốc gia khác.
- Trang thiết bị đa thế hệ trong các đơn vị
Vì kích cỡ quá lớn, PLA phải đối mặt với các thách thức đến từ việc trang bị các hệ thống vũ khí đa thế hệ cho tất cả các quân bình chủng của mình. Các loại vũ khí khí tài hiện đại được trang bị cho các đơn vị một cách từ từ theo thời gian. Vì thế, trong khi một số đơn vị sở hữu những trang thiết bị hiện đại, thì một số đơn vị khác lại sử dụng những loại vũ khí cũ hơn. Ví dụ, gần một nửa trong số 6.500 xe tăng của lục quân là loại xe tăng Type-59 và các biến thể của nó. Điều này dẫn tới các khó khăn trong vấn đề kết nối liên thông hệ thống thông tin liên lạc, hoặc hệ thống máy tính. Hơn nữa, việc các thiết bị vũ khí cả cũ và mới được biên chế trong cùng một đơn vị làm phức tạp hóa quá trình huấn luyện, các chiến thuật và đặc biệt là hỗ trợ và sửa chữa/bảo trì. Các đơn vị phải thường xuyên điều chỉnh chiến thuật và phương pháp tác chiến dựa trên nền tảng công nghệ vũ khí mà họ đang sở hữu. Mặc dù PLA có chủ trương gia tăng mức độ chuẩn hóa và tính tương tác giữa các đơn vị, nhưng chính việc sử dụng vũ khí đa thế hệ đã cản trở họ trong quá trình đạt được những mục tiêu phát triển. vũ khí đa thế hệ.
- Không đủ tính thiết thực trong việc huấn luyện
Tiếp tục xu hướng của 15 năm qua, việc gia tăng mức độ thực tế trong huấn luyện là mục tiêu chính của PLA. Những tác giả viết về quân đội Trung Quốc thường chỉ trích chủ nghĩa “hình thức” (formalism) trong huấn luyện và việc “tập luyện chỉ để biểu diễn” (training for show) khiến cho giá trị thực sự của việc huấn luyện bị suy giảm. Một số “lực lượng quân xanh chuyên nghiệp” đã được tạo ra để đóng vai kẻ thù trong các bài tập đối đầu, một phần của các cuộc luyện tập đơn hoặc đa bình chủng và trong các khoa mục đánh trận giả giữa các binh chủng. Mục tiêu chính trong hầu hết các buổi huấn luyện là giúp bộc lộ những vấn đề mà PLA có thể gặp phải qua đó khắc phục chúng trong các bài huấn luyện trong tương lai. Mặc dù đã có tiến bộ trong vấn đề này, các nhà lãnh đạo PLA vẫn nhận thức được rằng lực lượng của họ không được luyện tập một cách đầy đủ. Hơn nữa, việc gia tăng tính thực tế trong tập luyện sẽ cần một nguồn quỹ cao hơn, đặc biệt là phí nhiên liệu và bảo trì, cũng như các khu vực tập luyện và hệ thống mô phỏng tập luyện tốt hơn.
- Hỗ trợ trên không còn kém phát triển
Một trong những ví dụ quan trọng của các trận đánh hiệp đồng là sự giúp sức của không quân với các chiến dịch trên mặt đất. Khi các máy bay hiện đại, hệ thống vũ khí có độ chính xác cao và các phương tiện thông tin liên lạc xuất hiện, PLA tiếp tục thử nghiệm làm thế nào để thực hiện tốt nhất các chiến dịch không kích mặt đất. Các đơn vị quân đội vẫn đang thử nghiệm kỹ thuật được các đơn vị tiền tuyến dưới mặt đất sử dụng để điều phối các máy bay cánh cố định và trực thăng trong việc tấn công kẻ thù ở khoảng cách gần với vị trí của họ, một nhiệm vụ được gọi là “chi viện không quân trực tiếp”. Năm 2014, không quân tiến hành cuộc thử nghiệm trước công chúng lần đầu tiên khi một phương tiện bay không người lái có trang bị vũ khí thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất. Các đơn vị không quân hải quân và không quân cũng đang bắt đầu tiến hành những chiến dịch phối hợp với nhau.
10. Căn bệnh hòa bình: thiếu hụt kinh nghiệm tác chiến
Chiến dịch lớn cuối cùng của PLA chống lại một quân đội nước ngoài, cuộc chiến tranh ngắn với Việt Nam năm 1979, chỉ có sự tham gia của lục quân. PLA cho rằng cuộc tấn công đổ bộ chiếm đóng đảo Nhất Giang Sơn từ lực lượng Quốc dân đảng trong năm 1955 là kinh nghiệm tác chiến phối hợp đầu tiên và duy nhất. Cả hai trận chiến đều dẫn đến thương vong nặng nề cho PLA. Những tác giả viết về PLA thường ví sự thiếu kinh nghiệm trong chiến tranh hiện đại là “căn bệnh hòa bình” (the peace disease). Hiện tại, chỉ có rất ít sĩ quan cấp cao của PLA từng tham gia chiến đấu; không có một hạ sĩ quan hay cá nhân binh sĩ nào từng tham gia chiến tranh. Việc triển khai binh sĩ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, các nhiệm vụ xoa dịu thảm họa, các hoạt động hộ tống hàng hải tại vịnh Aden mang lại một số lợi ích nhưng không thay thế được kinh nghiệm chiến đấu thực thụ. PLA đã mở rộng nghiên cứu các cuộc chiến tranh có sự tham dự của các quốc gia khác, nhưng học qua sách vở hay thậm chí là cải thiện các chương trình tập luyện không thể so sánh được với những với áp lực xuất hiện khi đóng quân ở những khu vực tác chiến thật sự. Tuy nhiên, khả năng tác chiến và răn đe kẻ thù cũng đang dần tăng lên nhờ vào những cải thiện trong hệ thống nguồn nhân lực, huấn luyện thực tế hơn, một nền tảng học thuyết được cập nhật, hệ thống hỗ trợ hậu cần được cải thiện, và sự xuất hiện của các hệ thống vũ khí, thông tin liên lạc và máy tính hiện đại. Cuối năm 2014, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng đã lưu ý rằng, “Sau nhiều năm với nỗ lực vượt khó, quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Nhưng, dĩ nhiên, ở một vài lĩnh vực cụ thể, chúng tôi vẫn còn tụt hậu so với các nền quân sự tiên tiến trên thế giới. Chúng tôi cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa”.
Kết luận
Thậm chí nếu xem xét đến những cải thiện đáng chú ý về mặt năng lực của PLA, giới lãnh đạo quân đội cấp cao vẫn cho rằng thời gian và con người vẫn quan trọng hơn tiền bạc và vũ khí đối với quá trình hiện đại hóa quân đội. Do đó, quỹ thời gian của họ sẽ kéo dài cho đến giữa thế kỷ trong một quá trình phát triển mang tính cách mạng trải dài qua nhiều thế hệ.
Trái ngược với những giả thuyết đang thịnh hành bên ngoài Trung Quốc cho rằng lãnh đạo PLA là những chú chim ưng hung hãn xúi giục các hành động gây hấn hay bành trướng, những yếu tố được đề cập bên trên có thể khiến cho các nhà lãnh đạo cấp cao của quân đội, trong các lời khuyên mang tính riêng tư dành cho các lãnh đạo Đảng Cộng sản, là họ phải cẩn thận hơn trong việc sử dụng vũ lực. Dựa vào kiến thức của họ về năng lực và những khó khăn mà PLA đang gặp phải, các nhà lãnh đạo cấp cao của PLA ưu tiên chọn lựa việc sử dụng các phương pháp răn đe và phi quân sự để đạt được các mục tiêu chiến lược trong lúc PLA vẫn đang xây dựng sức mạnh cho riêng mình. Một ví dụ điển hình là ở biển Hoa Đông nơi các cơ quan phi quân sự của chính phủ đã nắm quyền dẫn dắt các hoạt động tuần tra ở các vùng nước lân cận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, trong khi quân đội đứng ngoài.
Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo dân sự Trung Quốc kiên quyết buộc PLA phải tiến hành chiến tranh trước khi quá trình hiện đại hóa được hoàn thành, như những đầy tớ trung thành của Đảng, lãnh đạo PLA sẽ tìm cách đánh bại quân thù một cách nhanh chóng và mang tính quyết định với mọi đơn vị và khả năng có sẵn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa việc chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài. Cơ hội thành công của Trung Quốc còn phụ thuộc vào thời gian, địa điểm mà trận đánh diễn ra và kẻ thù là ai. Sự tự tin chiến thắng của PLA sẽ tăng lên nếu họ đối mặt với kẻ thù ở những khu vực gần đại lục, sở hữu công nghệ lạc hậu hơn mà ko có sự hậu thuẫn từ các đồng minh hay một quốc gia bè bạn hùng mạnh nào đó.
Dennis J. Blasko, Trung tá lục quân Hoa Kỳ (đã nghỉ hưu) phục vụ 23 năm trong Văn phòng Tình báo Quân sự và cán bộ khu vực nước ngoài chuyên về Trung Quốc. Ông Blasko làm tuỳ viên quân sự tại Bắc Kinh và Hong Kong từ 1992 tới 1996; trong các đơn vị bộ binh ở Đức, Ý và Hàn Quốc, làm việc tại Washington trong Cơ quan Tình báo Quốc phòng và tại trụ sở của Bộ Lục quân (Văn phòng hoạt động đặc biệt). Ông Blasko tốt nghiệp Học viện quân sự Hoa Kỳ và Trường hải quân sau đại học. Ông là tác giả của cuốn sách: Quân đội Trung Quốc hiện nay: Truyền thống và Quá trình chuyển đổi trong thế kỉ 21.
Các bài viết khác
- Thủ Thiêm gần hết đất để phát triển khu dân cư (08.10.2015)
- Sức sống của cát (08.10.2015)
- Trung Quốc: “Bệnh đô thị” ngày càng lây lan (08.10.2015)
- Dự Đoán Địa ốc 2007-2015 (08.10.2015)
- Doanh nghiệp bất động sản Tp Hồ Chí Minh (08.10.2015)
- Chuyên đề tiền vào bất động sản 2015 (08.10.2015)
- Chuyên đề Bất động sản 2015 bắt đầu cho đợt sóng lớn năm năm bền vững ?!!! (08.10.2015)
- ‘Của để đời’ của những đại gia lạ trong giới BĐS (08.10.2015)
- Già ơi, Chào Mi! (04.09.2015)
- Làm thế nào để giảm nguy cơ tai biến mạch máu não ở phụ nữ (04.09.2015)
- Những cái cũ & xưa nhất của Saigon (27.08.2015)
- Nguyên Nhân Thành Công Của Những Người gốc Do Thái ??? (27.08.2015)
- HÌNH ẢNH SAIGON qua máy ảnh người nước ngoài (27.08.2015)
- Một khúc ca xuân! (Tố Hữu) (27.08.2015)
- 10 câu hỏi dành cho nhà vật lý lỗi lạc nhất hiện nay, Stephen Hawking (27.08.2015)
- Bí ẩn tuyệt tự của 3 đời vua cuối cùng nhà Thanh (27.08.2015)
- TRỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO (27.08.2015)
- ĐẮNG VÀ NGỌT (27.08.2015)
- Thư giãn với những hình ảnh đẹp của thiên nhiên (27.08.2015)
- Bài thơ Vấn thoại của Hồ Chí Minh và vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn – trandinhsu P2 (27.08.2015)
- Vui trồng hoa thay vì buồn nhổ cỏ (27.08.2015)
- Khám phá Ðèo Ngang (27.08.2015)
- Bài thơ : “Vội” (27.08.2015)
- A Tribute to the Dog - bài diễn văn bất hủ ngợi ca con chó (27.08.2015)
- Cõi già trên Đất Lạ (27.08.2015)
- Thiền và kinh tế học "Thủy tự mang mang hoa tự hồng (27.08.2015)
- Cha con cạn tình (27.08.2015)
- Cha, con và miếng đất (27.08.2015)
- trước cau sau chuối (27.08.2015)
- Điên Vì Đàn Bà (27.08.2015)
- Anh xin thề (27.08.2015)
- Ai ? (27.08.2015)
- Phút thật lòng (27.08.2015)
- Vợ nghĩ gì về chồng (27.08.2015)
- Thời @ (27.08.2015)
- Ba con quỷ (27.08.2015)
- Đỉnh cao đối đáp (27.08.2015)
- Trung Quốc và thế giới (27.08.2015)
- Trung Quốc trắng trợn lộ kế hoạch đánh chiếm đảo thuộc Trường Sa năm 2014 (27.08.2015)
- Thẩm định về ” Thế Kỷ Trung Quốc ?” (27.08.2015)
- Mỹ đang giữ liên lạc chặt chẽ với Việt Nam về vụ giàn khoan Trung Quốc (27.08.2015)
- Mỹ: Trung Quốc phải làm rõ tuyên bố chủ quyền Biển Đông theo UNCLOS (27.08.2015)
- Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông? (27.08.2015)
- Kiện TQ, cơ hội thắng của Việt Nam đến đâu? (27.08.2015)
- Kiềm chế, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế (27.08.2015)
- Giàn khoan Hải Dương 981 vướng núi đá ngầm Việt Nam (27.08.2015)
- Giàn khoan Hải Dương 981 “vào giai đoạn hai” (27.08.2015)
- Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc - Kỳ 3 (27.08.2015)
- ĐÃ ĐẾN LÚC VIỆT NAM PHẢI QUYẾT ĐỊNH! (27.08.2015)
- Biển Đông: Thế trận mới đang hình thành (27.08.2015)
- Đương đầu với thách thức từ Trung Quốc (27.08.2015)
- Đội Hoàng Sa và bí mật quân lương (27.08.2015)
- Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, vừa có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. (27.08.2015)
- Mạ Lê Thị A (27.08.2015)
- 49 điều cha dạy con 2014 (27.08.2015)
- Bà mẹ Việt Nam (27.08.2015)
- Nhật ký ông Nội phần 3 (27.08.2015)
- Hồi ký Ông nội -phần 2 (27.08.2015)
- Hồi ký Ông nội -phần 1 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 10 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 9 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 8 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 6 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 5 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 4 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 3 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 2 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 1 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 1 (26.08.2015)
- Luật dân sự 2005 (26.08.2015)
- Đơn khởi kiện đòi nợ vay (26.08.2015)
- ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (26.08.2015)
- Bàn về xác minh điều kiện thi hành án (26.08.2015)
- Nghị Định 84-2007-CP giấy quyền SD đất (26.08.2015)
- Nghị Định 84-2007-CP giấy quyền SD đất (26.08.2015)
- GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 70 BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ (26.08.2015)
- Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp có hiệu lực từ ngày 18-9: (26.08.2015)
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình (26.08.2015)
- Luật Thương mại 2005 (26.08.2015)
- Luật Doanh Nghiệp năm 2005 (26.08.2015)
- Nghị Định 14/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- Luật quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. (26.08.2015)
- luật dân sự (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 121/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 59/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 61/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 35/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 59/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 158/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 52/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 09/2007/TT-BTM (26.08.2015)
- LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (26.08.2015)
- LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 133/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 38/2007/TT-BTCTHÔNG TƯ 17/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 140/2007/NĐ-CPNGHỊ ĐỊNH 139/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- Quy trình cấp giấy phép xây dựng (26.08.2015)
- NGHỊ QUYẾT 48/2007CP-NĐ (26.08.2015)
- BỘ LUẬT DÂN SỰ (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 126/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 17/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 38/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- PHÁP LỆNH THỪA KẾ (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 139/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 140/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- Quy trình cấp giấy phép xây dựng (26.08.2015)
- NGHỊ QUYẾT 48/2007CP-NĐ (26.08.2015)
- BỘ LUẬT DÂN SỰ (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (26.08.2015)
- LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN (26.08.2015)
- THONG TU 59 NAM 2004 (26.08.2015)
- NGHI DINH 100 NAM 2006 (26.08.2015)
- Luật Sở Hữu Trí Tuệ (26.08.2015)
- NGHI DINH 70 NÁM997 (26.08.2015)
- NGHI DINH 142 NAM 2005 (26.08.2015)
- QUYẾT ĐỊNH 54 NĂM 2007 (26.08.2015)
- NGHI DINH 123 NAM 2007 (26.08.2015)
- NGHI DINH 90 NAM 2006 (26.08.2015)
- NGHI DINH 84 NAM 2007 (26.08.2015)
- luật đất đai (26.08.2015)
- LUẬT CƯ TRÚ (26.08.2015)
- LUẬT QUẢN LÝ THUẾ (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 103/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2006 (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 36/2007/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2007 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 quy dịnh về đăng ký giao dịch bảo đảm. (26.08.2015)
- những câu hỏi thường gặp (26.08.2015)
- Cấp thẻ APEC cho doanh nhân VN (26.08.2015)
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY HỢP DANH Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh................................................. (26.08.2015)
- GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY HỢP DANH (26.08.2015)
- DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH (26.08.2015)
- HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY HỢP DANH (26.08.2015)
- DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ (26.08.2015)
- ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN (26.08.2015)
- HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN (26.08.2015)
- GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH (26.08.2015)
- HƯỚNG DẪN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 (26.08.2015)
- 10 cổ phiếu giá bèo khởi sắc nhất sàn (26.08.2015)
- Qũy PXP Vietnam: "Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của thị trường bò tót" (26.08.2015)
- 5 sai lầm của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam (26.08.2015)
- 10 BÍ QUYẾT LÀM GIÀU CỦA WARREN BUFFETTY PHÚ GIÀU NHẤT THẾ GIỚI (26.08.2015)
- “Vô tư” hủy lệnh giữa phiên (26.08.2015)
- Công ty chứng khoán chưa chuyên nghiệp! (26.08.2015)
- Nhà đầu tư cần biết (26.08.2015)
- có sốt chứng khoán cuối năm (26.08.2015)
- Phát hành thêm = mua cổ phiếu giá rẻ? (26.08.2015)
- 100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán (26.08.2015)
- Dự báo TTCK sẽ tăng mạnh trong 4 năm tới (26.08.2015)
- Sàn chứng khoán TP HCM lại tê liệt (26.08.2015)
- Thấy gì qua những doanh nghiệp thuỷ sản niêm yết? (26.08.2015)
- Ra mắt Công ty Chứng khoán Âu Lạc (26.08.2015)
- Thủ tục lưu ký quá chậm trễ vì sao? (26.08.2015)
- Thị trường chứng khoán: Những dự báo và bài học từ Thái Lan (26.08.2015)
- Sự phát triển thị trường chứng khoán và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động ngân hàng trong năm 2006 (26.08.2015)
- Tọa đàm khoa học nghiệp vụ "Kinh nghiệm trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự về tranh chấp đất đai, nhà ở" (25.08.2015)
- Khổ vì trót mua nhà đất là tài sản thi hành án (25.08.2015)
- CHƯƠNG 3 CHỐN LAO TÙ LÀ NƠI TA RÈN TÂM TRÍ 20tr (25.08.2015)
- Án thi hành xong bị lật lại : Rối! (25.08.2015)
- Những người góp phần tạo nên tình thế (25.08.2015)
- tiểu thuyết Điệp Báo A10- bản gốc (25.08.2015)
- ÔNG 10 HƯƠNG: TRÁCH NHIỆM - GÁNH VÁC – NHÂN VĂN (25.08.2015)
- Cụm điệp báo A10 và họa sĩ Ớt (25.08.2015)
- Gặp 1 trong 5 người tố cáo chuồng cọp (25.08.2015)
- Thời hiệu khởi kiện về thừa kế: Mốc để tính là khi nộp đơn kiện (25.08.2015)
- 10 loại giấy tờ để xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất (25.08.2015)
- Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai (25.08.2015)
- Lập thủ tục mua bán hoặc thừa kế nhà và xin chuyển quyền sử dụng đất (25.08.2015)
- Việt kiều vẫn có quyền hưởng thừa kế (25.08.2015)
- Tranh chấp nhà ở mà một bên định cư ở nước ngoài (25.08.2015)
- Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay (25.08.2015)
- Tháo gỡ ách tắc trong giải quyết tranh chấp đất đai (25.08.2015)
- Cơ hội nào cho Trần Nhựt Thành? (25.08.2015)
- Những dấu chân rời sau Núi Mộng (25.08.2015)
- Đằng sau một bản án treo (25.08.2015)
- Úp, ngửa cũng là bàn tay (25.08.2015)
- Chuyện buồn ngoài sân tòa (25.08.2015)
- Mẹ con ra tòa (25.08.2015)
- Áo trắng học trò trước vành móng ngựa (25.08.2015)
- Không có hộ khẩu ở Hà Nội có mua đất được không? (25.08.2015)
- Mang hộ chiếu VN còn hiệu lực thì không cần thị thực khi về nước (25.08.2015)
- Thủ tục cải chính họ tên (25.08.2015)
- Nhập hộ khẩu theo chồng hoặc vợ (25.08.2015)
- Giấy khai sinh của con tôi để trống phần tên cha (25.08.2015)
- Xin phiếu lý lịch tư pháp ở đâu? (25.08.2015)
- Chúng tôi không muốn có mặt tại tòa khi ly hôn (25.08.2015)
- Muốn khởi kiện dân sự làm thế nào? (25.08.2015)
- Tranh chấp nhà ở trước 1/7/1991 có yếu tố nước ngoài (25.08.2015)
- Nhập hộ khẩu theo chồng hoặc vợ (25.08.2015)
- Ai là người giàu trên con đường công nghiệp hóa? (25.08.2015)
- Lính bộ binh vào Dinh Độc Lập (25.08.2015)
- XỨ MỸ PHIỀN TOÁI (25.08.2015)
- Một Nước Nhật Quá Xa Xôi (25.08.2015)
- Viễn tưởng (25.08.2015)
- Lý Quang Diệu đánh giá lãnh đạo Trung Quốc (25.08.2015)
- Gót chân Ashin của Trung Quốc (25.08.2015)
- TỘI ÁC CỦA TƯ BẢN (25.08.2015)
- Thời kỳ thoái đã bắt đầu từ lâu - Dự báo 60 năm phần 2 (25.08.2015)
- Dự báo 60 năm đầu thế kỷ 21 và hướng đến thế kỷ 22 (25.08.2015)
- Bài diễn văn của Mục Sư Martin Luther King, Jr (25.08.2015)
- Tham luận về những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các (25.08.2015)
- Chuyên đề khó khăn trong thi hành án (25.08.2015)
- Nước Mỹ nợ tới hơn 100 nghìn tỷ USD!a ha ! chỉ cần lấy 1/3 dành cho Quân Đội ,1/3 nắm vàng là xong (25.08.2015)
- Giá phải trả của 12 năm kinh tế phi thị trường (25.08.2015)
- Cải cách luật pháp đáp ứng đòi hỏi WTO (25.08.2015)
- Việt Nam gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực văn hóa (25.08.2015)
- Những bất lợi khi bị coi là nền kinh tế phi thị trường (25.08.2015)
- MƯỜI NGUYÊN TẮC THỌ THÊM NHIỀU TUỔI (24.08.2015)
- Một phút suy tư về chữ TÂM ... (24.08.2015)
- gởi các Bạn trên 60 tuổi và còn khỏe mạnh (24.08.2015)
- TUỔI GIÀ LÀ THỜI SUNG SƯỚNG NHẤT (24.08.2015)
- TÔI ÐÃ ÐỨNG TRÊN NGƯỠNG CỬA CỦA CÁI CHẾT (24.08.2015)
- Đăng Sâm chữa bệnh cao huyết áp (24.08.2015)
- CÂY KẾ SỮA (24.08.2015)
- Con người có thể sống đến 500 tuổi nhờ khoa học gen (24.08.2015)
- Phát Biểu của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma Thứ 14 TENZIN GYATSO Về Vấn Ðề Tái Sanh của Ngài (24.08.2015)
- Bài thuốc về các loại đậu (24.08.2015)
- bí thuật hồi xuân Tây Tạng 2 (24.08.2015)
- bí mật hồi xuân Tây Tạng 3 (24.08.2015)
- bí thuật hồi xuân Tây Tạng 1 (24.08.2015)
- Bí quyết An Khang: Ăn, Ngủ, Thở (24.08.2015)