BÀI VIẾT PHÂN TÍCH Chiến tranh với Trung Quốc
KHÁ HAY COPY CHO MỌI NGƯỜI ĐỌC
Chiến tranh với Trung Quốc, có hay không, và bao giờ?
Dạo gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông, chúng ta liên tục thấy sự sôi nổi ở vấn để biển Đông, cũng như sự hung hăng của TQ, đối lúc chúng ta thường nghĩa rằng chiến tranh đã rất cận kề rồi, nhưng rồi chúng ta tự hỏi, bao giờ nó diễn ra? Có khả năng diễn ra hay không? Như thế nào? Và những câu hỏi đó và sự bàn luận của thần dân mạng đã thôi thúc tôi viết ra bài viết này, tất cả những gì các bạn sắp đọc phía dưới thật ra chỉ là … đoán cả mà thôi, dựa vào quá khứ, hiện tại và tất cả những kinh nghiệm có thể của tôi về VN-TQ, Mỹ và tất cả các nước xung quanh vòng xoáy quanh vấn đề Biển Đông này. Đoán thì nó có thể đúng, có thể sai nhưng tôi nghĩ nó vẫn luôn là kinh nghiệm đáng để mọi người tham khảo. (nếu bạn nào cảm thấy quá dài dòng thì nhảy đến cái lõi tôi muốn đề cập, mốc thời gian chiến tranh theo giả thuyết của tôi: 2020-2050)
Tham vọng của TQ tới đâu?
Có lẽ tham vọng bành trướng của TQ thì không người Việt nào cảm thấy lạ lẫm nữa, nhưng điều chúng ta cần biết để đối phó là liệu cái tham vọng đó nó rộng đến đâu? Như thế nào?
Dành cho những ai thường xuyên coi tin tức, chắc các bạn chả lạ gì khi TQ liên tục đòi sở hữu 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (xin nhắc cho bạn nào ngây thơ không biết, chúng ta đã mất Hoàng Sa từ lâu rồi, và sách giáo khoa VN không dám nhắc đến tình tiết này vì sợ ảnh hưởng đến mỗi quan hệ giữa VN-TQ), hoặc liên tục đòi Senkaku, sát nhập Đài Loan, hay phát thanh viên CCTV “lỡ miệng” nói: ““Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, và Philippines thuộc chủ quyền Trung Quốc. Đây là điều không thể chối cãi”. Các bạn nghĩ xem He Jia có thể lỡ mồm một câu dài như thế không? Trên trang mạng sina có những “chiến lược gia internet” như tôi, họ đều là “chiến binh phím” và họ còn vạch hẳn chiến lược đánh Nga một cách tỉ mỉ. Và tin gần đây nhất ngay trên reds.vn thôi là tham vọng giành đất của TQ ở Bắc Cực ?? Một nơi mà chẳng liên quan gì đến TQ cả, còn lí lẽ về Biển Đông cũng như các khu vực khác thì ngang ngược khỏi bàn.
Như vậy ta có thể khẳng định rằng tham vọng của TQ là rất lớn, nó không chỉ giới hạn từ Nội Mông, Tây Tạng, Hồng Kông (đã xong), Đài Loan, Biển Đông (đang cố), toàn bộ phía đông TQ (gồm Nhật, Hàn, Triều), phía Bắc (Mông Cổ, Nga, vốn khó nuốt), mà tệ hơn cả, đó chính là cả thế giới! Xin bạn đừng nghĩ tôi nói chơi, tôi chỉ vạch ra tham vọng của TQ, tất nhiên là trên thực tế thì cả thế giới sẽ không để nó làm vậy. Cho nên, nếu một ngày nào đó phát thanh viên đài truyền hình TQ lại “lỡ miệng” nói: “Tất cả chúng ta đều biết rằng Châu Á là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, ….” Thì cũng đừng ngạc nhiên bạn nhé!
Theo tính toán của tôi, dựa trên các ưu tiên về kinh tế (nguồn khoáng sản, dầu mỏ,…), về tâm lý (xem thêm về tâm lý thích hướng Nam của các nhà cầm quyền TQ ở phía dưới), (cũng xin nhắc thêm các bạn là các bạn luôn đọc các bài báo theo quan điểm của học giả phương tây vốn lúc nào cũng thực dụng nên cứ nghĩ tới TQ chiếm biển Đông vì mấy cái giếng dầu hay lợi ích kinh tế thì hãy tạm quên đi nhé, TQ là 1 trường hợp tham đất, một dân tộc cổ xưa vốn tham bành trướng thực sự chứ không chỉ vì các lợi ích kinh tế không thôi đâu!). Theo tôi, TQ sẽ bành trướng theo thứ tự như sau:
Đầu tiên là Đài Loan, với mục đích thu lại lãnh thổ mà TQ cho là “một thất bại nhục nhã” , nơi mà Mỹ đang ra sức bảo vệ để giảm bớt ảnh hưởng của TQ ở Châu Á-Thái Bình Dương, kế đến là Biển Đông chỉ để giải quyết vấn đề trước mắt là dầu mỏ nuôi sống nền kinh tế, chiếm các đảo nhỏ với các làng giềng vốn yếu hơn ở lân cận như VN (mối nhục mà chính quyền TQ cho là thứ 2 sau Đài Loan), Philippines, rồi tiến tới chiếm cả ĐNÁ. Sau đó mới đến những vùng khác như Nhật Bản, Hàn, thậm chí là nuốt cả đồng minh Triều Tiên, vì mục đích bành trướng thì TQ hoàn toàn không ngại ngần đâu, nhưng những cái ta kể trên vẫn là chuyện của rất rất xa trong tương lai. Ta hãy quay về hiện tại.
Xảy ra với ai?
Tôi thường hay nói, nếu có chiến tranh xảy ra, nó sẽ tập trung về Biển Đông trước, và chỉ có ba nước TQ có thể và muốn gây chiến đầu tiên: Đài Loan, Philippine, VN. Còn Nhật, Hàn thì có thể chờ!
Vậy theo bạn TQ sẽ gây chiến với ai trước đây? Nếu đánh Đài, Phil thì chắc chắn sẽ đụng Mỹ (các nước này đều đã biết có ngày hôm nay nên từ lâu đã lẳng lặng kí các hiệp ước tương trợ, cứu giúp lẫn nhau với Mỹ với lời hứa hẹn Mỹ sẽ đổ quân giúp đồng minh). Còn về Mỹ, một cường quốc chuyên đi phá hoại và lật đổ chế độ rất “có nghề” Mỹ đang cần một cái cớ để phát động chiến tranh chống TQ hợp pháp trên LHQ. TQ rất có thể sẽ suy nghĩ đến vấn đề này và sẽ chừa 2 nước này ra nuốt sau cùng, khi mà sức mạnh cứng của TQ hoàn toàn có thể thách thức Mỹ (nhưng mà tôi nói thật, TQ hoàn toàn không ngại đánh nhau với Mỹ để giành ngôi “bá chủ toàn cầu” đâu).
Vậy còn lại ai nào? Việt Nam đứng trơ trọi một mình. Đồng minh lớn nhất mà VN kí thẳng thừng hiệp ước hỗ trợ quân sự lẫn nhau trong trường hợp một bên gặp chiến tranh: Liên Xô, đã chết ! Nếu chiến tranh xảy ra chúng ta không có sự hỗ trợ về mặt quân lực nữa, Nga hôm nay không hề kí với chúng ta bất cứ hiệp ước nào tương tự như thế cả. Thêm vào đó cả Nga, lẫn Ấn, lẫn Cuba đều ở quá xa, “nước xa không cứu được lửa gần”. Tất nhiên không đến nỗi ta chỉ có một mình, ta vẫn có lợi thế nhất định từ Nga, Ấn Độ, Cuba, Lào, Cam,v.v… nhưng ta sẽ không phân tích sâu trong bài này.
Những trở ngại cản trở TQ tấn công VN chỉ là:
1) ba cái mớ 16 chữ vàng với 4 tốt vớ vẩn mà anh khựa tự nghĩ ra,
2) cộng với yếu tố chính trị: “Là đồng minh chung ý thức hệ CS” đánh VN sẽ tạo nhiều luồng dư luận trái chiều trong nước, điều đã xảy ra 1979 rồi.
3) Mỹ muốn đẩy mũi dùi chiến tranh về các nước CS mạnh nhất trước, rồi nhảy vào thịt nốt cả 2 nước.
4) VN là nước có sức mạnh quân sự hùng mạnh nhất ở ĐNÁ, đặc biệt là lục quân, không quân, phòng không, tình báo, ngoại giao. Điều mà Thái Lan, Indo, Malay không bao giờ bằng. Hạ đươc VN và đủ sức thách thức sức mạnh của Mỹ là con đường chiếm cả Nam Á thanh thang rộng mở.
Như vậy, VN hứa hẹn được “ăn đòn” của TQ đầu tiên.
Xảy ra với những hình thức nào? Giai đoạn ra sao?
Với tính cách của TQ cũng như những hành động quân sự diễn ra ở Biển Đông trong thời gian gần đây, theo tôi, sẽ có 2 cuộc xung đột cả thẩy ở biển Đông, điều này có thể sẽ đúng trong bất cứ trường hợp nào, tức là kể cả TQ đánh VN trước hay Đài Loan trước, hay Philippines trước.
Giai đoạn thứ nhất: xung đột chỉ thuần trên biển thôi.
Đây sẽ là xung đột thử lửa của TQ, tức là TQ hoặc chủ động đánh trên biển đông, hoặc khiêu khích để nước khác nổ súng trước. Từ đó có cớ để đánh nhau, như đã nói, đây là giai đoạn chiến tranh thử lửa, TQ sẽ đánh cầm chừng nhằm dò thực lực đối phương, phản ứng của láng giếng, của ASEAN, của quốc tế, của Mỹ. Rồi sẽ có tên lửa, súng ống bay vèo vèo, tàu chiến chạy đầy ngoài biển. Nhưng rồi trận chiến sẽ nhanh chóng chấm dứt, khi mà mục đích của TQ đạt được.
Tất nhiên hoàn toàn có khả năng TQ đẩy mạnh cuộc chiến lên, chiếm Scarborough hoặc toàn bộ Trường Sa còn sót lại (tùy đối thủ là nước nào). Sau đó áp dụng chiêu “chuyện đã rồi” tạm khép lại trận chiến với các lợi thế đã giành được (như hồi năm 1979 và sau đó, nếu không có tàu chiến Liên Xô chắc VN mất sạch mọi hòn đảo về tay TQ). Tất nhiên ta cũng hoàn toàn có thể làm ngược lại, lợi dụng chiến tranh để giành lại Hoàng Sa trong chớp nhoáng rồi áp đặt ngược “chuyện đã rồi” vào TQ,
Tuy nhiên, những diễn biến trong cuộc chiến này sẽ là điều kiện, yếu tố cần để diễn ra cuộc chiến thứ 2. Ví dụ như: 1 trong số những nước TQ gây chiến, VN chẳng hạn, phản ứng yếu ớt, kém cỏi, thì sẽ là cơ hội cho xung đột thứ 2 trở nên căng thẳng hơn, bởi TQ dồn lực hoặc cũng có thể khiến TQ chủ quan lơ là, coi thường đối thủ để thua trong xung đột lần 2, hoặc sự yếu đuối đấy sẽ là nguồn cảm hứng cho TQ đẩy nhanh xung đột giai đoạn 2, hoặc sự mạnh mẽ sẽ khiến xung đột lần 2 của TQ trì hoãn nhưng tệ hơn là TQ nung nấu sức mạnh lớn hơn và xung đột lần 2 sẽ còn khốc liệt hơn. Tất cả tùy vào những gì ta sẽ làm cả thôi.
Giai đoạn thứ hai: xung đột leo thang đến mức chiến tranh trên các toàn các lĩnh vực.
Xung đột thực sự mạnh mẽ, đây là giai đoạn TQ sẽ tung hết ngón nghề của mình ra, nếu cái gì chưa làm ở giai đoạn 1 thì giờ sẽ làm, ví dụ như đánh gục hẳn hải quân cả một nước, hay lấy sạch toàn bộ đảo của nước ấy. Chuyện gì sẽ xảy ra khi nước đó quá yếu hay quá mạnh để có thể thắng hải quân TQ? Nếu nước đó quá yếu, TQ lại tiếp tục chiêu “chuyện đã rồi” thôn tính luôn nước đó.
Còn nếu nước đó đủ sức đánh chìm toàn bộ hạm đội Nam Hải của TQ ? Lấy điển hình VN cho tiện hình dung, TQ sẽ điên lên, máu dồn tới não và huy động toàn bộ hải quân, kể cả hạm đội Đông Hải ra biển Đông, càn sạch mấy cái đảo, cùng lúc, song song sẽ mở chiến dịch trên bộ, tràn qua biên giới với quân số chỉ có thể dao động khoảng từ 100.000 đến 500.000 quân là tối đa. Đem ít hơn 100.000 thì kể như thua, đem nhiều hơn 500.000 thì trong nước sẽ có khủng hoảng lớn (dẫu vẫn biết rằng TQ có thể huy động từ quân số chính qui hiện nay là 1 triệu 5 lên vài ba triệu, nhưng thiếu thiện chiến), quốc tế cũng sẽ không để yên TQ làm vậy, Mỹ sẽ tận dụng cơ hội phá rối trong nước.
Kế đến là sẽ xuất hiện vài thằng đểu, cơ hội, thừa nước đục thả câu như Thái Lan hay Myanmar chẳng hạn. Thái Lan sẽ thừa lúc chúng ta rồi trí 2 mặt Bắc, Đông để chọt phá Lào, Campuchia. Tại sao lại thế ư? À, đó là vì Thái Lan luôn luôn là thằng cơ hội, ai học quan hệ quốc tế sẽ biết, chính sách ngoại giao của Thái Lan là chính sách ngoại giao kiểu “cây tre”, tức là “gió thổi chiều nào, nó ngả chiều nấy” hoàn toàn không có chính kiến, chỉ dựa hơi kẻ mạnh về mặt ngoại giao để nhằm đạt lợi, hôm nay Mỹ mạnh, TL dựa Mỹ, ngày mai láng giềng TQ mạnh hơn Mỹ, TL hoàn toàn có thể đạp Mỹ dựa TQ để ấm thân. Hãy nhớ lại năm 1979, chúng ta tối mặt với TQ ở phía Bắc, Pôn Pốt ở phía Tây, TL nghĩ chúng ta hoàn toàn không dám mở mặt trận thứ ba nên đã tranh thủ đánh Lào lấy vài miếng đất. Bài học lịch sử cũ nào ai đã quên? Tóm lại,nếu chiến tranh với TQ xảy ra, TQ sẽ trang bị đến tận răng và không hề ngại leo thang cuộc chiến gây bất ổn cho toàn khu vực. Còn Mỹ? Khi thấy TQ mạnh lên ngang mình liệu có thể nhào vào nữa hay không hay chỉ đứng ngoài gào, rồi kích các nước đánh nhau nhằm suy giảm sức mạnh TQ?
Nếu TQ mà thắng nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất ĐNÁ là VN, chiếm được toàn bộ đất Việt (giả sử thế thôi, chứ thực tế thì còn lâu mới có chuyện đấy) thì tức là đã chiếm trọn cửa ngõ vào ĐNÁ, biến VN thành bàn đạp đánh toàn biển Đông, từ Mũi Cà Mau tha hồ vươn ra các khu vực, như thế TQ sẽ bớt sợ cái “cửa tử” Mallaca hơn, VN mà thua thì một loạt các nước Lào, Cam rồi Thái, Indo, Philip xem như không còn cơ hội thắng TQ. Một trong những lí do thuyết phục TQ đảnh mạnh chiến tranh trên bộ, tất nhiên là cái viễn cảnh VN mất nước sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa, nếu lãnh đạo VN vẫn tiếp tục … “ngủ với một con mắt mở”.
Bao giờ chiến tranh xảy ra?
Xin đừng nghĩ tôi hiếu chiến mà vẽ lên nhưng thứ dưới đây, là người VN như mọi người ở đây, tôi cũng vô cùng căm ghét chiến tranh, bởi “lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến”. Suốt chiều dài lịch sử của mình người Việt Nam luôn phải chiến tranh, và luôn chiến tranh với nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc – “quốc thù” của dân tộc Việt. Cho nên nếu ngày mai các bạn ngủ dậy, dòng tít: “Trung Quốc gây chiến với VN, chiến tranh bùng nổ” chạy đầy trên các mặt báo thì các bạn cũng đừng lo sợ, đừng ngạc nhiên, đừng vội làm passport đi … du học hay du lịch nước ngoài làm gì. Bởi như tôi đã nói ở trên, nó hiển nhiên sẽ xảy ra. Chiến tranh là điều bình thường đối với dân tộc này, đến hẹn lại lên, cứ … vài chục đến vài trăm năm một lần, chúng ta lại hẹn … đập nhau với anh “láng giềng thân thiết” một lần.
Như mục trên đã nên thì nguy cơ xảy ra chiến tranh với TQ lên tới 99%. Tuy nhiên, thật tức cười vì tôi lại là người ủng hộ cuộc chiến tranh này. Tại sao ư? Đó là vì ta đã mất rất nhiều đảo chìm ở Trường Sa và toàn bộ những gì liên quan đến quần đảo Hoàng Sa vào tay TQ. Ta cần một cuộc chiến đúng theo nghĩa đen để giành lại đảo.
Sự thật trần trụi rằng, ở đây tôi đố ai trong đất nước Việt Nam này tìm ra 1 con đường nào khác giành lại các hòn đảo đấy nguyên vẹn mà không cần bắn một viên đạn nào đấy !! Tại sao thế? Nhìn vào hiện tại đây, TQ bây giờ không những không trả đảo, mà càng lúc càng leo thang các động thái, liên tục đòi thêm đất, vậy dùng mồm mà bảo TQ đưa lại đảo là chuyện vô cùng khôi hài. Nếu TQ ngoan ngoãn trả lại đảo thì có khác nào tự chúng nó vả vào mặt chúng nó khai chúng nó là đồ ăn cắp? Vì ăn cắp nên giờ mới phải trả?
Nếu mọi người thử hỏi các Đảng viên, hay đề cập thẳng thắn điều này với các lãnh đạo đất nước. Họ sẽ tảng lờ và nói chung chung đại khái các câu kiểu như: “Đảng CS sẽ có giải pháp, hay là chúng ta sẽ dùng mũi nhọn ngoại giao ép TQ trả đảo, blah blah blah…” Thực ra, họ là người biết rõ tình hình hơn ai hết, họ biết là ngoại giao chỉ làm thêm sức mạnh mềm cho VN, đưa ra tòa án của LHQ cũng vô dụng vì TQ là thằng chuyên chơi “luật rừng” đúng theo nghĩa đen, chứ không giải quyết được vấn đề trả đảo. Nhưng vì họ chịu áp lực phát ngôn, họ chịu áp lực nặng từ TQ cộng thêm chính sách điều hành “giấu bụi dưới thảm” của chính phủ VN nên chỉ nói chung chung thế. Họ thừa biết là phải trui rèn hải quân thật mạnh để chiếm lại đảo, họ biết sự thật rằng phải tận dụng chiến tranh để lấy lại đảo nhưng không thể nói ra.
Tóm lại, tôi ủng hộ một cuộc chiến tranh để giành lại những gì đã mất, vì đó là cơ hội duy nhất, nếu không muốn nói là giải pháp cuối cùng để giành lại toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, những đảo đá Trường Sa bị TQ và Đài Loan chiếm. Nhưng, tôi sẽ cực lực phản đối nếu VN ngu ngốc động thủ trước, đó là thất sách, đó là 1 bước thụt lùi cho chính sách ngoại giao của VN, chúng ta phải bình tĩnh chờ đợi sự nóng nảy của TQ, làm TQ chịu không nổi đành phải nổ súng gây lộn, khi đó chúng ta sẽ thuận lợi hơn, nhân cơ hội chiến tranh lung tung để giành lại mấy hòn đảo, phải biết tận dụng cơ hội vàng của chiến tranh đem lại trong tương lai.
Bây giờ là điều quan trọng nhất bài viết của tôi muốn đề cập, phân tích mốc thời gian chiến tranh theo dự đoán của tôi, khoảng thời gian mà TQ sẽ phát động chiến tranh khắp biển đông, nhưng sẽ nhằm vào 1 đối thủ cụ thể, đối thủ đó có thể là Đài Loan, Philippines, nhất là VN-“khắc tinh của TQ”.
Theo tôi, tôi rất tập trung vào mốc thời gian 2020-2050, đây là mốc giai đoạn TQ có khả năng gây chiến tranh nhất, với các yếu tố như dưới đây đề cập:
1) Mốc thời gian 2020-2050: TQ chỉ có 50% cơ hội thắng!
Đây là thời gian vàng cho TQ động binh, TQ có một số, chỉ một số tương đối thuận lợi, nhưng thực chất phải gọi là duy nhất để tấn công, vì nếu không tấn công thì sau đó TQ sẽ lâm vào rắc rối lớn.
Các lí do buộc TQ phải đánh trong giai đoạn này, cũng như phân tích lí do chắc chắn sẽ xảy ra chiến tranh
Vấn đề tài nguyên: cái lí do gây chiến này ai cũng biết rồi, TQ hiện đang khát tài nguyên hơn cả, thứ đầu tiên TQ cần là dầu mỏ để bôi trơn nền kinh tế đang phát triển nóng và nhanh như vũ bão, sau đó là các loại tài nguyên khác. Nhìn vào sự phát triển của TQ ngay hôm nay làm ta nhìn thấy không gì hơn ngoài một nước tư bản trong giai đoạn đầu, (khi còn là tư bản thực dân cướp đất giành tài nguyên như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). Trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông, ai cũng biết là đủ sức nuôi sống nền kinh tế TQ trong khoảng 40 năm sau, số lượng cá ở biển Đông đủ nuôi sống đám ngư dân ở phía Nam TQ một thời gian dài. Đây là một trong những điều kiện cần để TQ tiến hành chiến tranh với bất kì nước nào trên biển Đông, chứ chưa phải là điều kiện thuyết phục chúng ta về mốc thời gian trên cho lắm.
Vấn đề dân số: thực ra hơi khôi hài khi lấy vấn đề này ra nói, nhưng đây lại là vấn đề rất lớn để TQ gây chiến. Thậm chí nó còn quyết định luôn việc tại sao phải đánh trong giai đoạn này mà không phải giai đoạn khác. Tại sao thế ? Tỷ lệ dân số đông và trong 10, 20 năm tới tính từ năm 2012 thì lại càng đông theo hướng tiêu cực, vấn đề chênh lệch giới tính giữa nam và nữ rất nghiêm trọng, dân số già hóa dần. Lấy một ví dụ đơn giản: Năm nay 2012 tôi 22 tuổi, ở TQ sẽ có vô số, chừng vài chục triệu cho đến vài trăm triệu thanh niên cả nam lẫn nữ ở độ tuổi như tôi, hoặc dao động từ 15 đến 30 tuổi, đa số là nam vì vấn đề chêch lệch giới tính. Khoảng 10 năm nữa là “hạn chót” cho tôi lấy vợ, thì cũng đồng nghĩa với vài trăm triệu thanh niên TQ cần lập gia đình như tôi, nhưng họ lâm vào cảnh thiếu gái để lấy! Thiếu gái tức là sẽ thiếu những cặp gia đình tiêu chuẩn (1 vợ 1 chồng), thiếu gái tức là thiếu cơ hội sanh đẻ ra thế hệ sau để lấy lại thế thăng bằng giới tính, thiếu gái tức là một bộ phận lớn thanh niên thiếu nhu cầu tinh dục, tất cả 3 cái vấn đề từ “thiếu gái” phía trên phát sinh ra một loạt các vấn đề thuộc phạm trù XH học mà trong giai đoạn sau năm 2050 TQ phải giải quyết, đó là tệ nạn bán dâm, cưỡng hiếp, stress dẫn đến tự tử (như Nhật vì quá căng thẳng trong cuộc sống), là chật vật trong công ăn việc làm, là nghèo đói, là trộm cắp cướp giật, và mấy trăm triệu người này đâu phải ai cũng có tiền để đi du học hay ra nước ngoài kiếm vợ ngoại quốc? Chưa kể đến việc bọn này chết già, khi chết già là khoảng từ năm 2050, lúc ấy tôi đã 60 tuổi và ở TQ là khoảng từ 300-500 triệu đứa như thế, vậy tụi này không có con cháu, cha mẹ chết hết, sống một mình, v.v… Tất cả những điều trên sẽ là gánh nặng không thể tả đè lên vai CP TQ, chưa kể tụi này già đi mà lại đông thì sẽ làm yếu dân tộc TQ vốn đã 1 tỷ 4, ai sẽ lo nổi an sinh XH? Vậy làm sao để giải quyết vấn đề dân số sẽ già này mà không có lối thoát này? Đó là … giết chết bớt đi trước khi chúng nó kịp già. Nhưng làm sao giết dân một cách hợp pháp? Cách hợp pháp nhất là …đẩy ra chiến trường cho chết bớt! Bây giờ mọi người đã hiểu tại sao TQ chắc chắn sẽ tạo ra chiến tranh chưa? Vì chiến tranh là cách duy nhất để… giết người hợp pháp và cho người bị giết một cách … hợp pháp! Mốc thời gian 2020-2050 là khoảng thời gian tốt để giết bớt một thế hệ ở TQ. Như vậy, gây chiến và chiến tranh là điều cần thiết để TQ dọn bớt dân số và bắt đầu một thế hệ mới cân đối hơn. (Thực ra, chính vì sự phát triển của KH-CN mà dẫn tới vụ phá thai nữ hàng loạt ở TQ, và chính phủ chỉ lơ là có 30 năm thôi, tình trạng giới tính của TQ đã mất kiểm soát hoàn toàn rồi.) Ở VN hoàn toàn không gặp các vấn nạn XH này, tâm lí chuộng con trai không thực sự là quan điểm của cư dân gốc nông nghiệp, miền bắc thường có tâm lí này, đó chỉ là do ảnh hưởng của 1000 năm Bắc thuộc.
Vấn đề chính trị: Lần này, nếu có chiến tranh, TQ sẽ không để xảy ra những cuộc tranh cãi lớn trong nội bộ chế độ lãnh đạo như năm 1979 nữa, sự tranh cãi về vấn đề tấn công một đồng mình chung ý thức hệ CS và tấn công LX, các nhà lãnh đạo TQ sẽ không để lập lại. 8 năm tính từ năm 2012 có lẽ là quá đủ để TQ loại hẳn những đối thủ chính trị có tư tưởng thân đồng minh cùng ý thức hệ (VD như VN và TQ chung ý thức hệ cộng sản, nói thật chứ theo quan điểm cá nhân tôi thì TQ chẳng “cộng sản” chỗ nào cả!) để thay lên một đội ngũ nắm quyền là những kẻ có tham vọng “chinh quốc, bình thiên hạ” để phục vụ cho tham vọng bành trướng của mình. Điển hình trong số đó là vụ Bạc Hy Lai đang xôn xao dư luận, kẻ đang lên như diều gặp gió ở TQ, gần như chắc chắn sẽ có chân trong bộ chính trị TQ. Ông ta là người thế nào? Có phải là người yêu quý láng giềng và sẵn sàng cãi nhau trong bộ chính trị TQ để giảm áp lực chiến tranh lên láng giềng không? Câu trả lời là không biết, nhưng có lẽ ông sẽ là trở ngại, sẽ là cái loa phát thanh đứng đầu trong các luồng ý kiến chống đối chiến tranh mà Tập Cận Bình sẽ phát động trong tương lai. Vương Lập Quân chạy vào đại sứ quán Mỹ hay vợ Bạc giết doanh nhân Anh Neli chỉ là trò hề TQ bày ra để loại đối thủ chính trị. Cả 2 người vừa nêu ra đều chỉ là người thân của Bạc, chứ không phải do ông ta chủ động làm, vậy cớ gì ông ta mất ghế? Lập luận đến đây đủ thấy đây là thanh trừng nội bộ rồi. Khi nội bộ TQ đã không còn những kẻ chống đối thì rõ ràng là rất gọn đường cho TQ đưa ra quyết sách tấn công tùy thích.
Vấn đề sức mạnh quân sự: TQ năm 2012 bây giờ đã có gì nào? 1 mớ tàu cà tàng, gần chục con tàu đổ bộ 071 tự đóng, một mớ tàu ngầm thế hệ cũ khởi động cứ như bò rống và 1 cái xác vỏ cũ rích mang tên Thi Lang làm tàu sân bay nhưng vẫn còn thiếu … cáp hãm phanh. Và cũng như một tướng TQ đã phát biểu: “Tàu sân bay, TQ cần bao nhiêu sẽ có!” Thế nên tới thời điểm 2020, TQ có lẽ cũng đã “nhái” xong mấy sợi cáp hãm phanh, đóng xong vài tàu sân bay, ít nhất cũng phải kha khá chừng vài chục con, tệ lắm là 3 đến 5 con tàu phục vụ cho mục tiêu không tốt đẹp gì của mình. Hiện nay trong biên chế quân đội Mỹ, có tổng cộng 68 tàu sân bay, 11 tàu thường xuyên chạy trên mặt biển, 56 con đang “đắp chiếu” vì không cần thiết, một con đang chế tạo từ năm 2008 đến giờ vẫn chưa xong mà giá thành đội lên liên tục, và cũng theo lí luận của Mỹ, cần ít nhất 2 đến 3 con tàu sân bay là tối thiểu để duy trì một con thường xuyên xuất hiện trên mặt nước. Và TQ phải có tối thiểu là 3 con, tại sao tàu sân bay quan trọng thế? Trong mắt tôi, nó chả quan trọng tí nào đâu, vì chúng ta không cần “chống Mỹ” tận … Trân Châu Cảng nhưng TQ thì cần, cần để thách thức sức mạnh của Mỹ trong tương lai trên khắp Châu Á. Hiện nay, Mỹ đang tái bố trí lực lượng từ Iran, Apganistan qua Biển Đông và Thái Bình Dương, bố trí quanh đảo Guam và gần Nhật, ít nhất là 7 con trong số 11 con USS, vì thế, đến thời điểm 2020, 2040 đó TQ phải có được ít nhất 10 hàng không mẫu hạm để chơi lại Mỹ. Cứ cho như thắng Philip hay VN hoàn toàn thì rất hiển nhiên, sau đó là đánh Mỹ! Đấy là mới kể về hải quân, chưa nói gì về năng lực chống tiếp cận, hay không quân cả, TQ sẽ có thể hoàn thành tên lửa Dongfeng 21, 31 gì đó và J-20 máy bay tàng hình chôm công nghệ của Mỹ ít ra cũng có thể nhấc cánh bay thật, chứ không chạy dưới đường băng để chụp ảnh nữa! TQ sẽ phải tấn công trong giai đoạn này là vì để càng lâu thì VN, Philip, Mỹ dưới kia càng mạnh, càng xây được thêm nhiều công xưởng, máy móc, vũ khí, củng cố quân đội và cả nền kinh tế, tệ hơn hết là VN hoàn thành cái học thuyết chiến lược “du kích trên biển” (Cái này chỉ có các tướng cấp cao của VN mới biết thực hư, thực sự chúng ta vẫn chưa biết sách lược cụ thể là gì). Còn Mỹ cũng sẽ đưa ra nhiều kế sách mới làm suy yếu TQ, cho nên, TQ phải chọn một mốc thời gian nào mà TQ sung sức nhất về sức mạnh cứng, và các nước kia thì không bằng để phát động chiến tranh.
Vấn đề cuối cùng: quan trọng nhất: tham vọng bành trướng, tâm lý của người Hán suốt 3000 năm nay, tại sao lại là bành trướng xuống biển Đông mà không phải nơi nào khác? Tâm lí hướng Nam thuần túy của bộ tộc Hoa Hạ!
Nhắc lại lịch sử cũ, cội nguồn dân tộc VN-TQ một chút cho các bạn nào quên, để giải thích điều quan trọng nhất dẫn đến chiến tranh với TQ: đó là tâm lí thích bành trướng, hiếu chiến và thích hướng Nam. Cách đây vài ngàn năm, từ trước “một ngàn năm đô hộ giặc tàu”, khi mà trong vô số các bộ tộc du mục phương bắc những bộ tộc nhỏ yếu đã hợp lại thành tộc Hoa Hạ (bây giờ các bạn đã hiểu tại sao lại gọi là người Hoa, hay Trung Hoa chưa?), sau đó bắt đầu hướng Nam, thôn tính giành đất của các bộ tộc yếu thế, hiền lành, gốc nông nghiệp phía Nam, rồi tràn qua bờ sông Dương Tử, tức sông Trường Giang, thôn tính các tộc Việt gọi chung là Bách Việt, sau đó đổi tên tộc thành dân tộc Hán! Còn ở xa bên phương Nam chỉ còn sót lại duy nhất mớ tộc Nam Việt (đây cũng chính là tên nước chúng ta ban đầu mà sau khi Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn đã sang quỳ lạy cả buổi trưa ở sân rồng để chờ vua Càn Long chấp thuận tên nước Nam Việt (có nghĩa là dân tộc Việt còn lại ở Phương Nam), rồi khi vua Càn Long bảo đổi tên nước thành Việt Nam đi cho đỡ giống nước của Triệu Đà khi xưa, và ông vua bán nước cắp tráp quay về đổi tên nước thành … Việt Nam ngày nay)
Vậy câu chuyện dài dòng tôi vừa kể có mục đích gì? Thế các bạn có tự hỏi tại sao lại hướng Nam mà không hướng Bắc, hướng Tây gì gì không? Tại vì tâm lý từ xa xưa của tộc Hán, vốn là 1 tộc du mục hiếu chiến như bao tộc khác, nhưng lại là một trong những tộc du mục yếu nhất ở phương Bắc nên không dám đấu lại các tộc du mục hùng mạnh khác, đó cũng là lí do lí giải câu hỏi tại sao nhà Hán vốn hùng mạnh thế mà khi Thành Cát Tư Hãn xâm lược lại nhanh chóng thất bại dẫn đến việc lập ra nhà Nguyên-Mông, TCTH mạnh chỉ một mặt của vấn đề, mặt còn lại là tâm lý của tộc Hoa Hạ vốn đã sợ thua Mông Cổ từ lâu nên khi đụng trận đã sớm thất bại. Và vì sợ hướng bắc nên cứ lấn riết xuống phương Nam, đã 3,4 ngàn năm trong lịch sử nên dần tạo thành THÓI QUEN HƯỚNG NAM một trong những lí do lớn (bên cạnh sự tham lam, mong bành trướng, và hiếu chiến) khiến quyết tâm chiếm VN, cả ĐNÁ của TQ là lớn hơn bao giờ hết. Chính cái tính cách này của TQ sẽ là nhấn tố lớn quyết định sẽ chiến tranh, gần như là chắc chắn. Nếu các bạn để ý lịch sử sẽ thấy rằng, trong thời xa xưa, các cuộc chiến tranh tranh giành chủ yếu là chiến tranh tranh giành về đất đai. Và TQ là một dân tộc cổ xưa bước ra từ trong lịch sử, cho nên thói tham đất của TQ cũng không có gì là lạ.
Trên đây là 5 lí do, có cái quyết tính yếu tố phải gây chiến tranh (tham bành trướng, ), có cái quyết định mốc thời gian gây chiến (chủ yếu là vấn đề dân số, vũ khí quân sự, dầu mỏ, giải quyết xong lục đục nội bộ). Dẫn đến việc TQ sẽ tấn công trong khoảng thời gian hứa hẹn này.
Tuy nhiên, tương lai là bất định. Chuyện gì xảy ra nếu chiến tranh trượt ra khỏi mốc 2020-2050 mà tôi dự báo ? Mà xảy ra ở một trong 2 mốc trước 2020 hay sau 2050? Dưới đây là một số yếu tố theo sự lường trước của tôi, có thể ảnh hưởng đến thời điểm gây chiến của TQ.
2) Phân tích nếu chiến tranh xảy ra ở mốc trước 2020: Xin lỗi anh khựa quá ngu!
Dưới đây là các lí do, rất có thể xảy ra, nếu xảy ra thì việc TQ đẩy mạnh chiến tranh trước 2020-2050 là hoàn toàn dễ hiểu.
_Nếu có thể xảy ra thì chỉ vì bản tính nóng vội của TQ, và trong lịch sử lẫn văn hóa của mình, TQ luôn luôn là kẻ nóng vội như thế (đấy là một trong những lí do mà với trong các cuộc chiến thời xưa giữa VN-TQ, TQ luôn là kẻ gây chiến trước và cũng vì nóng vội nên luôn là kẻ thất bại đầu tiên)
_TQ quá tự tin về tiềm lực quân sự của mình (một trong những lí do đáng để TQ thất bại). TQ phải thừa hiểu rằng nuốt được VN thì tiếp theo Mỹ, Nga sẽ nhảy vào đánh TQ. Mớ tàu chiến hiện nay của Hạm đội Nam Hải vẫn chưa thể coi là đủ để thách thức sức mạnh của Mỹ.
_Mỹ + NATO đánh Iran trong khoảng thời gian này, cùng lúc Irael đánh Syria: dẫn tới một thảm họa nghiêm trọng: Iran đóng cửa eo biển Hormuz. Như ta đã biết, bây giờ thì Iran và Syria chỉ còn 2 đối tác mua dầu chính và lớn nhất là TQ và kế đến là Ấn Độ, nếu chiến sự xảy ra, đầy tàu chiến của Mỹ và NATO ngoài bờ biển thì rất khó cho TQ và Iran bán dầu, rồi vô tình tuyến đường dầu bị kẹt, thì TQ sẽ càng túng quẫn hơn, nhìn cái nền kinh tế phát triển nóng to khổng lồ như bong bóng của TQ xem, nếu thiếu dầu thì chỉ 3 tháng, cùng lắm là nửa năm thôi, nền kinh tế TQ sẽ đứng bề bờ vực phá sản. Yếu tố chiến tranh ở Trung Đông cũng có thể là một nhân tố khiến TQ nổi điên lên đẩy mạnh chiến tranh ở Biển Đông để giành nguồn kiểm soát dầu mỏ bù cho nguồn dầu bị kẹt ở Trung Đông, chưa kể nó đánh để cứu đồng minh Iran, làm Mỹ phải căng quân ra 2 mặt trận.
_Giỏi lắm thì trong giai đoạn 2012-2020 sẽ xảy ra 1 cuộc “đấu súng” nho nhỏ ở Biển Đông, có thể cuộc đấu súng này là giai đoạn một xung đột mà tôi nhắc đầu bài, nhưng ít có khả năng đó. Nó sẽ xảy ra nếu 1 bên thiếu kềm chế, ví dụ như cách hành xử thiếu khôn ngoan của Philip, bắt vào tàu chiến TQ hay bắn chỉ thiên vào tàu TQ chẳng hạn. Cũng có thể là Malaysia động thủ lắm chứ.
_Tác nhân đang ngại nhất bây giờ là những hành động đáng ngờ của ngoại quốc đẩy mạnh việc TQ tấn công toàn biển Đông. Đó là Mỹ với những trò điên rồ có thể có của CIA, kiểu như ngư ông đắc lợi đẩy cuộc chiến về phía VN trước (giống như tôi luôn muốn và đã nói ở trên, tôi rất mong chiến tranh phải xảy ra trước giữa TQ và Mỹ) hay là Phillippine với chính sách ngoại giao thiếu khôn ngoan của mình, lúc thì gào thét lớn lối, đòi kiện ra tòa án quốc tế tùm lum, lúc thì rầm rộ hò hét, hối hả mua vũ khí Mỹ, nhưng hành động đó, nhìn từ quan điểm VN, hay từ một kẻ hung hăng hiếu chiến như TQ đều là những hành động ngu ngốc, kém nhạy cảm, rất dễ trở thành một cái cớ để TQ tấn công Philippine, mà TQ thì trò bẩn không hề thiếu. Rất có thể những hành động thái quá này của Mỹ hay Phillippines sẽ đẩy chiến tranh đến nhanh hơn.
Nếu chiến tranh xảy ra trong giai đoạn này thì TQ chưa đủ thực lực, làm thế quái nào mà trong 8 năm tới có thể đóng đến hàng chục, gần 10 con tàu sân bay để xưng hùng xưng bá với Mỹ ở Biển Đông? Đánh một nước sẽ đánh động toàn bộ các nước khác phòng thủ, thậm chí tệ hơn là hè nhau đánh hội đồng TQ, làm thất bại đến hàng chục năm “ẩn mình chờ thời”, “trỗi dậy hòa bình”, hay “giấu đi ánh hào quang, duy trì sự bí ẩn”. Còn riêng VN, hãy thử tưởng tượng cứ mỗi khi tàu TQ đi ngang biển Đông, gần VN là chìm, vậy thì làm sao TQ duy trì được nguồn dầu và nguyên liệu từ Trung Đông và Châu Phi kịp thời? Cho nên phải dập VN chết hẳn, còn để nhây nhây sức mạnh của VN thì TQ sẽ bị kéo cho tê liệt kinh tế, đó là chưa kể gây chiến quá sớm, VN “chơi nhây” kéo quân TQ căng ra biển Đông và ở lại VN chừng 3 tháng thì tiền của dồn vào chiến phí chiến tranh của TQ sẽ kéo sập nền kinh tế và đời sống XH.
3) Phân tích nếu chiến tranh xảy ra ở mốc sau 2050: Xin lỗi anh không có cửa thắng nữa đâu! Anh khựa ạ!
Dân số quá giá, đâm ra thế mạnh lớn nhất của TQ lại trở thành tác dụng ngược, dân số già kéo yếu nền kinh tế, tạo gánh nặng lên an sinh xã hội, làm suy yếu quân đội TQ, và đám người già sẽ kéo yếu quốc gia TQ.
Về mặt kinh tế, TQ đang phát triển nóng, vì thế 1 tác nhân nho nhỏ bất ngờ nào cũng có thể kéo đổ cả nền kinh tế TQ, bởi vì phát triển quá nhanh, quá nóng, nên không bền vững. Không có gì đảm bảo rằng 38 năm nữa TQ sẽ ổn định được nền kinh tế phát triển bền vững và đều đặn. Nội việc bây giờ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu dầu mỏ là đã thấy kinh tế TQ không ổn định rồi. Rồi sự chêch lệch quá mức trong thu nhập giữa các tầng lớp cũng dần đẩy những bất bình XH đi xa hơn, càng làm giảm khả năng chiến thắng nếu có chiến tranh.
38 năm trôi qua, liệu không biết quân đội nhân dân VN đã xây được mấy chục cái nhà máy sản xuất tên lửa Kh-35UE, và Yahont, mua biết bao nhiều tàu ngầm và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hải quân trên khắp lãnh thổ, cũng như đẩy mạnh đầu tư vào vũ khí chống tiếp cận. Philippines cũng thế, Mỹ lại càng ghê gớm hơn thế. Không ai chịu đứng yên ngồi nhìn TQ phát triển vũ khí để đánh mình cả.
Tức là, nếu để chiến tranh càng lâu càng đánh thì các nước khác vốn đang thua kém về sức mạnh quân đội sẽ tìm mọi cách khắc phục sự yếu kém đó. Lúc đó khả năng chiến thắng của TQ lại càng không cao, thậm chí tệ hơn là thua trận.
Tóm lại, với những nhược điểm lớn như thế, thì khả năng xảy ra chiến tranh trong giai đoạn 2020-2050 là rất có thể, và khó có thể xảy ra trong những năm khác.
Tôi cũng thường dạo quanh các diễn đàn và thấy không ít những câu nói như: “Đừng có lo lắng” hay “Tôi đảm bảo là sẽ thời bình này sẽ không có chiến tranh với TQ đâu” hay “Có chiến tranh tôi đi bằng đầu đấy” !! Tôi không hiểu là họ có lý luận, phân tích tình hình gì không mà lại lạc quan tếu như thế? Và những comment như thế cũng là lí do để tôi viết bài này cảnh tỉnh mọi người, để nếu có chiến tranh thì đừng shock mà đi du học hết.
FAQ: Đây là những câu mà tôi nghĩ khối người sẽ thắc mắc, thôi thì tự hỏi tự trả lời luôn.
Hỏi: Khoảng cách từ 2020 đến 2050 là những 30 năm, tại sao lại lấy mốc thời gian xa thế? Có thu hẹp được không?
Đáp: tôi đâu phải là thánh, nếu là thánh thì đã đưa ra mốc thời gian cụ thể luôn rồi chứ không cần nói là đoán nữa. Chúng ta không thể biết cụ thể khi nào TQ sẽ đánh vì như phía trên đã phân tích thì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Không thể đưa ra mốc thời gian chính xác. Người biết chính xác nhất và đưa thông tin về thời điểm chiến tranh nhanh nhất chỉ có… tình báo Việt Nam và đại sứ quán VN ở TQ thôi.
Hỏi: Bài viết dựa vào lập luận dân số già của TQ để thôi thúc TQ gây chiến với nỗi sợ PLA sẽ yếu dần đi vì già hóa, vì chính sách một con, vì chênh lệch nam nữ, v.v… Vậy VN bộ không chịu ảnh hưởng bởi vấn đề dân số à?
Đáp: VN về cơ bản khác TQ lắm, VN hiện tại không chịu gánh nặng về vấn đề chêch lệch giới tính, chính sách một con gì cả. Thêm vào đó một yếu tố khiến dân số bớt già đi, đó là … tỉ lệ tai nạn giao thông cao số một thế giới. Theo thống kê, hàng năm VN có gần … 2000 người chết vì tai nạn giao thông, chết còn nhiều hơn chiến tranh, đến chiến tranh Apganistan của Mỹ cũng không chết nhiều đến thế. Vậy mà người dân vẫn tỉnh queo, vẫn đua xe lạng lách, vẫn … ra đường bình thường, trong khi các nước khác cả mấy chục năm mới rớt máy bay có một lần cả thế giới gào thét ầm ĩ, hò hét quốc tang tùm lum… Tóm lại, tai nạn giao thông cũng góp phần làm giảm dân số VN! Khá bất ngờ.
Hỏi: Dạo gần đây TQ đang huy động 30 tàu cá ra Trường Sa, diễn biến mới nhất là 20 tàu chiến ở Trường Sa, có phải đã bắt đầu chuẩn bị cho xung đột lần thứ nhất như phía trên đã nói?
Đáp: không đâu bạn, cái mớ tàu chiến ấy chỉ để uy hiếp và khoe thôi, chúng chưa sẵn sàng chiến đầu toàn diện ở biển Đông. TQ đang lập lại kịch bản ở VN tương tự như ở Philippines chưa đầy 1 tháng, đó là mô-típ đưa một đoàn ngư dân hùng hậu tiến sát vùng đặc quyền kinh tế của Philippines để đánh cá (vẫn lại thấy đâu đó cái quan điểm ỷ đông hiếp yếu, chứ nếu không thử mang 1 con tàu ngư duy nhất ra đánh cá xem, liệu có dám không?), sau đó là động thái hàng chục tàu chiến đối đầu với Philippines mượn danh là hộ tống tàu ngư, Phil đã hành xử bất cẩn, kêu gào, đưa tàu chiến ra, mạnh mẽ như thế mà vẫn chưa xảy ra chiến tranh, hay nói cách khác là TQ chưa muốn thế, nên lần này 20 tàu chiến ở biển Đông, tập trận chung với hạm đội Đông Hải gì gì đó thì cũng chỉ là đòn gió, dọa như trước thôi. Mớ tàu đó hoàn toàn chưa sẵn sàng chiếm Biển Đông và các hòn đảo.
Hỏi: Vậy khi nào ta biết rằng TQ đã sẵn sàng?
Đáp: Như phía trên đã phân tích, đó là khi TQ kéo ra hẳn 1 đội có đủ hết: 2 cho đến 10 tàu sân bay, một mớ tàu nổi, frigate, covette, cruiser gì gì đó, 1 đống tàu ngầm, hàng trăm tàu đổ bộ (lớp 071 mà TQ đang ra sức đóng mấy ngày gần đây), máy bay bay đầy trời như ruồi. Tính TQ thích hoành tráng, thích chơi trội, đánh toàn dựa chiến thuật “biển người” mà táng, nên hải quân TQ rồi sẽ giống vậy mà thôi lấy tàu ra đậu đầy mặt nước chủ quyền đối phương để hăm dọa, tâm lý TQ khó thay đổi lắm.
Hỏi: Tại sao trong các mốc kể trên toàn là các yếu tố nội (TQ) mà không có các yếu tố ngoại cần thiết như ảnh hưởng từ hành động của VN, Mỹ, Phil chẳng hạn, để đẩy xung đột lên cao?
Đáp: Tính TQ là tính của một dân tộc to lớn, mạnh mẽ, hiếu chiến, cho nên những vấn đề trong nước sẽ là tiêu chí đẩy quyết tâm còn mạnh hơn các tiêu chí ngoại, chỗ này hơi khó giải thích cho các bạn hiểu rõ. Hiểu nôm na là TQ sẽ ưu tiên dùng chiến tranh để giải quyết các vấn đề phức tạp trong nước trước. Ở đây là khát dầu mỏ, là dân số đông, là cần chết bớt, v.v… Và tính VN vốn khôn ngoan trong ngoại giao nên sẽ không ngu ngốc chọc TQ đánh trước. Chủ yếu là khi TQ muốn là sẽ đánh, cảm thấy đủ mạnh, hoặc nóng nảy quá chịu không nổi thì sẽ đánh.
Hỏi: Về vấn đề Bạc Hy Lai, liệu có khi nào Bạc Hy Lai có chân trong bộ chính trị TQ thì chúng ta sẽ tránh được chiến tranh?
Đáp: không có chuyện đấy đâu, Bạc cũng là người Hoa (nhưng nếu ta để ý thì tay Bí Thư Tỉnh Trùng Khánh và khu vực này nằm ở khu vực dưới bờ sông Dương Tử, nên có thể trong máu ông ta có chút gì đó là dân Bách Việt nên hiền lành hơn, không hiếu chiến như Hán tộc chăng? Chả ai biết được) nhưng có thể ông ta sẽ thuộc nhóm theo đường lối thân thiết các đồng minh cùng ý thức hệ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng hoàn toàn không có chiến tranh, những người như ông ta chỉ làm tăng thêm xung đột trong nội bộ TQ, cũng như trì hoãn hoặc làm lệnh tấn công VN sẽ trở nên khó khăn hơn một chút chứ không làm nguy cơ chiến tranh biến mất, vì nắm quyền TQ bây giờ là phái diều hâu do Đặng Tiểu Bình xây dựng nên. Còn nhớ Nguyên Soái Diệp Kiếm Anh không? Người duy nhất phản đối chiến tranh với VN năm 1979, kết quả tôi nhớ không lầm thì hình như cũng là rớt đài thì phải. Rồi có thể ta sẽ còn thấy nhiều nhân vật khác “về vườn” trong những năm tới.
Hỏi: Liệu những điều trên có thể xảy ra hay không? Một cuộc chiến xung đột thứ 2 lớn trên toàn diện các khía cạnh như trên bài viết đề cập, trong khi xu thế chung của thế giới là “hòa bình, đối thoại, hợp tác, và phát triển”?
Đáp: Xu thế là một cái gì đó mang tính nhất thời, nó không ổn định, hôm nay thế này, mai có thể thế khác. Thế giới ngày nay toàn cầu hóa, thế giới phẳng không có nghĩa là chiến tranh lớn không thể xảy ra, nhất là khi đó lại là chiến tranh gây ra từ một nước lớn. Mà TQ vốn là một nước chưa bao giờ tôn trọng luật pháp quốc tế, ký công ước rồi sẵn sàng gạt bỏ, vô cùng tráo trở cho nên, TQ cũng chả sợ gì sự trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Nếu Mỹ mà cấm vận TQ thì … Mỹ chết trước! Nhất là đang thời điểm khủng hoảng như hiện nay.
Hỏi: Thế còn VN, VN sẽ làm gì khi mà lỡ như TQ tấn công chúng ta ngay năm nay hay năm 2013, khi mà các tàu chủ lực cho kế hoạch “du kích trên biển”, 6 con Kilo 636 mãi đến năm 2014 mới giao 1,2 con đâu tiên?
Đáp: đây cũng là một trong những câu hỏi tôi cũng thắc mắc, nhưng giờ thì hết rồi. Các bạn nên biết là tính VN không khoe khoang như TQ, sống gần một thằng hàng xóm xấu bụng thì có cái gì ngon ngon, hay hay cũng phải đem đi giấu chứ không phè phè ra khoe, việc VN mua 6 con tàu kilo là nguồn tin rò rỉ ra từ phía Nga, và VN đăng lại (cho đến thời điểm này, đa phần các tin VN mua gì, sắm gì đều trích nguồn từ RIA Novosti chứ có mấy khi chính phủ VN ra thông báo chính thức với người dân?) hay nói đơn giản là cố tình để lộ, sau đó giật tít báo rầm rộ lên là “VN có 6 tàu ngầm tiên tiến”. Nói rằng VN mua 6 tàu ngầm kilo, đâu có nghĩa rằng VN chỉ có 6 con tàu ngầm đặt mua này? Chúng ta vẫn còn một số món nữa mà tôi không tiện đề cập ra đây, thêm vào đó, có một người bạn tôi nói rằng, cái mốc thời gian trên là phía VN cố tình làm chậm tiến độ, còn tiến độ thật nhanh hay chậm có trời mới biết.
Hỏi: Chúng ta phải làm gì?
Đáp: Tôi định viết thêm nhưng bài quá dài, hẹn nếu có thể thì sẽ có bài chi tiết nói về việc VN phải làm gì trên tất cả các lĩnh vực. Tóm lại là làm những gì chúng ta đang làm hiện nay, Đảng, chính phủ, quân đội và ngoại giao VN đang đi đúng hướng rồi đấy, cứ tiếp tục đi.
Hỏi: Thế lỡ như … VN mất nước lần nữa ?
Đáp: Không có cái lỡ đấy đâu, tôi không thể nói thêm gì, chỉ như bạn tôi nói: “trạng chết chúa cũng băng hà cả” thôi! Các bác nhà ta đã tính đến phương án cuối cùng …
Lời kết :
Những cái mốc và vấn đề ở trên tôi phân tích các bạn chắc chắn ít nhất một lần đã đọc trên các mặt báo, chỉ khác là chưa có ai tóm tắt lại dưới hình thức liên hệ đến chiến tranh của TQ với các láng giềng. Một lời dành cho các bạn quá khích hay đang run nhé: “Không có gì phải sợ đâu ạ!” Thời điểm các bạn ngồi đọc tờ báo này, chiến tranh chưa có, đừng có đọc rồi quá khích run cầm cập lên bảo sắp có chiến tranh.
Tất nhiên, tất cả những gì tôi nên trên đây chỉ đơn thuần là logic suy luận dựa trên tất cả các vấn đề đang xảy ra ở hiện tại chúng ta. Rất có thể sẽ xuất hiện nhiều yếu tố bất ngờ khác làm phức tạp tình hình dẫn đến những phán đoán trên của tôi có thể không còn chính xác. (vd như: vấn đề Campuchia vừa rồi và COC, hoặc giả sử như: TQ có đảo chính, các khu vực nổi lên đòi tự trị, hay lãnh đạo TQ bị ám sát, hay bạo loạn lớn ở Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông, v.v….)
Mọi người nên nhớ rằng : “What will be, will be, Que sera sera” – cái gì đến sẽ đến và tương lai là bất định nhé! Tương lai có thể sẽ xảy ra chiến tranh như tôi tiên đoán, cũng có thể không. Chúng ta không hề muốn chiến tranh nhưng cũng không vì thế mà sợ chiến tranh. Tuy nhiên chúng ta không nên lạc quan tếu mà phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, và “Si vis pacem, para bellum – muốn có hòa bình thì hãy chuẩn bị tốt cho chiến tranh”
Cả ngàn năm trước, ông bà ta đã đánh nhau hàng trăm trận cả lớn lẫn nhỏ, luôn luôn thắng, và chúng ta: con cháu của họ, kế thừa ý chí truyền thống chống giặc ngoại xâm của họ, hãy tự tin là chúng ta vẫn sẽ thắng!
Các bài viết khác
- ASEAN must choose between China, US and a third way (08.10.2015)
- 10 lý do khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong chiến tranh hiện đại (08.10.2015)
- Thủ Thiêm gần hết đất để phát triển khu dân cư (08.10.2015)
- Sức sống của cát (08.10.2015)
- Trung Quốc: “Bệnh đô thị” ngày càng lây lan (08.10.2015)
- Dự Đoán Địa ốc 2007-2015 (08.10.2015)
- Doanh nghiệp bất động sản Tp Hồ Chí Minh (08.10.2015)
- Chuyên đề tiền vào bất động sản 2015 (08.10.2015)
- Chuyên đề Bất động sản 2015 bắt đầu cho đợt sóng lớn năm năm bền vững ?!!! (08.10.2015)
- ‘Của để đời’ của những đại gia lạ trong giới BĐS (08.10.2015)
- Già ơi, Chào Mi! (04.09.2015)
- Làm thế nào để giảm nguy cơ tai biến mạch máu não ở phụ nữ (04.09.2015)
- Những cái cũ & xưa nhất của Saigon (27.08.2015)
- Nguyên Nhân Thành Công Của Những Người gốc Do Thái ??? (27.08.2015)
- HÌNH ẢNH SAIGON qua máy ảnh người nước ngoài (27.08.2015)
- Một khúc ca xuân! (Tố Hữu) (27.08.2015)
- 10 câu hỏi dành cho nhà vật lý lỗi lạc nhất hiện nay, Stephen Hawking (27.08.2015)
- Bí ẩn tuyệt tự của 3 đời vua cuối cùng nhà Thanh (27.08.2015)
- TRỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO (27.08.2015)
- ĐẮNG VÀ NGỌT (27.08.2015)
- Thư giãn với những hình ảnh đẹp của thiên nhiên (27.08.2015)
- Bài thơ Vấn thoại của Hồ Chí Minh và vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn – trandinhsu P2 (27.08.2015)
- Vui trồng hoa thay vì buồn nhổ cỏ (27.08.2015)
- Khám phá Ðèo Ngang (27.08.2015)
- Bài thơ : “Vội” (27.08.2015)
- A Tribute to the Dog - bài diễn văn bất hủ ngợi ca con chó (27.08.2015)
- Cõi già trên Đất Lạ (27.08.2015)
- Thiền và kinh tế học "Thủy tự mang mang hoa tự hồng (27.08.2015)
- Cha con cạn tình (27.08.2015)
- Cha, con và miếng đất (27.08.2015)
- trước cau sau chuối (27.08.2015)
- Điên Vì Đàn Bà (27.08.2015)
- Anh xin thề (27.08.2015)
- Ai ? (27.08.2015)
- Phút thật lòng (27.08.2015)
- Vợ nghĩ gì về chồng (27.08.2015)
- Thời @ (27.08.2015)
- Ba con quỷ (27.08.2015)
- Đỉnh cao đối đáp (27.08.2015)
- Trung Quốc và thế giới (27.08.2015)
- Trung Quốc trắng trợn lộ kế hoạch đánh chiếm đảo thuộc Trường Sa năm 2014 (27.08.2015)
- Thẩm định về ” Thế Kỷ Trung Quốc ?” (27.08.2015)
- Mỹ đang giữ liên lạc chặt chẽ với Việt Nam về vụ giàn khoan Trung Quốc (27.08.2015)
- Mỹ: Trung Quốc phải làm rõ tuyên bố chủ quyền Biển Đông theo UNCLOS (27.08.2015)
- Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông? (27.08.2015)
- Kiện TQ, cơ hội thắng của Việt Nam đến đâu? (27.08.2015)
- Kiềm chế, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế (27.08.2015)
- Giàn khoan Hải Dương 981 vướng núi đá ngầm Việt Nam (27.08.2015)
- Giàn khoan Hải Dương 981 “vào giai đoạn hai” (27.08.2015)
- Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc - Kỳ 3 (27.08.2015)
- ĐÃ ĐẾN LÚC VIỆT NAM PHẢI QUYẾT ĐỊNH! (27.08.2015)
- Biển Đông: Thế trận mới đang hình thành (27.08.2015)
- Đương đầu với thách thức từ Trung Quốc (27.08.2015)
- Đội Hoàng Sa và bí mật quân lương (27.08.2015)
- Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, vừa có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. (27.08.2015)
- Mạ Lê Thị A (27.08.2015)
- 49 điều cha dạy con 2014 (27.08.2015)
- Bà mẹ Việt Nam (27.08.2015)
- Nhật ký ông Nội phần 3 (27.08.2015)
- Hồi ký Ông nội -phần 2 (27.08.2015)
- Hồi ký Ông nội -phần 1 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 10 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 9 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 8 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 6 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 5 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 4 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 3 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 2 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 1 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 1 (26.08.2015)
- Luật dân sự 2005 (26.08.2015)
- Đơn khởi kiện đòi nợ vay (26.08.2015)
- ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (26.08.2015)
- Bàn về xác minh điều kiện thi hành án (26.08.2015)
- Nghị Định 84-2007-CP giấy quyền SD đất (26.08.2015)
- Nghị Định 84-2007-CP giấy quyền SD đất (26.08.2015)
- GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 70 BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ (26.08.2015)
- Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp có hiệu lực từ ngày 18-9: (26.08.2015)
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình (26.08.2015)
- Luật Thương mại 2005 (26.08.2015)
- Luật Doanh Nghiệp năm 2005 (26.08.2015)
- Nghị Định 14/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- Luật quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. (26.08.2015)
- luật dân sự (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 121/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 59/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 61/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 35/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 59/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 158/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 52/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 09/2007/TT-BTM (26.08.2015)
- LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (26.08.2015)
- LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 133/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 38/2007/TT-BTCTHÔNG TƯ 17/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 140/2007/NĐ-CPNGHỊ ĐỊNH 139/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- Quy trình cấp giấy phép xây dựng (26.08.2015)
- NGHỊ QUYẾT 48/2007CP-NĐ (26.08.2015)
- BỘ LUẬT DÂN SỰ (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 126/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 17/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 38/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- PHÁP LỆNH THỪA KẾ (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 139/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 140/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- Quy trình cấp giấy phép xây dựng (26.08.2015)
- NGHỊ QUYẾT 48/2007CP-NĐ (26.08.2015)
- BỘ LUẬT DÂN SỰ (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (26.08.2015)
- LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN (26.08.2015)
- THONG TU 59 NAM 2004 (26.08.2015)
- NGHI DINH 100 NAM 2006 (26.08.2015)
- Luật Sở Hữu Trí Tuệ (26.08.2015)
- NGHI DINH 70 NÁM997 (26.08.2015)
- NGHI DINH 142 NAM 2005 (26.08.2015)
- QUYẾT ĐỊNH 54 NĂM 2007 (26.08.2015)
- NGHI DINH 123 NAM 2007 (26.08.2015)
- NGHI DINH 90 NAM 2006 (26.08.2015)
- NGHI DINH 84 NAM 2007 (26.08.2015)
- luật đất đai (26.08.2015)
- LUẬT CƯ TRÚ (26.08.2015)
- LUẬT QUẢN LÝ THUẾ (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 103/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2006 (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 36/2007/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2007 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 quy dịnh về đăng ký giao dịch bảo đảm. (26.08.2015)
- những câu hỏi thường gặp (26.08.2015)
- Cấp thẻ APEC cho doanh nhân VN (26.08.2015)
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY HỢP DANH Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh................................................. (26.08.2015)
- GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY HỢP DANH (26.08.2015)
- DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH (26.08.2015)
- HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY HỢP DANH (26.08.2015)
- DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ (26.08.2015)
- ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN (26.08.2015)
- HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN (26.08.2015)
- GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH (26.08.2015)
- HƯỚNG DẪN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 (26.08.2015)
- 10 cổ phiếu giá bèo khởi sắc nhất sàn (26.08.2015)
- Qũy PXP Vietnam: "Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của thị trường bò tót" (26.08.2015)
- 5 sai lầm của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam (26.08.2015)
- 10 BÍ QUYẾT LÀM GIÀU CỦA WARREN BUFFETTY PHÚ GIÀU NHẤT THẾ GIỚI (26.08.2015)
- “Vô tư” hủy lệnh giữa phiên (26.08.2015)
- Công ty chứng khoán chưa chuyên nghiệp! (26.08.2015)
- Nhà đầu tư cần biết (26.08.2015)
- có sốt chứng khoán cuối năm (26.08.2015)
- Phát hành thêm = mua cổ phiếu giá rẻ? (26.08.2015)
- 100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán (26.08.2015)
- Dự báo TTCK sẽ tăng mạnh trong 4 năm tới (26.08.2015)
- Sàn chứng khoán TP HCM lại tê liệt (26.08.2015)
- Thấy gì qua những doanh nghiệp thuỷ sản niêm yết? (26.08.2015)
- Ra mắt Công ty Chứng khoán Âu Lạc (26.08.2015)
- Thủ tục lưu ký quá chậm trễ vì sao? (26.08.2015)
- Thị trường chứng khoán: Những dự báo và bài học từ Thái Lan (26.08.2015)
- Sự phát triển thị trường chứng khoán và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động ngân hàng trong năm 2006 (26.08.2015)
- Tọa đàm khoa học nghiệp vụ "Kinh nghiệm trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự về tranh chấp đất đai, nhà ở" (25.08.2015)
- Khổ vì trót mua nhà đất là tài sản thi hành án (25.08.2015)
- CHƯƠNG 3 CHỐN LAO TÙ LÀ NƠI TA RÈN TÂM TRÍ 20tr (25.08.2015)
- Án thi hành xong bị lật lại : Rối! (25.08.2015)
- Những người góp phần tạo nên tình thế (25.08.2015)
- tiểu thuyết Điệp Báo A10- bản gốc (25.08.2015)
- ÔNG 10 HƯƠNG: TRÁCH NHIỆM - GÁNH VÁC – NHÂN VĂN (25.08.2015)
- Cụm điệp báo A10 và họa sĩ Ớt (25.08.2015)
- Gặp 1 trong 5 người tố cáo chuồng cọp (25.08.2015)
- Thời hiệu khởi kiện về thừa kế: Mốc để tính là khi nộp đơn kiện (25.08.2015)
- 10 loại giấy tờ để xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất (25.08.2015)
- Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai (25.08.2015)
- Lập thủ tục mua bán hoặc thừa kế nhà và xin chuyển quyền sử dụng đất (25.08.2015)
- Việt kiều vẫn có quyền hưởng thừa kế (25.08.2015)
- Tranh chấp nhà ở mà một bên định cư ở nước ngoài (25.08.2015)
- Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay (25.08.2015)
- Tháo gỡ ách tắc trong giải quyết tranh chấp đất đai (25.08.2015)
- Cơ hội nào cho Trần Nhựt Thành? (25.08.2015)
- Những dấu chân rời sau Núi Mộng (25.08.2015)
- Đằng sau một bản án treo (25.08.2015)
- Úp, ngửa cũng là bàn tay (25.08.2015)
- Chuyện buồn ngoài sân tòa (25.08.2015)
- Mẹ con ra tòa (25.08.2015)
- Áo trắng học trò trước vành móng ngựa (25.08.2015)
- Không có hộ khẩu ở Hà Nội có mua đất được không? (25.08.2015)
- Mang hộ chiếu VN còn hiệu lực thì không cần thị thực khi về nước (25.08.2015)
- Thủ tục cải chính họ tên (25.08.2015)
- Nhập hộ khẩu theo chồng hoặc vợ (25.08.2015)
- Giấy khai sinh của con tôi để trống phần tên cha (25.08.2015)
- Xin phiếu lý lịch tư pháp ở đâu? (25.08.2015)
- Chúng tôi không muốn có mặt tại tòa khi ly hôn (25.08.2015)
- Muốn khởi kiện dân sự làm thế nào? (25.08.2015)
- Tranh chấp nhà ở trước 1/7/1991 có yếu tố nước ngoài (25.08.2015)
- Nhập hộ khẩu theo chồng hoặc vợ (25.08.2015)
- Ai là người giàu trên con đường công nghiệp hóa? (25.08.2015)
- Lính bộ binh vào Dinh Độc Lập (25.08.2015)
- XỨ MỸ PHIỀN TOÁI (25.08.2015)
- Một Nước Nhật Quá Xa Xôi (25.08.2015)
- Viễn tưởng (25.08.2015)
- Lý Quang Diệu đánh giá lãnh đạo Trung Quốc (25.08.2015)
- Gót chân Ashin của Trung Quốc (25.08.2015)
- TỘI ÁC CỦA TƯ BẢN (25.08.2015)
- Thời kỳ thoái đã bắt đầu từ lâu - Dự báo 60 năm phần 2 (25.08.2015)
- Dự báo 60 năm đầu thế kỷ 21 và hướng đến thế kỷ 22 (25.08.2015)
- Bài diễn văn của Mục Sư Martin Luther King, Jr (25.08.2015)
- Tham luận về những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các (25.08.2015)
- Chuyên đề khó khăn trong thi hành án (25.08.2015)
- Nước Mỹ nợ tới hơn 100 nghìn tỷ USD!a ha ! chỉ cần lấy 1/3 dành cho Quân Đội ,1/3 nắm vàng là xong (25.08.2015)
- Giá phải trả của 12 năm kinh tế phi thị trường (25.08.2015)
- Cải cách luật pháp đáp ứng đòi hỏi WTO (25.08.2015)
- Việt Nam gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực văn hóa (25.08.2015)
- Những bất lợi khi bị coi là nền kinh tế phi thị trường (25.08.2015)
- MƯỜI NGUYÊN TẮC THỌ THÊM NHIỀU TUỔI (24.08.2015)
- Một phút suy tư về chữ TÂM ... (24.08.2015)
- gởi các Bạn trên 60 tuổi và còn khỏe mạnh (24.08.2015)
- TUỔI GIÀ LÀ THỜI SUNG SƯỚNG NHẤT (24.08.2015)
- TÔI ÐÃ ÐỨNG TRÊN NGƯỠNG CỬA CỦA CÁI CHẾT (24.08.2015)
- Đăng Sâm chữa bệnh cao huyết áp (24.08.2015)
- CÂY KẾ SỮA (24.08.2015)
- Con người có thể sống đến 500 tuổi nhờ khoa học gen (24.08.2015)
- Phát Biểu của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma Thứ 14 TENZIN GYATSO Về Vấn Ðề Tái Sanh của Ngài (24.08.2015)
- Bài thuốc về các loại đậu (24.08.2015)
- bí thuật hồi xuân Tây Tạng 2 (24.08.2015)
- bí mật hồi xuân Tây Tạng 3 (24.08.2015)
- bí thuật hồi xuân Tây Tạng 1 (24.08.2015)
- Bí quyết An Khang: Ăn, Ngủ, Thở (24.08.2015)