TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

BAI BIEN MINH GỞI VIỆN KS TỐI CAO

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

------------

 

 

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10  tháng 10 năm 2010

  

Kính gửi: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân  dân tối cao

  

Được sự yêu cầu của gia đình bị can Nguyễn Trần Minh   và  đã được sự chấp thuận của  Cơ quan Điều tra PC 45  cho Luật sư Huỳnh Tấn Cường  thực hiện nhiệm vụ bào chữa , đã được Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh chấp thuận cho Luật sư  Dương Công Bình thực hiện nhiệm vụ bào chữa .

           Văn phòng Luật Sư Nguyễn Minh Trí thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí  Minh được phép cử 02 luật sư  tham gia tố tụng với tư cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can  Nguyễn Trần Minh  bị  Cơ quan CSĐT –Công an TPHCM ra quyết định ngày 01/12/2009 khởi tố vụ án ,quyết định khởi tố bị can  và lệnh bắt bị can  để tạm giam về tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự.

  Nhân thân bị can :

Nguyễn Trần Minh   Sinh : 1980 Tại TPHCM

 CMND số : 023010172 cấp ngày 04/06/2009

Thường trú : 230 Lô 9 Cư xá Thanh Đa ,Phường 27 ,Q Bình Thạnh . Dân tộc  Kinh  Quốc tịch: Việt Nam.

Trình độ văn hoá: 12/12 Nghề nghiệp : Kỹ sư Điện

Cha : Nguyễn Văn Liên ,sinh 1937 .cán bộ hưu trí

         Huân chương kháng chiến hạng  3  vì đã có công lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

 Mẹ : Trần thị Kim Mão .sinh 1952 ,cán bộ hưu trí  ( nguyên bộ đội Binh đoàn 559 Trường Sơn )

        Huy  Chương  kháng chiến  hạng nhì  vì đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Tiền án ,tiền sự : không

 

 

 

 

 

 

        Diễn tiến việc bắt tạm giam ,khởi tố  bi can :

            Ngày 6/1/2010 Cơ quan điều tra phát hành giấy mời số 22 mời Nguyễn Trần Minh  .( chỉ duy nhất một lần)

           Ngày 8/1/2010 Cơ quan điều tra bắt tạm giam Nguyễn Trần Minh

           Sau 6 tháng điều tra vụ án , Ngày 6/07/2010  Cơ quan cảnh sát điều tra đã  ký văn bản kết luận điều tra  số 01-25/KLĐT-PC45(Đ97) .

            Ngày 06/08 /2010 .Viện kiểm sát nhân dân Tp. Hồ Chí Minh ký  Can trạng  số 219/KSĐT-XXST-HS  truy tố bị can Nguyễn Trần Minh  về tội cố ý gây thương tích theo khoản  2 Điều 104 Bộ Luật Hình sự.

                                        Ý KIẾN  CỦA LUẬT SƯ

   Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Chúng tôi xin phép được thẳng thắn trình bày quan điểm của mình  như sau :

           Ngày 01/12/2009 Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý xã hội  (PC 14  nay là PC45), Công an TPHCM  bắt   Nguyễn trần Minh và khởi tố bị can  để điều tra làm rõ hành vi cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự. 

                 Căn cứ để khởi tố vụ án  được ghi trong  quyết định khởi tố vụ án  số 01-01  và quyết định khởi tố bị can số 01-50 ngày 1/12/2009 về tội cố ý gây thương tích .

              Trước hết ,về chứng cứ của vụ án theo Điều 63 BLTTHS  cơ quan tố tụng có trách nhiệm phải  chứng minh  tội phạm bằng chứng cứ có thật và được thu thập theo trình tự ,thủ tục  của Luật Tố tụng hình sự . Theo  ý kiến của luật sư ,có dấu hiệu cho thấy có sự  vi phạm về trình tự  thủ tục thu thập chứng cứ nên dẫn đến việc xác định tội danh đã  không tuân thủ  theo Luật hình sự  nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM như dưới đây .

   I. Về mặt thủ tục tố tụng :

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT -VKSNDTC-BCA-BQP ngày 7/9/2005  của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì các cơ quan tiến hành tố tụng buộc phải tiến hành đối chất khi có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người. Trong vụ án này, lời khai của bị can  và các nhân chứng rất mâu thuẫn nhau, thể hiện ở một số tình tiết sau:

-         1.1 Việc bị can  Nguyễn  Trần Minh  có cầm cục gạch để đánh bị hại Ginoza Yasuya hay không thì Bị can  khai là chỉ dùng tay kẹp cổ không có cầm cục gạch để đánh bị hại (Bút lục 216 và 218); bị hại khai là Ginoza Yasuya khai là bị can  có kẹp cổ và cầm cục gạch đập vào đỉnh đầu bị hại khoảng 2 – 3 lần (Bút lục 154); Nhân chứng Nguyễn Ngọc Mỹ khai là bị can cầm cục gạch đánh vào đầu bị hại, đánh rất nhiều lần và liên tục (Bút lục 161); Người làm chứng Trần Văn Thông thì khai là có thấy bị can cầm ¼ cục gạch hù dọa chứ không đánh (Bút lục 198);  Nhân chứng Phan Minh Tâm khai là bị can cầm ½ cục gạch đánh vào đầu bị hại (Bút lục 175); Nhân chứng Trần Thị Thảo thì khai rằng bị can chỉ dùng nắm tay đe dọa chứ không dùng gạch đánh bị hại (Bút lục 220 – Kết luận của Cơ quan điều tra); Trong Công văn số 4329/CV-PC14(Đ7) ngày 01/12/2009 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tp. Hồ Chí Minh về việc đề nghị phê chuẩn Quyết định khởi tố thì lại kết luận là bị can    đã dùng tay phải kẹp cổ và tay trái cầm một cục gạch thẻ đập vào trán bị hại;

-         1.2 Số lượng người chứng kiến sự việc bị can , bị hại và các nhân chứng cũng khai không thống nhất. Bị can  khai chỉ có một vài người đứng xem (Bút lục 218); Bị hại khai có khoảng vài chục người đứng xem việc bị can hành hung bị hại (Bút lục 154); Nhân chứng Phạm Văn Minh cũng khai chỉ thấy có một vài người đứng xem (Bút Lục 183);  

Đây là những tình tiết rất quan trọng để xác định có hay không có hành vi phạm tội của bị can . Tuy nhiên, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã không tiến hành đối chất để xác định chính xác những sự việc đã xảy ra để làm căn cứ khởi tố, truy tố đối với bị can  . Điều này đã vi phạm nghiêm trọng về  tố tụng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bị can   được quy định tại Mục 4.4  Nghị quyết 04/2004/HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao  về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba "Xét xử sơ thẩm" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

1.3 Khi có những mâu thuẫn và thiếu rõ ràng trong lời khai của bị can , bị hại và nhân chứng, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải tiến hành việc thực nghiệm điều tra theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự để kiểm tra, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ khởi tố, truy tố hoặc không khởi tố, truy tố đối với bị can  .

 Điều 153 BLTTHS        Thùc nghiÖm ®iÒu tra

1. §Ó kiÓm tra vµ x¸c minh nh÷ng tµi liÖu, nh÷ng t×nh tiÕt cã ý nghÜa ®èi víi vô ¸n, C¬

quan ®iÒu tra cã quyÒn thùc nghiÖm ®iÒu tra b»ng c¸ch cho dùng l¹i hiÖn trưêng, diÔn l¹i hµnhvi, t×nh huèng hoÆc mäi t×nh tiÕt kh¸c cña mét sù viÖc nhÊt ®Þnh vµ tiÕn hµnh c¸c ho¹t ®éng thùc nghiÖm cÇn thiÕt. Khi thÊy cÇn, cã thÓ ®o ®¹c, chôp ¶nh, ghi h×nh, vÏ s¬ ®å.

2. Khi tiÕn hµnh thùc nghiÖm ®iÒu tra, ph¶i cã ngưêi chøng kiÕn.Trong trưêng hîp cÇn

thiÕt, ngưêi bÞ t¹m gi÷, bÞ can, ngưêi bÞ h¹i, ngưêi lµm chøng còng cã thÓ tham gia.

3. Trong trưêng hîp cÇn thiÕt, ViÖn kiÓm s¸t cã thÓ tiÕn hµnh thùc nghiÖm ®iÒu tra. ViÖc

thùc nghiÖm ®iÒu tra ®ưîc tiÕn hµnh theo quy ®Þnh t¹i §iÒu nµy.

§iÒu 154. BLTTHS Biªn b¶n kh¸m nghiÖm hiÖn trưêng,.., xem xÐt dÊu vÕt trªn th©n thÓ vµ thùc nghiÖm ®iÒu tra

Tuy nhiên, Chúng tôi không tìm thấy trong hồ sơ vụ án các tài liệu  qui định tại Điều 153 BLTTHS, §iÒu 154. BLTTHS  mà chỉ có những chứng cứ gián tiếp dựa vào lời khai của bị hại và một số lời khai còn nhiều mâu thuẫn của nhân chứng để khởi tố, truy tố bị can .

1.4  Việc  kết luận và giám định thương tật  :

  Đối với tội danh cố ý gây thương tích ,vấn đề xác định thương tích , tính chất ,mức độ ,tỉ lệ và quan trong hơn  trong vụ án này là phải kết luận quan hệ  nguyên nhân –kết quả .

    Đơn  xin xác nhận  thương tích  của khoa hồi sức cấp cứu  Bệnh viện Quân dân Miền Đông ,ngày 27/1/2009   chỉ xác nhận  một cách sơ sài   : Ông Ginova  đang điều trị tại khoa HSCC  với chẩn đoán sơ bộ  chấn thương đầu , chấn thương cẳng chân (T) do bị đánh .ký tên là Bác sĩ bộ phận cấp cứu .  Trong hồ sơ vụ án không có hồ sơ bệnh án ,ảnh chụp  scan , thời gian nằm điều trị tại Bệnh viện ?!!!   Rõ ràng  rằng  một nạn nhân  bị thương tật do một chuỗi tác động đánh ,đập bằng gạch , đập  đầu xuống đất ,vào tường ,vào hàng rào … đến mức gây ra thương tích 29%  mà máu không  đổ ,không có vết trầy xướt gì cả thậm chí vết bầm.

    Sau 24 ngày  ,  bản giám định pháp y  số 057/HTK .09  ngày 23/02/2009 của  Trung tâm pháp y Sở Y tế TPHCM  ghi rất chung chung  : chấn thương cùng đầu và cẳng chân trái chưa ổn định . Và không kết luận về tỷ lệ thương tật .

    Sau 8 tháng kể từ ngày xãy  ra vụ việc ,bản giám định pháp y số 057B /HTK 09  ngày 23/9/2009  của  Trung tâm pháp y Sở Y tế TPHCM   mới xác định tỉ lệ thương tật tạm thời 34%

    Sau 18 tháng  kể từ ngày xãy  ra vụ việc việc ,bản giám định pháp y số 795  /Tg T.10  ngày 16/6/2010  của  Trung tâm pháp y Sở Y tế TPHCM    xác định tỉ lệ thương tật vĩnh viễn 29%.

     Tuy nhiên với toàn bộ chứng cứ thu thập thể hiện trong hồ sơ vụ án  làm sao có thể  suy đoán  để  đưa đến  kết luận về  quan hệ nhân -quả đối với một  thương tật  với một trình tự giám định kéo dài nhưng không có hồ sơ bệnh án ban đầu  là do  những xô xát  xãy  ra  18 tháng trước đó  ?!!!

                                       

 

 

 

 

                             II  VỀ LUẬT NỘI DUNG

Qua nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án ,Chúng tôi xin phát biểu quan điểm không đồng ý với quan điểm của Viện kiểm sát buộc tội bị can   Nguyễn Trần Minh can  tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Thể hiện như sau:

Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định như sau:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc 1 trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm...

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Như vậy các dấu hiệu đặc trưng của tội này thể hiện như sau:

2.1 +Về mặt khách quan của tội phạm:

2.2.1Mặt khách quan của tội này là hành vi tác động vào cơ thể của người khác gây ra thương tích. Hành vi này phải là hành vi cố ý. Tuy nhiên qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Chúng tôi thấy rằng cơ quan điều tra chưa thu thập đủ chứng cứ để chứng minh cho việc Nguyễn Trần Minh có hành vi cố ý tác động vào thân thể bị hại là ông Ginoza Yasuya để gây ra thương tích cho bị hại.

Lời khai của bị can  chỉ thể hiện hành vi dùng tay kẹp cổ ông Ginoza Yasuya và có sự giằng co, xô đẩy với bị hại và lúc đẩy thì người của ông  Ginoza Yasuya (phần mông) có đụng vào một cánh cửa sắt (Bút lục 217).

Lời khai của bị hại thì cho rằng bị can  có kẹp cổ và cầm cục gạch đập vào đỉnh đầu bị hại khoảng 2 – 3 lần (Bút lục 154);

Lời khai của một số nhân chứng Nguyễn Ngọc Mỹ (Bút lục 161), Phạm Huỳnh Thanh Tuấn (Bút lục 173) ; Phan Minh Tâm (Bút lục 175) thì khai rằng bị can  cầm cục gạch đánh vào đầu bị hại nhưng có người thì khai là cầm 1 cục gạch, có người thì khai là cầm ½ cục gạch, có người khai là đánh rất nhiều lần, có người khai là đánh ba, bốn cái; Trong khi đó, những nhân chứng khác là Trần Văn Thông thì lại khai là có thấy bị can cầm ¼ cục gạch hù dọa chứ không đánh (Bút lục 198);  Nhân chứng Trần Thị Thảo thì khai rằng bị can chỉ dùng nắm tay đe dọa chứ không dùng gạch đánh bị hại (Bút lục 220 – Kết luận của Cơ quan điều tra);

Tại Bút lục 217, bị can  khai rằng lúc xô đẩy bị hại vào cánh cửa cổng người chủ nhà ra xem và không thấy gì lạ nên bỏ vào; Tương tự, Bút lục số 174, Nhân chứng Phạm Huỳnh Thanh Tuấn cũng khai là cô Thùy – chủ nhà có chạy ra xem lúc có sự việc xô xát ở cửa nhà, và chính cô Thùy này đã dùng tay sửa lại cửa, tuy nhiên trong hồ sơ vụ án thì lại không thấy có lời khai của nhân chứng này.

Vật chứng quan trọng của vụ án là cục gạch mà bị hại và một số nhân chứng khai bị can đã dùng để đánh vào đầu ông Ginoza Yasuya được vất lại trong hẻm, tuy nhiên, cơ quan điều tra lại không thu giữ được.   Vấn đề có hay không có cục gạch hay ½ hay ¼ cục gạch ?!! tài liệu  trong hồ sơ  rất mâu thuẫn và không nhất quán , Trong đơn  yêu cầu khởi tố vụ án ngày 5/2/2009  chỉ cách 7 ngày sau ngày xảy ra vụ việc  Ông Ginova gởi Cơ quan cảnh sát điều tra Quận Gò Vấp thì  không nói đến cục gạch  mà nêu rằng “ Minh  nắm đầu tôi và đập  đầu tôi liên tục vào tường  và cửa sắt ..” . Biên bản ghi lời khai ngày 15g40 28/1/2009( BL179) ( sau 1 ngày xảy ra vụ việc )lập và biên bản ghi lời khai  ngày 30/6/2010 tại trụ sở CA Phường 11 Quận Gò Vấp ( BL 183)của nhân chứng Phạm văn Minh( không có quan hệ  thân thích  với bị can ) cũng không nói gì đến cục gạch mà chỉ nói đến hành vi kẹp cổ rồi kẹp cổ mà thôi .  Tờ tường trình viết tay ban đầu của Bà Nguyễn Ngọc Mỹ ( BL157-158  có dấu gạch bỏ trên  BL 39-40 )  cũng không nói đến cục gạch ,Như vậy cục gạch xuất hiện từ lúc nào trong hồ sơ ?!!! Khi công an đến hiện trường và có đưa ông Ginoza Yasuya về phường làm việc theo sự trình báo của Tổ trưởng dân phố - bà Nguyễn Thị Lan (Lời khai của ông Ginoza Yasuya - Bút lục 154) thì cũng không thấy công an ghi nhận và thu giữ vật chứng quan trọng này của vụ án.

Nếu chỉ dựa vào một số lời khai  gián tiếp  sau tháng 3/2009   và không nhất quán  cùng một lời xác nhận của ông Nguyễn Văn Thạnh (Bút lục 185) là trước nhà ông có một số cục gạch kê ở mấy chậu cây kiểng và thùng rác để khẳng định rằng bị can có dùng cục gạch để thực hiện hành vi trong khi lời khai của bị can, bị hại và các nhân chứng rất mâu thuẫn nhau như kết luận của cơ quan điều tra thì không đủ sức thuyết phục.

Hơn nữa  tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác là loại tội có cấu thành vật chất nên cần phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra: Cụ thể là tỷ lệ thương tật của ông Ginoza Yasuya phải là do chính việc bị can Nguyễn Trần Minh dùng cục gạch đập vào đầu và đập đầu bị hại vào hàng rào, vào cột điện như bị hại khai.

Tuy nhiên, theo như lời khai của bị hại thì bị can đã dùng tay kẹp cổ, tay kia dùng cục gạch đập hai, ba cái vào đầu bị hại sau đó lôi đi đập đầu vào một cánh cửa rào bằng sắt, rồi lại lôi đi đập đầu vào một cột điện bằng xi măng nhưng bị hại không hề bị chảy máu hoặc xây xát nào (Bút lục 154). Tương tự, lời khai của nhân chứng Phan Minh Tâm tại Bút lục số 175 cũng khẳng định ông Ginoza Yasuya “không hề bị chảy máu ở đâu cả”. Một điều rất lạ lùng là với những chuỗi hành vi  được bị hại và nhân chứng mô tả như trên của bị can tại sao lại không để lại bất kỳ một dấu vết nào trên thân thể ông Ginoza Yasuya? Đây là một điều rất khó hiểu. Và điều khó hiểu khác nữa là chính bị hại cũng không hề có dấu hiệu nào của sự phản kháng hay chống trả. Hơn nữa, khi Nguyễn Trần Minh đã bỏ đi, bị hại vẫn còn đủ sức để chạy ra để chặn xe lại và tiếp tục xô xát, mặc dù trong Bút lục số 154 bị hại đã khai là trước đó đã bị choáng váng té xuống đường và không còn biết gì. Trong lời khai của bị hại vẫn còn ẩn chứa nhiều mâu thuẫn mà cơ quan tố tụng chưa làm rõ được.

Với những lời khai của bị hại và nhân chứng như đã trình bày ở trên có thể khẳng định tình trạng ông Ginoza Yasuya sau khi xô xát với Nguyễn Trần Minh trong hẻm là bình thường, chính tại lúc làm việc ban đầu tại công an phường của ông Ginoza Yasuya cũng thể hiện là không có vấn đề gì nghiêm trọng và ông Ginoza Yasuya cũng không đề nghị khởi tố hình sự đối với Nguyễn Trần Minh. Sau đó, ông Ginoza Yasuya chỉ cùng ông Inamine và chị Nguyễn Thị Kim Ngân về khám tại Bệnh viện Quân dân Miền đông Quận 9( Xin lưu ý là làm sao một người bị thương 29% lại  không lập tức  đến ngay những bệnh viện cấp cứu trong cự ly gần nhất  như Bệnh viện 115 , bệnh viện Gò vấp  chỉ cách 1 km  mà có thì giờ và bình tĩnh chạy về Bệnh Viện Quân dân Miền đông Quận 9 (cách Gò  Vấp 16km ) và chỉ ở lại đây một ngày (lời khai của bị hại – Bút lục số 154 và Kết luận điều tra – Bút lục 220), với những chấn thương như ông Ginoza Yasuya đã kể như chấn thương cổ, đau đầu, choáng váng, ngất xỉu thì không thể chỉ nằm bệnh viện một ngày và điều lạ là cũng không hề thấy có hồ sơ bệnh án của ông Ginoza Yasuya ghi nhận cụ thể những thương tích, những dấu vết do bị can dùng cục gạch đập vào đầu, và đập đầu nạn nhân vào cửa sắt, vào cột bê tông hoặc chụp X-quang hay chụp CT để thể hiện đầy đủ những thương tích sau vụ việc.

Mặt khác, cho đến tháng 07/2009, tức là khoảng hơn 5 tháng sau ngày xảy ra sự việc, ông Ginoza mới được giám định thương tích và tâm thần. Bản kết luận giám định pháp y tâm thần số 246/2009/TTGĐPYTTT ngày 23/07/2009 của Trung tâm giám định pháp y tâm thần – Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh và Bản giám định pháp y số 057.B/HTK09 ngày 23/09/2009 của Trung tâm pháp y – Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh chỉ khẳng định những rối loạn liên quan đến tâm thần, mà không hề đề cập đến những thương tích, những dấu vết còn lại để có thể khẳng định được có mối quan hệ  nhân - quả giữa những hành vi của bị can Nguyễn Trần Minh và thương tật trên của bị hại.

Như vậy với một khoảng thời gian dài  trong tình trạng không có hồ sơ cấp cứu ban đầu nên chúng tôi thấy rằng hoàn toàn không  đủ căn cứ để xác định hành vi của Nguyễn Trần Minh là nguyên nhân gây ra thương tật của ông Ginoza Yasuya.  Còn thương tật 29 % của Ông Ginova ghi tại Bản giám định pháp y số 057.B/HTK09 ngày 23/09/2009 của Trung tâm pháp y – Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh do nguyên nhân nào thì xét về  mặt tố tụng hình sự không liên quan đến sự  va chạm xô xát  ngày   27/1/2009 .

2.2+ Mặt chủ quan của tội phạm:

Về mặt lỗi của tội này phải là hành vi cố ý, mục đích, động cơ của tội này là phải nhằm gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, qua diễn biến sự việc cũng như lời khai của bị can, bị hại và nhân chứng thì có thể thấy về mặt chủ quan bị can Nguyễn Trần Minh không có ý định và mong muốn gây thương tích cho ông Ginoza Yasuya. Chỉ khi thấy ông Ginoza Yasuya có hành vi chửi bới trước nhà và không muốn cho Nguyễn Văn Sơn đi thì Nguyễn Trần Minh mới đến kẹp cổ và xô xát với ông Ginoza Yasuya, mục đích của bị can lúc này là nhằm tách biệt ông Ginoza Yasuya ra khỏi Nguyễn Văn Sơn để Nguyễn Văn Sơn đi ra xe mà thôi.

Tương tự, sau khi xô xát với bị hại trong hẻm, bị can đã ra xe và bị hại còn chạy lại đầu xe chặn lại không cho xe di chuyển, lúc này, bị can Nguyễn Trần Minh cũng chỉ kẹp cổ và kéo ông Ginoza Yasuya ra để cho Nguyễn Văn Sơn có thể điều khiển xe đi khỏi, lời khai của bị can (Bút lục 217); bị hại (Bút lục 154); và các nhân chứng Nguyễn Ngọc Mỹ (Bút lục 161), Phạm Huỳnh Thanh Tuấn (Bút lục 173) ; Phan Minh Tâm (Bút lục 175) đã khẳng định điều này.

Mặt khác, Chúng tôi cho rằng việc bị can Nguyễn Trần Minh xô xát với bị hại ông Ginoza Yasuya là ngẫu nhiên, và vì mong muốn tách rời bị hại và Nguyễn Văn Sơn như đã phân tích ở trên, chứ không phải vì mục đích mong muốn gây thương tích cho bị hại. Vì nếu giả sử Nguyễn Trần Minh cố ý muốn gây thương tích cho ông Ginoza Yasuya thì đã có thể đánh ngay tại chỗ mà không cần phải kéo ông ra tận đầu hẻm, rồi lại kéo vào trong hẻm cụt. Do đó chúng tôi thấy rằng về mặt chủ quan thì tội phạm không được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp.

 Căn cứ vào các chứng cứ hiện có trong hồ sơ vụ án thì Chúng tôi nhận thấy  cơ quan  điều tra chưa chứng minh theo đúng luật tố tụng hình sự và luật hình sự các dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích do Nguyễn Trần Minh gây ra đối với ông Ginoza Yasuya theo quy định tại Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Cơ quan điều tra đã  khởi tố vụ án  trong khi chưa  chứng minh được hành vị phạm tội của Nguyễn Trần Minh mà hoàn toàn dựa vào  đơn yêu cầu khới tố của bị hại và những hồ sơ giám định do bị hại cung cấp sau 5 tháng  xô xát  ,cũng như những lời khai gián tiếp mà từ cách thu thập đến nội dung không đủ cơ sở để buộc tội 

             2.3      Qua những ý kiến phân tích nêu trên cho thấy chưa  đủ cơ sở pháp lý để  khởi tố vụ án và tiến hành bắt tạm giam Nguyễn Trần Minh  .Hơn nữa theo Phương châm của ngành công an  về công tác bắt  giam giữ thì “ Nếu bắt cũng được không bắt cũng được thì không bắt “ .Phương châm này đã được pháp chế hóa bằng điều 88 BLTTHS :

 

1. T¹m giam cã thÓ ®ưîc ¸p dông ®èi víi bÞ can, bÞ c¸o trong nh÷ng trưêng hîp sau ®©y:

a) BÞ can, bÞ c¸o ph¹m téi ®Æc biÖt nghiªm träng; ph¹m téi rÊt nghiªm träng;

b) BÞ can, bÞ c¸o ph¹m téi nghiªm träng, ph¹m téi Ýt nghiªm träng vµ Bé luËt h×nh sù quy ®Þnh h×nh ph¹t tï trªn hai n¨m vµ cã c¨n cø cho r»ng ngưêi đã cã thÓ trèn hoÆc c¶n trë viÖc ®iÒu tra, truy tè, xÐt xö hoÆc cã thÓ tiÕp tôc ph¹m téi.

a) BÞ can, bÞ c¸o bá trèn vµ bÞ b¾t theo lÖnh truy n·;

 

     Vụ việc xô xát xảy ra từ tháng 1/2009  .Nguyễn Trần Minh  không có dấu hiệu bỏ trốn và không tiếp tục phạm tội . Cơ quan điều tra chỉ mời Nguyễn Trần Minh 1 lần ngày 6/1/2010  rồi bắt tạm giam .Như vậy việc bắt ,tạm giam Minh có  phù hợp với Điều 88 BLTTHS và phương châm “Nếu bắt cũng được không bắt cũng được thì không bắt” của ngành Công an không ? !!!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III   KIẾN NGHỊ :

 

         Kính thưa  đồng chí  Viện Trưởng .

 Từ những phân tích trên,căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình  sự cho thấy chưa đủ yếu tố để kết luận  Nguyễn Trần Minh  phạm tội cố ý gây thương tích  quy định tại Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự và  bắt  tạm giam Nguyễn Trần Minh  

       

Chúng tôi kính đề nghị đồng chí  Viện Trưởng  chỉ đạo cơ quan tố tụng :

 

            1/ Điều đầu tiên là cho phép thay đổi ngay biện pháp tạm giam bằng hình thức cho Nguyễn Trần Minh  được gia đình bảo lãnh tại ngoại, vì biện pháp ngăn chặn cách ly Nguyễn Trần Minh  khỏi xã hội không  phù hợp,không cần thiết .Gia đình bị can Minh với Cha Mẹ là người có công trong hai cuộc kháng chiến -có huân chương huy chương -cam kết bảo lãnh  tại ngoại cho đứa con thân yêu của mình.

            2/ Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng thủ tục tố tụng hình sự  một cách nghiêm túc  và đầy đủ theo Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT -VKSNDTC-BCA-BQP ngày 7/9/2005  của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003   để  kết luận càng  nhanh càng  tốt   có phạm tội hay không ?

             Trong trường hợp xét thấy không đủ yếu tố cấu thành tội phạm như đã nêu trong văn bản này .Kính mong  cơ quan tố tụng sớm ra quyết định đình chỉ vụ án ,hoặc quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án để bảo vệ tính công minh của pháp luật.

          Chúng tôi tin tưởng rằng phán quyết công minh của đồng chí  Viện Trưởng và cơ quan tố tụng  sẽ làm cho bị can và gia đình bị can  rơi lệ thật sự, nhưng đó là giọt lệ “vui sao nước mắt lại trào” vì không kìm nổi xúc động vui mừng khi được ánh sáng công lý soi xét!

       Trân trọng cảm ơn  đồng chí  Viện trưởng  và xin thay mặt

gia đình bị can Nguyễn Trần Minh  cảm ơn đồng chí Viện Trưởng .

                                          Văn phòng Luật Sư Nguyễn Minh Trí

                                      388 Nguyễn Đình Chiểu P.4, Q.3,Tp.HCM

                                                          Trưởng Văn Phòng

                                                

                                                    

 

 

                   

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness