TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Ghép tế bào gốc cuộc cách mạng” trong điều trị bệnh lý về máu

Ghép tế bào gốc đang thực sự trở thành “cuộc cách mạng” trong điều trị bệnh máu ác tính nói riêng và nhiều bệnh lý khác nói chung.

Nhờ kỹ thuật ghép tế bào gốc, nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội được cứu sống. Ghép tế bào gốc đang thực sự trở thành “cuộc cách mạng” trong điều trị bệnh máu ác tính nói riêng và nhiều bệnh lý khác nói chung. Phóng viên Trúc Giang có bài giới thiệu về kỹ thuật này tại Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chị Nguyễn Thị Nhàn, 32 tuổi, là giáo viên công tác ở tỉnh Nam Định. Gần 3 năm về trước, khi chị sinh hạ người con thứ 2 được 8 tháng tuổi thì phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu. Chán nản, sức khỏe sa sút do sức đề kháng yếu khiến chị trông rất tiều tụy. Nhiều khi chị cảm thấy vô vọng. Nhìn đứa con đỏ hỏn, nhìn ánh mắt động viên của người chồng, chị Nhàn tự nhủ, mình phải cố sống vì chồng, vì con. Rồi chị Nhàn được các bác sĩ tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tư vấn về kỹ thuật ghép tế bào gốc, kỹ thuật này đã đưa cuộc đời chị sang một trang mới. 

Nhớ lại thời điểm sống còn ấy, chị Nhàn xúc động nói: “Bây giờ sức khỏe đã ổn định, bình thường. Có thể nói đó là một điều kỳ diệu. Nếu bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh thì cố gắng theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì sẽ có những tia hi vọng mới, vì công nghệ ngày càng phát triển, tinh thần đặc biệt rất quan trọng, nên hãy cố gắng chiến đấu để đẩy lùi bệnh tật”.


Bệnh nhân đầu tiên được ghép tế bào gốc từ nguồn tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đầu tiên tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Ảnh: nihbt)

Phát biểu tại Hội nghị khoa học về tế bào gốc toàn quốc lần thứ 3 được tổ chức tại Đà Lạt vừa qua, GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, vui mừng chia sẻ thông tin về việc tế bào gốc đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực điều trị, góp phần mang đến những hy vọng mới trong việc nâng cao sức khỏe con người. Khoa học về tế bào gốc đang đạt được những kết quả tốt đẹp và phát triển rất nhanh chóng ở mọi phương diện, góp phần tích cực vào công tác điều trị cho người bệnh. 

Cũng theo thông tin từ Hội nghị khoa học này, cả nước có 387 ca ghép tế bào gốc. Trong đó, có 218 ca ghép tự thân và 169 ca ghép đồng loại. 

Theo ước tính từ năm 2006 đến 7/2015, riêng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, một trong những cơ sở đầu ngành của đất nước, ghép được 164 ca, trong đó 72 ca đồng loại, 92 ca tự thân; 3 ca từ máu dây rốn cộng đồng. 

Việc nghiên cứu, ứng dụng ghép tế bào gốc tại Việt Nam đang mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp, góp phần tăng cơ hội sống cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân bị bệnh máu. Kỹ thuật ghép tế bào bào gốc đã thực sự để lại nhiều dấu ấn thành công trong ngành y tế Việt Nam. 


Kỹ thuật viên đang xử lý khối tế bào gốc máu dây rốn trong phòng sạch (Ảnh: nihbt)

Giới y khoa cũng nhận định, tế bào gốc có khả năng tự tăng sinh, biệt hóa thành nhiều loại tế bào, các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể. Dùng tế bào gốc trong điều trị chính là đưa vào cơ thể các tế bào non trẻ để có thể tạo ra các loại tế bào, mô mới để bổ sung hoặc thay thế cho tế bào và mô cơ quan bị tổn thương, mất chức năng.

Mặc dù kỹ thuật ghép tế bào gốc có nhiều ưu điểm, nhưng để triển khai được kỹ thuật này còn gặpkhông ít khó khăn. Viện phó Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương Lê Lâm cho biết: “Cản trở nhất là phải tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp, và thứ hai là kinh phí, vì hiện nay bảo hiểm chi trả được một phần thôi, còn người bệnh vẫn phải chi trả rất lớn”. 

So với thu nhập của người dân Việt Nam, kỹ thuật ghép tế bào gốc khá tốn kém, không hẳn người dân nào cùng có thể tiếp cận. Vì vậy, trên thực tế chỉ có khoảng 4-5% bệnh nhân có điều kiện tiếp cận với kỹ thuật điều trị này. Mặc dù so với thế giới chi phí cho một ca ghép tế bào gốc tại Việt Nam chỉ rẻ bằng 1/5, thậm chí là 1/10 so với các nước trên thế giới. 

Bài toán làm sao để giúp cho nhiều bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp này đã thực sự làm đau đầu những nhà quản lý của Bệnh viện Huyết học nói riêng và ngành y tế nói chung. 


Công tác chuẩn bị cho một ca ghép tế bào gốc 

Viện phó Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương Bạch Quốc Khánh cho biết, Viện đã có một bước đột phá lớn trong năm vừa qua:“Xây dựng được ngân hàng máu dây rốn cộng đồng từ sự phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Những sản phụ sau khi sinh nở xong sẽ hiến máu dây rốn, từ đó mẫu máu dây rốn sẽ được xử lý và bảo quản, đây là nguồn tế bào rất tốt đối với bệnh nhân không tìm được nguồn tế bào phù hợp”. 

Thực tế, máu cuống rốn là nguồn phong phú chứa các tế bào gốc, chủ yếu là các tế bào gốc tạo máu tức là các tế bào sẽ sinh ra tất cả các loại tương tự như tế bào gốc tạo máu có ở tủy xương. Qua các nghiên cứu cho thấy, loại tế bào gốc máu cuống rốn được dùng để điều trị khoảng trên 70 loại bệnh trong đó có nhiều loại bệnh lý của hệ tạo máu, những bệnh lý rối loạn miễn dịch di truyền như: ung thư máu, u tủy, suy tủy, U lympho, Thalassemia…

Ngân hàng máu cuống rốn cộng đồng đã và đang phát huy nhiều ưu điểm, là một bước đệm lớn để hỗ trợ kỹ thuật ghép tế bào gốc đến được với các bệnh nhân mắc bệnh lý hiểm nghèo. Từ đó, đem đến cho cuộc đời thêm nhiều điều kỳ diệu. Ghép tế bào gốc tạo máu chữa các bệnh máu ác tính đang mở ra một kỷ nguyên mới đầy hy vọng cho người bệnh, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác điều trị bệnh máu nói riêng và nhiều bệnh nan y khác. Đến thời điểm này, kỹ thuật ghép tế bào gốc của Việt Nam đã từng bước tiến kịp và hội nhập với thế giới.

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness