TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 10
  • Hôm nay: 1128
  • Tháng: 11577
  • Tổng truy cập: 5144895
Chi tiết bài viết

Các Quyết định giám đốc thẩm về các tranh chấp liên quan đến thừa kế

Các Quyết định giám đốc thẩm về các tranh chấp liên quan đến thừa kế

(phần I)

Các Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về các tranh chấp liên quan thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác

 

  1. 1.     QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 23/2009/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN”

    ……..
    Ngày 04 tháng 9 năm 2009, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “tranh chấp thừa kế tài sản” giữa:
    Nguyên đơn: Ông Đặng Chí Long, sinh năm 1949; trú tại số 20 Lý Thường Kiệt, phường 2, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre; tạm trú tại số 15 đường Quang Trung, thị trấn Trảng Bảng, huyện Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh.
    Bị đơn:
    1. Bà Đặng Thị Yến, sinh năm 1960;
    2. Ông Võ Văn Đực, sinh năm 1953;
    Cùng trú tại số 0912 tổ 6, ấp Phước Đức, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
    1. Bà Nguyễn Thị Lang, sinh năm 1945; trú tại số 6409 Stanjort St, Arlington, Texas, USA.
    2. Ông Đặng Chí Tài, sinh năm 1951; trú tại số 0912 tổ 6, ấp Phước Đức, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
    3. Bà Đặng Thị Cúc, sinh năm 1956; trú tại tổ 6, ấp Chợ, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
    4. Bà Đặng Thị Mỹ Châu, sinh năm 1962;
    5. Ông Đặng Văn Thượng, sinh năm 1964;
    6. Bà Đặng Thị Mỹ Ngọc, sinh năm 1968;
    Cùng trú tại số 15 đường Quang Trung, ấp Lộc Thành, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
    7. Bà Đặng Thị Nham, sinh năm 1964;
    8. Chị Đặng Thị Gái, sinh năm 1981;
    Cùng trú tại Ô Bàu Tre, ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
    9. Chị Võ Đặng Kiều Oanh, sinh năm 1979; Trú tại tổ 6, ấp Phước Đức, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

    NHẬN THẤY:

    Tại đơn khởi kiện năm 2001 và trong quá trình giải quyết, nguyên đơn là ông Đặng Chí Long trình bày: Vợ chồng cụ Đặng Văn Thiệp (chết năm 1967), cụ Nguyễn Thị Vốn (chết năm 1994) có 9 người con chung là các ông bà Nguyễn Thị Lang, Đặng Chí Long, Đặng Chí Tài, Đặng Thị Cúc, Đặng Thị Yến, Đặng Thị Mỹ Ngọc, Đặng Văn Nhơn (ông Nhơn bị tâm thần, đã giết chết mẹ vợ cùng con gái, sau đó bỏ đi từ 1988, có vợ là Đặng Thị Nham và con là Đặng Thị Gái), Đặng Thị Mỹ Châu, Đặng Văn Thượng. Về tài sản vợ chồng cụ Thiệp tạo lập được căn nhà số 15 đường Quang Trung, ấp Lộc Thành, thị trấn Trảng Bảng (hiện do ông Thượng quản lý sử dụng) và diện tích 6.930 m2 (số đo thực tế 6.270,5 m2) đất vườn tại ấp Phước Đức, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh (hiện vợ chồng bà Yến đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 3.400 m2, phần còn lại do ông Tài sử dụng nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Ông Long yêu cầu chia thừa kế toàn bộ diện tích đất nêu trên cho các thừa kế của hai cụ; riêng căn nhà số 15 Quang Trung để cho ông Thượng quản lý làm nơi thờ cúng, không yêu cầu chia.
    Bị đơn là bà Đặng Thị Yến trình bày thống nhất với nguyên đơn về quan hệ huyết thống; về nguồn gốc nhà, đất là của cha mẹ, nhưng cho rằng khi còn sống cụ Vốn đã cho bà diện tích 3.400m2 đất và chồng của bà đã kê khai, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, nên không đồng ý chia thừa kế phần đất này (bà Yến không yêu cầu chia nhà số 15 đường Quang Trung). Ngoài ra, bà Yến còn cho rằng cha mẹ còn để lại một phần đất gần kênh Sáng thuộc ấp An Thành, xã An Tịnh nhưng bà Nham (vợ ông Nhơn) đã bán nên bà không yêu cầu chia.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông bà Đặng Chí Tài, Đặng Thị Cúc, Đặng Thị Mỹ Châu, Đặng Văn Thượng, Đặng Thị Mỹ Ngọc, Đặng Thị Nham và Đặng Thị Gái thống nhất yêu cầu của nguyên đơn, riêng ông Tài xác định phần đất 3.240m2 hiện ông đang quản lý, sử dụng (chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng) là di sản của cha mẹ và đồng ý chia cho những người thừa kế của vợ chồng cụ Vốn.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị Võ Đặng Kiều Oanh cho rằng đã làm nhà và trồng cây trên phần đất đang tranh chấp; chị Oanh cam kết chấp hành theo quyết định của Tòa án và xin được bồi thường nhà, cây theo quy định của pháp luật.

    Tại Quyết định tạm đình chỉ số 26/QĐ-TĐC ngày 24-9-2002, Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh quyết định:
    Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự “tranh chấp di sản thừa kế” đã thụ lý số 43/DSST ngày 25-6-2002 giữa ông Đặng Chí Long và bà Đặng Thị Yến.
    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

    Tại Quyết định số 126/QĐ-KN-DS ngày 07-10-2002, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh kháng nghị Quyết định tạm đình chỉ số 26/QĐ-TĐC ngày 24-9-2002 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh; đề nghị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm hủy quyết định tạm đình chỉ nêu; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh để xét xử sơ thẩm.

    Tại Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án số 71/PTDS ngày 19-3-2003, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
    Hủy Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án số 26/QĐ-TĐC ngày 24-9-2002 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.
    Giao toàn bộ hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh để tiếp tục thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
    Ông Đặng Chí Long, bà Đặng Thị Cúc không phải nộp án phí phúc thẩm.
    Tại Quyết định số 22/QĐ-TĐC ngày 27-11-2003, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh quyết định:
    Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý số 26/ST-DS ngày 10-6-2003 về việc tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là ông Đặng Chí Long và bị đơn là bà Đặng Thị Yến; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông bà Nguyễn Thị Lang, Đặng Chí Tài, Đặng Thị Cúc, Đặng Mỹ Châu, Đặng Văn Thượng, Đặng Mỹ Ngọc, Võ Văn Đực, Đặng Thị Nham và các anh chị Võ Đặng Kiều Oanh, Nguyễn Kim Long, Đặng Thị Gái.
    Vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết khi lý do tạm đình chỉ không còn.
    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo.
    Ngày 10-12-2003, ông Long có đơn kháng cáo. Ngày 18-12-2003, ông Long rút đơn kháng cáo.

    Tại Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm số 44/DSPT ngày 25-02-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
    Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án số 22/QĐ-TĐC ngày 27-11-2003 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.
    Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án số 22/QĐ-TĐC ngày 27-11-2003 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh có hiệu lực pháp luật.
    Ông Đặng Chí Long không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
    Giao hồ sơ vụ án về cho Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh thụ lý và giải quyết, khi lý do tạm đình chỉ không còn.

    Tại bản án dân sự sơ thẩm số 17/2005/DSST ngày 23-8¬-2005, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã quyết định:

    1- Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế di sản của ông Đặng Chí Long.
    Ông Long được quyền sử dụng phần di sản là quyền sử dụng đất có diện tich 681 m2 có tứ cận: Đông giáp đất ông Thuyền (dài 6 m); Tây giáp đường 784 (dài 6 m); Nam giáp đường đất (dài 113,5 m); Bắc giáp đất bà Yến (dài 113,5 m).
    Bà Đặng Thị Yến được quyền sử dụng phần đất có diện tích 986,58m2 có tứ cận: Đông giáp đất ông Thuyền (dài 7,4 m); Tây giáp đường 784 (dài 10m); Nam giáp đất ông Long (dài 113,5 m); Bắc giáp đất bà Ngọc (dài 113,5 m).
    Bà Đặng Thị Mỹ Ngọc được quyền sử dụng phần đất có diện tích 681m2 có tứ cận: Đông giáp đất ông Thuyền ( dài 6 m); Tây giáp đường 784 (dài 6m); Nam giáp đất bà Yến (dài 113,5m); Bắc giáp đất bà Châu (dài 113,5m).
    Bà Đặng Thị Mỹ Châu được quyền sử dụng phần đất có diện tích 618m2 có tứ cận: Đông giáp đất ông Thuyền ( dài 6m); Tây giáp đường 784 (dài 6m); Nam giáp đất bà Ngọc (dài 113,5m); Bắc giáp đất ông Tài (dài 113,5m).
    Ông Long giao lại cho bà Cúc 44.500.000 đồng, giao cho ông Thượng 1.100.000 đồng.
    Bà Châu giao lại cho bà Nguyễn Thị Lang do chị Nguyễn Thị Thùy Dương đại diện nhận 44.500.000 đồng, giao cho ông Thượng 1.100.000 đồng.
    Bà Ngọc giao lại cho vợ con ông Nhơn là bà Đặng Thị Nham và chị Đặng Thị Gái số tiền 44.500.000 đồng, giao lại cho ông Thượng 1.100.000 đồng.
    Bà Yến giao lại cho ông Đặng Chí Tài 44.500.000 đồng, giao lại cho ông Thượng 41.500.000 đồng.

    2- Bà Châu được sở hữu căn nhà do chị Võ Đặng Kiều Oanh xây có diện tích 36m2, lợp tôn, nền gạch bông, gạch tàu, tường gạch. Ghi nhận bà Châu hoàn trả giá trị nhà cho chị Oanh là 10 triệu đồng, chị Oanh có trách nhiệm dọn quán cà phê giao lại nhà, đất cho bà Châu.

    3- Ông Long được sở hữu cây vú sữa trên phần đất được chia do bà Yến trồng trên 10 năm tuổi nên ông Long có trách nhiệm bồi thường cho bà Yến 80.000 đồng giá trị cây.
    Bà Ngọc được sở hữu 1 cây mít, 1 cây me, 1 cây hồng quân do bà Yến trồng trên 10 năm tuổi và bà Ngọc có trách nhiệm bồi thường cho bà Yến 240.000 đồng giá trị cây.
    Bà Châu được sở hữu một cây hồng quân do bà Yến trồng trên mười năm tuổi, bà Ngọc hoàn trả cho bà Yến 80.000 đồng giá trị cây.
    Bà Yến được thu hoạch toàn bộ cây tràm trên phần đất giao cho người khác.

    4- Phần đất ông Tài đang quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân huyện Gò Dầu.
    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, điều kiện thi hành và quyền kháng cáo.
    Ngày 01-9-2005, bà Yến có kháng cáo cho rằng diện tích đất do vợ chồng bà đang sử dụng đã được cụ Vốn cho; vợ chồng bà đã kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đồng ý chia theo yêu cầu của nguyên đơn mà yêu cầu chia thừa kế căn nhà số 15 Quang Trung, ấp Lộc Thành, thị trấn Trảng Bàng.

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 127/2006/DSPT ngày 10-4-2006, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
    Không chấp nhận kháng cáo của bà Yến xin không chia di sản thừa kế phần đất ông Đực (chồng bà Yến) đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sửa một phần bản án sơ thẩm về phần phân chia thừa kế bằng hiện vật như sau:

    1- Chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Đặng Chí Long như sau:
    - Ông Long được sử dụng phần di sản thừa kế là quyền sử dụng đất có kích thước và tứ cận như sau: phía Đông dài 6m giáp đất ông Thuyền; phía Tây dài 6m giáp đường 784; phía Nam dài 113,5m giáp đường đất; phía Bắc dài 113,5m giáp đất bà Yến.
    - Bà Đặng Thị Yến được sử dụng phần đất có kích thước và tứ cận như sau: phía Đông dài 7,4m giáp đất ông Thuyền; phía Tây dài 10 m giáp đường 784; phía Nam dài 113,5m giáp đất ông Long; phía Bắc dài 113,5m giáp đất bà Ngọc.
    - Bà Đặng Thị Mỹ Ngọc được quyền sử dụng phần đất có kích thước và tứ cận như sau: phía Đông dài 6m giáp đất ông Thuyền; phía Tây dài 6m giáp đường 784; phía Nam dài 113,5m giáp đất bà Yến; phía Bắc dài 113,5m giáp đất bà Châu.
    - Bà Đặng Thị Mỹ Châu được quyền sử dụng phần đất có kích thước và tứ cận như sau: phía Đông dài 6m giáp đất ông Thuyền; phía Tây dài 6m giáp đường 784; phía Nam dài 113,5m giáp đất bà Ngọc; phía Bắc dài 113,5m giáp đất ông Tài.
    - Các đương sự Đặng Chí Long, Đặng Thị Yến, Đặng Thị Mỹ Ngọc, Đặng Thị Mỹ Châu được quyền liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất được phân chia chia theo kích thước và tứ cận nêu trên đối với diện tích tương ứng cho từng lô đất sau khi phân chia theo bản án này và theo quy định của pháp luật.
    - Ông Long phải trả cho bà Cúc số tiền 44.500.000 đồng và trả cho ông Đặng Văn Thượng 1.100.000 đồng.
    - Bà Châu phải giao lại cho bà Nguyễn Thị Lang do chị Nguyễn Thị Thùy Dương đại diện nhận số tiền 44.500.000 đồng và giao cho ông Thượng 1.100.000 đồng.
    - Bà Ngọc phải giao cho ông Nhơn do bà Đặng Thị Nham và chị Đặng Thị Gái đại diện nhận số tiền 44.500.000 đồng, giao lại cho ông Thượng 1.100.000 đồng.
    - Bà Yến phải giao lại cho ông Đặng Chí Tài số tiền 44.500.000 đồng và giao cho ông Thượng 41.500.000 đồng.

    2- Giành quyền khởi kiện về chia di sản thừa kế căn nhà thuộc ấp Thạnh An, xã An Tịnh, huyện Trảng Bảng cho bà Yến và các đương sự xin được chia di sản thừa kế bằng một vụ kiện dân sự khác khi các yêu cầu đó phù hợp với pháp luật.

    3- Các đương sự được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết việc phân lô đất do ông Tài quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
    - Bà Yến không phải nộp án phí dân sự theo quy định của pháp luật.
    - Các quyết định khác của bản án sơ thẩm dân sự số 17/2005/DSST ngày 24-8-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh không có kháng cáo kháng nghị có hiệu lực pháp luật.
    Ngày 29-4-2006, bà Yến có đơn khiếu nại.

    Tại Quyết định số 124/2009/KN-DS ngày 03-4-2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 127/2006/DSPT ngày 10-4-2006 của Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 17/2005/DSST ngày 23-8-2005 của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

    XÉT THẤY:

    Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều thừa nhận vợ chồng cụ Thiệp, cụ Vốn tạo lập được căn nhà số 15 đường Quang Trung, ấp Lộc Thành, thị trấn Trảng Bảng (hiện do ông Thượng quản lý sử dụng) và diện tích 6.270,5m2 đất vườn tại ấp Phước Đức, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh (hiện tại vợ chồng bà Yến quản lý sử dụng 3.030,5m2 đất và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ông Tài quản lý sử dụng 3.240m2 chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Ông Long và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu chia thừa kế diện tích 6.270,5m2 đất nêu trên, không yêu cầu cầu chia căn nhà số 15 đường Quang Trung. Riêng bà Yến cho rằng khi còn sống cụ Vốn đã cho vợ chồng bà diện tích đất mà vợ chồng bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đồng ý chia thừa kế phần đất này).

    Theo lời khai của các ông bà Long, Cúc, Châu, Thượng, Ngọc thì sau khi giải phóng miền Nam, cụ Vốn có cất nhà lá, vách đất trên diện tích đất đang có tranh chấp để cụ Vốn, bà Yến, ông Nhơn ở; khi bà Yến đi xây dựng gia đình thì ông Nhơn sử dụng căn nhà trên; do nhà cũ bị hư hỏng, năm 1979 vợ chồng bà Yến và năm 1985 vợ chồng ông Tài về cất nhà mới trên diện tích đất nêu trên để ở. Riêng ông Long cho rằng vợ chồng bà Yến chỉ sửa lại căn nhà do cụ Vốn cất thành nhà xây tường, lợp tôn. Trong khi đó, vợ chồng bà Yến xác định khoảng năm 1975, ông Nhơn cất nhà lợp lá, vách đất để ở và khi ông Nhơn không ở thì nhà này bị hư; vợ chồng bà Yến cất nhà khác bên cạnh, sau đó cụ Vốn đưa vợ chồng ông Tài về cất nhà ở trên đất này. Tuy nhiên, tại phiên Tòa phúc thẩm ngày 10-4-2006, bà Yến, ông Tài lại xác định nhà, đất ông Tài đang quản lý là của vợ chồng cụ Vốn và các đương sự đều có yêu cầu chia nhà đất này (riêng bà Yến chỉ yêu cầu chia nhà, không yêu cầu chia đất). Ngoài ra, theo lời khai của bà Yến, ông Tài và các biên bản đo đạc, định giá ngày 11-6-2004, Biên bản xác minh ngày 21-3-2006 thì trên phần đất ông Tài đang quản lý sử dụng có 2 bụi tre tàu (hiện đã lụi tàn, chỉ còn khoảng 3-4 cây) do cụ Vốn trồng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh, làm rõ căn nhà do cụ Vốn xây cất có phải là nhà do vợ chồng bà Yến sửa chữa lại hay là căn nhà do ông Tài đang ở hiện nay cũng như phần đất do ông Tài đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ được quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 và các đương sự có tranh chấp 2 bụi tre tàu nêu trên hay không, nhưng đã giải quyết vụ án là chưa đủ căn cứ. Mặt khác, phần đất hiện ông Tài đang quản lý sử dụng là một phần liền thửa trong diện tích 6.270,5m2 của vợ chồng cụ Vốn và ông Tài thừa nhận đất này của vợ chồng cụ Vốn để lại nên đồng ý chia thừa kế.

Lẽ ra, phải xác định diện tích đất do ông Tài quản lý sử dụng là di sản của vợ chồng cụ Vốn để chia thừa kế mới đúng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào xác nhận của cán bộ địa chính xã Phước Đông về việc ông Tài chưa đăng ký nên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định phần đất hiện do ông Tài đang quản lý sử dụng không có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai và trên đất không có tài sản của vợ chồng cụ Vốn, từ đó cho rằng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là không đúng. Thực tế, phần đất do bà Yến quản lý sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông Võ Văn Đực (chồng của bà Yến) từ khi cụ Vốn còn sống. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ việc đăng ký kê khai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên có đúng các quy định của pháp luật đất đai và trên cơ sở xem xét đánh giá cùng các chứng cứ khác để xác định phần đất này có còn là di sản thừa kế của vợ chồng cụ Vốn hay không, mà đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để chia thừa kế là chưa đủ căn cứ vững chắc.

Mặt khác, trong quá trình giải quyết vụ án, chị Nguyễn Thị Thùy Dương xuất trình giấy ủy quyền đề ngày 25-11-2003 mang tên bà Nguyễn Thị Lang (cư trú tại số 6409 Stanford St, Arlington, Texas, USA) để cho rằng bà Lang ủy quyền cho chị Dương được “quyền cư ngụ trên diện tích 6.930 m2 đất, nhưng không được quyền chuyển nhượng”. Giấy ủy quyền nêu trên không có nội dung bà Lang ủy quyền cho chị Dương tham gia tố tụng và chưa được hợp pháp hóa lãnh sự nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm vẫn chấp nhận là trái với quy định tại điều 26 Pháp lệnh lãnh sự.

Do đó, cần phải huỷ bản án dân sự và sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm nêu trên để xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các đương sự.

Thực tế, sau khi xét xử sơ thẩm, bà Yến có yêu cầu xin chia thừa kế căn nhà số 15 đường Quang Trung nhưng Tòa án cấp phúc thẩm tách ra để giải quyết bằng vụ án khác. Hơn nữa, tại đơn khiếu nại ngày 05-5-2009, ông Long cho rằng đã chuyển nhượng 690,6m2 đất được chia theo bản án phúc thẩm nêu trên cho vợ chồng ông Huỳnh Giang Hải, sau đó vợ chồng ông Hải đã chuyển nhượng 330 m2/690,6m2 cho vợ chồng ông Nguyễn Anh Mỹ, còn bà Yến đã chuyển nhượng 204m2 đất cho bà Nguyễn Ngọc Tâm, ông Nguyễn Văn Hưởng. Vì vậy, khi giải quyết lại vụ án, cần phải xem xét giải quyết yêu cầu của bà Yến và đưa những người đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Long, bà Yến tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để đảm bảo quyền lợi của họ.

Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297, khoản 1 và 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH:

1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 127/2006/DSPT ngày 10-4-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2005/DSST ngày 23-8¬-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh về vụ án “tranh chấp thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là ông Đặng Chí Long với bị đơn là bà Đặng Thị Yến, ông Võ Văn Đực; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông bà Nguyễn Thị Lang, Đặng Chí Tài, Đặng Thị Cúc, Đặng Thị Mỹ Châu, Đặng Văn Thượng, Đặng Thị Mỹ Ngọc, Đặng Thị Nham và các chị Đặng Thị Gái, Võ Đặng Kiều Oanh.

2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác định rõ đất đang tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không, đất tranh chấp có còn là di sản thừa kế không, và cần đưa những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vụ án.



2. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 09/2009/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN”


……..
Ngày 16 tháng 7 năm 2009, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “tranh chấp về thừa kế tài sản” giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Trương Thị Bản, sinh năm 1926; trú tại số 27 phố Lê Lợi, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ) nay là quận Hà Đông, thành phố Hà Nội;
Bị đơn: Ông Trương Gia Hải, sinh năm 1943; trú tại nhà số 68, tổ 3, ngõ 20 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội;
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Trương Thị Nhân, sinh năm 1948, trú tại số 160 đường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội; đăng ký nhân khẩu thường trú: tổ 19, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội (bà Nhân ủy quyền cho ông Trương Gia Hải).
2. Ông Lý Quang Hà, sinh năm 1957; trú tại: số 57, ngõ 82 phố Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội.

NHẬN THẤY:

Tại đơn khởi kiện ngày 27-3-1995 và các lời khai tiếp theo tại Toà án, nguyên đơn là bà Trương Thị Bản trình bày:

Khối tài sản gồm 01 ngôi nhà ngói cổ 05 gian gắn liền quyền sử dụng 415,69m2 đất và 1.010m2 (ông Hải đã bán năm 1965) đất tại xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội (nay là số 49, ngách 58, ngõ 23, phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là của tổ tiên để lại cho cụ Trương Gia Xứng.
Cụ Trương Gia Xứng có 02 vợ, vợ cả là cụ Kim Thị Chính (là mẹ của bà Trương Thị Bản); vợ hai là cụ Nguyễn Thị Xuyến (là mẹ của ông Trương Gia Hải và bà Trương Thị Nhân). Cụ Xứng chết năm 1952, cụ Xuyến chết năm 1965, cụ Chính chết năm 1989 đều không để lại di chúc. Nay bà xin được chia thừa kế căn nhà ngói cổ 05 gian gắn với quyền sử dụng 415,69m2 đất. Còn 1.010m2 đất do cụ Xứng để lại nhưng ông Hải đã bán từ năm 1968 nên bà không yêu cầu chia.

Ông Hải không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của bà Bản vì cho rằng: Từ năm 1951 cụ Xứng đã mua nhà đất tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ) để chung sống với mẹ con bà Bản; nhà đất tại xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm (nay là số 49 ngách 58, ngõ 23, phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) mà ông đang quản lý là của cụ Xứng đã cho mẹ con ông. Sau khi cụ Xứng chết, cải cách ruộng đất đã chia lại cho cụ Xuyến. Năm 1960 cụ Xuyến (mẹ của ông) đã đứng tên kê khai quyền sử dụng đất, năm 1986 ông kê khai đứng tên trong bản đồ địa chính của xã phần diện tích nhà đất trên và ở ổn định đến nay, nên không đồng ý chia thừa kế.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Bà Trương Thị Nhân cho rằng nhà đất tại xóm Sở, cụ Xứng đã cho cụ Xuyến và các con cụ Xuyến. Nay bà đồng ý để lại toàn bộ nhà đất cho ông Hải để thờ cúng tổ tiên.

Ông Lý Quang Hà cho rằng việc mua bán giữa ông Hà với ông Hải đã hoàn tất, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch, nên đề nghị không đưa ông vào tham tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ông cũng sẽ không nhận bất cứ giấy tờ gì của Tòa án.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 12/DSST ngày 04-6-1996, Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm, Hà Nội quyết định:

- Xác nhận khối di sản gồm nhà 05 gian diện tích 55,5m2 đất cùng các công trình phụ nằm trên diện tích đất 423m2 tại xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội là của cụ Xứng, cụ Xuyến, cụ Chính.
- Trích công sức duy trì tài sản cho ông Hải là 5% trên tổng giá trị di sản.
- Giao toàn bộ nhà đất cho ông Hải sở hữu, sử dụng, ông Hải có trách nhiệm thanh toán cho bà Bản 14.816.000 đồng, thanh toán cho bà Nhân 8.466.000 đồng.
- Bác yêu cầu của bà Bản đòi chia đất số thửa 618 tờ bản đồ số 01 diện tích 426m2 tại xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm.
- Bác yêu cầu của ông Hải đòi chia khối tài sản ở nhà số 27, phố Lê Lợi, thị xã Hà Đông.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.
Ông Hải, bà Bản kháng cáo.

Tại Quyết định số 52/KSXXDS ngày 12-6-1996, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Từ Liêm kháng nghị bản án sơ thẩm nêu trên, với lý do: vụ án kéo dài quá thời hạn quy định, về nội dung tách riêng phần nhà để tính giá trị và chia là chưa đảm bảo quyền lợi của các đương sự; bà Bản yêu cầu được chia bằng hiện vật nhưng Tòa án không xem xét.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 223/DSPT ngày 22-8-1996, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
- Xác định di sản thừa kế của cụ Xứng và cụ Xuyến là 05 gian nhà ngói cổ diện tích 55,5m2.
- Giao cho ông Hải sở hữu 05 gian nhà ngói cổ và được sử dụng 423m2 đất tại xóm Sở, ông Hải có trách nhiệm thanh toán cho bà Nhân 12.369.000 đồng, thanh toán cho bà Bản 6.684.000 đồng.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Bản khiếu nại.

Tại Quyết định số 125/DS ngày 22-8-1996, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên với lý do: Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xác định di sản là căn nhà ngói 05 gian trên nền đất 55m2 là không đúng, mà phải xác định di sản thừa kế của vợ chồng cụ Xứng là căn nhà trên diện tích đất 460m2.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 34 ngày 01-02-1999, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 223/DSPT ngày 22-8-1996 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo hướng xác định di sản thừa kế là ngôi nhà ngói 05 gian gắn liền diện tích 426m2 đất, trong đó, có công duy trì, tôn tạo của cụ Xuyến và ông Hải.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 197/PTDS ngày 04-9-1999, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
- Xác định di sản của cụ Xứng và 02 vợ là cụ Xuyến và cụ Chính gồm 426m2 đất và 1 nhà ngói 05 gian trị giá 204.220.000 đồng.
- Trích 25% công duy trì tài sản cho cụ Xuyến và ông Hải là 51.055.000 đồng (phần của cụ Xuyến 1/3 là 17.018.333 đồng, ông Hải 2/3 là 34.036.666 đồng).
- Giá trị di sản của 3 cụ Xứng, Chính, Xuyến thực còn 153.165.000 đồng.
- Phần di sản của cụ Xứng chia cho các thừa kế mỗi người được hưởng 10.211.000 đồng. Tổng cộng bà Bản được chia 71.477.000 đồng, ông Hải được chia 83.389.832 đồng, bà Nhân được chia 49.353.166 đồng.
- Giao cho bà Bản được sử dụng diện tích 84m2 đất có giá trị là 39.997.000 đồng. Bà Bản được ông Hải thanh toán số tiền còn thiếu là 31.997.000 đồng.
- Giao cho ông Hải được sử dụng diện tích đất còn lại 342m2.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Hải có đơn khiếu nại.

Tại Quyết định số 49/KN-DS ngày 07-4-2000, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên với lý do: Bà Bản đã sinh sống ổn định hơn 40 năm tại thị xã Hà Đông, không có nhu cầu về chỗ ở tại Mai Dịch, nên kỷ phần của bà Bản cần chia bằng giá trị.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 303 ngày 30-11-2000, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Huỷ bản án phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo hướng xác minh chính xác diện tích đất và khi giao đất cho bà Bản cần xác định cụ thể lối đi và mốc giới.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 105/DSPT ngày 28-6-2001, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà Trương Thị Bản.
- Xác định thửa đất số 618 tờ bản đồ số 01 có diện tích 415,69m2 và trị giá ngôi nhà ngói cổ 05 gian có tổng giá trị 211.825.000 đồng thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của cụ Trương Gia Xứng, cụ Kim Thị Chính, cụ Nguyễn Thị Xuyến.
- Ghi nhận sự tự nguyện của bà Nhân giao toàn bộ kỷ phần thừa kế được hưởng của bố mẹ cho ông Hải.
- Giao cho ông Hải được sở hữu, sử dụng toàn bộ 415,69m2 đất và vật liệu nhà ngói 05 gian cũ tại thửa số 618 tờ bản đồ số 01 và có trách nhiệm thanh toán cho bà Bản 64.253.582 đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

Sau khi xét xử phúc thẩm, ngày 17-8-2001 ông Hải bán toàn bộ nhà đất trên cho ông Lý Quang Hà với giá 250.000.000 đồng; hợp đồng mua bán được UBND phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy xác nhận ngày 20-8-2001.
Bà Bản khiếu nại yêu cầu được chia thừa kế bằng hiện vật và yêu cầu chia thừa kế cả diện tích thửa đất 1.010m2 mà ông Hải đã bán từ năm 1968.
Tại Quyết định số 194/KN-DS ngày 02-11-2001, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên với lý do: Tòa án cấp phúc thẩm xác định tài sản ông Hải đang quản lý tại xóm Sở là di sản của vợ chồng cụ Xứng, cụ Chính và cụ Xuyến, sau khi trừ công sức duy trì tài sản cho cụ Xuyến, ông Hải, di sản còn lại được chia thừa kế theo pháp luật cho các thừa kế là có căn cứ. Tuy nhiên, diện tích đất rộng, chia hiện vật được cho cả hai bên, nhưng Tòa án chỉ chia hiện vật cho ông Hải, còn bà Bản nhận giá trị là không đảm bảo quyền lợi cho bà Bản.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 204 ngày 25-9-2002, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 105/DSPT ngày 28-6-2001 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số 12/DSST ngày 04-6-1996 của Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại vì cần điều tra, xác minh để có thể chia thừa kế bằng hiện vật cho cả hai bên và đưa ông Lý Quang Hà (là người mua nhà, đất của ông Hải) vào tham gia tố tụng để đảm bảo quyền lợi cho ông Hà.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 29/DSST ngày 30-9-2003, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế nhà đất tại số 49, ngách 58, ngõ 23 phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội của bà Trương Thị Bản.

- Xác nhận thửa đất số 618 tờ bản đồ số 01 năm 1986 đo thực tế là 415,69m2 và giá trị ngôi nhà ngói cổ 05 gian thuộc quyền sở hữu, sử dụng của cụ Trương Gia Xứng, cụ Kim Thị Chính, cụ Nguyễn Thị Xuyến. Cụ Xứng chết năm 1952, cụ Xuyến chết năm 1965, cụ Chính chết năm 1989 không để lại di chúc, được chia theo luật.
- Xác nhận phần xây dựng của ông Hải có giá trị 43.242.900 đồng.
- Trích 25% công sức duy trì tài sản cho cụ Xuyến và ông Hải là 520.562.500 đồng.
- Ghi nhận sự tự nguyện của bà Trương Thị Nhân giao toàn bộ kỷ phần thừa kế được hưởng của bố mẹ cho ông Trương Gia Hải.
- Chia cho bà Bản diện tích đất 83,1m2, trên phần đất có 16,33m2 tường rào do ông Hải xây; bà Bản được ông Hải thanh toán chênh lệch là 311.988.090 đồng.
- Chia cho ông Hải phần diện tích đất còn lại có diện tích 332,59m2 và 4.000.000 đồng giá trị nhà cổ 05 gian.
- Việc mua bán nhà đất giữa ông Hải và ông Hà nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết bằng vụ án dân sự khác.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.
Bà Bản có đơn kháng cáo cho rằng: Toà án trích công sức duy trì bảo quản cho ông Hải mức 25% trên tổng giá trị tài sản là quá nhiều, chia hiện vật cho bà 83m2/415m2 đất là quá ít. Toà buộc bà phải gánh chịu một phần nhà mái bằng ông Hải tự ý xây dựng trên đất là không đúng.
Ông Hải có đơn kháng cáo không đồng ý chia thừa kế vì tài sản tranh chấp không phải là di sản của cụ Xứng, cụ Chính.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 209/DSPT ngày 03-12-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế nhà đất tại số 49, ngách 58, ngõ 23 phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội của bà Trương Thị Bản.
- Xác nhận thửa đất số 618 tờ bản đồ số 01 năm 1986 đo thực tế là 415,69m2 và giá trị nhà cổ 05 gian có giá trị là 3.325.520.000 đồng và 4.000.000 đồng tiền giá trị nhà cổ, tổng cộng là 3.329.520.000 đồng thuộc quyền sở hữu, sử dụng của cụ Trương Gia Xứng, cụ Kim Thị Chính, cụ Nguyễn Thị Xuyến.
- Trích 35% của tổng giá trị tài sản là 3.329.520.000 đồng để chi công sức duy trì tài sản cho cụ Xuyến và ông Hải là 1.165.332.000 đồng.
- Ghi nhận sự tự nguyện của bà Trương Thị Nhân giao toàn bộ kỷ phần thừa kế được hưởng của bố mẹ cho ông Trương Gia Hải.
- Chia cho bà Bản diện tích 83,3m2 đất có giá trị là 666.400.000 đồng và 1.257.410 đồng là giá trị 16,33m2 tường rào do ông Hải xây và được ông Hải thanh toán 342.296.990 đồng phần còn thiếu.
- Chia cho ông Hải phần diện tích đất còn lại 332,39m2 trị giá 2.659.120.000 đồng và 4.000.000 đồng trị giá ngôi nhà cổ 05 gian, ông Hải có trách nhiệm thanh toán cho bà Bản là 342.296.999 đồng.
- Việc mua bán nhà đất giữa ông Hải và ông Hà nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết bằng vụ án dân sự khác.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Hải có đơn khiếu nại.
Tại Quyết định số 84/QĐ/KNGĐT-V5 ngày 09-11-2005 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Quyết định giám đốc thẩm số 204/DS ngày 25-9-2002 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao và bản án phúc thẩm nêu trên. Giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo hướng giữ nguyên hiện trạng nhà đất như hiện nay. Ông Hải phải có trách nhiệm thanh toán giá trị chênh lệch tài sản theo thời giá hợp lý cho bà Bản mới đảm bảo quyền lợi của các đương sự.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 05/2006/DS-GĐT ngày 05-4-2006, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao quyết định:
- Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 209/DSPT ngày 03-12-2004 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số 29/DSST ngày 30-9-2003 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 14/2007/DS-ST ngày 17-4-2007, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế nhà đất tại số 49, ngách 58, ngõ 23 phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội của bà Trương Thị Bản.
2. Xác nhận thửa đất số 618 tờ bản đồ số 01 năm 1986 đo thực tế có diện tích 415,69m2 và giá trị nhà cổ 05 gian tại 49, ngách 58, ngõ 23 phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy có giá trị 3.329.590.000 đồng thuộc quyền sở hữu, sử dụng của cụ Trương Gia Xứng, cụ Kim Thị Chính, cụ Nguyễn Thị Xuyến. Cụ Xứng chết năm 1952, cụ Xuyến chết năm 1965, cụ Chính chết năm 1989 không để lại di chúc được chia theo luật.
3. Xác nhận phần xây dựng của ông Hải có giá trị 33.394.400 đồng (phần tài sản này không tính là di sản để chia).
4. Trích 35% của tổng giá trị tài sản là 3.329.590.000 đồng để chi công sức duy trì tài sản cho cụ Xuyến và ông Hải là 1.165.356.500 đồng.
- Phần để chia di sản của cụ Xứng, cụ Chính, cụ Xuyến còn lại là 2.164.233.500 đồng.
- Thanh toán tài sản chung của vợ chồng mỗi người được hưởng là 721.411.166,7 đồng.
5. Xác nhận hàng thừa kế của cụ Xứng gồm cụ Kim Thị Chính, cụ Nguyễn Thị Xuyến, bà Trương Thị Bản, ông Trương Gia Hải, bà Trương Thị Nhân, mỗi kỷ phần được hưởng là 144.282.233 đồng.
6. Ghi nhận sự tự nguyện của bà Trương Thị Nhân giao toàn bộ kỷ phần thừa kế được hưởng của bố mẹ cho ông Trương Gia Hải.
7. Xác nhận bà Bản được hưởng là:
144.282.233 đồng (của cụ Chính)
144.282.233 đồng (của cụ Xứng)
721.411.166 đồng (tài sản của cụ Chính)
Tổng cộng: 1.009.975.632 đồng.
8. Xác nhận phần của ông Hải được hưởng là
:144.282.233 đồng (của cụ Xứng)
721.411.166 đồng (tài sản của cụ Xuyến)
144.282.233 đồng (của cụ Xuyến)
144.279.200 đồng (của cụ Xứng)
1.165.356.500 đồng (công duy trì)
Cộng: 2.175.332.132 đồng
144.282.233 đồng (phần bà Nhân được hưởng của cụ Xứng)
Tổng cộng: 2.319.614.365đồng.
9. Huỷ một phần hợp đồng mua bán nhà ngày 17-8-2001 giữa ông Trương Gia Hải với ông Lý Quang Hà phần diện tích đất đứng từ cổng ngõ nhìn vào phía bên tay trái có diện tích chiều rộng giáp ngõ đi là 3,5m, chiều rộng phía sau giáp nhà ông Trước là 3,5m, chiều dài giáp nhà ông Quế là 23,8m.
Phía đất giáp nhà (ông Hải đã bán cho ông Hà) là 23,8m = 83,3m2 tại xóm Sở, Mai Dịch, nay là 49 ngách 58, ngõ 23 phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Buộc ông Lý Quang Hà phải có trách nhiệm trả lại cho bà Trương Thị Bản phần diện tích 83,3m2 đất có chiều rộng mặt đường là 3,5m, chiều rộng phía sau giáp nhà ông Trước là 3,5m, chiều dài giáp nhà ông Quế là 23,8m và phần giáp đất nhà ông Hải đã bán cho ông Hà là 23,8m đứng từ cổng nhìn vào phía tay trái tại 49 ngách 58, ngõ 23 Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội do nhận chuyển nhượng của ông Trương Gia Hải. Nay hợp đồng chuyển nhượng này bị tuyên vô hiệu một phần.
10. Buộc ông Trương Gia Hải phải có trách nhiệm thanh toán cho ông Lý Quang Hà 669.110.000 đồng tiền bồi thường thiệt hại do bị huỷ một phần hợp đồng mua bán nhà ngày 17-8-2001 giữa ông Trương Gia Hải với ông Lý Quang Hà phần diện tích 83,3m2 đất.
11. Chia hiện vật:
- Chia cho bà Bản diện tích phía bên tay trái từ cổng ngõ nhìn vào có chiều rộng mặt ngõ là 3,5m, chiều rộng phía sau giáp nhà ông Trước là 3,5m, chiều dài giáp nhà ông Quế là 23,8m và phía giáp đất ông Hải đã bán cho ông Hà là 23,8m, có diện tích là 83,3m2 đất, có giá trị là 666.400.000 đồng. Trên phần đất này có 61,6m2 tường rào (do ông Hải xây đã bán cho ông Hà) có giá trị là 2.710.000 đồng. Tổng cộng là 669.110.000 đồng tại 49 ngách 58, ngõ 23 Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội và được ông Hải thanh toán là 340.865.232 đồng phần còn thiếu.
Bà Bản tự mở lối đi ra đường làng trên phần diện tích đất được chia.
- Chia cho ông Hải phần diện tích còn lại phía bên tay phải đứng từ cổng ngõ nhìn vào có diện tích 415,69m2 - 83,3m2 = 332,39m2 (phần diện tích này ông đã bán cho ông Lý Quang Hà tại 49 ngách 58, ngõ 23 phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) trị giá 2.659.120.000 đồng và 4.070.000 đồng (tiền trị giá 05 gian nhà cổ). Tổng cộng là 2.663.190.000 đồng. Nhưng phải có trách nhiệm thanh toán lại tiền chênh lệch cho bà Bản là 340.865.232 đồng.
Cây cối nằm trên phần diện tích của người nào thì người đó được hưởng.
Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, nghĩa vụ do chậm thi hành án và tuyên quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 24-4-2007, ông Trương Gia Hải kháng cáo với nội dung:
- Bà Bản không có quyền khởi kiện.
- Tòa án cấp sơ thẩm chưa tổ chức hòa giải tại địa phương nơi có đất tranh chấp và không tổ chức hòa giải giữa các đương sự.
- Tòa án cấp sơ thẩm đưa vụ án ra xét xử trong khi quyết định đưa vụ án ra xét xử đang bị ông khiếu nại; chưa thụ lý đơn phản tố hợp pháp của ông; chưa quyết định trưng cầu giám định các chứng cứ của bà Bản bị ông tố cáo là giả mạo; xác định thửa đất 618 là di sản của ba cụ Xứng, Chính, Xuyến là trái quy định của pháp luật, vì thửa đất này sau cải cách ruộng đất đã chia cho cụ Xuyến. Do đó, không phải là di sản của cụ Xứng. Hơn nữa, năm 1960 cụ Xuyến đứng tên trên sổ địa bạ. Khi cụ Xuyến chết thì ông là người đứng tên.
- Tòa án cấp sơ thẩm hủy một phần hợp đồng mua bán (có chứng thực của Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch) của ông với ông Lý Quang Hà để lấy đất chia cho bà Bản là vi phạm Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Việc áp giá không tuân thủ theo Công văn số 92/2000/KHXX ngày 02-7-2000 của Tòa án nhân dân tối cao, không lấy giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm lần đầu mà lấy giá của những lần không có sự tham gia của chính quyền địa phương, khi ông đã chuyển nhượng nhà, đất và lấy giá đất của những bản án đã bị hủy.
Ngày 25-4-2007, bà Trương Thị Bản kháng cáo với nội dung:
- Trong quá trình giải quyết vụ án, bà xin chia phần tài sản thừa kế bằng hiện vật, nhưng Tòa án chỉ chia cho bà 83,3m2 bằng hiện vật, còn lại là chia giá trị cho bà là không đúng, bởi lẽ ông Hải không có nhu cầu sử dụng nhà đất.
- Gia đình ông Hải đã tẩu tán hết tài sản, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại quyết định buộc ông Hải phải thanh toán cho bà 340.865.232 đồng thì không thể thi hành án được.
- Tòa án cấp sơ thẩm hủy một phần hợp đồng mua bán nhà đất giữa ông Hải với ông Hà và buộc ông Hải phải thanh toán cho ông Hà 666.400.000 đồng là không đúng, vì ông Hà không có đơn đề nghị Tòa xem xét hợp đồng mua bán nêu trên, ông Hà không nộp tiền tạm ứng án phí là vi phạm thủ tục tố tụng.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 204/2007/DSPT ngày 12-10-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:
Không chấp nhận kháng cáo của bà Trương Thị Bản và kháng cáo của ông Trương Gia Hải, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Hải khiếu nại với nội dung:
- Bà Bản không có giấy khai sinh chứng minh là con của cụ Xứng.
- Thửa đất số 618 tại xóm Sở, Mai Dịch là của cụ Xuyến, ông và bà Nhân vì, năm 1955-1956 Cải cách ruộng đất đã chia nguyên canh, nguyên cư cho mẹ con ông để làm đất ở, khi đó cụ Xứng đã chết, nên thửa đất số 618 không phải là di sản của cụ Xứng và cụ Chính.
- Cụ Xứng đã bán toàn bộ tài sản để chuyển đến thị xã Hà Đông lập nghiệp.
- Ngày 16-8-2001 ông đã thi hành án xong và ngày 20-8-2001 đã bán toàn bộ nhà đất cho người khác, hợp đồng mua bán có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch và hiện nay ông phải đi thuê nơi ở khác.
- Mặc dù ông đã bán nhà, đất từ năm 2001, nhưng Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao vẫn tiến hành định giá lại nhưng không báo cho ông, luật sư của ông cũng như chủ đất mới biết.
Tại Quyết định số 13/2009/KN-DS ngày 13-01-2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm số 204/2007/DSPT ngày 12-10-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số 14/2007/DSST ngày 17-4-2007 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại; với nhận định:
Cụ Trương Gia Xứng có 02 vợ; vợ cả là cụ Kim Thị Chính, cụ Xứng và cụ Chính có có 01 người con chung là bà Trương Thị Bản; vợ hai là cụ Nguyễn Thị Xuyến, cụ Xứng và cụ Xuyến có 02 người con chung là ông Trương Gia Hải và bà Trương Thị Nhân. Cụ Xứng chết năm 1952, cụ Xuyến chết năm 1965, cụ Chính chết năm 1989 đều không để lại di chúc.
Về tài sản có tranh chấp: Nguồn gốc ngôi nhà ngói cổ 5 gian trên diện tích 415,69m2 tại xóm Sở, xã Mai Dịch, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là nhà số 49, ngách 58, ngõ 23, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là của tổ tiên để lại cho cụ Xứng. Trong quá trình sử dụng và thực hiện chính sách của Nhà nước, năm 1960 cụ Xuyến đứng tên trên sổ địa bạ, năm 1986 thì ông Hải đứng tên. Ông Hải cho rằng, trong cải cách ruộng đất, Nhà nước đã chia lại diện tích nguyên canh, nguyên cư cho cụ Xuyến, đồng thời ông Hải xuất trình xác nhận của ông Trương Văn Khai (nguyên là Phó chủ tịch xã Mai Dịch); ông Trương Anh Quân (nguyên là Thư ký Uỷ ban hành chính xã Mai Dịch) có nội dung cụ Nguyễn Thị Xuyến trước, trong và sau cải cách ruộng đất đã ở liên tục trên thửa đất 618; thửa đất này đã được Cải cách ruộng đất công nhận chính thức của cụ Xuyến và cụ Xuyến đứng tên trên sổ địa bạ. Lẽ ra, phải xác minh làm rõ trong thời kỳ cải cách ruộng đất gia đình cụ Xứng có phải là đối tượng thực hiện chính sách cải cách ruộng đất hay không? có hay không có việc khi thực hiện chính sách cải cách ruộng đất thì Nhà nước chia lại ruộng đất nguyên canh, nguyên cư cho gia đình cụ Xuyến và khi đó hộ gia đình cụ Xuyến bao gồm những ai? Đồng thời xác minh làm rõ về quá trình quản lý Nhà nước và việc kê khai nhà đất qua các thời kỳ thực hiện chính sách quản lý đất đai của Nhà nước, từ đó mới có đủ căn cứ giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ các vấn đề nêu trên nhưng lại xác định nhà đất đang có tranh chấp là di sản của cụ Xứng, cụ Chính và cụ Xuyến để chia thừa kế là chưa đủ căn cứ vững chắc.
Hơn nữa, theo lời khai của các đương sự thì năm 1936, cụ Xứng bán một số tài sản để mua nhà đất tại Hà Đông. Lẽ ra, phải xác minh làm rõ có hay không có tài sản của cụ Xứng ở Hà Đông và nếu có thì diễn biến thay đổi về tài sản của cụ Xứng và cụ Chính như thế nào, từ đó mới có cơ sở xác định chính xác tài sản của cụ Xứng, cụ Chính để chia. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ các vấn đề nêu trên, nhưng đã giải quyết vụ án là chưa đủ cơ sở.
Mặt khác, sau khi bản án dân sự phúc thẩm số 105/DSPT ngày 28-6-2001 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có hiệu lực pháp luật thì ông Hải đã thi hành án xong và ngày 17-8-2001, ông Hải đã chuyển nhượng toàn bộ nhà đất nêu trên cho ông Lý Quang Hà; hợp đồng mua bán được Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy xác nhận. Như vậy, việc chuyển nhượng nhà đất giữa ông Hải và ông Hà là ngay tình, phù hợp quy định của Bộ luật dân sự 2005. Khi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm lại thì Bộ luật dân sự 2005 đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định hợp đồng mua bán nêu trên là hợp đồng vô hiệu để hủy một phần của hợp đồng và xác định ông Hải có lỗi làm cho hợp đồng mua bán nhà bị vô hiệu, từ đó buộc ông Hải phải bồi thường cho ông Hà do hợp đồng bị vô hiệu là chưa chính xác, không đảm bảo quyền lợi cho ông Hải.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 14/2007/DSST ngày 17-4-2007 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

XÉT THẤY:
Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thì nguồn gốc ngôi nhà ngói cổ 05 gian trên diện tích 415,69m2 tại xóm Sở, xã Mai Dịch, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là nhà số 49, ngách 58, ngõ 23, phố Tràn Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là của ông cha của cụ Xứng để lại cho cụ Xứng. Trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo của Nhà nước thì năm 1960 cụ Xuyến kê khai, đứng tên trên sổ địa bạ, sau đó năm 1986 ông Hải đứng tên kê khai.
Trong quá trình giải quyết vụ án, ông Hải cho rằng, khi thực hiện chính sách cải cách ruộng đất, Nhà nước đã chia lại diện tích đất nguyên canh, nguyên cư cho cụ Xuyến, đồng thời ông Hải xuất trình xác nhận của ông Trương Văn Khai (nguyên là Phó chủ tịch xã Mai Dịch); ông Trương Anh Quân (nguyên là Thư ký Uỷ ban hành chính xã Mai Dịch) có nội dung cụ Nguyễn Thị Xuyến trước, trong và sau cải cách ruộng đất đã ở liên tục trên thửa đất 618; thửa đất này đã được Cải cách ruộng đất công nhận chính thức của cụ Xuyến và cụ Xuyến đứng tên trên sổ địa bạ. Ngoài ra, ông Trương Văn Khai còn xác nhận cụ Xuyến được Hợp tác xã chấp nhận cho sử dụng toàn bộ đất vườn thay cho việc cấp đất 5% ngoài đồng.
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa tiến hành xác minh tại các cơ quan có thẩm quyền như Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy, Trung tâm lưu trữ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và những người trước đây đã tham gia Cải cách ruộng đất để làm rõ khi thực hiện chính sách cải cách ruộng đất Nhà nước đã quản lý và giao cho gia đình cụ Xuyến nguyên canh, nguyên cư; đồng thời chính quyền địa phương giao đất vườn cho gia đình cụ Xuyến thay cho đất 5% hay không, nhưng lại xác định nhà đất có tranh chấp là di sản của cụ Xứng là chưa đủ căn cứ vứng chắc.
Theo lời khai của ông Hải thì khoảng năm 1936, cụ Xứng bán ruộng ở xóm Sở để mua nhà tại Hà Đông (cũ), nên yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ Xứng ở Hà Đông, đồng thời ông Hải xuất trình xác nhận của một số nhân chứng biết việc cụ Xứng bán ruộng của gia đình ở xóm Sở, xác nhận của công an thị xã Hà Đông (cũ) với nội dung: Cụ Chính ở tại số nhà 36 phố Nguyễn Hữu Độ từ tháng 6 -1949 đến tháng 4-1951; ở tại nhà số 1B phố Nguyễn Hữu Độ từ tháng 4-1951 đến tháng 12-1954; ở nhà số 52 phố Lê Lợi từ tháng 12-1954 đến tháng 6-1958; ở nhà số 27 phố Lê Lợi từ tháng 6-1958 đến tháng 5-1962. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm mới tiến hành xác minh quá trình quản lý, sử dụng tại các căn nhà số 1B, 36, 27 và 52 phố Lê Lợi mà chưa tiến hành xác minh về nhà số 1B và 36 phố Nguyễn Hữu Độ thời kỳ trước năm 1954 là nhà số bao nhiêu hiện nay, ở phố nào và nhà, đất đó có phải của cụ Xứng không? Do đó, cần phải xác minh làm rõ các vấn đề nêu trên thì mới đủ căn cứ xác định cụ Xứng có nhà, đất ở thị xã Hà Đông (cũ) hay không. Nếu có căn cứ xác định cụ Xứng có nhà, đất ở thị xã Hà Đông thì phải xác định nhà, đất đó là di sản của cụ Xứng để chia thừa kế theo pháp luật thì mới đảm bảo quyền lợi của các đương sự.
Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa ông Hải với ông Lý Quang Hà: Sau khi bản án dân sự phúc thẩm số 105/DSPT ngày 28-6-2001 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có hiệu lực pháp luật, ngày 17-8-2001 ông Hải chuyển nhượng toàn bộ nhà đất nêu trên cho ông Hà; hợp đồng chuyển nhượng được Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy chứng nhận ngày 20-8-2001. Lẽ ra, cần xác minh làm rõ việc sang nhượng nhà đất giữa ông Hải với ông Hà đã đúng quy định của pháp luật hay chưa? có hay không các hành vi gian dối của các đương sự và việc sang nhượng nhà đất là gian dối nhằm che dấu một giao dịch dân sự khác thì mới có đủ căn cứ giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ các vấn đề trên, nhưng lại cho rằng ông Hải có biểu hiện gian dối nhằm tẩu tán tài sản có tranh chấp, nhưng lại xác định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa ông Hải với ông Hà có hiệu lực một phần và vô hiệu một phần (đối với diện tích đất sau đó chia cho bà Bản) là không có căn cứ.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự;

QUYẾT ĐỊNH:
1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 204/2007/DS-ST ngày 12-10-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số 14/2007/DSST ngày 17-4-2007 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là bà Trương Thị Bản với bị đơn là ông Trương Gia Hải; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trương Thị Nhân và ông Lý Quang Hà.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật.
Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ nhà đất có tranh chấp có phải là di sản thừa kế hay không? Chưa xác định rõ có hay không sự gian dối trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của bị đơn.


3. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 23/2009/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN”

……..
Ngày 13 tháng 5 năm 2009, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao, mở phiên tòa giám đốc xét xử vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản giữa:
Nguyên đơn:
1. Ông Hứa Văn Đỡ, sinh năm 1952.
2. Cụ Võ Thị Chín, sinh năm 1914;
Ông Đỡ và cụ Chín đều trú tại: 24 Phú Đức, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
3. Bà Hứa Thị Giúp, sinh năm 1950; trú tại: 294/121 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ Chín và bà Giúp đều ủy quyền cho ông Đỡ theo giấy ủy quyền đề ngày 22-12-2003 và 24-12-2003.
Bị đơn: Ông Hứa Đức Tân, sinh năm 1937; ông Tân ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Lục sinh năm 1943 theo giấy ủy quyền đề ngày 22-12-2003.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Nguyễn Thị Lục sinh năm 1943;
2. Anh Hứa Đức Thịnh sinh năm 1973;
3. Anh Hứa Đức Tâm sinh năm 1961;
4. Chị Hứa Thị Kim Thoa sinh năm 1973;
5. Anh Hứa Đức Toàn sinh năm 1977;
6. Anh Hứa Văn Tiến sinh năm 1959;
Bà Lục, anh Thịnh, anh Tâm, chị Thoa, anh Toàn, anh Tiến đều trú tại: số 60, tổ 3, đường 2/4 Đông Nam, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Anh Thịnh, anh Tâm và chị Thoa đều ủy quyền cho anh Toàn theo giấy ủy quyền đề ngày 22-11-2004.
7. Anh Phạm Văn Đồng, sinh năm 1949;
8. Bà Võ Thị Chao, sinh năm 1955;
Ông Đồng, bà Chao đều trú tại: 46A Phú Đức, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
9. Ông Ngô Văn Hai, sinh năm 1950;
10. Bà Nguyễn Thị Gương, sinh năm 1952; bà Gương ủy quyền cho ông Hai theo giấy ủy quyền đề ngày 06-9-2004;
11. Ông Hoàng Phi Hùng sinh năm 1962;
12. Bà Lương Thị Sương;
Ông Hai, bà Gương, ông Hùng, bà Sương đều trú tại: 60A đường 2/4 Đông Nam, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

NHẬN THẤY:
Theo đơn khởi kiện ngày 20-11-1995, ngày 20-3-1998 và các lời khai của các nguyên đơn trong quá trình giải quyết vụ án thì:
Cố Hứa Văn Của (chết không rõ năm) có vợ là cố Trần Thị Tào (chết năm 1939), không để lại di chúc, có 3 người con chung là:
1. Cụ Hứa Văn Tống (tức Châu), đã chết, có vợ là cụ Nguyễn Thị Tý có con là ông Hứa Trạch;
2. Cụ Hứa Phong;
3. Cụ Hứa Tống (chết năm 1953), không để lại di chúc, có 2 vợ là: vợ thứ nhất là cụ Lê Thị Phẩm (chết năm 1940), có 1 con chung là ông Hứa Đức Tân; vợ thứ hai là cụ Võ Thị Chín, có 2 người con chung là bà Hứa Thị Giúp và ông Hứa Văn Đỡ.
Tài sản của cố Tào để lại là 1 mẫu đất theo Địa bộ kiến điền năm 1963 là các thửa 320, 321, 322, 323 thuộc tờ bản đồ số 15 xã Vĩnh Hải, quận Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Ngày 21-4-1969, cụ Hứa Phong, cụ Nguyễn Thị Tý và ông Hứa Trạch (con cụ Hứa Văn Tống và cụ Tý), ông Hứa Văn Tân đứng ra lập tờ tương phân chia tài sản của cố Tào trong đó ông Hứa Văn Tân đại diện cho các thừa kế của cụ Hứa Tống được chia:
- Phần phượng tự cố Trần Thị Tào mang số 320, phần phượng tự này giao cho ông Hứa Đức Tân trọn quyền hưởng dụng và trách nhiệm cúng giỗ hàng năm vào ngày 27-28/10 âm lịch và được quyền truyền tử lưu tôn vĩnh viễn (trừ trường hợp không có con cháu thừa kế). Phần phượng tự này Hứa Đức Tân lưu hưởng lâu đời, không được quyền bán trừ trường hợp gia tộc đồng ý và có biên bản. Thửa này có diện tích 1.160m2 (nay là nhà số 60, tổ 3, đường 2/4, Đông Nam, phường Vĩnh Hải).
Phần thực của Hứa Đức Tân hưởng dụng mang số 321 có diện tích là 1.360m2 (nay là các nhà số 60A, 62, 64 là Trạm Ytế phường Vĩnh Hải, nhà trẻ, nhà đất của ông Lê Thái Sơn) ở tổ 3 đường 2/4, Đông Nam, phường Vĩnh Hải.
Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ Hứa Tống gồm nhà và các tài sản trên hai thửa đất số 320 và 321.
Bị đơn là ông Hứa Đức Tân trình bày: Năm 1969, gia tộc đã giao cho ông hai lô đất là thửa 320, 321 có tổng diện tích 2.520m2 đất chứ không phải là chia cho cụ Hứa Tống do ông là người đại diện của các thừa kế của cụ Hứa Tống nhận.
Quá trình sử dụng đất thì năm 1969, ông chuyển nhượng 300m2 đất cho ông Trần Bửu và bà Lương Thị Thi để lấy tiền nuôi bà Giúp và ông Đỡ (phần đất này vợ chồng ông Bửu đã chuyển nhượng lại cho vợ chồng ông Ngô Văn Hai hiện phần đất này có 2 hộ là vợ chồng ông Hai và vợ chồng anh Phi Hùng ở) và chuyển nhượng cho ông Cao Mai 1 lô để mua xe máy cho ông Đỡ (lô đất này hiện Trạm y tế phường Vĩnh Hải sử dụng). Năm 1981, ông cho ông Đỡ 250m2 sau đó ông Đỡ chuyển nhượng cho ông Ngô Văn Hai. Năm 1983, ông chuyển nhượng cho vợ chồng ông Lê Thái Sơn 453,1m2. Năm 1989, ông chuyển nhượng cho vợ chồng ông Đồng 315m2 . Năm 1994 và năm 1997, ông chuyển nhượng cho vợ chồng ông Đồng 2 lô đất còn lại của thửa 321. Như vậy, ông đã chuyển nhượng toàn bộ lô 321, còn lại lô 320 vợ chồng ông đã chia cho các con hết.
Năm 1995, khi Nhà nước làm đường 2/4 có đền bù hỗ trợ cho gia đình ông 9.000.000đ. Như vậy, theo tờ thuận phân năm 1969 thì hai thửa đất số 320 và 321 là tài sản của ông chứ không phải là di sản thừa kế của cụ Hứa Tống để lại nên ông không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của nguyên đơn.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
Bà Nguyễn Thị Lục nhất trí với lời khai của ông Tân, tài sản tranh chấp là của vợ chồng bà nên không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của nguyên đơn.
Chị Hứa Thị Kim Thoa đại diện cho anh Thịnh, anh Tâm, anh Toàn cho rằng nhà, đất là của cha, mẹ các anh, chị đã chia cho các anh, chị từ ngày 24-9-199 nên không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của nguyên đơn.
Ông Ngô Văn Hai và bà Nguyễn Thị Gương cho rằng: năm 1979, vợ chồng ông, bà có nhận chuyển nhượng của ông Trần Bửu và bà Lương Thị Thi (nguồn gốc vợ chồng ông Bửu mua của ông Tân) trên đất chỉ có 1 giếng nước. Năm 1995, Nhà nước mở đường có lấy 86,51m2 đất. Năm 1997, vợ chồng ông, bà đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Hoàng Phi Hùng 74m2 (3,7 x20m). Phần đất còn lại ông, bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Ông Hoàng Phi Hùng và bà Lương Thị Sương thừa nhận lời khai của ông Hai và bà Gương là đúng; ông, bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Ông Phạm Văn Đồng và bà Võ Thị Chao trình bày: ngày 24-4-1989, vợ chồng ông, bà có nhận chuyển nhượng của vợ chồng ông Tân 315m2 đất trống; ông, bà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không chấp nhận yêu cầu của ông Đỡ đòi hủy hợp đồng. Năm 1994 và năm 1997, lại nhận chuyển nhượng 415,8m2 đất của vợ chồng ông Tân (liền với diện tích đất nêu trên); phần đất này chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất đề nghị Tòa án xem xét.
Anh Hứa Văn Tiến cho rằng anh đã được cha, mẹ chia cho 56,48m2 đất tại đường 2/4, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang nên không đồng ý chua thừa kế theo yêu cầu của nguyên đơn.
Tại Quyết định dân sự sơ thẩm số 73 ngày 17-02-1997, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang đã quyết định: Đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự.
Ngày 26-02-1997, ông Đỡ, cụ Chín và bà Giúp kháng cáo.
Tại Quyết định dân sự phúc thẩm số 04 ngày 15-4-1997, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa quyết định giữ nguyên quyết định sơ thẩm.
Ngày 20-3-1998, ông Đỡ và bà Giúp tiếp tục có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Hứa Tống là nhà, đất.
Tại Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án số 15 ngày 10-01-2001, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang đã quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự.
Ngày 17-01-2001, ông Đỡ, cụ Chín và bà Giúp kháng cáo.
Tại Quyết định phúc thẩm số 09/QĐPT-DS ngày 28-9-2001, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã quyết định giữ nguyên quyết định sơ thẩm.
Ông Đỡ, cụ Chín và bà Giúp khiếu nại.
Tại Quyết định kháng nghị số 171/KNDS ngày 08-11-2002, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị Quyết định phúc thẩm số 09/QĐPT-DS ngày 28-9-2001 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Tại Quyết định giám đốc thẩm 26/GĐT-DS ngày 25-02-2003, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định: Hủy quyết định số 15 ngày 10-01-2001 của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang và quyết định số 09/QĐPT-DS ngày 28-9-2001 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa; giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 14/2004/DSST ngày 17-12-2004, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã quyết định:
1. Bác toàn bộ yêu cầu “tranh chấp di sản thừa kế” của các nguyên đơn ông Hứa Văn Đỡ, cụ Võ Thị Chín và bà Hứa Thị Giúp với bị đơn ông Hứa Đức Tân về việc đòi chia di sản của ông Hứa Tống.
2. Hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2004/QĐKCTT ngày 14-4-2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Ngày 22-12-2004, ông Đỡ kháng cáo.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 45 ngày 02-8-2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã quyết định: hủy bản án dân sự sơ thẩm số 14/2004/DSST ngày 17-12-2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa giải quyết lại vụ án.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 08/2006/DSST ngày 24-4-2006, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã quyết định: bác toàn bộ yêu cầu của các nguyên đơn ông Hứa Văn Đỡ, cụ Võ Thị Chín và bà Hứa Thị Giúp về việc đòi chia di sản của cụ Hứa Tống.
Ngày 24-4-2006, ông Đỡ, cụ Chín và bà Giúp kháng cáo.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 55 ngày 17-8-2006, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã quyết định:
1. Xác định di sản thừa kế của cố Trần Thị Tào (chết năm 1939) để lại cho con cụ là Hứa Tống và cụ Hứa Tống (chết năm 1953) để lại gồm 2 lô đát số 320, 321 có diện tích 2.520m2, trên đất có nhà, giếng nước, cây ăn trái.
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm cụ Võ Thị Chín (vợ cụ Tống) và các ông bà: Hứa Đức Tân, Hứa Văn Đỡ, Hứa Thị Giúp (3 con đẻ của cụ Tống).
- Di sản thừa kế được chia là giá trị quyền sử dụng đất của 1.531,68m2 trên lô đất 320 và 321, nay là nhà đất số 60, 60A, 62 đường 2/4, Vĩnh Hải, Nha Trang, Khánh Hòa, giá trị đất 13.892.800đ, thành tiền 21.279.323.904đ được chia thành 5 kỷ phần, mỗi kỷ phần là 4.255.864.780đ.
2. Ông Hứa Đức Tân được nhận 2 kỷ phần trị giá 8.511.729.561đ.
- Cụ Võ Thị Chín được nhận 1 kỷ phần trị giá là 4.255.864.780đ.
- Bà Hứa Thị Giúp được nhận 1 kỷ phần trị giá là 4.255.864.780đ.
- Ông Hứa Văn Đỡ được nhận 1 kỷ phần trị giá là 4.255.864.780đ.
Cụ thể:
- Ông Hứa Đức Tân được nhận bằng hiện vật là nhà, đất số 60 đường 2/4, tổ 3 Đông Nam, Vĩnh Hải, Nha Trang và các diện tích đất đã chuyển nhượng số 60A, 62 đường 2/4 Đông Nam, Vĩnh Hải, Nha Trang và có nghĩa vụ thanh toán cho cụ Võ Thị Chín, bà Hứa Thị Giúp và ông Đỡ mỗi người 4.255.864.780đ.
- Cụ Chín, bà Giúp và ông Hứa Văn Đỡ mỗi người là 4.255.864.780đ.
- Cụ Võ Thị Chín được nhận 4.255.864.780đ do ông Hứa Đức Tân thối trả lại.
- Bà Hứa Thị Giúp được nhận 4.255.864.780đ do ông Hứa Đức Tân thối trả lại.
- Ông Hứa Văn Đỡ được nhận 4.255.864.780đ do ông Hứa Đức Tân thối trả lại.
Ngoài ra, bản án phúc thẩm còn quyết định về án phí, trách nhiệm do chậm thi hành án.
Ông Hứa Đức Tân và vợ là bà Nguyễn Thị Lục khiếu nại cho rằng hai lô đất 320 và 321 không phải là di sản thừa kế của cụ Hứa Tống mà là của cụ cố Trần Thị Tào để lại năm 1969, gia tộc đã chia cho ông Tân.
Tại Quyết định kháng nghị số 202/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 26-12-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quyết định: kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 55 ngày 17-8-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 08/2006/DSST ngày 24-4-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật với nhận định:
“Bản án phúc thẩm xác định di sản của cụ Hứa Tống để lại là 1.531,68 m2 trên lô đất số 320, 321 là chưa chính xác. Vì nguồn gốc di sản là của cụ cố Trần Thị Tào chết năm 1939, không để lại di chúc. Sau khi cố Tào chết, di sản do Gia tộc quản lý. Ngày 31-3-1969, Gia tộc thống nhất lập “Tờ thuận phân” phân chia di sản của cố Tào để lại, với nội dung:
- Thửa đất số 320 giao cho ông Hứa Đức Tân quản lý, sử dụng và có trách nhiệm cúng giỗ hàng năm, được truyền tử lưu tôn vĩnh viễn (trừ trường hợp không có con cháu thừa kế) và khẳng định rõ ông Hứa Đức Tân lưu hưởng lâu đời, không được quyền bán trừ trường hợp gia tộc đồng ý và có biên bản. Diện tích 1.160m2.
- Thửa mang số 321 là phần của ông Hứa Đức Tân được thực hưởng dụng diện tích 1.360m2.
- Việc thuận phân này có các con, cháu cố Trần Thị Tào ký tên, điểm chỉ; có người làm chứng và có thị thực của Ủy ban hành chính xã Vĩnh Hải. Như vậy, cụ Hứa Tống thực chất được thừa hưởng di sản của cố Trần Thị Tào thửa đất số 321; còn thửa 320 là của Gia tộc giao cho ông Tân quản lý và chịu trách nhiệm thờ phụng và truyền tử lưu tôn vĩnh viễn nhưng do năm 1969 mới phân chia nên tại thời điểm đó cụ Hứa Tống đã chết (chết năm 1953) và ông Hứa Đức Tân được thừa hưởng. Lẽ ra, Tòa án hai cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm phải căn cứ nội dung “Tờ thuận phân” xác định di sản của cụ Hứa Tống để lại chỉ có một thửa mang số 321 và xem xét công sức của gia đình ông Hứa Đức Tân trong thời gian quản lý di sản từ năm 1969 đến nay, các phần đất đã chuyển nhượng nguyên đơn không yêu cầu chia, sau đó mới chia thừa kế theo pháp luật mới đảm bảo quyền lợi của đương sự”.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
XÉT THẤY:
Diện tích đất 1.160m2 tại thửa 320 và diện tích đất 1.360m2 tại thửa 321 đang có tranh chấp đều có nguồn gốc là của cố Trần Thị Tào (bà nội của ông Hứa Văn Tân, ông Hứa Văn Đỡ và bà Hứa Thị Giúp) để lại. Sau khi cố Tào chết thì ngày 31-3-1969, một số con cháu của cố Tào là cụ Hứa Phong, con dâu là cụ Nguyễn Thị Tý (vợ của cụ Hứa Văn Tống), ông Hứa Trạch (con cụ Hứa Văn Tống), bà Ngô Thị Quyền (vợ ông Trạch) và ông Hứa Đức Tân đã đứng ra lập “Tờ tương phân”, chia di sản thừa kế của cố Tào, giấy này có xác nhận của một số người và có thị thực của Chính quyền chế độ cũ.
Thửa đất số 320 được xác định tại “Tờ tương phân” là: “Phần phượng tự cố Trần Thị Tào mang số 320, phần phượng tự này giao cho ông Hứa Đức Tân trọn quyền hưởng dụng và trách nhiệm cúng giỗ hàng năm vào ngày 27-28/10 âm lịch và được quyền truyền tử lưu tôn vĩnh viễn (trừ trường hợp không có con cháu thừa kế). Phần phượng tự này Hứa Đức Tân lưu hưởng lâu đời, không được quyền bán trừ trường hợp gia tộc đồng ý và có biên bản”. Như vậy, có căn cứ xác định thửa đất số 320 là Gia tộc giao cho ông Tân quản lý, sử dụng dùng vào việc thờ cúng chứ không phải là phần tài sản của cụ Hứa Tống được hưởng thừa kế của cố Tào.
Thửa đất số 321 được xác định tại “Tờ tương phân” là: “Phần thực của Hứa Đức Tân hưởng dụng”. Nội dung này chưa thể hiện được về quyền và nghĩa vụ của tài sản cụ thể của ông Tân. Do đó, cần phải xác minh làm rõ là thửa đất nêu trên Gia tộc giao cho ông Tân được toàn quyền sử dụng hay là phần tài sản của cụ Hứa Tống được hưởng thừa kế của mẹ mà ông Tân chỉ là người đại diện cho các thừa kế của cụ Hứa Tống nhận. Nếu có căn cứ xác định là Gia tộc giao cho ông Tân được toàn quyền sử dụng thì phải bác yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Nếu không có căn cứ xác định thửa đất 321 là tài sản ông Tân được hưởng mà ông Tân chỉ là người đại diện các thừa kế của cụ Hứa Tống nhận thì phải xác định là di sản thừa kế của cụ Hứa Tống và chia thừa kế theo pháp luật cho các thừa kế của cụ Hứa Tống. Khi chia cũng cần xem xét đến công sức duy trì, bảo quản di sản thừa kế cho vợ chồng ông Tân; xem xét những phần đất mà ông Tân đã chuyển nhượng nếu lý do chuyển nhượng là hợp lý, vì lợi ích của các thừa kế thì không đưa diện tích đất đã chuyển nhượng vào di sản thừa kế để chia.
Bản án sơ thẩm xác định cả hai thửa đất nêu trên là tài sản của ông Tân và bản án phúc thẩm lại xác định cả hai thửa đất này là di sản thừa kế của cụ Hứa Tống để chia thừa kế đều chưa có căn cứ chính xác.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự;

QUYẾT ĐỊNH:

1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 55 ngày 17-8-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và bản án dân sự sơ thẩm số 08/2006/DSST ngày 24-4-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa về vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Hứa Văn Đỡ, cụ Võ Thị Chín, bà Hứa Thị Giúp với bị đơn là ông Hứa Đức Tân.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Cả hai cấp Tòa án đều chưa có căn cứ chính xác khi đưa ra một trong hai kết luận: Tài sản đang tranh chấp không phải là di sản thừa kế hay đó là di sản thừa kế.

4.QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 10/2009/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN”

……..
Ngày 13 tháng 5 năm 2009, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản giữa các đương sự:
Nguyên đơn:
1. Anh Hồ Như Hải (Hồ Duy Hải), sinh năm 1982;
2. Chị Hồ Kim Yến (Hồ Thị Yến), sinh năm 1989;
Cùng trú tại: 1/9 ấp Bình Đường 2, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
3. Cụ Lê Thị Lê, sinh năm 1944 (chết ngày 16-7-2004), người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ Lê gồm có ông Hồ Thanh Quang sinh năm 1964, bà Hồ Thị Thanh Lệ, sinh năm 1966, bà Hồ Thị Thanh Hằng sinh năm 1969 (ông Quang, bà Hằng ủy quyền cho bà Hồ Thị Thanh Lệ làm đại diện tham gia tố tụng).
Bị đơn: Bà Phạm Thị Hồng, sinh năm 1961; trú tại 170/19 khu phố 1, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Cụ Trần Thị Ren, sinh năm 1945;
2. Bà Hồ Thị Thanh Nga, sinh năm 1970;
3. Bà Hồ Thị Thanh Hoa, sinh năm 1971;
Cùng trú tại: ấp Tân Thông 5, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
4. Bà Hồ Thị Thanh Diễm, sinh năm 1978; trú tại: 399/41B Liên tỉnh 5, phường 5, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
5. Cụ Trần Thị Tánh (chết ngày 21-8-2005) các thừa kế của cụ Tánh gồm:
+ Ông Phan Văn Ba, sinh năm 1948;
+ Anh Phan Ngọc Tuấn, sinh năm 1975;
+ Anh Phan Ngọc Tuyến, sinh năm 1979;
+ Chị Phan Thị Kim Hồng, sinh năm 1970;
+ Chị Phan Thị Kim Vân, sinh năm 1971;
Cùng trú tại: 20B/8 ấp Bình Đường, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
6. Bà Phan Thị Kim Anh; cư trú tại Đài Loan.

NHẬN THẤY:
Ngày 16-02-2001 nguyên đơn là cụ Lê Thị Lê, anh Hồ Như Hải, chị Hồ Kim Yến khởi kiện trình bày: Vợ chồng ông Hồ Thanh Xuân và bà Phạm Thị Hồng có 2 người con chung là anh Hồ Như Hải và chị Hồ Kim Yến. Ngày 23-5-1993 ông Xuân chết, không để lại di chúc.
Cha, mẹ của ông Xuân là cụ Hồ Văn Lo (chết năm 1998) và cụ Lê Thị Lê (chết năm 2004) có 4 người con chung là các ông, bà Hồ Thị Thanh Hằng, Hồ Thị Thanh Lệ, Hồ Thanh Quang và Hồ Thanh Xuân. Ngoài ra, cụ Lo còn chung sống với cụ Trần Thị Ren và có 3 người con chung là các bà Hồ Thị Thanh Diễm, Hồ Thị Thanh Nga và Hồ Thị Thanh Hoa.
Tài sản chung của ông Xuân và bà Hồng là một ngôi nhà cấp 4 trên diện tích đất 515m2 tại số 20/8 ấp Bình Đường 2, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và các tài sản khác là đồ dùng sinh hoạt như xe máy, ti vi, cassette... Ngày 28-02-2000, bà Hồng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trên, ngày 29-02-2000 bà Hồng thỏa thuận chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng tòan bộ diện tích đất trên cho bà Trần Thị Tánh với giá 300.000.000 đồng, bà Tánh đã nhận đất và xây dựng nhà trên diện tích 256,7 m2 phần còn lại là đất trống.
Các nguyên đơn cho rằng: nhà đất nêu trên là tài sản chung của bà Hồng và ông Xuân, nên yêu cầu chia thừa kế tài sản của ông Xuân (chỉ yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đất, các tài sản khác không yêu cầu chia) theo quy định của pháp luật.
Bị đơn là bà Hồng đồng ý với yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn. Quyền sử dụng 1/2 nhà, đất của bà, bà đồng ý chuyển nhượng cho bà Tánh; kỷ phần bà được thừa kế của ông Xuân, bà nhường cho hai con của bà là anh Hải và chị Yến.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Bà Tánh đề nghị công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà Hồng và bà vì hợp đồng đã hoàn thành, bà đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu Tòa án xác định phần của ông Xuân là 1/2 nhà đất để chia thừa kế thì bà đồng ý cho chuộc lại 1/2 theo giá thị trường.
- Cụ Lê và các con của cụ Lê yêu cầu chia di sản của ông Xuân, phần được hưởng sẽ nhường cho anh Hải và chị Yến.
- Cụ Ren và 3 người con yêu cầu được hưởng thừa kế của cụ Lo, kỷ phần cụ Ren nếu được hưởng sẽ cho 3 người con là bà Diễm, bà Nga và bà Hoa.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 55/DSST ngày 14-10-2002, Tòa án nhân dân huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương quyết định:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu chia di sản thừa kế về quyền sử dụng đất của các nguyên đơn.
2. Xử chia cho bà Phạm Thị Hồng được quyền quản lý sử dụng và thừa kế quyền sử dụng diện tích (4m x70,4m)= 281,5m2 đất có tứ cận:
+ Bắc giáp xa lộ Trường Sơn dài 4m
+ Nam giáp tường rào công ty Thành Lễ dài 4m
+ Đông giáp phần đất thừa kế của anh Hồ Như Hải và chị Hồ Kim Yến dài 70,4m
+ Tây giáp đất Ngô Văn Hòa dài 70,4m
(Trong đó có diện tích 257m2 đất nhà ở của bà Trần Thị Tánh hiện nay do bà Hồng chuyển nhượng; còn lại 24,5m bà Hồng quản lý sử dụng thừa kế)
- Xử chia thừa kế cho anh Hồ Như Hải và chị Hồ Kim Yến đồng thừa kế quyền sử dụng diện tích đất còn lại: (3mx70,4m)= 233,5m2 có tứ cận:
+ Bắc giáp xa lộ Trường Sơn dài 3m
+ Nam giáp tường rào công ty Thành Lễ dài 3m
+ Đông giáp đất Tạ Văn Bắc dài (23,4+22m+25,2m)
+ Tây giáp phần đất thừa kế của bà Hồng dài 70,4m
- Tạm giao phần thừa kế quyền sử dụng đất của Hồ Kim Yến diện tích 116,75m2 cho anh Hồ Như Hải quản lý giữ gìn đến khi chị Hồ Kim Yến trưởng thành thì giao lại. Không được mua bán, chuyển nhượng, cho tặng người khác nếu không được sự đồng ý của Hồ Kim Yến (có sơ đồ chia đất kèm theo quyết định)
- Anh Hồ Như Hải và chị Hồ Kim Yến (do anh Hồ Như Hải đại diện) có trách nhiệm giao lại phần thừa kế quyền sử dụng đất bằng tiền cho các chị Hồ Thị Thanh Diễm, Hồ Thị Thanh Nga, Hồ Thị Thanh Hoa mỗi người hưởng thừa kế bằng tiền 11.400.000 đồng/người; cộng 34.320.000 đồng.
Tuyên hủy một phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Phạm Thị Hồng và bà Trần Thị Tánh có diện tích 257,5m2 để chia thừa kế nêu trên.
Công nhận một phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn lại 257,5m2 có hiệu lực hai bên đã giao nhận trên thực tế bà Tánh đã cất nhà ở trên đất hiện nay.
Bà Tánh, bà Hồng, anh Hải có trách nhiệm kê khai đăng ký và tách quyền sử dụng đất ra để quản lý sử dụng sau khi chia thừa kế.
Tách phần yêu cầu bồi thường thiệt hại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà Tánh với bà Hồng thành một vụ kiện khác, nếu như không thỏa thuận được giá trị bồi thường thiệt hại hợp đồng.
Ngoài ra, án sơ thẩm còn quyết định về án phí và trách nhiệm do chậm thi hành án.
Ngày 18-10-2002 bà Tánh kháng cáo.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 90/DS.PT ngày 02-7-2003, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định:
1. Bác yêu cầu kháng cáo của bà Trần Thị Tánh, sửa án sơ thẩm số 55/DSST ngày 14-10-2002 của Tòa án nhân dân huyện Dĩ An như sau:
Chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của các nguyên đơn anh Hồ Như Hải, chị Hồ Kim Yến và bà Lê Thị Lê.
Tuyên xử:
Bà Phạm Thị Hồng được quản lý sử dụng 288,38m2 (chưa trừ hành lang bảo vệ đường bộ) có giá trị 398.260.000 đồng. Phần diện tích 288,38m2 này bà Hồng đã chuyển nhượng cho bà Tánh nên bà Tánh được tiếp tục quản lý, sử dụng, có tứ cận:
+ Bắc giáp xa lộ Trường Sơn dài 3,67m
+ Nam giáp tường rào công ty Thành Lễ dài 4m
+ Đông giáp phần đất chia cho Hồ Như Hải và Hồ Kim Yến dài 75,4m
+ Tây giáp đất Ngô Văn Hòa dài 75,4m
(Có sơ đồ bản vẽ kèm theo), không phải bù hòan giá trị chênh lệch cho anh Hải và chị Yến.
Anh Hồ Như Hải và chị Hồ Thị Kim Yến được quyền quản lý, sử dụng diện tích 286,8m2 còn lại có giá trị 395.100.000 đồng, có tứ cận:
+ Bắc giáp xa lộ Trường Sơn dài 2,98m
+ Nam giáp tường rào công ty Thành Lễ dài 3,4m
+ Đông giáp đất Tạ Văn Bắc dài 75,4m
+ Tây giáp phần đất bà Hồng chuyển cho bà Tánh dài 75,4m
(Có sơ đồ bản vẽ kèm theo)
Anh Hồ Như Hải và chị Hồ Kim Yến có trách nhiệm giao lại cho bà Lê Thị Lê kỷ phần thừa kế của ông Hồ Văn Lo có giá trị là 79.366.000 đồng
Hủy một phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Phạm Thị Hồng và bà Trần Thị Tánh có diện tích 286,8m2 để chia thừa kế nêu trên. Công nhận một phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn lại giữa bà Phạm Thị Hồng và bà Trần Thị Tánh có diện tích 288,38m2 (phần đất mà bà Tánh đã xây dựng nhà ở hiện nay).
Bà Tánh, anh Hải và chị Yến có trách nhiệm kê khai, đăng ký và tách quyền sử dụng đất để quản lý, sử dụng.
Ngoài ra, bản án phúc thẩm còn quyết định về án phí và trách nhiệm do chậm thi hành án.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Tánh khiếu nại.
Tại Quyết định số 123/KNDS ngày 30-12-2004, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm số 55/DSST ngày 14-10-2002 của Tòa án nhân dân huyện Dĩ An và bản án dân sự phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 42/GĐT-DS ngày 25-02-2005, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 55/DSST ngày 14-10-2002 của Tòa án nhân dân huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 20/2007/DS-ST ngày 02-10-2007, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn Hồ Như Hải, Hồ Kim Yến và các thừa kế của cụ Lê Thị Lê.
- Bà Phạm Thị Hồng được quyền quản lý sử dụng 256,7m2 (trong đó có 150m2 đất thổ cư và 106,7m2 đất nông nghiệp) đất tọa lạc tại ấp Bình Đường 2, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, tứ cận khu đất:
Hướng Bắc giáp xa lộ Trường Sơn;
Hướng Nam giáp tường xây;
Hướng Đông giáp đất giao cho ông Hải và bà Yến;
Hướng Tây giáp tường xây
(Khu đất có vị trí A trên sơ đồ bản vẽ kèm theo).
- Khu đất này, bà Phạm Thị Hồng đã chuyển nhượng cho bà Trần Thị Tánh, bà Tánh chết nên các thừa kế của bà Tánh được tiếp tục quản lý, sử dụng.
- Ông Hồ Như Hải và bà Hồ Kim Yến được quyền quản lý, sử dụng 253,3m2 đất (Trong đó có 150m2 đất thổ cư và 103,3m2 đất nông nghiệp) tọa lạc tại ấp Bình Đường 2, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, tứ cận khu đất:
Hướng Bắc giáp xa lộ Trường Sơn;
Hướng Nam giáp tường xây;
Hướng Đông giáp tường xây;
Hướng Tây giáp đất giao cho các thừa kế của bà Tánh
(Khu đất có vị trí B trên sơ đồ bản vẽ kèm theo).
- Ông Hồ Như Hải và bà Hồ Kim Yến có trách nhiệm bù hòan cho bà Hồ Thị Thanh Nga, Hồ Thị Thanh Hoa và bà Hồ Thị Thanh Diễm mỗi người 33.428.571 đồng.
- Hủy một phần hợp đồng chuyển nhựơng quyền sử dụng đất ngày 29-02-2000 giữa bà Phạm Thị Hồng và bà Trần Thị Tánh đối với diện tích 253,3m2 đất tọa lạc tại ấp Bình Đường 2, xã An Bình, huyện Dĩ An, để chia thừa kế theo yêu cầu của các nguyên đơn (khu đất có vị trí B trên sơ đồ kèm theo).
- Công nhận một phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 29-02-2000 giữa bà Phạm Thị Hồng và bà Trần Thị Tánh đối với diện tích 256,7m2 đất tọa lạc tại ấp Bình Đường 2, xã An Bình, huyện Dĩ An (khu đất có vị trí A trên sơ đồ bản vẽ kèm theo).
- Bà Phạm Thị Hồng có trách nhiệm hoàn trả cho các đồng thừa kế của bà Trần Thị Tánh 1.163.200.000 đồng.
- Các thừa kế của bà Trần Thị Tánh có trách nhiệm giao trả cho ông Hồ Như Hải và bà Hồ Kim Yến 253,3m2 đất có vị trí B trên sơ đồ bản vẽ kèm theo; đồng thời các thừa kế của bà Tánh có nghĩa vụ tự giải tỏa đối với các tấm đan cửa xây dựng trên phần không gian của khu đất giao trả cho ông Hải và bà Yến.
2. Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Dĩ An thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà Trần Thị Tánh ngày 14-4-2000 (vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 61 QSDĐ/HTH.AB ngày 28-02-2000) để điều chỉnh, cấp lại cho đương sự theo quyết định của bản án này.
Ngòai ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, chi phí định giá và trách nhiệm do chậm thi hành án.
Ngày 09-10-2007 những người thừa kế của bà Trần Thị Tánh kháng cáo tòan bộ bản án sơ thẩm.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 79/2008/DS-PT ngày 13-3-2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận kháng cáo của những người thừa kế của bà Tánh, sửa án sơ thẩm số 20/2007/DS-ST ngày 02-10-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương như sau:
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia thừa kế đối với quyền sử dụng đất có diện tích 515m2 tọa lạc tại 20/8 ấp Bình Đường 2, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương của các ông Hồ Như Hải, bà Hồ Kim Yến, Lê Thị Lê (có các đồng thừa kế tố tụng gồm: ông Hồ Thanh Quang, Hồ Thị Thanh Lệ, Hồ Thị Thanh Hằng).
Dành quyền khởi kiện cho các nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế di sản khác của ông Hồ Thanh Xuân đối với bà Phạm Thị Hồng
Hủy quyết định của án sơ thẩm đối với phần kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Dĩ An thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà Trần Thị Tánh vào ngày 14-4-2000 (vào sổ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 61 QSDĐ/HTH.AB ngày 28-02-2000).
Quyết định của bản án sơ thẩm về chi phí đo đạc, xác minh, định giá không có kháng cáo, không bị kháng nghị tiếp tục phát sinh hiệu lực pháp luật.
Ngòai ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm anh Hồ Như Hải, chị Hồ Kim Yến, bà Hồ Thị Thanh Lệ khiếu nại.
Tại Quyết định số 36/2009/KN-DS ngày 12-02-2009 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lại với nhận định:
“Nhà đất tranh chấp do vợ chồng ông Xuân, bà Hồng tạo lập. Năm 1993 ông Xuân chết, bà Hồng và các con của ông bà quản lý, sử dụng. Do ông Hồ Thanh Quang (em ruột ông Xuân) lấn chiếm một phần đất, nên xảy ra tranh chấp. Tại quyết định số 320/QĐ-UB ngày 27-08-1994 của Ủy ban nhân dân huyện Thuận An (nay là huyện Dĩ An) buộc ông Quang phải trả lại đất cho bà Hồng. Ngày 28-02-2000 Ủy ban nhân dân huyện Dĩ An cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ bà Hồng. Ngày 28-02-2000 bà Hồng chuyển nhượng tòan bộ nhà, đất cho bà Tánh với giá 300.000.000 đồng, bà Tánh đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích 256,7m2. Sau đó, ông Quang tiếp tục khiếu nại, nên tại Quyết định giải quyết tranh chấp số 3776/QĐ.UB ngày 13-11-2000, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương một lần nữa công nhận ông Xuân, bà Hồng có quyền sử dụng 515m2 đất tranh chấp.
Như vậy, tuy đến thời điểm ông Xuân chết ông Xuân chưa kê khai đất, nhưng đất trên có nguồn gốc do vợ chồng ông Xuân đổi cho bà Điểu Thị Quẩn, sau khi đổi vợ chồng ông Xuân đã làm nhà ở ổn định và từ năm 1994 bằng Quyết định số 320/QĐ-UB ngày 27-8-1994, Ủy ban nhân dân huyện Dĩ An (cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương) đã công nhận ông Xuân, bà Hồng có quyền sử dụng diện tích đất này. Do đó, có căn cứ xác định nhà, đất và các tài sản do ông Xuân, bà Hồng tạo lập là tài sản chung của ông Xuân, bà Hồng. Ông Xuân chết không để lại di chúc, nên tài sản của ông Xuân phải được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tòa án cấp sơ thẩm xác định quyền sử dụng 1/2 diện tích đất đang tranh chấp là di sản thừa kế của ông Xuân để chia thừa kế, đồng thời xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Hồng với bà Tánh vô hiệu và giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu là đúng quy định của pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng: Đến thời điểm ông Xuân chết năm 1993, vợ chồng ông Xuân, bà Hồng chưa kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 28-02-2000 của Ủy ban nhân dân huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương chỉ do bà Hồng đứng tên và viện dẫn không đúng nội dung Quyết định số 3776/QĐ.UB ngày 13-11-2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương; từ đó xác định quyền sử dụng diện tích đất tranh chấp không phải là di sản thừa kế của ông Xuân để bác yêu cầu chia thừa kế của các đương sự là không đúng pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY:
Vợ chồng bà Phạm Thị Hồng và ông Hồ Thanh Xuân có 2 người con chung là anh Hồ Như Hải và chị Hồ Kim Yến. Năm 1993 ông Xuân chết không để lại di chúc, khi đó cha mẹ của ông Xuân là cụ Hồ Văn Lo và cụ Lê Thị Lê vẫn còn sống (cụ Lo chết năm 1998, cụ Lê chết năm 2004); cụ Lo còn chung sống với cụ Trần Thị Ren có 3 người con chung là bà Diễm, bà Nga và bà Hoa.
Về tài sản: Nguồn gốc diện tích 515m2 đất có tranh chấp (tại 20/8 ấp Bình Đường 2, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) của cụ LâmSol (mẹ của bà Điểu Thị Quẩn), sau khi cụ LâmSol chết, ngày 11/08/1985 bà Điểu Thị Quẩn viết giấy trao đổi diện tích đất này cho vợ chồng bà Hồng, ông Xuân. Sau khi đổi đất vợ chồng bà Hồng, ông Xuân xây dựng một căn nhà cấp 4 trên đất để cả gia đình ở, ngòai ra, khi ông Xuân còn sống thì ông Xuân, bà Hồng còn tạo lập được một số tài sản như ti vi, cassette, xe honda. Sau khi ông Xuân chết, bà Hồng và các con của ông bà quản lý, sử dụng tòan bộ các tài sản trên.
Do ông Hồ Thanh Quang (là em của ông Xuân) chiếm một phần đất của vợ chồng bà Hồng, nên phát sinh tranh chấp và bà Hồng đã khiếu nại đề nghị chính quyền địa phương giải quyết. Tại Quyết định số 320/QĐ-UB ngày 27/08/1994, Ủy ban nhân dân huyện Thuận An (nay là huyện Dĩ An) buộc ông Quang tháo dỡ nhà xây dựng trái phép, trả lại đất cho bà Hồng. Ông Hồ Thanh Quang khiếu nại, tại Quyết định số 3776/QĐ.UB ngày 13-11-2000 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã: “bác đơn của ông Hồ Thanh Quang về việc khiếu nại đòi quyền quản lý sử dụng đất, diện tích 515m2 tọa lạc tại xã An Bình, huyện Dĩ An” đồng thời xác định “diện tích đất trên do bà Điểu Thị Quẩn làm giấy trao đổi cho vợ chồng bà Phạm Thị Hồng từ ngày 11/08/1985 đến nay”.
Ngày 28-02-2000 Ủy ban nhân dân huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho “hộ bà Hồng”. Ngày 29-02-2000 bà Hồng thỏa thuận chuyển nhượng tòan bộ nhà, đất cho bà Trần Thị Tánh với giá 300.000.000 đồng, bà Tánh đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích 256,7m2đất. Như vậy, tuy đến thời điểm ông Xuân chết, vợ chồng ông Xuân chưa kê khai, nhưng đất trên có nguồn gốc do vợ chồng ông Xuân đổi cho bà Điểu Thị Quẩn từ năm 1985, sau khi đổi vợ chồng ông Xuân đã làm nhà ở ổn định; ngày 28-02-2000 Ủy ban nhân dân huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho “hộ bà Hồng”. Quá trình giải quyết vụ án thì bà Hồng và những người thừa kế của ông Xuân đều khẳng định quyền sử dụng đối với diện tích đất trên là của ông Xuân, bà Hồng; còn bà Hồng chỉ là đại diện hộ gia đình đứng tên kê khai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lời thừa nhận của các đương sự trên phù hợp với xác nhận của Ủy ban nhân tỉnh Bình Dương tại Quyết định số 3776/QĐ.UB ngày 13-11-2000. Lẽ ra, phải xác định tòan bộ diện tích đất trên là của ông Xuân, bà Hồng, do có yêu cầu chia thừa kế thì phải chia tài sản của ông Xuân theo quy định của pháp luật như Tòa án cấp sơ thẩm mới đúng. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng khi ông Xuân chết thì ông chưa đứng tên kê khai đất và bà Hồng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi ông Xuân chết, đồng thời viện dẫn không đúng mục 1.1 chương II Nghị quyết số 02/2004/HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định số 3776/QĐ.UB ngày 13-11-2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương để cho rằng ông Xuân không có quyền sử dụng đất, từ đó bác yêu cầu chia thừa kế của những người thừa kế của ông Xuân là không đúng. Hơn nữa, Tòa án cấp phúc thẩm xác định giữa ông Xuân với bà Hồng có một số tài sản chung là động sản nhưng không giải quyết trong cùng vụ án mà tách ra để giải quyết thành vụ án khác là không giải quyết triệt để vụ án.
Đối với hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa bà Hồng với bà Tánh: Lẽ ra, phải xác định là hợp đồng vô hiệu vì bà Hồng tự ý chuyển nhượng cả phần tài sản của ông Xuân mà không được sự đồng ý của những người thừa kế của ông Xuân, nên lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu là của cả bà Hồng và bà Tánh vì khi chuyển nhượng bà Tánh biết diện tích đất có tranh chấp, bà Hồng chỉ là đại diện hộ gia đình kê khai đứng tên để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi giải quyết vụ án bà Hồng vẫn chấp nhận chuyển nhượng cho bà Tánh 1/2 diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bà, còn phần của ông Xuân thì đề nghị chia thừa kế, trong khi đó bà Tánh đồng ý nhận chuyển nhượng 1/2 diện tích đất của bà Hồng và yêu cầu bà Hồng bồi thường giá trị 1/2 diện tích đất theo giá thị trường. Trong trường hợp này cần ghi nhận sự tự nguyện của bà Hồng và bà Tánh về việc thực hiện một phần hợp đồng đối với phần diện tích đất mà bà Hồng có quyền sử dụng, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm công nhận phần hợp đồng đối với phần đất bà Hồng có quyền sử dụng là không chính xác. Mặt khác, hợp đồng chuyển nhượng phần đất thuộc quyền sử dụng của ông Xuân giữa bà Hồng với bà Tánh là vô hiệu và cả bà Hồng với bà Tánh đều có lỗi, nhưng bà Tánh có lỗi nhiều hơn. Trong trường hợp này, Tòa án cấp sơ thẩm xác định lỗi hoàn toàn thuộc về bà Hồng, từ đó buộc bà Hồng bồi thường tòan bộ thiệt hại đối với phần hợp đồng bị hủy là chưa chính xác và đã có lợi cho bà Tánh. Tuy nhiên, sau khi xét xử sơ thẩm thì bà Hồng không kháng cáo và cũng không khiếu nại về vấn đề này, do đó khi xét xử lại vụ án thì không cần thiết phải xem xét về vấn đề nêu trên.
Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291; khoản 3 Điều 297 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH:
1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 79/2008/DS-PT ngày 13-3-2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh;
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.Lý do bản án phúc thẩm bị hủy:
Việc xác định di sản thừa kế và chia di sản thừa kế theo pháp luật như Tòa án cấp sơ thẩm là đúng; Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định quyền sử dụng đất đang tranh chấp không phải là di sản thừa kế để bác yêu cầu chia thừa kế của các đương sự là không đúng pháp luật.

5. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 02/2009/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN”

……..
Ngày 11 tháng 02 năm 2009, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “tranh chấp về thừa kế tài sản” giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đình Quả sinh năm 1932; trú tại: tổ 9, phường Vĩnh Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng; ủy quyền cho chị Nguyễn Thị Phương sinh năm 1968; trú tại 71C ấp Ánh Sáng, phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Cháu sinh năm 1934; trú tại 62 Thạch Hãn, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Chị Phạm Thị Cúc sinh năm 1961 (con gái của bà Cháu).
2. Anh Hồ Văn Phương sinh năm 1960 (chồng của chị Cúc)
Cùng trú tại 62 Thạch Hãn, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;
3. Ông Nguyễn Định Thự sinh năm 1947, trú tại thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế;
4. Bà Nguyễn Thị Thảo sinh năm 1936; trú tại 249 Nguyễn Trãi, Tây Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Ông Nguyễn Đình Thu sinh năm 1947, trú tại 172Parkway, Down, Rochester, NY 14608, Hoa Kỳ.

NHẬN THẤY:
Tại đơn khởi kiện ngày 01-01-2002, đơn đề nghị tiếp tục giải quyết vụ án ngày 05-10-2006 và các lời khai của nguyên đơn là ông Nguyễn Đình Quả thì:
Cụ Nguyễn Đình Vy và cụ Nguyễn Thị Tất có 05 người con chung là ông Nguyễn Đình Quả, bà Nguyễn Thị Cháu, ông Nguyễn Đình Thự, ông Nguyễn Đình Thu và bà Nguyễn Thị Thảo.
Năm 1966, ông và vợ ông là bà Lê Thị Bỉ có mua 01 căn nhà mái tôn, tường ván, diện tích 54m2 trên 300m2 đất của ông Vĩnh Yêm tại 26 đường Thạch Hãn, thành phố Huế (nay là 62 Thạch Hãn, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) để cha mẹ ông ở. Việc mua bán nhà đất ông để cha ông đứng tên là người mua.
Năm 1968, cha ông chết; ông và mẹ ông là cụ Nguyễn Thị Tất đồng ý cho em gái của ông là bà Nguyễn Thị Cháu dựng nhà ở tạm trên một phần đất, nhưng sau đó bà Cháu chiếm toàn bộ nhà đất nêu trên. Năm 1994, được sự ủy quyền của mẹ ông là cụ Tất, ông đã khởi kiện yêu cầu bà Cháu trả lại nhà đất và tại Quyết định số 67/QĐ ngày 29-10-1996, Tòa án nhân dân thành phố Huế đình chỉ giải quyết vụ án. Sau đó, ông tiếp tục có đơn khởi kiện cho rằng diện tích đất có tranh chấp tuy là của ông mua nhưng vợ chồng ông đã cho cha mẹ nên là tài sản của cha mẹ ông, ông yêu cầu chia thừa kế tài sản nêu trên, nhưng do em trai ông là ông Nguyễn Đình Thu đang ở nước ngoài nên Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Ngày 08-11-2006, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có thông báo tiếp tục giải quyết vụ án.
Bị đơn bà Nguyễn Thị Cháu thừa nhận, năm 1966 ông Nguyễn Đình Quả có mua nhà đất tại 26 Thạch Hãn của ông Vĩnh Yêm, để cha là cụ Nguyễn Đình Vy đứng tên; năm 1969, ông Quả đã bán lại nhà đất nêu trên cho bà với giá 30.000 đồng. Vì là anh em nên khi mua bán không làm giấy tờ, nhưng sau khi mua bà đã trực tiếp quản lý, sử dụng cho đến nay và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, do đó bà không chấp nhận yêu cầu của ông Quả mà đề nghị công nhận bà có quyền sử dụng đất. Ngoài ra, bà còn đề nghị nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu của ông Quả thì phải tính công sức duy trì, bảo quản tài sản cho bà.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Anh Hồ Văn Phương và chị Phạm Thị Cúc (là con gái và con rể bà Cháu) trình bày: Sau khi cha của anh, chị (là chồng bà Cháu) mất, bà Cháu bị bệnh không có người chăm sóc nên để có điều kiện chăm sóc cho mẹ, năm 2000 được bà Cháu đồng ý anh, chị đã xây dựng nhà mới trên một phần diện tích đất tại 62 Thạch Hãn; năm 2003 cải tạo, nâng cấp nhà. Quá trình xây dựng nhà do không được phép xây dựng nên Uỷ ban nhân dân phường Thuận Hòa xử phạt hành chính 02 lần, nhưng không bị buộc tháo dỡ nhà. Anh, chị có yêu cầu được ở lại diện tích đất nêu trên.
- Ông Nguyễn Đình Thự và bà Nguyễn Thị Thảo cho rằng nhà đất tại 62 Thạch Hãn là của ông Quả mua để cha mẹ ở nên là tài sản của cha mẹ các ông bà (là cụ Vy và cụ Tất) và đề nghị chia thừa kế; kỷ phần ông, bà được hưởng thì ông, bà nhường cho ông Quả.
- Ông Nguyễn Đình Thu (là em ông Quả, bà Cháu) nhường quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho ông Quả và bà Cháu.
Tại bản án sơ thẩm số 27/2007/DSST ngày 26-9-2007, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn ông Nguyễn Đình Quả.
2. Xác định ông Nguyễn Đình Vy chết năm 1968, bà Nguyễn Thị Tất chết năm 1995, không để lại di chúc. Di sản của vợ chồng ông Vy, bà Tất để lại gồm có một ngôi nhà tạm và quyền sử dụng đất là 401,9m2 tại 62 Thạch Hãn, phường Thuận Hòa, Huế (ngôi nhà tạm hiện tại không còn, nguyên đơn chỉ yêu cầu chia tài sản thừa kế là đất). Di sản này được chia thừa kế theo pháp luật.
3. Xác định hàng thừa kế thứ nhất của vợ chồng ông Vy, bà Tất gồm có: ông Nguyễn Đình Quả, bà Nguyễn Thị Cháu, ông Nguyễn Đình Thu, ông Nguyễn Đình Thự, bà Nguyễn Thị Thảo.
4. Trích 10% của khối di sản thừa kế cho bà Cháu về công sức duy trì, bảo quản di sản là 40,19m2, di sản thừa kế còn 361,71m2.
5. Kỷ phần thừa kế của ông Quả, bà Cháu, ông Thu, ông Thự, bà Thảo mỗi người được hưởng là 72,342m2.
- Công nhận việc ông Thự, bà Thảo tặng cho, nhường phần thừa kế của mình cho ông Quả.
- Công nhận việc ông Thu tặng cho, nhường phần thừa kế của mình, cụ thể cho ông Quả một nửa, cho bà Cháu một nửa.
Như vậy, tổng cộng phần thừa kế của bà Cháu được xác định là: 148,7m2, trị giá là 535.320.000 đồng, phần ông Quả được xác định là 253,2m2, trị giá là 911.520.000 đồng.
6. Về phân chia hiện vật và tạm giao quyền sử dụng đất cho các đương sự (có sơ đồ kèm theo).
- Chia cho bà Cháu lô đất ở phía bên phải (tính từ đường Thạch Hãn nhìn vào), chiều dài tiếp giáp với thửa đất số 14 là 17,5m, chiều dài tiếp giáp với phần đất ông Quả được chia là 17,5m, chiều rộng phía mặt tiền đường Thạch Hãn là 8,5m, chiều rộng phía sau tiếp giáp với phần đất ông Quả được chia là 8,5m, ký hiệu mảnh đất được tạm đánh số là 13-1, diện tích 148,7m2.
- Chia cho ông Nguyễn Đình Quả lô đất còn lại, bên trái tiếp giáp với lô đất bà Cháu vừa được chia, bên phải sát đường kiệt, chiều rộng phía đường Thạch Hãn là 8,5m, chiều rộng phía sau tiếp giáp với thửa đất số 21 là 16,9m, chiều dài tiếp giáp với thửa đất bà Cháu là 17,5m và tiếp giáp thửa đất số 14 là 4,9m, chiều dài tiếp giáp với đường kiệt là 24,9m, lô đất tạm đánh số là 13-2, diện tích là 253,2m2.
Các đương sự có nghĩa vụ làm thủ tục kê khai đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
7. Về thanh toán giá trị tài sản trên đất được chia:
- Ông Nguyễn Đình Quả phải thanh toán giá trị tài sản của bà Cháu trên phần đất ông Quả được chia là 63.204.700 đồng.
- Bà Nguyễn Thị Cháu phải thanh toán giá trị ngôi nhà của ông Phương, bà Cúc trên phần đất bà Cháu được chia là 173.051.000 đồng.
8. Về quyền lưu cư trên nhà cũ của các đương sự:
+ Bà Nguyễn Thị Cháu được quyền lưu cư ba tháng tại nhà cũ của mình kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật để tạo chỗ ở mới, hết thời hạn này bà Cháu phải có nghĩa vụ giao lại nhà đất cho ông Nguyễn Đình Quả.
+ Ông Hồ Văn Phương và bà Phạm Thị Cúc được quyền lưu cư tại nhà cũ của mình với thời hạn ba tháng kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật để tạo chỗ ở mới, hết thời hạn này ông Phương và bà Cúc phải giao lại nhà đất cho bà Nguyễn Thị Cháu.
Những người đang ở tại nhà đất số 62 Thạch Hãn, phường Thuận Hòa, thành phố Huế có trách nhiệm bảo quản, giữ nguyên hiện trạng di sản, khuôn viên nhà đất, các vật kiến trúc khác và cây lưu niên cho đến khi thi hành bản án.
9. Về chi phí định giá: Ông Quả đã nộp đủ và tự nguyện chịu toàn bộ, không yêu cầu bà Cháu phải thanh toán lại.
Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.
- Ngày 28-9-2007, bà Nguyễn Thị Cháu kháng cáo không đồng ý với Quyết định của bản án sơ thẩm, đề nghị bác yêu cầu chia thừa kế của ông Quả, công nhận bà có quyền sở hữu, sử dụng nhà đất tại 62 Thạch Hãn, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 50/2008/DSPT ngày 18-01-2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn ông Nguyễn Đình Quả.
2. Xác định ông Nguyễn Đình Vy chết năm 1968, bà Nguyễn Thị Tất chết năm 1995, không để lại di chúc. Di sản của vợ chồng ông Vy, bà Tất để lại gồm có một ngôi nhà tạm và quyền sử dụng đất là 401,9m2 tại 62 Thạch Hãn, phường Thuận Hòa, Huế (ngôi nhà tạm hiện tại không còn, nguyên đơn chỉ yêu cầu chia tài sản thừa kế là đất). Di sản này được chia thừa kế theo pháp luật.
3. Xác định hàng thừa kế thứ nhất của vợ chồng ông Vy, bà Tất gồm có: ông Nguyễn Đình Quả, bà Nguyễn Thị Cháu, ông Nguyễn Đình Thu, ông Nguyễn Đình Thự, bà Nguyễn Thị Thảo.
4. Trích 10% của khối di sản thừa kế cho bà Cháu về công sức duy trì, bảo quản di sản là 40,19m2, di sản thừa kế còn 361,71m2.
5. Kỷ phần thừa kế của ông Quả, bà Cháu, ông Thu, ông Thự, bà Thảo mỗi người được hưởng là 72,342m2.
- Công nhận việc ông Thự, bà Thảo tặng cho, nhường phần thừa kế của mình cho ông Quả.
- Công nhận việc ông Thu tặng cho, nhường phần thừa kế của mình, cụ thể cho ông Quả một nửa, cho bà Cháu một nửa.
Như vậy, tổng cộng phần thừa kế của bà Cháu được xác định là: 148,7m2, trị giá là 535.320.000 đồng, phần ông Quả được xác định là 253,2m2, trị giá là 911.520.000 đồng.
6. Về phân chia hiện vật và tạm giao quyền sử dụng đất cho các đương sự (có sơ đồ kèm theo).
- Chia cho bà Cháu lô đất ở phía bên phải (tính từ đường Thạch Hãn nhìn vào), chiều dài tiếp giáp với thửa đất số 14 là 17,5m, chiều dài tiếp giáp với phần đất ông Quả được chia là 17,5m, chiều rộng phía mặt tiền đường Thạch Hãn là 8,5m, chiều rộng phía sau tiếp giáp với phần đất ông Quả được chia là 8,5m, ký hiệu mảnh đất được tạm đánh số là 13-1, diện tích 148,7m2.
- Chia cho ông Nguyễn Đình Quả lô đất còn lại, bên trái tiếp giáp với lô đất bà Cháu vừa được chia, bên phải sát đường kiệt, chiều rộng phía đường Thạch Hãn là 8,5m, chiều rộng phía sau tiếp giáp với thửa đất số 21 là 16,9m, chiều dài tiếp giáp với thửa đất bà Cháu là 17,5m và tiếp giáp thửa đất số 14 là 4,9m, chiều dài tiếp giáp với đường kiệt là 24,9m, lô đất tạm đánh số là 13-2, diện tích là 253,2m2.
Các đương sự có nghĩa vụ làm thủ tục kê khai đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
7. Về thanh toán giá trị tài sản trên đất được chia:
- Ông Nguyễn Đình Quả phải thanh toán giá trị tài sản của bà Cháu trên phần đất ông Quả được chia là 63.204.700 đồng.
Không buộc bà Nguyễn Thị Cháu phải thanh toán giá trị ngôi nhà của ông Phương, bà Cúc trên phần đất bà Cháu được chia là 173.051.000 đồng.
8. Về quyền lưu cư trên nhà cũ của các đương sự:
+ Bà Nguyễn Thị Cháu được quyền lưu cư 3 tháng tại nhà cũ của mình kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật để tạo chỗ ở mới, hết thời hạn này bà Cháu phải có nghĩa vụ giao lại nhà đất cho ông Nguyễn Đình Quả.
+ Ông Hồ Văn Phương và bà Phạm Thị Cúc được quyền lưu cư tại nhà cũ của mình theo sự đồng ý của bà Cháu.
Những người đang ở tại nhà đất số 62 Thạch Hãn, phường Thuận Hòa, thành phố Huế có trách nhiệm bảo quản, giữ nguyên hiện trạng di sản, khuôn viên nhà đất, các vật kiến trúc khác và cây lưu niên cho đến khi thi hành bản án.
9. Về chi phí định giá: Ông Quả đã nộp đủ và tự nguyện chịu toàn bộ, không yêu cầu bà Cháu phải thanh toán lại.
Ngoài ra Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Cháu có đơn khiếu nại với nội dung: Năm 1966, vợ chồng ông Quả mua một thửa đất tại 26 Thạch Hãn (nay là số 62) của ông Vĩnh Yêm và nhờ cha là cụ Nguyễn Đình Vy đứng tên. Sau đó, vợ chồng ông Quả đã chuyển nhượng lại nhà đất nêu trên cho bà với giá 30.000 đồng; vợ chồng bà đã ở ổn định và làm đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước từ năm 1969 đến nay. Mặt khác, khi chuyển nhượng đất cho cụ Vy thì ông Vĩnh Yêm cũng không có giấy tờ chứng minh đất là của ông Yêm; khi còn sống, cụ Tất cũng không kê khai về đất. Tài sản, vật kiến trúc gắn liền với đất của cụ Tất cũng không còn nên nhà đất hiện đang tranh chấp không phải là di sản của cụ Vy và cụ Tất, nhưng Tòa án lại xác định là tài sản của cụ Vy, cụ Tất để chia là không đúng pháp luật.
Ngày 25-11-2008, ông Thự có đơn cho rằng ông Quả đã bán lại nhà đất cho bà Cháu với giá 30.000 đồng để bà Cháu có điều kiện lo hương khói cho cha và chăm mẹ. Năm 2005, ông Quả có nêu mảnh vườn đứng tên cha nên ông Quả có thể yêu cầu chia thừa kế mỗi người một phần...vì tin lời ông Quả nên ông đã ký giấy yêu cầu chia thừa kế và nhường kỷ phần cho ông Quả. Nay ông xác nhận lại là nhà đất 62 Thạch Hãn không phải là di sản thừa kế của cha mẹ ông, mà là của ông Quả và ông Quả đã bán lại cho bà Cháu nên bà Cháu có quyền sở hữu, sử dụng.
Tại Quyết định số 168/QĐ/KNGĐT-V5 ngày 27-11-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 27/2007/DSST ngày 26-9-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật; với nhận định:
...Ông Nguyễn Đình Quả cho rằng ông bỏ tiền ra mua cho cha mẹ ở và đứng tên người mua nhà là cha ông nên nhà đất này là di sản của cha mẹ ông; song ông Quả không xuất trình được nguồn gốc nhà đất, cũng không có bất cứ tài liệu giấy tờ có giá trị pháp lý về nhà đất này là của bố mẹ ông chết để lại (Giấy tờ mua bán giữa ông Nguyễn Đình Vy với ông Vĩnh Yêm ghi ngày 31-10-1966 chỉ là bản phô tô). Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án tất cả các đương sự trong vụ án đều thừa nhận: Năm 1966, vợ chồng ông Nguyễn Đình Quả, bà Lê Thị Bỉ có bỏ tiền ra mua của ông Vĩnh Yêm một nhà tạm (nhà tranh, vách tre) và đất tọa lạc tại 26 Thạch Hãn, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế (số mới hiện nay là số 62 Thạch Hãn) đứng tên người mua là ông Nguyễn Đình Vy (cha đẻ) để cho cha mẹ ở. Chính ông Nguyễn Đình Quả ngày 04-5-1994 đã có đơn khởi kiện với nội dung: Năm 1966 ông và vợ là Lê Thị Bỉ có mua ngôi nhà tại 26 Thạch Hãn cho cha mẹ ở. Năm 1968, em gái ông là Nguyễn Thị Cháu nhà bị hư hỏng; do đó vợ chồng ông cho gia đình bà Cháu vào ở nhờ nên ông yêu cầu bà Cháu trả lại nhà đất trên cho vợ chồng ông; sau đó tại phiên tòa sơ thẩm, ông Quả xin thay đổi yêu cầu khởi kiện, ông chỉ yêu cầu bà Cháu trả cho ông một phần đất, còn đối với ngôi nhà nay không còn nữa thì ông không tranh chấp; tại bản án dân sự sơ thẩm số 7 ngày 27-3-1995 của Tòa án nhân dân thành phố Huế, với nhận định: Theo quy định của pháp luật thì ông Quả có quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện, nhưng ông Quả không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên việc tranh chấp này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, để quyết định bác đơn khởi kiện của ông Nguyễn Đình Quả.
Như vậy, có cơ sở xác định: Năm 1966 vợ chồng ông Nguyễn Đình Quả, bà Lê Thị Bỉ có mua nhà đất trên của ông Vĩnh Yêm để cho cha mẹ ở là của vợ chồng ông Quả, bà Bỉ chứ không phải là của vợ chồng ông Vy, bà Tất; nhưng từ khi mua đến nay không kê khai đăng ký, không làm nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Trên thực tế từ năm 1968 đến nay nhà không còn, ông Quả cũng như cha mẹ ông Quả không ai ở trên đất này; bà Nguyễn Thị Cháu đã làm nhà, sau đó xây nhà kiên cố ở ổn định trên đất đến nay 40 năm (từ năm 1968) và đã kê khai đăng ký, đóng thuế đất cho Nhà nước từ năm 1984 đến nay. Nay, ông Quả lại khởi kiện cho rằng nhà đất trên là di sản của cha mẹ ông chết để lại; song ông Quả không xuất trình được nguồn gốc nhà đất, cũng như không có bất cứ tài liệu giấy tờ có giá trị pháp lý về nhà đất này là của cha mẹ ông chết để lại, hoặc của ông. Tòa án hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm chỉ căn cứ và giấy tờ phô tô có nội dung: Ông Vĩnh Yêm có bán cho ông Nguyễn Đình Vy một nhà tôn bề ngang 6 thước, bề dài 9 thước trên khuôn viên đất bề ngang 20 thước, bề sâu 15 thước với số bạc bẩy chục ngàn đồng (70.000$ 00), lập ngày 31-10-1966, người mua là ông Nguyễn Đình Vy, người bán là ông Vĩnh Yêm ký, để cho rằng đất đang tranh chấp là do vợ chồng ông Nguyễn Đình Quả, bà Lê Thị Bỉ mua của ông Vĩnh Yêm để cho cha mẹ ở nhưng việc mua bán đứng tên ông Nguyễn Đình Vy nên xác định đây là di sản của ông Nguyễn Đình Vy và bà Nguyễn Thị Tất để chia thừa kế là không có căn cứ pháp lý. Lẽ ra, Tòa án phải căn cứ vào tiểu mục 1. 4 mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để bác yêu cầu của nguyên đơn mới đúng.

XÉT THẤY:

Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì trong quá trình giải quyết vụ án các đương sự đều thừa nhận nguồn gốc diện tích đất đang có tranh chấp tại 62 Thạch Hãn, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế là do ông Nguyễn Văn Quả và bà Lê Thị Bỉ mua của ông Vĩnh Yêm vào năm 1966 cho cha mẹ là cụ Nguyễn Đình Vy và cụ Lê Thị Tất ở và người đứng tên trên giấy mua bán là cụ Vy. Sau khi cụ Vy chết (năm 1968) thì bà Nguyễn Thị Cháu là người quản lý, sử dụng, sau đó kê khai đăng ký, làm các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Quá trình quản lý, sử dụng do căn nhà cũ bị hư hỏng nên bà Cháu đã xây dựng lại nhà mới để ở cho đến nay. Ngoài ra, bà Cháu còn đồng ý để con của bà là vợ chồng chị Cúc xây cất nhà ở.
Ông Quả cho rằng ông bỏ tiền ra mua cho cha mẹ ở và cha ông là người đứng tên mua, đồng thời xuất trình giấy mua bán nhà đất (bản phô tô) lập ngày 31-10-1966, có nội dung “Tôi Vĩnh Yêm có bán cho ông Nguyễn Đình Vy một nhà tôn bề ngang 6 thước, bề dài 9 thước trên khuôn viên đất bề ngang 20 thước, bề sâu 15 thước với số bạc bẩy chục ngàn đồng (70.000$00)”. Như vậy, tuy cụ Vy là người đứng tên nhận chuyển nhượng, nhưng thực tế nhà đất nêu trên là do ông Quả mua và chỉ để cha mẹ của ông ở, nên không phải là ông Quả đã tặng cho 2 cụ nhà đất nêu trên. Vì vậy, nhà đất nêu trên cụ Vy và cụ Tất không có quyền sở hữu, sử dụng và không phải là di sản của 2 cụ. Trong khi đó, bà Cháu cho rằng thực tế vợ chồng ông Quả là người nhận chuyển nhượng nhà đất, sau đó năm 1969 ông Quả đã chuyển nhượng lại cho bà với giá 30.000 đồng. Sau khi nhận chuyển nhượng bà đã trực tiếp quản lý, sử dụng nên nhà đất nêu trên là của bà. Như vậy, tranh chấp giữa ông Quả với bà Cháu là tranh chấp về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định nhà đất là của vợ chồng cụ Vy và xác định là tranh chấp về thừa kế tài sản là không đúng
Ngoài ra, quá trình giải quyết vụ án ông Quả cho rằng ông là người chuyển nhượng nhà đất của ông Vĩnh Yêm, nhưng đến thời điểm tranh chấp thì nhà không còn, các đương sự chỉ tranh chấp về đất, trong khi ông Quả không có chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của diện tích đất mà ông Vĩnh Yêm chuyển nhượng cho ông Quả có thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của ông Vĩnh Yêm hay không (lấy lời khai của ông Vĩnh Yêm hoặc người nhà của ông Vĩnh Yêm nếu ông Vĩnh Yêm đã chết). Đồng thời phải xác minh làm rõ về quá trình quản lý, sử dụng đất trong quá trình thực hiện chính sách quản lý đất đai của Nhà nước qua các thời kỳ thì mới đủ căn cứ giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ về các vấn đề nêu trên, nhưng đã giải quyết vụ án là chưa đủ căn cứ.
Mặt khác, bà Cháu cho rằng năm 1969 ông Quả đã chuyển nhượng lại nhà đất nêu trên cho bà với giá 30.000 đồng, vì là anh em nên không làm giấy tờ, việc chuyển nhượng có nhiều nhân chứng biết. Lời khai của bà Cháu phù hợp với đơn ngày 25-11-2008 của ông Thự (là anh em của ông Quả và bà Cháu), phù hợp với biên bản giải quyết tranh chấp lập ngày 20-11-1993 tại Uỷ ban nhân dân phường Thuận Hòa, thành phố Huế (do bà Cháu xuất trình khi khiếu nại).
Tại biên bản nêu trên có nội dung ông Quả thừa nhận “vợ chồng ông có nhận của bà Cháu 30.000 đồng năm 1969 khi bà Cháu làm nhà là do yêu cầu của bà Cháu, nếu không nhận tiền thì bà Cháu không làm nhà”. Đây là tài liệu mới không có trong hồ sơ vụ án và chưa được thẩm tra, xác định. Do đó, cần phải được xác minh, thẩm định lại tài liệu này, đồng thời xác minh làm rõ có hay không việc ông Quả đã nhận 30.000 đồng của bà Cháu từ năm 1969. Nếu qua xác minh mà xác định được ông Quả có nhận tiền của bà Cháu thì phải xác định ông Quả đã chuyển nhượng nhà đất cho bà Cháu và bà Cháu đã trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất trên từ năm 1969 đến nay thì phải bác yêu cầu của ông Quả và công nhận bà Cháu có quyền sử dụng diện tích đất nêu trên.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 27/2007/DSST ngày 26-9-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự;

QUYẾT ĐỊNH:
1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 50/2008/DSPT ngày 18-01-2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và bản án dân sự sơ thẩm số 27/2007/DSST ngày 26-9-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xét xử vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Đình Quả với bị đơn là bà Nguyễn Thị Cháu; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị Phạm Thị Cúc, anh Hồ Văn Phương, ông Nguyễn Đình Thự, ông Nguyễn Đình Thu và bà Nguyễn Thị Thảo
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật. Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Đây là vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản, nhưng Tòa án các cấp lại xác định là vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản dẫn đến giải quyết sai vụ án.


6. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 40/2008/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN”

……..
Ngày 22 tháng 12 năm 2008, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “tranh chấp về thừa kế” giữa:
Nguyên đơn: Ông Triệu Văn Cu, sinh năm 1927; trú tại: nhà số 15 đường Thống Nhất, khóm 1, phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Bị đơn: Ông Triệu Văn Tỷ, (tức Thành) sinh năm 1936; trú tại: Nhà số 138 đường Thống Nhất, khóm 1, phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Triệu Sên Liếm sinh năm 1956; trú tại: Nhà số 36 khóm 1, ấp Nhân Dân A, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
2. Ông Triệu Văn Năm (tức Cuội) sinh năm 1951; định cư tại Mỹ (địa chỉ: số 3035 Abelia CT, SanJose, Clifornia 95121 USA).
3. Chị Huỳnh Thị Hoa sinh năm 1975; trú tại: nhà số 43 đường Hoàng Văn Thụ, phường 3, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
4. Chị Huỳnh Kim Phượng sinh năm 1979 và chị Huỳnh Thị Kim Hương sinh năm 1973; đều trú tại: ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
5. Anh Huỳnh Văn Hột sinh năm 1974; trú tại: phường 2, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
6. Anh Huỳnh Văn Thến (tức Phến) sinh năm 1970; trú tại: Nhà số 61 Hồ Thị Kỷ, khóm 2, phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
(Chị Phượng, chị Hương, anh Hột, anh Thến ủy quyền cho chị Hoa đại diện tham gia tố tụng theo văn bản ủy quyền ngày 01-3-2005).
NHẬN THẤY:
Cụ Triệu Văn Xướng (chết ngày 14-12-1996) và cụ Lâm Thị Hai (chết 27-5-1993) có 5 người con là ông Triệu Văn Cu, ông Triệu Văn Tỷ (tức Thành), ông Triệu Văn Năm (định cư ở Mỹ), ông Triệu Sên Liếm, bà Triệu Kim Thanh (chết năm 1987, có chồng là ông Huỳnh Văn Á và 05 người con là các anh, chị Huỳnh Thị Hoa, Huỳnh Thị Kim Hương, Huỳnh Kim Phượng, Huỳnh Văn Hột, Huỳnh Văn Thến).
Tại đơn khởi kiện ngày 04-03-2004 và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Triệu Văn Cu trình bày: Cha mẹ ông mất để lại căn nhà và đất ở số 138 đường Thống Nhất, khóm 1, phường 5, thị xã Bạc Liêu. Nguồn gốc nhà đất: năm 1957, cụ Lâm Thị Hai đứng tên mua của cụ Thái Thị Phấn, lô đất này có chiều ngang mặt tiền là 9m, chiều ngang phía sau khoảng 8 m (không nhớ cụ thể); chiều dài 17m; sau khi mua đất, cụ Xướng, cụ Hai đã cất nhà, mái lợp ngói để làm nơi đậu đỗ xe, sửa chữa xe (có lúc khai là các cụ ở đây một thời gian). Vì nhà của ông Tỷ bị pháo kích năm 1968, nên hai cụ đã sửa chữa lại căn nhà nêu trên cho ông Tỷ ở tạm.
Do căn nhà của vợ chồng ông đang ở tại số 15 đường Thống Nhất, khóm 1, phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nằm trong quy hoạch, chuẩn bị giải tỏa, nên cụ Hai đã nói với ông Tỷ để cho ông được cất nhà ở trên một phần đất của hai cụ đã lập di chúc phân chia đất này cho ông Tỷ, ông Liếm và ông, mỗi người được hưởng 3m chiều rộng, chiều dài đến hết lô đất. Sau đó, ông Tỷ tự ý tháo dỡ nhà cũ của hai cụ và xây dựng lại nhà kiên cố như hiện nay. Khi ông Tỷ dỡ nhà cũ, cất nhà mới, ông đã ngăn cản và báo với chính quyền địa phương.
Nay, ông yêu cầu chia thừa kế tài sản theo di chúc của cụ Xướng, cụ Hai để lại, để ông có đất làm nhà ở.
Bị đơn là ông Triệu Văn Tỷ trình bày: Năm 1957, hai cụ đã mua diện tích đất nêu trên cho ông ở riêng; còn các cụ ở nơi khác. Năm 1963, ông trúng số có được số tiền lớn và đưa cho cụ Hai (có lời khai là 70.000), nên hai cụ đã cho ông luôn lô đất này. Ông đã cất nhà lợp lá để ở và sửa chữa nhà nhiều lần; năm 1993 ông xây dựng lại kiên cố như hiện nay. Các cụ cho ông đất tuy không lập giấy tờ nhưng anh em trong gia đình biết. Ông đã sử dụng nhà đất từ đó đến nat, đóng thuế cho Nhà nước. Khi còn sống, cụ Xướng, cụ Hai không ở tại nhà đất này, mà ở với ông Triệu Sên Liếm.Các cụ chết, không để lại di chúc (có lúc khai là ông Cu đã ép buộc hai cụ lập di chúc chia nhà này làm 3 phần cho ông Cu, ông Liếm và ông). Ông không thừa nhận Tờ di chúc nêu trên; năm 1993, cụ Xướng đã có đơn rút lại tờ di chúc đó.
Như vậy, đất ông đang sử dụng là do các cụ cho ông từ lâu, còn nhà do ông xây cất; nhà đất này không phải là tài sản thừa kế, nên ông không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của nguyên đơn.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
Ông Triện Sên Liếm trình bày: cha mẹ ông (cụ Xướng và cụ Hai) có phần đất rẫy tại xã Hợp Thành, thị xã Bạc Liêu và nhà đất tại số 138 đường Thống Nhất, khóm 1, phường 5, thị xã Bạc Liêu theo di chúc và phần đất rẫy tại xã Hợp Thành hiện do ông Cu quản lý (ông Liếm không nộp tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu chia thừa kế phần đất rẫy tại xã Hợp Thành).
Chị Huỳnh Thị Hòa (đồng thời đại diện cho chi Hương, chi Phượng, anh Thến, anh Hột) yêu cầu chia thừa kế nhà đất đang tranh chấp theo pháp luật.
Ông Triệu Văn Năm (đang định cư tại Mỹ) không yêu cầu chia thừa kế tài sản đang tranh chấp và xin được xét xử vắng mặt.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DSST ngày 18-5-2005, Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu quyết định:
Căn cứ Điều 136 Luật đất đai; Điều 12,13,17,22,24 Pháp lệnh thừa kế; Điều 7, Điều 11 Nghị Định 70/CP của Chính phủ về án phí. Tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu xin chia thừa kế của ông Triệu Văn Cu.
Buộc ông Triệu Văn Tỷ (Thành) có trách nhiệm thanh toán cho ông Triệu Văn Cu 15.264.000 đồng (mười lăm triệu hai trăm sáu mươi bốn ngàn đồng).
Buộc ông Triệu Văn Tỷ có trách nhiệm thanh toán cho ông Triệu Sên Liếm 15.264.000 đồng (mười lăm triệu hai trăm sáu mươi bốn ngàn đồng).
Ông Triệu Văn Tỷ được quyền tiếp tục quản lý sử dụng 114,48m2 đất và có trách nhiệm đăng ký kê khai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Bác yêu cầu đơn xin chia thừa kế theo pháp luật của chị Huỳnh Thị Hoa, Huỳnh Thị Kim Hương, Huỳnh Kim Phượng và anh Huỳnh Kim Hột, anh Huỳnh Văn Thến.
Chi phí do đất định giá 400.000 đồng ông Triệu Văn Cu đã dự nộp. Buộc ông Triệu Văn Tỷ phải hoàn lại cho ông Triệu Văn Cu 200.000 đồng. Buộc ông Triệu Sên Liếm hoàn lại cho ông Triệu Văn Cu 100.000 đồng.
3. Áp dụng Thông tư liên tịch số 01 ngày 19-6-1997 trong giai đoạn thi hành án (THA). Kể từ ngày có đơn yêu cầu THA của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải THA còn phải chịu tiền lãi của số tiền còn phải THA theo mức lãi xuất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí.
Ngày 01-6-2005, ông Triệu Văn Cu và ông Triệu Sên Liếm kháng cáo và cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận đơn xin rút lại di chúc đề ngày 17-5-1994 (do ông Tỷ xuất trình) là không đúng; ông Cu yêu cầu chia thừa kế bằng đất vì ông Liếm cũng đồng ý nhượng lại cho ông Cu cất nhà vì nhà của ông Cu thuộc diện giải tỏa.
Ngày 01-6-2005, ông Triệu Văn Tỷ kháng cáo và cho rằng ông đã ở trên phần đất này từ năm 1963, đã đăng ký kê khai và sửa chữa nhà nhiều lần; ông Cu sống chung với cụ Hai và đã ép cụ Hai lập di chúc ngày 08-02-1993; sau đó cụ Xướng đã có đơn xin rút lại Tờ di chúc này, giao nhà đất cho ông nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn phân chia thừa kế phần của cụ Hai là không đúng; yêu cầu được hưởng toàn bộ nhà đất.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 432/2005/DSPT ngày 10-11-2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
Chấp nhận kháng cáo của ông Triệu Văn Cu và Triệu Sên Liếm; không chấp nhận kháng cáo của ông Triệu Văn Tỷ.
- Áp dụng Điều 136 luật đất đai, Điều 738 và khoản 2 Điều 739 Bộ luật dân sự và Điều 7, Điều 11 Nghị định 70/CP của Chính phủ.
- Chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của ông Triệu Văn Cu và ông Triệu Sên Liếm.
Xử:
1. Giao cho ông Triệu Văn Tỷ (Thành) tiếp tục quản lý, sử dụng 127,89m2 đất tại số nhà 138 đường Thống Nhất, khóm 1, phường 5, thị xã Bạc Liêu, ông Tỷ có trách nhiệm kê khai, đăng ký để ủy ban nhân dân xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhà ở theo thẩm quyền.
2. Buộc ông Triệu Văn Tỷ (Thành) phải có trách nhiệm trả lại giá trị phần đất được chia cho ông Triệu Văn Cu là 34.104.000 đồng; trà lại giá trị phần đất được phân chia cho ông Triệu Sên Liếm là 34.104.000 đồng.
3. Cho phí đo đạc 400.000 đồng, ông Triệu Văn Cu phải chịu 134.000 đồng, ông Triệu Văn Cu đã nộp 400.000 đồng để thanh toán, buộc ông Triệu Văn Tỷ phải nộp lại 134.000 đồng, ông Triệu Sên Liếm phải nộp 134.000 đồng để hoàn lại cho ông Triệu Văn Cu.
Chi phí giám định 150.000 đồng ông Triệu Văn Cu phải chịu (ông Cu đã thanh toán xong).
4. Áp dụng Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 kể từ khi có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong các khoản tiền hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi trên số tiền chậm trả theo mức lãi xuất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian phải thi hành án.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Triệu Văn Cu, ông Triệu Sên Liếm có đơn khiếu nại cho rằng nhà đất của ông Cu thuộc diện giải tỏa, còn ông Liếm ở nhờ bên vợ, chưa có chỗ ở ổn định; nhưng Tòa án cấp phúc thẩm không chia thừa kế bằng hiện vật cho các ông là không đúng; mặt khác, giá đất ở được ghi trong bản án phúc thẩm không phù hợp với thực tế.
Tại quyết định số 275/2008/KN-DS ngày 03-10-2008, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm sốn 02/2005/DSST ngày 18-5-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật, với nhận định:
“…Diện tích đất 127,89 m2 (đã trừ lộ giới quy hoạch) tại số 138 đường Thống Nhất, khóm 1, phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu là tài sản của cụ Triệu Văn Xướng và cụ Lâm Thị Hai. Ngày 08-02-1993, cụ Hai và cụ Xướng lập “Tờ di chúc” chỉ định 3 người con là ông Triệu Sên Liếm, ông Triệu Văn Cu và ông Triệu Văn Thành (tức Tỷ) được thừa kế lô đất nêu trên (chiều ngang phía trước 9m, hậu 8,86m; chiều dài 16,42m và 17,32m) mỗi người một phần đất (có Sơ đồ đất phân chia thổ cư đính kèm); tại di chúc này ghi rõ: “Khi hai vợ chồng tôi qua đời, các con tôi được quyền thực hiện việc sang tên quyền sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước” (Tờ di chúc này có chữ ký của cụ Xướng, dấu điểm chỉ của cụ Hai, chữ ký của nhân chứng và xác nhận của Trưởng ban nhân dan khu 1 là ông Hứa Phương Tòng). Ngày 19-3-1993, cụ Hai và cụ Xướng lại có “Đơn yêu cầu thuận phân nhà đất” (gởi UBND thị xã Bạc Liêu) lại xác nhận là hai cụ đã lập di chúc nêu trên và yêu cầu UBND thị xã Bạc Liêu ra quyết định buộc ông Tỷ “ngưng việc xây cất trái phép” và chấp nhận sự thuận phân của hai cụ cho mỗi người con 1/3 diện tích nhà đất theo sơ đồ của Tờ di chúc nêu trên. Ngày 27-5-1993 cụ Hai chết và cụ Xướng chết ngày 14-12-1996; do đó, có cơ sở xác định diện tích đất nêu trên là tài sản được chia thừa kế theo di chúc của hai cụ.
Xét diện tích đất các cụ để lại đo thực tế có hướng Bắc giáp đường Thống Nhất là 8,95m, hướng Nam giáp nhà ông Phan Ký Thia là 8,8m; chiều dài hướng Đông là 15,2m; hướng Tây là 15,15m, đủ điều kiện chia thừa kế bằng hiện vật (đất) cho mỗi người thừa kế. Ông Liếm và ông Cu đều có yêu cầu được chia thừa kế hiện vật. Ông Tỷ đã xây cất nhà mái tole trái phép tại đất này (cụ Xướng, cụ Hai đã có đơn đề nghị ngăn chặn việc xây cất trái phép); Tòa án cấp phúc thẩm giao toàn bộ diện tích đất (127,89m2 ) cho ông Tỷ quản lý, sử dụng; còn ông Liếm, ông Cu chỉ được hưởng thừa kế bằng giá trị là không đúng quy định của pháp luật.
Mặt khác, ngày 02-3-2005 Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu tổ chức định giá nhà đất, nhưng mới chỉ định giá nhà, chưa xác định giá quyền sử dụng đất theo thời giá. Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá đất 800.000 đồng/m2 nhưng chưa xác định rõ giá đất này có phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thị trường tại đại phương hay không, mà đã quyết định giao ông Tỷ tiếp tục quản lý, sử dụng 127,89m2 đất và trả giá trị quyền sử dụng đất mà ông Liếm và ông Cu được hưởng, mỗi phần 34.104.000 đồng là thiếu căn cứ”.
Tại phiên tòa giám đốc thaame, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY:
Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, có cơ sở xác định diện tích đất 127,89m2 (đã trừ lộ giới quy hoạch) tại số 138 đường Thống Nhất, khóm 1, phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu do vợ chồng cụ Triệu Văn Xướng, cụ Lâm Thị Hai tạo lập. Ngày 08-02-1993, cụ Hai đã lập “Tờ di chúc” có nội dung chia cho ba người con là ông Triệu Sên Liếm, ông Triệu Văn Cu và ông Triệu Văn Tỷ, mỗi người được thừa kế 1/3 lô đất nêu trên (có sơ đồ phân chia thổ cư đính kèm). Ngày 19-3-1993, cụ Hai và cụ Xướng lại có “Đơn yêu cầu thuận phân nhà đất” yêu cầu Ủy ban nhân dân thị xã Bạc Liêu buộc ông Tỷ “ngưng việc xây cất trái phép” và chấp nhận sự chấp nhận sự thuận phân của hai cụ cho mỗi người 1/3 diện tích nhà đất theo sơ đồ của Tờ di chúc nêu trên. Tuy trong quá trình tố tụng, ông Tỷ xuất trình Đơn (đề tên cụ Xướng) ngày 17-5-1994 xin rút lại di chúc nêu trên và giao lô đất thuộc căn nhà số 138 đường Thống Nhất, khóm 1, phường 5, thị xã Bạc Liêu cho ông Tỷ toàn quyền sử dụng; nhưng ông Nguyễn Đắc Thắng và ông Lâm Quốc Việt (là những người đã ký xác nhận tại tờ đơn rút lại di chúc) đều không khẳng định cụ Xướng đã ký tại tờ rút lại di chúc trước mặt ông Thắng, ông Việt; mặt khác, theo “Bản kết luận giám định” số 63/GĐ-2005 ngày 29-9-2005 của Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bạc Liêu thì “Qua nghiên cứu chữ ký của Triệu Văn Xướng trên các tài liệu d Tìa án nhân dân tỉnh cung cấp mẫu so sánh thấy không đủ yếu tố để kết luận truy nguyên đồng nhất”. Tòa án cấp sơ thấm đã chấp nhận tờ đơn xin rút lại Tờ di chúc (phần tài sản của cụ Xướng), là không đúng; Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận Tờ di chúc của cụ Xướng và cụ Hai ngày 08-02-1993 và không chấp nhận đươn xin rút lại di chúc nêu trên, để chia tài săn thừa kế của hai cụ theo di chúc cho ông Cu, ông Tỷ và ông Liếm, là đúng pháp luật.
Tuy nhiên, diện tích đất do các cụ để lại có chiều rộng 8,95m (hướng Bắc giáp đường Thống Nhất); chiều rộng phía sau là 8,8m (hướng Nam giáp nhà ông Phan Ký Thia); chiều dài hướng Đông là 15,2m, hướng Tây là 15,15m, là đủ điều kiện chia thừa kế bằng hiện vật (đất) cho mỗi người thừa kế; trong khi đó, ông Liếm và ông Cu đều có yêu cầu được chia thừa kế hiện vật. Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Cu và ông Liếm có đơn kháng cáo và yêu cầu chia thừa kế bằng hiện vật (đất) cho ông Cu, để ông Cu có đất làm nhà ở vì nhà ông Cu đang ở bị quy hoạch, giải tỏa; ông Cu có gửi cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh “Trích lục bản đồ” (bản sao) thửa đất của ông Cu đang sử dụng bị quy hoạch lộ giới 39,60 m2 và “Đơn xin xác nhận” của ông Cu ngày 19-8-2005 (bản sao) có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường 5, thị xã Bạc Liêu nằm trong quy hoạch, giải tỏa. Tòa án cấp phúc thẩm chưa xem xét nhu cầu về nhà ở của ông Cu và ông Liếm ( nhà đất của ông Cu đang bị quy hoạch, giải tỏa) mà lại cho rằng ông Cu và ông Liếm đã có nhà ở ổn định từ lâu, để quyết định giao toàn bộ diện tích đất (127,89m2) cho ông Tỷ quản lý, sử dụng; còn ông Liếm, ông Cu chỉ được thừa kế nằng giá trị, là không đúng quy định tại khoản 2 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 1995.
Mặt khác, ngày 02-3-2005 Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu tổ chức định giá nhà đất, nhưng mới định giá nhà mà chưa định giá quyền sử dụng đất. Tại văn bản ngày 02-3-2005 của phòng Kế hoạch – Tài chính thị xã Bạc Liêu đã cung cấp giá đất (theo Quyết định số 02/2005/QĐ-UB ngày 12-01-2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) tại đoạn đường Thống Nhất là 800.000 đồng/m2. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều xác định giá đất 800.000 đồng/m2, nhưng chưa làm rõ mức giá quyền sử dụng đất này có phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm hay không, mà đã quyết định giao cho ông Tỷ tiếp tục quản lý, sử dụng 127,89m2 đất, để ông Tỷ thanh toán kỷ phần thừa kế cho ông Cu và ông Liếm bằng tiền là không hợp lý, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ông Cu và ông Liếm.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 432/2005/DSPT ngày 10-11-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DSST ngày 18-5-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu về vụ án dân sự “tranh chấp về thừa kế” giữa nguyên đơn là ông Triệu Văn Cu với bị đơn là ông Triệu Văn Tỷ; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Triệu Sên Liếm, ông Triệu Văn Năm và các anh, chị Huỳnh Thị Hoa, Huỳnh Kim Phượng, Huỳnh Thị Kim Hương, Huỳnh Văn Hột, Huỳnh Văn Thến (tức Phến)
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
- Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận đơn rút lại di chúc là không đúng pháp luật.
- Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét yêu cầu chia di sản bằng hiện vật của đương sự trong khi di sản có thể phân chia được bằng hiện vật.
- Cả Toa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã thiếu sót khi chỉ căn cứ vào giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố mà không xem xét giá đó có phù hợp với giá đất theo thị trường tại thời điểm xét xử hay không.

7. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 37/2008/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN”

……..
Ngày 28 tháng 11 năm 2008, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “tranh chấp về di sản thừa kế” giữa:
Nguyên đơn:
1. Ông Nguyễn Văn Đức, sinh năm 1945; trú tại tổ 22 Đá Hàng, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh;
2. Bà Nguyễn Thị Thu, sinh năm 1956; trú tại nhà số 23/5 ấp Mỹ Hòa 2, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn:
1. Ông Nguyễn Văn Sơn, sinh năm 1948;
2. Bà Nguyễn Thị Hiêm, sinh năm 1958;
Đều trú tại: ô 2/1A ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Trương Thị Hiên sinh năm 1940;
2. Anh Nguyễn Thế Trường sinh năm 1964;
3. Anh Nguyễn Thế Tín sinh năm 1968;
4. Anh Nguyễn Thế Tấn sinh năm 1970;
5. Chị Nguyễn Thủy Tiên sinh năm 1971;
6. Anh Nguyễn Thủy Triều sinh năm 1973;
7. Anh Nguyễn Thủy Triệu sinh năm 1976;
Đều trú tại: Ô 2/3 ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh;
8. Anh Nguyễn Thế Thiện sinh năm 1966; trú tại tổ 9, ấp Cẩm Long, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
9. Ông Trần Văn Hổ sinh năm 1930;
10. Anh Trần Tấn Thọ sinh năm 1969;
11. Chị Trần Thị Thùy Dung sinh 1971;
12. Anh Trần Văn Nhiễn sinh năm 1976;
13. Chị Trần Thị Lài sinh năm 1981;
Đều trú tại: tổ 36, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

NHẬN THẤY:
Tại “Đơn xin thừa kế nhà đất” ngày 22-02-2002 và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Đức, bà Nguyễn Thị Thu trình bày: Vợ chồng cụ Nguyễn Thị Sửu (chết năm 1992) và cụ Nguyễn Văn Tiếng (chết năm 1993), có 3 người con chung là các ông, bà Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Thị Thu. Trước khi kết hôn với cụ Sửu thì cụ Tiếng có 1 người con riêng là ông Nguyễn Văn Nhựt (chết năm 1995, có vợ là bà Trương Thị Hiên và các con là các anh, chị Nguyễn Thế Trường, Nguyễn Thế Tín, Nguyễn Thế Tấn, Nguyễn Thủy Tiên, Nguyễn Thủy Triều, Nguyễn Thủy Triệu, Nguyễn Thế Thiện); cụ Sửu cũng có 1 người con riêng là bà Nguyễn Thị Chức (chết năm 1993, có chồng là ông Trần Văn Hổ và các con là các anh, chị Trần Tấn Thọ, Trần Thị Thùy Dung, Trần Văn Nhiễn, Trần Thị Lài).
Sinh thời, cụ Tiếng, cụ Sửu có nhà, đất tại ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu; đất ruộng tại xã An Thạnh, huyện Bến Cầu; khoảng 1500m2 đất tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng và một số máy móc (máy tiện, máy cày...)
1. Khi còn sống, các cụ đã chia tài sản cho 5 người con như sau:
- Bà Nguyễn Thị Chức được chia 3 ha đất ruộng và đất cất nhà tại ấp Voi, xã An Thạnh, một cái nhà lợp thiếc và một số động sản.
- Ông Nguyễn Văn Nhựt được chia 4,5 ha đất ruộng (có lúc khai là 3 ha) tại ấp Voi, xã An Thạnh; một nhà tranh cột cây nằm trên lô đất có kích thước ngang 5m, dài 42m tại ô 2/3 ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu.
- Ông Nguyễn Văn Đức được chia một số vật liệu để làm nhà và được cho 2,2 ha đất ruộng tại ấp Voi, xã An Thạnh.
- Bà Nguyễn Thị Thu được chia 10.246m2 đất ruộng và được cho 10 chỉ vàng khi mua nhà (năm 1980) tại 27/5 Mỹ Hòa 2, xã Tân Xuân, thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông Sơn được chia 3 ha đất ruộng tại ấp Voi, xã An Thạnh và một số máy cày, máy tiện....
Ngoài ra, hai cụ còn cho các con một số tài sản khác.
2. Các cụ chết, không để lại di chúc, tài sản để lại chưa chia (do ông Sơn đang quản lý, sử dụng), bao gồm:
- 5 căn nhà (gồm nhà thờ, nhà dưới, nhà tạm, nhà kho, nhà xưởng) trên diện tích đất khoảng 1.272m2 tại ô 2/1A ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh (năm 1990 cụ Tiếng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, với diện tích nhà là 315m2).
- Khoảng 1.500m2 đất tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng (diện tích đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
- Số tiền 75.000.000 đồng do Nhà nước bồi thường khi lấy một phần đất để mở đường Xuyên Á.
- Ngoài ra, hai cụ còn có một số tài sản khác.
Do cụ Tiếng và cụ Sửu chết, không để lại di chúc, nên ông và bà yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với nhà đất tại ô 2/1A ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu; tiền bồi thường do mở đường Xuyên Á và một số động sản (không yêu cầu chia diện tích đất ở huyện Trảng Bàng).
Bị đơn là ông Nguyễn Văn Sơn trình bày: Tài sản của cụ Tiếng, cụ Sửu có nhà đất tại ô 2/1A ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; khoảng 1.500m2 đất tại huyện Trảng Bàng; 75.000.000 đồng do Nhà nước bồi thường khi lấy một phần đất để mở đường Xuyên Á; khoảng 11 ha đất ruộng và tài sản, máy móc khác.
Các anh, chị em trong gia đình đều đã có gia đình riêng từ lâu. Khi còn sống, cụ Tiếng, cụ Sửu đã chia đất ruộng cho các con; cụ thể như sau: Bà Chức được chia 3 ha đất ruộng tại xã An Thạnh và 01 căn nhà lợp thiếc; ông Nhựt được chia đất thổ cư rộng 5m, dài 50m để cất nhà và 01 ha ruộng; ông Đức được chia 2,2 ha đất ruộng tại xã An Thạnh, cùng với một số vật liệu làm nhà và một số máy móc để sản xuất nông nghiệp; bà Thu được cho 2,2 ha đất ruộng cùng một số vàng để mua đất làm nhà; ông được chia 3 ha đất ruộng tại ấp Voi, xã An Thạnh. Riêng phần nhà thờ, đất tại ô 2/1A ấp Thanh Bình, thị xã Gò Dầu thì cụ Tiếng, cụ Sửu đã cho vợ chồng ông để tạo lập cuộc sống, phụng dưỡng khi các cụ ốm đau, già yếu và tang lễ, thờ cúng khi các cụ chết. Các cụ phân chia tài sản tuy không lập giấy tờ, nhưng có nhiều người trong thân tộc biết.
Các anh, chị em trong gia đình đã nhận phần tài sản được bố mẹ chia và ở ổn định tại nơi khác, nên ông không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của nguyên đơn; chỉ đồng ý chia 1.500m2 đất tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (là vợ, con ông Nguyễn Văn Nhựt; chồng, con bà Nguyễn Thị Chức) trình bày như sau:
- Bà Trương Thị Hiên và các con thống nhất với yêu cầu của nguyên đơn xin chia tài sản thừa kế của các cụ để lại. Bà Hiên trình bày bổ sung là: nếu được chia thừa kế, thì bà cho bà Thu phần thừa kế mà bà được hưởng; phần thừa kế của các con bà thì yêu cầu giải quyết theo pháp luật.
Đối với phần đất có chiều ngang 7m, dài 10m (phía sau nhà của bà và nhà ô 2/1A nêu trên) do vợ chồng bà mua của con ông Phủ Đẩu năm 1965; đến năm 1967 thì cụ Tiếng cất nhà làm lò rèn trên phần đất này để bố con dùng chung (lò rèn vẫn đang tồn tại do ông Sơn quản lý); nay nếu chia thừa kế thì phải trả lại diện tích đất này cho gia đình bà.
Các con bà Hiên (do anh Trường đại diện) có yêu cầu bổ sung là chia thừa kế cả phần đất khoảng 1.500m2 tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng.
- Ông Trần Văn Hổ (chồng bà Chức) thừa nhận là khi hai cụ còn sống đã chia đất ruộng cho các con, trong đó vợ ông (bà Chức) được chia 2,8 ha; nay các thừa kế tranh chấp tài sản, nếu ông được chia phần thừa kế thì ông để lại cho ông Sơn để lo cúng giỗ. Còn anh Thọ, chị Dung, anh Nhiễn, chị Lài (do anh Thọ đại diện) yêu cầu chia thừa kế.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 30/DSST ngày 30-9-2004, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh quyết định:
1. Bác yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn Đức, bà Nguyễn Thị Thu và những ng¬ười có liên quan.
2. Ông Nguyễn Văn Sơn đ¬ược quyền sở hữu và sử dụng toàn bộ diện tích nhà đất và đồ dùng trong nhà ông đang quản lý gồm:
- 1272m2 đất thổ c¬ư, trên đất có cất nhà diện tích: 315m2(gồm nhà thờ, nhà dưới, nhà tạm, nhà kho, nhà số 3).
- 3 tủ gỗ, 1 két sắt.
- 2 bộ ván gỗ, 1 bộ ván nhôm, 2 bộ lư đồng.
- 75.000.000 đồng tiền Nhà n¬ước bồi th¬ường do mở rộng đ¬ường Xuyên Á.
Tổng cộng trị giá 651.673.000 đồng.
3. Tách phần đất có diện tích 1.500m2 tọa lạc tại ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng ra giải quyết ở vụ kiện khác khi có kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao về thẩm quyền và đương sự có yêu cầu.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí
Ngày 06-10-2004, ông Nguyễn Văn Đức và bà Nguyễn Thị Thu có đơn kháng cáo cho rằng việc Toà án cấp sơ thẩm bác yêu cầu xin chia thừa kế của ông, bà đối với nhà đất tại ô 2/1A ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu, là không đúng.
Ngày 11-10-2004, bà Trương Thị Hiên cùng 7 người con có đơn kháng cáo và cho rằng việc Tòa án cấp sơ thẩm đã bác yêu cầu chia thừa kế của của mẹ con bà và nhập 100m2 đất của gia đình bà (trong tổng diện tích đất 375m2 được UBND huyện Gò Dầu cấp cho bà năm 1990) vào di sản của cụ Tiếng, cụ Sửu để giải quyết thừa kế, là không đúng.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 242/2005/DSPT ngày 08-7-2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Trương Thị Hiên và các con khiếu nại cho rằng việc Tòa án cấp phúc thẩm bác yêu cầu chia di sản thừa kế của nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là không đúng; mặt khác, trên phần đất đang có tranh chấp có căn nhà làm lò rèn do chồng bà và cha chồng tạo lập, nhưng Toà án không xác minh ai là là sở hữu căn nhà mà lại giao đất cho ông Sơn, cũng là không đúng.
Tại Quyết định số 168/2008/DS-KN ngày 02-7-2008, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 242/2005/DSPT ngày 08-7-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 30/DSST ngày 30-9-2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật, với nhận định:
“…Căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án, có cơ sở xác định nhà, đất đang tranh chấp thừa kế do ông Nguyễn Văn Sơn quản lý (tại ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) có nguồn gốc của cụ Nguyễn Văn Tiếng, cụ Nguyễn Thị Sửu để lại. Mặc dù các đương sự đã có lời khai là năm 1978 các cụ đã phân chia tài sản cho các con, nhưng có hay không có việc các cụ đã phân chia nhà, đất đang tranh chấp thừa kế thì hai bên đương sự trình bày không thống nhất; trong khi đó, không có tài liệu nào thể hiện có việc phân chia nhà, đất này, ông Sơn cũng không xuất trình được tài liệu nào chứng minh các cụ đã giao quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho ông Sơn. Trong thực tế thì ông Sơn sống cùng cụ Tiếng, cụ Sửu tại nhà, đất đang tranh chấp thừa kế, nhưng cụ Tiếng lại là người được Sở xây dựng tỉnh Tây Ninh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vào ngày 18-7-1990.
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định bác yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn và của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong khi chưa xác minh làm rõ toàn bộ khối tài sản của cụ Tiếng, cụ Sửu tạo lập gồm những tài sản gì? có hay không có việc các cụ phân chia toàn bộ tài sản (trong đó có cả nhà, đất đang tranh chấp thừa kế) cho các con? các cụ còn lại tài sản gì sau khi phân chia? tại sao đến năm 1990 cụ Tiếng vẫn được Sở xây dựng tỉnh Tây Ninh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở? Như vậy, là chưa đủ căn cứ.”
Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY:
Vợ chồng cụ Nguyễn Văn Tiếng, cụ Nguyễn Thị Sửu đã tạo lập được khối tài sản là nhà, đất thổ cư, đất ruộng và một số động sản; khi còn sống, các cụ đã phân chia một phần tài sản cho cả 5 người con (2 con riêng và 3 con chung); các người con của hai cụ không tranh chấp phần tài sản mà các cụ đã phân chia.
Riêng phần đất khoảng 1.500m2 của các cụ tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng thì các con bà Hiên là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (do anh Trường đại diện theo ủy quyền) yêu cầu chia thừa kế phần đất này; nhưng tại thời điểm đương sự yêu cầu thì Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đang giải quyết vụ án “đòi lại tài sản” có phần đất này, giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Đức và bị đơn là ông Nguyễn Văn Sơn, nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều đã quyết định “tách phần đất có diện tích 1.500m2 tọa lạc tại ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng để giải quyết khi có kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao về thẩm quyền và đương sự có yêu cầu”, là đúng.
Còn khối tài sản là nhà đất tại ô 2/1A ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh và số tiền 75.000.000 đồng do Nhà nước bồi thường khi lấy một phần đất mở đường Xuyên Á, tuy ông Sơn và một số người trong thân tộc khai rằng cụ Tiếng và cụ Sửu đã cho ông Sơn nhà đất này để tạo lập cuộc sống, phụng dưỡng cha mẹ và lo việc thờ cúng, nhưng không xuất trình được tài liệu chứng minh, trong khi đó các người con khác (những người còn sống) của hai cụ lại không thừa nhận việc các cụ tặng hoặc cho vợ chồng ông Sơn; hơn nữa năm 1990, cụ Tiếng vẫn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất. Do chưa đủ căn cứ khẳng định hai cụ tặng, cho và hai cụ cũng không để lại di chúc về nhà đất tại ô 2/1A ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; việc các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế vẫn trong thời hiệu quy định của pháp luật; nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại bác yêu cầu chia tài sản thừa kế của các nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là không đúng.
Về diện tích nhà, đất đang tranh chấp: theo Biên bản đo đạc, định giá ngày 27-11-2003 thì trên thửa đất đang tranh chấp có 5 căn nhà (nhà thờ, nhà dưới, nhà số 3, nhà tạm phía sau, nhà kho) với tổng diện tích 289,4m2, nhưng theo Biên bản định vị nhà trên đất lập ngày 24-9-2004 thì chỉ có 4 căn nhà (gồm nhà thờ, nhà xưởng, nhà kho, nhà dưới) với tổng diện tích là 497,36m2. Còn theo trích lục bản đồ lập ngày 23-02-2004 thì đất đang tranh chấp thuộc thửa số 23 có diện tích 1.436,4m2, nhưng theo Biên bản đo đạc, định giá ngày 27-11-2003 thì diện tích đất chỉ còn 1.272m2. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ vì sao lại có sự không thống nhất về số liệu diện tích nhà, đất nêu trên khi giải quyết vụ án là thiếu sót.
Trong quá trình giải quyết vụ án, bà Hiên trình bày là năm 1965 vợ chồng bà mua một phần đất của con ông Phủ Đẩu có kích thước 7m x 10m nằm phía sau nhà bà Hiên và nhà ô 2/1A ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu đang tranh chấp; năm 1967 cụ Tiếng cất nhà làm lò rèn trên phần đất này để cha con dùng chung; ngày 10-7-1990 bà Hiên được Ủy ban nhân dân huyện Gò Dầu giao sử dụng phần đất 375m2, trong đó có phần đất nêu trên. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ phần đất (7m x 10m) trên có nhà lò rèn có phải là của vợ chồng bà Hiên hay không? bà Hiên có được Ủy ban nhân dân huyện Gò Dầu giao sử dụng đất này hay không? là chưa xem xét, giải quyết yêu cầu của đương sự.
Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều đã quyết định bà Nguyễn Thị Hiêm (vợ ông Sơn) là bị đơn trong vụ án, nhưng chưa có ý kiến của bà Hiêm về những yêu cầu của nguyên đơn cũng là thiếu sót.
Do đó, cần hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo hướng xác định chính xác diện tích nhà, đất do cụ Sửu, cụ Tiếng để lại; làm rõ phần đất (7m x 10m) trên có nhà lò rèn có phải của vợ chồng bà Hiên hay không để giải quyết vụ án cho đúng; giải quyết thỏa đáng công sức của vợ chồng ông Sơn, bà Hiêm trong việc phụng dưỡng cha mẹ, duy trì, bảo quản khối tài sản của hai cụ; xem xét yêu cầu của ông Trần Văn Hổ (chồng bà Chức) nhường phần thừa kế (của ông Hổ) cho ông Sơn và bà Hiên nhường phần thừa kế được hưởng cho bà Thu để giải quyết vụ án cho đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đương sự.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297, khoản 1 và khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự,

QUYẾT ĐỊNH:
1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 242/2005/DSPT ngày 08-7-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 30/DSST ngày 30-9-2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh về vụ án “Tranh chấp về di sản thừa kế” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Đức, bà Nguyễn Thị Thu với bị đơn là bị đơn là ông Nguyễn Văn Sơn, bà Nguyễn Thị Hiêm; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trương Thị Hiên, ông Trần Văn Hổ và các anh chị Nguyễn Thế Trường, Nguyễn Thế Tín, Nguyễn Thế Tấn, Nguyễn Thủy Tiên, Nguyễn Thủy Triều, Nguyễn Thủy Triệu, Nguyễn Thế Thiện, Trần Tấn Thọ, Trần Thị Thùy Dung, Trần Văn Nhiễn, Trần Thị Lài.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác định chính xác diện tích nhà, đất do cụ Sửu, cụ Tiếng để lại.

8. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 36/2008/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN”

……..
Ngày 27 tháng 11 năm 2008, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “tranh chấp thừa kế tài sản” giữa:
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, sinh năm 1946; trú tại phòng 12, nhà 4 tập thể khu 1 Đại học Cần Thơ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; tạm trú tại số 44, tổ 13, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Bị đơn: Ông Nguyễn Ngọc Đĩnh, sinh năm 1943 (chết ngày 15-10-2007); trú tại số 34A, An Trạch, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Nguyễn Thị Mỹ, sinh năm 1952; trú tại số 34A, An Trạch, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; tạm trú tại số 22 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
2. Chị Nguyễn Thị Mỹ Bình, sinh năm 1973; trú tại số 22 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
3. Anh Nguyễn Ngọc Đại, sinh năm 1983; trú tại số số 34A, An Trạch, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; tạm trú tại số 22 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
4. Cháu Đặng Ngọc Quốc Khánh, sinh 1998;
5. Cháu Đặng Ngọc Khánh Linh, sinh năm 2004;
Cùng trú tại số 22 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; do chị Nguyễn Thị Mỹ Bình làm giám hộ.

NHẬN THẤY:

Tại đơn khởi kiện ngày 23-3-2004 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hồng Vân trình bày:
Cố Quách Thị Trang có ba người con gái là các cụ Tạ Thị Bê, Tạ Thị Hoa, Tạ Thị Hoà. Vợ chồng cụ Nguyễn Văn Luật, cụ Tạ Thị Bê có 2 người con chung là ông Nguyễn Ngọc Đĩnh và bà Vân.
Căn nhà số 22 phố Hàng Bồ trên thửa đất số 299, tờ bản đồ số 5, khu C, bằng khoán điền thổ số 538 Nhà Thờ đứng tên cố Quách Thị Đoan (em của cố Trang) 1/2 nhà và các cụ Bê, cụ Hoa, cụ Trịnh Đình Huyền (chồng cụ Hoà) đứng tên 1/2 nhà còn lại. Gia đình cụ Hoa và gia đình cụ Huyền di cư vào Nam trước năm 1954. Năm 1953, cố Đoan chuyển đến ở tại phố Lương Văn Can, để cho vợ chồng cụ Bê cùng anh em bà Vân quản lý toàn bộ nhà đất tại số 22 Hàng Bồ.
Năm 1961, cố Đoan và cụ Bê đã kê khai và bàn giao cho Nhà nước quản lý căn nhà số 22 Hàng Bồ cùng một số ngôi nhà khác (có nguồn gốc của gia đình cố Trang, cố Đoan) và được nhận diện tích nhà để lại, cụ thể là cố Đoan được sử dụng 23,1m2 tại căn nhà số 52 Hàng Nón, cụ Bê được sử dụng diện tích 40,12m2 tại căn nhà số 22 Hàng Bồ.
Năm 1965, cụ Luật và ông Đĩnh đã tách hộ khẩu từ nhà số 22 Hàng Bồ chuyển về ở tại nhà số 34A An Trạch, phường Quốc Tử Giám (nhà thờ họ Nguyễn). Năm 1976, vợ chồng bà Vân chuyển vào thành phố Cần Thơ sinh sống. Năm 1986, cụ Luật chết, không để lại di chúc.
Ngày 08-6-1991, cụ Bê được Sở Nhà đất thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận diện tích nhà được để lại sau cải tạo nhà cửa đối với căn nhà số 22 Hàng Bồ. Ngày 02-8-1991, cụ Bê lập di chúc để lại toàn bộ căn nhà số 22 Hàng Bồ cho bà Vân; di chúc có chứng nhận của Công chứng Nhà nước ngày 20-8-1991.
Quá trình ở tại nhà số 34A An Trạch, ông Đĩnh có bán 550 m2 đất (thuộc phần đất của nhà thờ họ Nguyễn) và đưa cho cụ Bê 2/3 số tiền bán đất và cụ Bê có cho bà Vân 10 triệu đồng. Năm 2003, cụ Bê chết. Bà Vân yêu cầu được hưởng thừa kế căn nhà 22 Hàng Bồ theo di chúc của cụ Bê và yêu cầu ông Đĩnh cùng vợ con trả nhà đất nêu trên, đồng thời bà Vân đồng ý thanh toán giá trị phần sửa chữa, làm thêm mà gia đình ông Đĩnh bỏ ra trong quá trình quản lý, sử dụng căn nhà 22 Hàng Bồ.
Bị đơn là ông Nguyễn Ngọc Đĩnh trình bày: Ông Đĩnh thống nhất với lời trình bày của bà Vân về quan hệ huyết thống, về nguồn gốc và quá trình sử dụng căn nhà số 22 Hàng Bồ, nhưng cho rằng sau khi lập gia đình thì vợ chồng ông Đĩnh vẫn ở tại căn nhà số 22 Hàng Bồ để bán hàng (mặc dù ông Đĩnh cùng cụ Luật đã chuyển hộ khẩu về số 34A An Trạch); sau này vợ con ông Đĩnh ở cùng cụ Bê tại căn nhà số 22 Hàng Bồ, còn ông Đĩnh ở tại căn nhà số 34A An Trạch nhưng vẫn về căn nhà số 22 Hàng Bồ để trông hàng cho bà Nguyễn Thị Mỹ (vợ ông Đĩnh).
Quá trình quản lý sử dụng căn nhà số 22 Hàng Bồ, vợ chồng ông Đĩnh đã đứng ra xây dựng sửa chữa, làm thêm một số công trình, cụ thể: lớp nhà ngoài thành 2 tầng, bê tông cốt thép, mái tôn, lớp nhà trong xây thành 3 tầng, bê tông cốt thép, mái tôn. Cụ Bê bị bệnh khoảng 2 năm rồi mới chết, vợ chồng ông Đĩnh đã đứng ra chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như lo mai táng cho cụ Bê (kể cả đối với cụ Luật) nhưng ông Đĩnh không có yêu cầu xem xét công sức đối với phần này. Ông Đĩnh không thừa nhận di chúc do bà Vân xuất trình và yêu cầu bà Vân có trách nhiệm thanh toán giá trị diện tích 550 m2 đất (phần đất ông Đĩnh được hưởng thừa kế bên nội) tại An Trạch vì toàn bộ số tiền bán đất nêu trên ông Đĩnh gửi tiết kiệm đứng tên cụ Bê 2/3 số tiền bán đất, đứng tên chị Bình 1/3 số tiền còn lại, nhưng cụ Bê đã rút toàn bộ số tiền bán đất nêu trên đưa cho bà Vân.
Ngoài ra, các ông Nguyễn Huy Giao, Nguyễn Huy Thành (các con bà Hoa) và các ông bà Trịnh Đình Huy, Trịnh Thị Hạnh (các con bà Hoà) cũng có quyền lợi tại căn nhà số 22 Hàng Bồ, đề nghị Toà án xem xét để đảm bảo quyền lợi của họ.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Bà Nguyễn Thị Mỹ trình bày: Bà Mỹ có hộ khẩu thường trú tại số 34A, An Trạch nhưng thực tế sống tại tại 22 Hàng Bồ từ trước đến nay để bán hàng. Năm 1989, bà Mỹ có đưa cho cụ Bê 20 lạng vàng để cụ Bê nhượng lại quyền sở hữu căn nhà số 22 Hàng Bồ, nhưng không lập giấy tờ (cụ Bê có hứa khi nào xin được giấy tờ nhà sẽ đưa cho bà Mỹ); năm 1996, cụ Bê khởi kiện ra Toà án để đòi căn nhà số 22 Hàng Bồ và tại các buổi hoà giải cụ Bê có thừa nhận là cầm 20 lượng vàng của bà Mỹ; sau đó, cụ Bê đã rút đơn khởi kiện. Vì vậy, bà Mỹ cho rằng đã mua nhà của cụ Bê nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Vân. Bà Mỹ không yêu cầu Toà án xem xét công sức chăm sóc và lo mai táng cho cụ Bê.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Bình (con của vợ chồng ông Đĩnh) trình bày: Cha mẹ chị Bình đã bán một phần nhà đất tại An Trạch, đưa tiền cho cụ Bê để mua lại căn nhà 22 Hàng Bồ (số tiền này cụ Bê đã đưa cho bà Vân). Thực tế, năm 1961, Nhà nước để lại diện tích căn nhà số 22 Hàng Bồ cho đồng sở hữu gồm 3 chị em cụ Bê nên di chúc do bà Vân xuất trình là không hợp pháp. Thực tế, chị Mỹ cùng các con có hộ khẩu và sống tại căn nhà số 22 Hàng Bồ; trong trường hợp Toà án chia thừa kế nhà số 22 Hàng Bồ thì chị Bình đề nghị những người được thừa kế nhà 22 Hàng Bồ có trách nhiệm tạo điều kiện về chỗ ở cho mẹ con chị.
Anh Nguyễn Ngọc Đại (con của vợ chồng ông Đĩnh) trình bày: Anh Đại có hộ khẩu thường trú tại số 34A An Trạch nhưng thực tế trước đến nay anh Đại vẫn ở tại căn nhà số 22 Hàng Bồ. Anh Đại không chấp nhận yêu cầu hưởng thừa kế theo di chúc của bà Vân.
Trong quá trình giải quyết, Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Thành đang định cư tại Úc, nên đã quyết định chuyển vụ án đến Toà án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết theo thẩm quyền. Các ông bà Hạnh, Huy, Giao đều có yêu cầu được chia căn nhà số 22 Hàng Bồ làm 3 phần cho các đồng thừa kế của các các cụ Bê, Hoa, Hoà (riêng ông Thành không có lời khai).
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 60/2006/DS-ST ngày 29-11-2006, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
1- Chấp nhận yêu cầu xác nhận thừa kế theo di chúc của bà Nguyễn Thị Hồng Vân đối với nhà số 22 Hàng Bồ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện gia đình ông Nguyễn Ngọc Đĩnh đang sử dụng.
2- Xác nhận nhà 22 phố Hàng Bồ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện gia đình ông Nguyễn Ngọc Đĩnh đang sử dụng là di sản của cụ Tạ Thị Bê.
3- Xác nhận di chúc do cụ Tạ Thị Bê lập ngày 02-8-1991, có chữ ký và xác nhận tại Phòng Công chứng số 1 thành phố Hà Nội ngày 20-8-1991 là di chúc hợp pháp.
4- Buộc gia đình ông Nguyễn Ngọc Đĩnh phải trả lại toàn bộ nhà 22 phố Hàng Bồ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội cho bà Nguyễn Thị Hồng Vân.
5- Buộc bà Nguyễn Thị Mỹ, anh Nguyễn Ngọc Đại, chị Nguyễn Thị Mỹ Bình và những người có tên trong hộ khẩu cùng chị Bình tại số 22 Hàng Bồ phải chuyển về 34A An Trạch, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để trả nhà cho bà Nguyễn Thị Hồng Vân.
6- Buộc bà Nguyễn Thị Hồng Vân phải thanh toán cho vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đĩnh, bà Nguyễn Thị Mỹ số tiền 34.382.200 đồng tiền sửa chữa nhà 22 phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, nghĩa vụ do chậm thi hành án và tuyên quyền kháng cáo theo luật định.
Vợ chồng ông Đĩnh, bà Mỹ và anh Đại, chị Bình có đơn kháng cáo.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 82/2007/DSPT ngày 17-4-2007, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định: Giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Đĩnh và chị Bình có đơn khiếu nại.
Tại Quyết định số 66/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 08-5-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 82/2007/DSPT ngày 17-4-2007 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 60/2006/DS-ST ngày 29-11-2006 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ về Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

XÉT THẤY:
Tại Công văn số 418/CS ngày 29-02-1996, Sở Nhà đất thành phố Hà Nội xác định căn nhà số 22 Hàng Bồ thuộc sở hữu của các cụ Bê, Hoa, Huyền (cụ Huyền có con là ông Thành, định cư tại Úc) nên Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã chuyển hồ sơ cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội để giải quyết theo thẩm quyền. Thực tế, tại thời điểm cố Đoan và cụ Bê kê khai giao cho Nhà nước quản lý căn nhà số 22 Hàng Bồ thì cụ Hoa, cụ Huyền đã di cư vào Nam (từ trước năm 1954). Vì vậy, Sở Nhà đất thành phố Hà Nội xác định diện tích được để lại tại căn nhà số 22 Hàng Bồ thuộc sở hữu của cụ Bê, cụ Hoa, cụ Huyền là không đúng chính sách cải tạo nhà đất cho thuê, chính sách quản lý nhà đất của tổ chức, cá nhân của Nhà nước. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xác định các con của cụ Hoa, cụ Huyền không còn quyền lợi gì đối với nhà đất tại số 22 Hàng Bồ, từ đó không đưa họ vào tham gia tố tụng là có căn cứ; đồng thời tiếp tục giải quyết vụ án là phù hợp với hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 4.4 mục 4 phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và không trái thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự.
Theo Công văn số 1206/TNMT&NĐ-CS ngày 17-4-2006 của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội thì tại Quyết định số 1166/QĐ ngày 10-8-1961, Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội đã chấp nhận đơn xin giao nhà của cụ Tạ Thị Bê; cụ Bê được để lại diện tích ở sau cải tạo là 40,8m2 tại căn nhà số 22 Hàng Bồ (toàn bộ nhà). Thực tế, cụ Đoan đã được Nhà nước để lại 23,1m2 tại căn nhà số 52 Hàng Nón. Theo điểm 2 Thông tư số 110/BCT ngày 26-5-1961 của Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh về việc tiếp tục giải quyết một số vấn đề thuộc về chính sách cụ thể trong cải tạo và quản lý thống nhất nhà, đất thì “Diện tích để lại ở cho chủ nhà sau cải tạo, cần xem là số diện tích hoàn toàn thuộc quyền sở hữu và sử dụng của họ không phải trả tiền thuê…”. Do đó, căn nhà số 22 Hàng Bồ thuộc quyền sở hữu của cụ Bê (chủ nhà đang trực tiếp sử dụng tại thời điểm Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo và quản lý thống nhất nhà đất). Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 thì nhà đất tại số 22 Hàng Bồ là tài sản chung của vợ chồng cụ Luật, cụ Bê. Ngày 08-6-1991, cụ Bê được Sở Nhà đất thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận diện tích nhà được để lại sau cải tạo nhà cửa với nội dung: “trong đợt cải tạo nhà cửa năm 1961, ông bà Tạ Thị Bê đã giao các ngôi nhà số 54, 56, 61, 63 phố Sơn Tây và 1/2 nhà số 22 Hàng Bồ; Quyết định số 1166 ngày 10-8-1961 của Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội để lại cho ông bà Tạ Thị Bê, diện tích để lại 40,8m2 tại ngôi nhà số 22 phố Hàng Bồ gồm các buồng sau (thực sử dụng toàn bộ ngôi nhà: 48,12m2): tầng 1 diện tích chính 2 buồng 12,6m2 và 12m2, tầng 2 diện tích chính 2 buồng 11,52m2 và 12m2; theo chính sách thì diện tích trên là thuộc quyền sở hữu của chủ nhà”. Giấy chứng nhận diện tích nhà để lại sau cải tạo nêu trên của Sở Nhà đất Hà Nội chỉ xác định sự việc cụ Bê giao nhà cho nhà nước quản lý và nội dung Quyết định số 1166 ngày 10-8-1961 của Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội về việc để lại diện tích nhà đất sau cải tạo cho cụ Bê, không phải giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Toà án cấp sơ thẩm cho rằng sau khi cụ Luật chết, cụ Bê mới được Nhà nước công nhận quyền sở hữu căn nhà số 22 Hàng Bồ và Toà án cấp phúc thẩm cho rằng từ ngày 10-8-1961, gia đình cụ Bê chỉ được ở và sử dụng căn nhà số 22 Hàng Bồ, còn quyền sở hữu căn nhà số 22 Hàng Bồ thuộc quyền sở hữu Nhà nước; sau khi cụ Luật chết, năm 1991 cụ Bê mới được Nhà nước chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà số 22 Hàng Bồ; từ đó xác định căn nhà số 22 Hàng Bồ thuộc quyền sở hữu riêng của cụ Bê kể từ ngày 08-6-1991 (ngày cụ Bê được cấp giấy chứng nhận diện tích nhà được để lại sau cải tạo nhà cửa) để công nhận nhà 22 Hàng Bồ là di sản của cụ Bê, công nhận toàn bộ di chúc của cụ Bê là trái với Điều 15 Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 và điểm 2 Thông tư số 110/BCT ngày 26-5-1961 của Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh.
Mặt khác, tại thời điểm bà Vân khởi kiện (ngày 23-3-2004) thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đối với di sản của cụ Luật đã hết (cụ Luật chết năm 1986). Trong khi đó, ông Đĩnh (khi còn sống) và các thừa kế của ông Đĩnh không chấp nhận yêu cầu hưởng thừa kế căn nhà số 22 Hàng Bồ theo di chúc của bà Vân, mà cho rằng vợ chồng ông Đĩnh đã bỏ tiền ra để mua nhà này; còn bà Vân lại cho rằng căn nhà số 22 Hàng Bồ là tài sản riêng của cụ Bê (không phải di sản của cụ Luật). Vì vậy, không đủ điều kiện áp dụng tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để xác định di sản của cụ Luật chuyển thành tài sản chung của các thừa kế để chia theo các quy định của pháp luật về chia tài sản chung. Trong trường hợp này, lẽ ra Toà án chỉ công nhận di chúc của cụ Bê đối với phần tài sản của Bê, đồng thời xác minh, làm rõ sau khi cụ Luật chết, có những ai đang quản lý tài sản của cụ Luật trong số những người thừa kế của cụ Luật thì mới đủ cơ sở giải quyết vụ án. Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm chưa xác minh về vấn đề nêu trên, nhưng đã giải quyết vụ án là không đủ căn cứ.
Ngoài ra, trong quá giải quyết vụ án, ông Đĩnh, bà Mỹ cho rằng trong quá trình quản lý sử dụng, ông Đĩnh, bà Mỹ đã đầu tư sửa chữa, làm thêm tại nhà 22 Hàng Bồ và giao số tiền chuyển nhượng một phần đất tại số 34A, An Trạch cho cụ Bê để mua căn nhà số 22 Hàng Bồ, nhưng không xuất trình được chứng cứ chứng minh việc mua bán căn nhà số 22 Hàng Bồ. Tại hồ sơ vụ án “tranh chấp thừa kế nhà 22 Hàng Bồ” giữa cụ Tạ Thị Bê và ông Nguyễn Ngọc Đĩnh (Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 13 ngày 18-5-1996 của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội), cụ Bê thừa nhận ông Đĩnh có bán nhà đất tại số 34A, An Trạch để đưa tiền cho cụ Bê, nhưng cho rằng không bán căn nhà số 22 Hàng Bồ cho vợ chồng ông Đĩnh. Vì vậy, khi giải quyết lại vụ án, Toà án cần xác minh, làm rõ số tiền cụ Bê đã nhận của vợ chồng ông Đĩnh để trích từ di sản của cụ Bê thanh toán cho vợ, con ông Đĩnh (ông Đĩnh chết ngày 15-10-2007) thì mới đảm bảo quyền lợi của vợ, con ông Đĩnh.
Do đó, cần phải huỷ Bản án dân sự sơ thẩm và Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297, khoản 1 và 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 82/2007/DSPT ngày 17-4-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hà Nội và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 60/2006/DS-ST ngày 29-11-2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án “tranh chấp thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hồng Vân với bị đơn là ông Nguyễn Ngọc Đĩnh; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Mỹ, chị Nguyễn Thị Mỹ Bình, anh Nguyễn Ngọc Đại và các cháu Đặng Ngọc Quốc Khánh, Đặng Ngọc Khánh Linh (do chị Nguyễn Thị Mỹ Bình làm giám hộ).
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Các Tòa án đã công nhận toàn bộ di chúc của cụ Bê là nguyên nhân chính dẫn đến sai phạm trong quá trình giải quyết vụ án?


9. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 27/2008/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN”


……..
Ngày 07 tháng 10 năm 2008, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao, mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản giữa:
Nguyên đơn:
1. Ông Nguyễn Văn Tấn sinh năm 1944; ông Tấn ủy quyền cho vợ là bà Nguyễn Thị Lắc sinh năm 1946 theo giấy ủy quyền đề ngày 20-8-2003 và 15-3-2005;
2. Bà Nguyễn Thị Dùng sinh năm 1934;
3. Chị Nguyễn Thị Điệm (chị Điệm đã chết trước khi xét xử phúc thẩm);
4. Chị Nguyễn Thị Đành sinh năm 1966;
5. Chị Nguyễn Thị Điểm sinh năm 1969;
6. Chị Nguyễn Thị Bình sinh năm 1971;
Ông Tấn, bà Dùng, chị Đành, chị Điểm, chị Bình đều trú tại: khóm 2, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
6. Anh Nguyễn Thanh sinh năm 1951;
7. Chị Nguyễn Thị Ánh sinh năm 1957;
8. Chị Nguyễn Thị Én sinh năm 1963;
9. Anh Nguyễn Minh sinh năm 1968;
10. Chị Nguyễn Thị Phượng sinh năm 1962;
Anh Thanh, chị Ánh, chị Én, anh Minh, chị Phượng đều trú tại: Phước Lộc 1, xã Hòa Thành, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Thành sinh năm 1926; ông Thành ủy quyền cho con gái là chị Nguyễn Thị Lũy sinh năm 1970; ông Thành và chị Lũy đều trú tại: khóm 2, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (theo giấy ủy quyền đề ngày 23-4-2003).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Trương Thị Dệt sinh năm 1944; bà Dệt ủy quyền cho chị Nguyễn Thị Thủy sinh năm 1968 theo giấy ủy quyền đề ngày 22-3-2005;
2. Chị Nguyễn Thị Thủy sinh năm 1968;
3. Bà Huỳnh Thị Đào sinh năm 1940;
Bà Dệt, chị Thủy, bà Đào đều trú tại: khóm 2, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú yên.
4. Ông Trần Văn Linh; trú tại: khóm 4, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.

NHẬN THẤY:
Theo đơn khởi kiện ngày 05-12-2001 và các lời khai của các nguyên đơn trong quá trình giải quyết vụ án thì:
Cụ Nguyễn Ất (chết năm 1964) có vợ là cụ Lê Thị Xuân (chết năm 1984), đều không để lại di chúc, có mười hai người con chung nhưng chết lúc nhỏ sáu người còn lại sáu người là: ông Nguyễn Văn Thành, bà Nguyễn Thị Kỹ (chết năm 1994, chồng là ông Nguyễn Mới chết năm 1977, có năm người con là anh Nguyễn Thanh, chị Nguyễn Thị Ánh, chị Nguyễn Thị Én, anh Nguyễn Minh và chị Nguyễn Thị Phượng), bà Nguyễn Thị Dùng, ông Nguyễn Văn Hòa (chết năm 1973, có vợ là bà Huỳnh Thị Đào, có bốn người con là chị Nguyễn Thị Điệm, chị Nguyễn Thị Đành, chị Nguyễn Thị Điểm và chị Nguyễn Thị Bình), ông Nguyễn Ân (chết năm 1974, có vợ là bà Trương Thị Dệt, có một con là chị Nguyễn Thị Thủy), ông Nguyễn Văn Tấn.
Tài sản chung của vợ chồng cụ Ất và cụ Xuân gồm có: 01 nhà cấp 4, 01 nhà phụ, sân, giếng làm trên diện tích đất 1.397,1m2 (diện tích thực tế đo ngày 03-01-2003). Đất thổ cư và vườn (diện tích đất nêu trên) có nguồn gốc do cha, mẹ cụ Ất cho cụ Ất 02 sào, 14 thước 7 tấc tại khóm 2, thị trấn Phú Lâm, huyện Tuy Hòa (nay là phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên.
Sau khi cụ Ất chết, vợ chồng ông Thành ở chung với cụ Xuân. Sau khi cụ Xuân chết, ông Thành quản lý, sử dụng nhà và diện tích 639,73m2 đất.
Trên diện tích đất nêu trên thì năm 1968, vợ chồng ông Ân xây dựng nhà trên khu vườn về phía Nam; năm 1975, vợ chồng ông Tấn xây nhà trên khu vườn phía Bắc; năm 1977, ông Thành chuyển nhượng cho ông Trần Văn Linh 56m2 đất.
Năm 1992, các hộ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất ở cụ thể:
- Ông Thành đăng ký diện tích 510m2 (nhưng diện tích thực tế đo ngày 03-01-2003 là 703,7m2, sau đó Nhà nước làm đường quốc lộ đi qua đất thì số đất còn lại đo ngày 15-3-2005 là 573,73m2).
- Ông Tấn đăng ký diện tích 245m2 (nhưng diện tích thực tế đo ngày 03-01-2003 là 278,8m2, sau đó Nhà nước là đường quốc lộ đi qua đất thì số đất còn lại đo ngày 15-3-2005 là 220,01m2).
- Chị Thủy (con của ông Ân) đăng ký diện tích 300m2. Năm 1995, chị Thủy bán một phần cho ông Trần Văn Linh, diện tích còn lại thực tế sau khi Nhà nước làm đường quốc lộ đi qua đất là 249,18m2.
- Ông Linh đã đăng ký kê khai diện tích 169,5m2 đất (nhưng diện tích thực tế đo sau khi Nhà nước làm đường quốc lộ đi qua đất là 155,03m2).
Hiện tại tất cả các hộ nêu trên đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguyên đơn yêu cầu chia toàn bộ nhà và diện tích đất 1.197,95m2 (diện tích cũ là 2 sào 14 thước 7 tấc đất nhưng sau làm đường đi qua đất nên chỉ còn là 1.197,95m2) là di sản thừa kế của cụ Ất, cụ Xuân theo pháp luật. Ngày 12 và 18-3-2005, chị Đành đã làm giấy nhường quyền hưởng kỷ phần di sản thừa kế của chị cho ông Tấn. Ngày 21-3-2005, bà Dùng, chị Điệm, chị Điểm, chị Bình, anh Thanh, chị Ánh, chị Én, anh Minh, chị Phượng đã làm giấy nhường quyền hưởng kỷ phần di sản thừa kế của bà và các anh, chị cho ông Tấn.
Bị đơn là ông Nguyễn Văn Thành thừa nhận lời khai của các nguyên đơn về quan hệ huyết thống, di sản thừa kế của cụ ất, cụ Xuân; nhưng cho rằng khi cha, mẹ còn sống đã chia nhà, đất (bằng miệng) cho các con như các bên đang sử dụng nên không đồng ý chia lại theo yêu cầu của nguyên đơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trương Thị Dệt và chị Nguyễn Thị Thủy thừa nhận lời khai của các nguyên đơn về quan hệ huyết thống, di sản của cụ ất, cụ Xuân và quá trình sử dụng đất nhưng đề nghị giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Huỳnh Thị Đào trình bày sau khi ông Hòa chết bà đã đi lấy chồng khác nên không nhận thừa kế.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 15/DSST ngày 01-7-2003, Tòa án nhân dân huyện Tuy Hòa đã quyết định:
Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, chia giá trị di sản thừa kế là 1 ngôi nhà cấp 4 kèm theo sân nhà, giếng nước và giá trị 100m2 đất ở nằm ở trong thửa đất có diện tích 703,7m2 của bị đơn ông Nguyễn Văn Thành đang quản lý sử dụng; giao cho bị đơn ông Nguyễn Văn Thành được tiếp tục sở hữu ngôi nhà cấp 4 kèm theo sân nhà và giếng nước và giá trị 100m2 đất có giá trị là 77.886.170đ và thanh toán giá trị cho các thừa kế khác.
Ngày 09-7-2003, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tuy Hòa kháng nghị cho rằng di sản thừa kế của cụ Ất, cụ Xuân không còn để chia, đề nghị Tòa án bác yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn.
Ngày 11-7-2003, các đồng nguyên đơn kháng cáo cho rằng di sản của cụ ất, cụ Xuân là nhà xây gạch, sân, giếng nước trên phần đất là 2 sào 14 thước 7 tấc nhưng Tòa án chỉ xác định có nhà, giếng nước và 100m2 để chia là không đúng.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 60/DS-PT ngày 19-9-2003 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên đã quyết định:
Bác yêu cầu chia thừa kế của các đồng nguyên đơn yêu cầu ông Nguyễn Văn Thành chia di sản thừa kế của cụ Ất, cụ Xuân.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Tấn, bà Dùng, chị Điệm, anh Thanh khiếu nại giám đốc thẩm yêu cầu chia thừa kế nhà và diện tích đất 1.197,2m2 theo pháp luật.
Tại quyết định số 58/KNDS ngày 16-8-2004 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định:
Kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 60/DS-PT ngày 19-9-2003 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên về việc giải quyết việc tranh chấp thừa kế giữa các nguyên đơn do ông Nguyễn Văn Tấn đại diện với bị đơn là ông Nguyễn Văn Thành.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 133/GĐT-DS ngày 28-10-2004, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định:
Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 60 ngày 19-9-2003 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và bản án dân sự sơ thẩm số 15 ngày 01-7-2003 của Tòa án nhân dân huyện Tuy Hòa; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm lại.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 01/2005/DSST ngày 08-4-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên đã quyết định:
Chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn do ông Nguyễn Văn Tấn đại diện theo ủy quyền xin chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Ất và cụ Lê Thị Xuân gồm 01 ngôi nhà cấp 4 gắn liền với diện tích đất 889,68m2 trị giá 1.268.390.774đ tại khóm 2, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên do ông Nguyễn Văn Thành, ông Nguyễn Văn Tấn, bà Trương Thị Dệt, chị Nguyễn Thị Thủy đang quan lý; chia hiện vật cho ông Thành, ông Tấn, bà Dệt, chị Thủy và chia giá trị cho các thừa kế khác.
Ngày 21-4-2005, chị Nguyễn Thị Thủy kháng cáo.
Ngày 22-4-2005, ông Nguyễn Văn Thành kháng cáo.
Ngày 22-4-2005, ông Nguyễn Văn Tấn kháng cáo.
Ngày 22-4-2005, bà Nguyễn Thị Dùng, chị Nguyễn Thị Điệm, anh Nguyễn Thanh kháng cáo.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 47 ngày 05-8-2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã quyết định:¬
- Chấp nhận đơn khởi kiện của các đồng nguyên đơn do ông Nguyễn Văn Tấn làm đại diện theo ủy quyền, giải quyết thừa kế theo pháp luật và chia di sản của cố Nguyễn Ất và cố Lê Thị Xuân gồm một nhà cấp bốn gắn liền với diện tích đất 1.196,66m2, giá trị di sản 1.638.420.000đ. Nhà và đất được tọa lạc tại khóm 2, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa hiện do ông Nguyễn Văn Thành, ông Nguyễn Văn Tấn, bà Trương Thị Dệt và chị Nguyễn Thị Thủy quản lý.
- Các ông bà: Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Kỹ, Nguyễn Thị Dùng, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Ân và ông Nguyễn Văn Tấn mỗi người được hưởng một phần thừa kế trị giá 273.070.000đ.
- Công nhận việc nhường quyền hưởng di sản thừa kế của bà Nguyễn Thị Dùng; các con bà Nguyễn Thị Kỹ; các con ông Nguyễn Văn Hòa cho ông Nguyễn Văn Tấn sở hữu và xây dựng nhà thờ cha mẹ.
- Ông Nguyễn Văn Tấn được chia quyền sử dụng đất diện tích 401,94m2 tại thửa số 22, tờ bàn đồ 328C.1 (có sơ đồ kèm theo). Được nhận tiền thối lại từ ông Nguyễn Văn Thành 202.772.000đ; từ bà Trương Thị Dệt và chị Nguyễn Thị Thủy 242.555.000đ.
- Ông Nguyễn Văn Thành được chia sở hữu một ngôi nhà cấp 4 gắn với diện tích đất 391,9m2 tại thửa số 23, tờ bản đồ số 328-C.1 (có sơ đồ kèm theo) và được nhận phần hưởng di sản của bà Huỳnh Thị Đào 54.614.000đ. Ông Thành có nghĩa vụ thối lại cho ông Tấn 202.772.000đ.
- Bà Trương Thị Dệt và chị Nguyễn Thị Thủy được chia quyền sử dụng đất diện tích 249,18m2 tại thửa số 03-24, tờ bản đồ 328-C.1 (có sơ đồ kèm theo). Đồng thời có nghĩa vụ thối lại cho ông Nguyễn Văn Tấn 242.555.000đ.
Ông Nguyễn Văn Tấn, ông Nguyễn Văn Thành, bà Trương Thị Dệt và chị Nguyễn Thị Thủy liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí, trách nhiệm do chậm thi hành án.
Sau khi xét xử phúc thẩm, chị Thủy có đơn khiếu nại cho rằng bản án phúc thẩm đưa số tiền mà chị đã bán 155m2 đất cho ông Linh vào để chia thừa kế và không trích 300m2 đất để trả công sức cho gia đình chị, gia đình ông Thành, gia đình bà Dệt là không đúng.
Tại Công văn số 2360/TANDTC-DS ngày 08-11-2005, Tòa án nhân dân tối cao đã trả lời khiếu nại của chị Thủy.
Sau khi xét xử phúc thẩm Thi hành án dân sự tỉnh Phú Yên có Công văn số 04/CV-THA ngày 09-01-2007, đề nghị xem xét lại bản án phúc thẩm vì phần đất diện tích 127,6m2 mà bản án buộc ông Thành phải giao cho ông Tấn thì trên phần đất này có nhà dưới cấp 4, bếp, chuồng lợn, chái ngói, nhà cấp 4 làm cửa hàng sắt của ông Thành đã có trước khi khởi kiện nhưng Tòa án chưa giải quyết nên không thi hành án được.
Tại quyết định số 111/2008/KN-DS ngày 19-5-2008 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định:
Kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 47 ngày 05-8-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án dân sự phúc thẩm số 47 ngày 05-8-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 01/DSST ngày 08-4-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

XÉT THẤY:
Ngôi nhà tranh vách đất làm trên diện tích đất 1.196,66m2 (số đo thực tế) tại khóm 2, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đang có tranh chấp có nguồn gốc là của cha, mẹ của cụ Nguyễn Ất cho cụ Ất. Năm 1959, bão lụt làm sập ngôi nhà tranh nên vợ chồng cụ Ất xây dựng lại nhà cấp 4, nền xi măng, vách xây gạch, mái lợp ngói vẩy và một căn nhà phụ vách đất, nền đất, mái lợp tole. Cụ ất chết năm 1964, có vợ là cụ Lê Thị Xuân chết năm 1984; cả hai cụ chết đều không để lại di chúc. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định di sản thừa kế của hai cụ là nhà và diện tích đất 1.196,66m2 để chia thừa kế theo pháp luật và chia đất cho các bên đương sự là có căn cứ và phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án các đương sự đều xác định sau khi các cụ chết thì vợ chông ông Ân xây nhà ở riêng trên khu vườn về phía Nam, vợ chồng ông Tấn xây nhà ở riêng trên khu vườn về phía Bắc, vợ chồng ông Thành ở tại nhà của cha, mẹ và năm 1993, ông Thành dỡ nhà vách đất, mái tole đi để xây dựng lại thành một ngôi nhà tường xây, lợp ngói và làm thêm một ngôi nhà dùng làm cửa hàng gia công cửa sắt. Như vậy, trước khi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì trên phần đất do ông Thành quản lý đã tồn tại một số tài sản của ông Thành. Tòa án cấp phúc thẩm quyết định chia cho ông Tấn được quyền sử dụng 401,94m2 trong đó có 181,93m2 đất này lại có một ngôi nhà dưới, một ngôi nhà dùng làm cửa hàng sắt, chuồng lợn, nhà bếp của ông Thành, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm chưa xem xét giải quyết buộc ông Thành phải dỡ bỏ hay buộc ông Tấn phải thanh toán lại giá trị tài sản cho ông Thành là có thiếu sót, chưa đảm bảo quyền lợi cho ông Thành và khó khăn cho việc thi hành án.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự;

QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 47 ngày 05-8-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và bản án dân sự sơ thẩm số 01/2005/DSST ngày 08-4-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên về vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Tấn, bà Nguyễn Thị Dùng, chị Nguyễn Thị Đành, chị Nguyễn Thị Điểm, chị Nguyễn Thị Bình, anh Nguyễn Thanh, chị Nguyễn Thị Ánh, chị Nguyễn Thị Én, anh Nguyễn Minh, chị Nguyễn Thị Phượng với bị đơn là ông Nguyễn Văn Thành.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên để xét xử sơ thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chia di sản (là đất) cho các đương sự nhưng lại không xem xét giải quyết tài sản có trên đất là thiếu sót.

10. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 26/2008/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT”

……..
Ngày 07 tháng 10 năm 2008, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “tranh chấp thừa kế sử dụng đất” giữa:
Nguyên đơn:
1. Bà Nguyễn Thị Quý sinh năm 1946; trú tại: nhà số 153/9 đường Tân Thọ, phường 8, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh;
2. Ông Đặng Xuân Sinh sinh năm 1959; trú tại: xóm Núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Hòa sinh năm 1954; trú tại: Tổ 14, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Ngô Thị Hạnh sinh năm 1957; trú tại: tổ 14, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;
2. Ông Ngô Thanh Giang sinh năm 1962; trú tại: tổ 14, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

NHẬN THẤY:
Tại đơn khởi kiện ngày 25-5-2002 và ngày 26-3-2003 và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Đặng Xuân Sinh và bà Nguyễn Thị Quý trình bày: Vợ chồng cụ Đặng Xuân Nghiêm, cụ Nguyễn Thị Lý không có con đẻ, có nhận bà Đặng Thị Quý (cháu ruột cụ Lý) về làm con nuôi từ năm 1950, khi đó bà Quý 4 tuổi; sau đó, cụ Nghiêm có quan hệ với một người phụ nữ khác và có một người con trai là ông Đặng Xuân Sinh (sinh năm 1959), cụ Nghiêm đã đăng ký khai sinh cho ông Sinh mang tên người cha là Đặng Xuân Nghiêm và người mẹ là Nguyễn Thị Lý. Bản chính giấy khai sinh này được lập năm 1962, do Ủy ban hành chính thành phố Thái Nguyên cấp.
Vợ chồng cụ Nghiêm, cụ Lý đã khai hoang được một thửa đất có diện tích 574m2 và làm nhà ở tại tổ 16, tiểu khu Chiến Thắng (nay là tổ 14, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Năm 1963, bà Quý lấy chồng nhưng vẫn ở chung với vợ chồng cụ Nghiêm, cụ Lý đến năm 1976 thì bà Quý chuyển hộ khẩu theo chồng vào Miền nam sinh sống cho đến nay. Khi bà Quý chuyển vào Miền nam sinh sống thì cụ Nghiêm, cụ Lý ở một mình, vì ông Sinh ở với mẹ đẻ tại xóm Núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, sau đó đi thoát ly rồi lấy vợ và ở tại quê xã Linh Sơn.
Năm 1978, cụ Nghiêm mất, chỉ còn một mình cụ Lý ở tại nhà đất nêu trên, nên cụ Lý có cho ông Nguyễn Văn Hòa (con bà Lại Thị Thái) là cháu họ cụ Lý đến ở cùng để nhờ cậy khi già yếu. Năm 1992 cụ Lý mất, không để lại di chúc, toàn bộ nhà đất nêu trên do vợ chồng ông Hòa quản lý, sử dụng.
Bà Quý, ông Sinh yêu cầu được hưởng thừa kế đối với di sản của cha mẹ để lại.
Bị đơn ông Nguyễn Văn Hòa trình bày: Năm 1980, ông mua nhà đất của cụ Nguyễn Thị Lý (có giấy viết tay, cụ Lý có điểm chỉ; có sự chứng kiến của ông Sửu là hàng xóm, ông Hà Tố Giảng là Tổ trưởng tổ nhân dân và có xác nhận của Công an phường Chiến Thắng (cũ) thuộc Công an thành phố Thái Nguyên). Ông đã nộp giấy tờ mua bán nhà (bản gốc) cho Phòng xây dựng thành phố Thái Nguyên để xin phép xây dựng nhà và được Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên cấp “giấy phép làm nhà số 203/QĐ-UB ngày 19-01-1981”; ông đã làm nhà cấp 4 tại một phần thửa đất này (căn nhà này hiện nay vẫn còn) và cụ Lý ở với ông.
Do Phòng xây dựng thành phố Thái Nguyên làm mất giấy tờ mua bán nhà đất (bản gốc) của ông; nên năm 1991 ông đã làm “đơn xin xác nhận diện tích đất” mà ông đã mua của cụ Lý và được cụ Lý điểm chỉ tại đơn này (có xác nhận của ông Hà Tố Giảng và Ủy ban nhân dân thị trấn Chùa Hang). Năm 1991, ông chuyển nhượng cho ông Ngô Thanh Giang 100m2 đất với giá 4 lượng vàng.
Năm 1992 cụ Lý chết, ông đã đứng ra lo tang lễ, cúng giỗ cụ Lý từ đó đến nay và quản lý nhà đất. Ngày 17-7-1993, ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ ra quyết định số 166/QĐ-UB hợp thức đất ở cho ông với diện tích 120/388m2; ngày 18-9-1993 Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ ra quyết định số 142/QĐ-UB cho phép ông được xây dựng nhà cấp 3 trên phần đất thổ cư đó; do đó, ông không đồng ý yêu cầu của nguyên đơn là bà Quý, ông Sinh.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 19/DSST, ngày 24-11-2003, Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ quyết định:
1/ Chấp nhận một phần đơn yêu cầu của chị Nguyễn Thị Quý và anh Đặng Xuân Sinh đòi quyền được hưởng phần tài sản là nhà gắn liền với đất của ông Nghiêm và bà Lý để lại.
Buộc anh Nguyễn Văn Hòa phải trả cho chị Quý, anh Sinh diện tích đất là 306,67m2 thuộc tờ bản đồ số 18, thửa số 104, thuộc tổ 14 thị trấn Chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên bao gồm: diện tích đất là 196,78m2 trên đất có một ngôi nhà cấp 4 giá trị còn lại là 150.000 đồng do bà Lý xây dựng nên. Trên đất có 4 kiốt của anh Hòa xây dựng tạm, sẽ tháo dỡ trả lại đất cho chị Quý, anh Sinh.
Diện tích đất 109,89m2 hiện nay anh Hòa đã xây dựng nhà cấp 3 ở ổn định giao cho anh Hòa quản lý, sử dụng nhà và phải thanh toán giá trị đất cho chị Quý, anh Sinh là 327.000.000 đồng (ba trăm hai bảy triệu đồng).
2/ Việc thi hành án được áp dụng theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 của TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí.
Ngày 02-12-2003 ông Nguyễn Văn Hòa kháng cáo với lý do: Tòa án cấp sơ thẩm xác định căn nhà cấp 4 do cụ Lý làm là không đúng, việc xét xử không đảm bảo quyền lợi của ông.
Tại quyết định kháng nghị số 01/QĐKNDS ngày 04-12-2003, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đồng Hỷ đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xét xử phúc thẩm theo hướng bác đơn khởi kiện của bà Quý, ông Sinh với lý do tài sản của cụ Nghiêm và cụ Lý không còn trên đất, thời hiệu khởi kiện đã hết.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 100/DSPT ngày 21-10-2004, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết định:
Sửa một phần bản án sơ thẩm số 19/DSST ngày 24-11-2003 của Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Tuyên xử:
1/ Chấp nhận một phần yêu cầu của chị Nguyễn Thị Quý, anh Đặng Xuân Sinh đòi quyền hưởng tài sản là di sản của ông Nghiêm, bà Lý để lại.
Buộc anh Nguyễn Văn Hòa phải trả cho chị Quý, anh Sinh diện tích đất 196,78m2 tại tờ bản đồ số 18, thửa số 104, thuộc tổ 14, thị trấn Chùa Hang trị giá 590.390.000 đồng, trên đất có ngôi nhà cấp 4 trị giá 150.000 đồng (có sơ đồ kèm theo tại các điểm 1,2,3,7). Anh Hòa có trách nhiệm tháo dỡ 4 kiốt để trả đất cho chị Quý, anh Sinh.
Anh Hòa được quản lý, sử dụng 109,89m2 trị giá 327.000.000 đồng trên có ngôi nhà cấp 3 của anh Hòa (có sơ đồ kèm theo tại các điểm 3, 4, 5, 6, 7) và 100m2 đất đã bán cho anh Giang.
Các đương sự có trách nhiệm làm các thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Văn Hòa có đơn khiếu nại cho rằng ông đã mua nhà đất của cụ Lý từ năm 1980; ông Sinh và bà Quý khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, nhưng đã hết thời hiệu khởi kiện.
Bà Nguyễn Thị Quý khiếu nại, yêu cầu buộc ông Hòa trả lại toàn bộ diện tích thửa đất nêu trên (có ngôi nhà trị giá 150.000 đồng).
Tại quyết định số 13/QĐ-KNGĐT ngày 31-3-2005, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 100/DSPT ngày 21-10-2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên; đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 19/DSST ngày 24-11-2003 của Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ, giao hồ sơ về Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xét xử sơ thẩm lại.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 64/DS-GĐT ngày 28-4-2005, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định:
- Hủy bản án sơ thẩm số 19/DSST ngày 24-11-2003 của Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ và bản án phúc thẩm số 100/DSPT ngày 21-10-2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã xét xử vụ án đòi quyền hưởng di sản thừa kế giữa ông Đặng Xuân Sinh, bà Nguyễn Thị Quý với ông Nguyễn Văn Hòa.
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
Ngày 27-8-2005, bà Quý, ông Sinh có đơn tố cáo cho rằng ông Hòa chiếm giữ trái phép tài sản của ông, bà; yêu cầu dừng giải quyết vụ án để Công an tỉnh Thái Nguyên xem xét về hình sự đối với ông Hòa. Sau đó, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên ra quyết định tạm đình chỉ xét xử sơ thẩm vụ án dân sự số 01/QĐ-TĐC ngày 14-9-2005; ông Hòa kháng cáo quyết định tạm đình chỉ nêu trên. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội ra quyết định phúc thẩm số 69/2006/DSPT ngày 23-3-2006 hủy quyết định tạm đình chỉ nêu trên, giao hồ sơ về Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên tiếp tục giải quyết vụ án.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 01/2006/DSST ngày 05-5-2006, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết định:
1/ Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Nguyễn Thị Quý và ông Đặng Xuân Sinh đòi quyền hưởng thừa kế di sản của cụ Đặng Xuân Nghiêm để lại.
Buộc ông Nguyễn Văn Hòa và bà Ngô Thị Hạnh phải trả lại cho bà Nguyễn Thị Quý 64,44m2 đất và ông Đặng Xuân Sinh 64,44m2 đất thổ cư. Tổng diện tích là 128,88m2 đất thổ cư tại tờ bản đồ số 18, thửa 104 thuộc tổ 14 thị trấn Chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, cụ thể: Phần đất kế giáp đất ông Hòa đã bán cho ông Ngô Thanh Giang kéo dài theo quốc lộ 1B hướng Thái Nguyên đi Võ Nhai là 8,4m; phía trước lấy mốc sát nhà ông Giang kéo dài về phía sau hết đất là 15,40m, kéo dài song song theo quốc lộ 1B là 8,4m, giáp đất ông Hòa kéo dài một đường vuông góc. Tổng diện tích là 128,88m2, trị giá 515,520.000 đồng (năm trăm mười lăm triệu năm trăm hai mươi ngàn đồng). Trên đất có 2 kiốt của ông Hòa xây cho thuê bán hàng, giao cho bà Quý và ông Sinh, số còn lại phải tháo dỡ trả lại đất cho bà Quý và ông Sinh theo diện tích đất.
Bà Nguyễn Thị Quý và ông Đặng Xuân Sinh phải thanh toán 2 kiốt trị giá 14.128.000 đồng cho ông Nguyễn Văn Hòa và bà Ngô Thị Hạnh.
Cụ thể: bà Quý chịu 7.064.000 đồng, ông Sinh 7.064.000 đồng.
2- Ông Nguyễn Văn Hòa được quản lý và sử dụng 277,77m2 đất, trên đất có nhà cấp 3 của ông Hòa đến giáp đất giao cho bà Quý và ông Sinh và 100m2 đất ông Hòa đã bán cho ông Giang trị giá 1.111.080.000 đồng (mọt tỷ một trăm mười một triệu không trăm tám mươi ngàn đồng) và 14.128.000 đồng của bà Quý, ông Sinh thanh toán giá trị 2 kiốt (có sơ đồ kèm theo).
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về chi phí định giá, án phí, lãi suất chậm trả trên số tiền phải thi hành án nếu chậm thi hành án.
Ngày 18-5-2006, ông Đặng Xuân Sinh và bà Nguyễn Thị Quý kháng cáo cho rằng không có việc cụ Lý bán nhà đất cho ông Hòa.
Ngày 16-5-2006, ông Nguyễn Văn Hòa kháng cáo cho rằng bà Quý, ông Sinh không phải là con cụ Nghiêm, cụ Lý; yêu cầu được tính công sức.
Tại bản án phúc thẩm số 181/2006/DSPT ngày 15-9-2006, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:
- Chấp nhận một phần yêu cầu chia thừa kế của bà Nguyễn Thị Quý và ông Đặng Xuân Sinh đòi quyền thừa kế di sản của cụ Đặng Xuân Nghiêm, của cụ Nguyễn Thị Lý để lại tại tờ bản đồ số 18, thửa 104, tổ 14 thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Buộc ông Nguyễn Văn Hòa và bà Ngô Thị Hạnh phải trả lại cho bà Nguyễn Thị Quý và ông Đặng Xuân Sinh 296,78m2 đất thổ cư tại tờ bản đồ số 18, thửa 104 thuộc tổ 14 thị trấn Chùa Hang, Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Chia cụ thể: bà Nguyễn Thị Quý và ông Đặng Xuân Sinh nhận bằng hiện vật là 196,7m2, có tứ cận giáp phần đất ông Hòa đã bán cho ông Ngô Thanh Giang kéo dài theo quốc lộ 1B, hướng Thái Nguyên đi Võ Nhai là 12,72m, phía trước lấy mốc sát nhà ông Giang kéo dài về phía sau hết đất ông Hòa kéo một đường thẳng vuông góc. Tổng diện tích là 196,78m2, trị giá là 787.120.000 đồng (bảy trăm tám mươi bảy triệu một trăm hai mươi ngàn đồng), có mốc giới theo sơ đồ là các điểm 1,2,6 và 7.
Trên đất có 4 kiốt của ông Hòa xây dựng, nay giao cho bà Quý và ông Sinh sở hữu có trị giá 28.256.000 đồng sau khi thanh toán toàn bộ giá trị (tiền) 4 kiốt cho ông Nguyễn Văn Hòa.
+ Phần diện tích đất được hưởng di sản thừa kế là 100m2 của ông Đặng Xuân Sinh và bà Nguyễn Thị Quý được nhận bằng giá trị là 100m2 x 4.000.000 đồng = 400.000.000 đồng do ông Hòa, bà Hạnh phải thanh toán cho ông Sinh và bà Quý trị giá phần diện tích đất ông Hòa đã bán cho ông Ngô Thanh Giang.
+ Bà Quý, ông Sinh phải thanh toán giá trị 4 kiốt cho ông Hòa, bà Hạnh là 28.256.000 đồng.
+ Ông Nguyễn Văn Hòa, bà Ngô Thị Hạnh được quản lý, sử dụng 109,89m2 đất. Trên đất có nhà cấp 3 của ông Hòa đến mốc giới giao cho bà Quý và ông Sinh (theo sơ đồ hiện trạng đất ngày 04-5-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên kềm bản án phúc thẩm).
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn văn Hòa có nhiều đơn khiếu nại cho rằng ông đã mua đất của cụ Lý là hợp pháp, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm không công nhận; ông Sinh, bà Quý không phải là con của cụ Nghiêm, cụ Lý; đề nghị xem xét lại bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại quyết định số 65/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 06-5-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án phúc thẩm nêu trên và hủy bản án sơ thẩm số 01/2006/DSST ngày 05-5-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giao hồ sơ về Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xác minh, xét xử lại sơ thẩm, nếu các nguyên đơn không xuất trình thêm được chứng cứ thì bác yêu cầu, với nhận định:
… Quá trình tham gia tố tụng, bà Quý ngoài việc tự nhận là con nuôi vợ chồng cụ Nghiêm, cụ Lý từ năm 4 tuổi. Bà Quý xuất trình đơn đề nghị Công an huyện Đồng Hỷ xác nhận bà là con nuôi của hai cụ và bản phô tô tờ khai hộ khẩu do Công an huyện Đồng Hỷ lập không ghi ngày tháng kê khai và ai là người kê khai. Theo quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì việc nhận con nuôi phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc đứa trẻ công nhận, ghi vào sổ hộ tịch và theo Điều 84 Bộ luật tố tụng dân sự quy định việc đương sự phải cung cấp chứng cứ chứng minh. Nhưng qua 5 lần xét xử, bà Quý không xuất trình được giấy khai sinh, sổ hộ tịch hay một văn bản chứng nhận của ủy ban hành chính để xác định việc cụ Nghiêm và cụ Lý nhận bà làm con nuôi. Tờ khai hộ khẩu của Công an huyện Đồng Hỷ có trong hồ sơ chỉ là bản phô tô; phần ngày, tháng, năm không ghi; không thể hiện kê khai ngày tháng năm nào? Cụ Nghiêm hay cụ Lý đứng ra kê khai..v.v; ngoài ra bà Quý không xuất trình được bất cứ tài liệu nào thể hiện việc cụ Nghiêm và cụ Lý là bố mẹ nuôi. Khi cụ Nghiêm, cụ Lý già yếu bà Quý không chăm sóc, nuôi dưỡng; khi cụ Nghiêm và cụ Lý chết bà Quý không về lo mai táng. Do đó, không có căn cứ xác định bà Lý là con nuôi của hai cụ.
Xét việc xác định ông Sinh là con riêng của cụ Nghiêm, thấy: Cụ Nghiêm và cụ Lý không có con chung, ông Sinh tự khai họ tên là Đặng Xuân Sinh và là con riêng của cụ Nghiêm. Quá trình giải quyết vụ án, ông Sinh xuất trình giấy khai sinh bản chính số 192 đăng ký ngày 13-5-1962 tại Ủy ban hành chính thành phố Thái Nguyên và khẳng định: cụ Nghiêm đã đứng ra làm giấy khai sinh duy nhất cho ông Sinh tại ủy ban hành chính thành phố Thái Nguyên năm 1962 để chứng minh cụ Nghiêm là bố đẻ của mình.
Giấy khai sinh bản chính ông Sinh xuất trình thể hiện người được khai là ông Đặng Xuân Sinh, sinh ngày 13-5-1959, đăng ký số 192 ngày 13-5-1962 tại Ủy ban hành chính thành phố Thái Nguyên; về hình thức không có chữ ký ghi rõ họ tên người khai và dấu thị thực của ủy ban hành chính là dấu hình tròn. Tại Công văn số 317/C13(P3) ngày 26-3-2008 của Cục cảnh sát quản lý hành chính Tổng cục cảnh sát Bộ công an phúc đáp yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về mẫu con dấu của Ủy ban hàn hành chính các cấp thời điểm ngày 15-3-1962 – thời điểm ông Sinh được cấp giấy khai sinh, thể hiện: “Căn cứ Thông tư 1519-P4A ngày 09-6-1955 của Thủ tướng Chính phủ về mẫu con dấu dùng trong cơ quan chính quyền thì mẫu con đấu của Ủy ban hành chính cấp huyện là hình vuông kích thước 33x33mm. Căn cứ Nghị định số 56/CP ngày 17-3-1966 của Hội đồng Chính phủ quy định quản lý sử dụng con dấu trong các cơ quan… thì dấu Ủy ban hành chín cấp huyện hình tròn đường kính 34mm. Việc khắc dấu co Ty công an các tỉnh phụ trách”. Như vậy, thời điểm năm 1962 dấu ủy ban hành chính thành phố Thái Nguyên trực thuộc tỉnh Bắc Thái là dấu vuông. Nhưng giấy khai sinh ông Sinh xuất trình là dấu tròn, không đúng mẫu con dấu thời điểm 1962. Do vậy, giấy khai sinh do ông Sinh cung cấp là không hợp pháp nên không có giá trị về mặt pháp lý. Mặt khác, tại biên bản xác minh ngày 22-01-2008, Công an xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ xác định qua kiểm tra sổ hộ khẩu gốc từ năm 1999 đến năm 2008 không có trường hợp nào tên là Đặng Xuân Sinh, sinh năm 1959 và vợ là Trần Thị Hoàn, chỉ có ông Phùng Bá Sinh, sinh năm 1958; tại sổ hộ khẩu được đính chính là đổi sang họ Đặng từ ngày 20-9-2006 theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ còn lý do vì sao được đổi từ họ Phùng sang họ Đặng thì xã không biết. Cùng ngày, Công an huyện Đồng Hỷ xác định: Theo tàng thư và hồ sơ lưu trữ tại Công an huyện Đồng Hỷ thì ông Sinh có tên họ là Phùng Bá Sinh, sinh năm 1958; phiếu theo dõi hồ sơ số 1083 bản khai nhân khẩu tại Đồng Hỷ ngày 08-11-1972 có bố là Phùng Bá Đáng, mẹ là Nguyễn Thị Lan và vợ là Trần Thị Hoàn, các con là Phùng Thị Hảo và Phùng Thị Lưu, ngoài ra hồ sơ lưu còn có các quyết định thay đổi từ họ Phùng sang họ Đặng của các con ông Sinh trong hồ sơ.
Do đó, không đủ căn cứ xác định ông Sinh là con riêng của cụ Nghiêm và không đủ căn cứ xác định ông Sinh là thừa kế của cụ Nghiêm. Thực tế, ông Sinh không ở cùng hai cụ và cũng không có công chăm sóc, nuôi dưỡng hai cụ nên không có căn cứ để ông Sinh hưởng một phần di sản của hai cụ để lại.
Việc chuyển nhượng nhà đất và hoa mầu giữa cụ Lý với ông Hòa: mặc dù ông Hòa không xuất trình được giấy mua bán nhà đất giữa cụ Lý và ông Hòa lập năm 1980, nhưng ông Hòa xuất trình được một số chứng cứ khác là Quyết định số 203/QĐ-UB ngày 19-01-1981 của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên cho phép ông Hòa làm ngôi nhà 4 gian trên phần diện tích này (BL63) lúc đó cụ Lý vẫn sống tại đây và không có ý kiến phản đối. Ngày 09-5-1991, ông Hòa có làm đơn xin xác nhận diện tích đất trong đó trình bày rõ nội dung có việc mua bán nhà đất lập giấy tờ nhưng bị mất vào năm 1983, tại đơn này, cụ Lý có lăn tay điểm chỉ để xác nhận (BL64) và dấu vân tay đã được giám định có kết quả là dấu vân tay của cụ Lý (BL81). Kể từ khi cụ Lý mất năm 1992 gia đình ông Hòa đã trực tiếp quản lý sử dụng và đăng ký kê khai xin hợp thức hóa nhà đất, được UBND huyện Đồng Hỷ ra Quyết định số 166/QĐ-UB ngày 17-7-1993 (BL67) hợp thức đất ở và có Quyết định số 142/QĐ-UB ngày 18-9-1993 cho phép ông Hòa làm nhà cấp 3 (BL68). Ngoài ra, sau khi cụ Nghiêm chết, ông Hòa là người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc cụ Lý lúc già yếu; khi cụ Lý chết lo mai táng và chăm sóc mồ mả hai cụ. Lẽ ra, khi xảy ra tranh chấp, Tòa án phải tiến hành xác minh đầy đủ và bác yêu cầu của nguyên đơn mới đúng nhưng lại chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là chưa đủ căn cứ.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
XÉT THẤY:
1. Bà Nguyễn Thị Quý mồ côi cha mẹ, được cụ Đặng Xuân Nghiêm và cụ Nguyễn Thị Lý (cô ruột bà Quý) nhận về nuôi, chăm sóc từ khi bà Quý khoảng 4 tuổi và được đăng ký hộ khẩu cùng với cụ Nghiêm, cụ Lý. Tại hai bản khai nhân khẩu (một bản khai đề tên cụ Đặng Xuân Nghiêm và một bản khai đề tên cụ Nguyễn Thị Lý) đều ghi bà Nguyễn Thị Quý là con nuôi cụ Nghiêm, cụ Lý (bản gốc các bản khai nhân khẩu này do Công an huyện Đồng Hỷ lưu giữ); sau năm 1975 bà Quý chuyển hộ khẩu theo chồng vào miền Nam. Ngày 17-7-2003, Công an huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã xác nhận có nội dung: bà Quý là con nuôi của cụ Lý, cụ Nghiêm “là đúng với hồ sơ gốc”. Một số người là hàng xóm (của vợ chồng cụ Nghiêm, cụ Lý) như bà Nguyễn Thị Sâm, ông Nguyễn Công Nhiên, ông Hà Tố Giảng đã xác nhận có nội dung là bà Quý là con nuôi của cụ Nghiêm, cụ Lý. Chính cụ Lại Thị Thái (mẹ đẻ ông Hòa) cũng khai có nội dung bà Quý mồ côi cha mẹ từ nhỏ được cụ Nghiêm, cụ Lý đón về nuôi coi như con đẻ. Bà Quý cũng đã xây mộ các cụ. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định bà Quý là con nuôi thực tế của cụ Nghiêm, cụ Lý là có căn cứ.
2. Đối với ông Đặng Xuân Sinh:
Theo “Giấy khai sinh” do ông Sinh xuất trình, thì ông Đặng Xuân Sinh sinh ngày 13-3-1959, nơi sinh: Tiểu khu Chiến Thắng, Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, họ tên cha là Đặng Xuân Nghiêm, họ tên mẹ là Nguyễn Thị Lý; ông Sinh sinhh năm 1959, nhưng mãi đến năm 1962 mới được khai sinh và đến năm 1967 Ủy ban hành chính thành phố Thái Nguyên mới xác nhận (chữ ký của đại diện chính quyền, đóng dấu tại giấy khai sinh vào phần của người khai). Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa yêu cầu ông Sinh cung cấp chứng cứ chứng minh tính xác thực của giấy khai sinh; chưa xem xét việc giám định chữ ký của cụ Nghiêm cùng với con dấu đã đóng tại giấy khai sinh này và chưa yêu cầu ông Sinh xuất trình tài liệu chứng minh thân tộc cụ Nghiêm và cụ Lý xác định ông Sinh là con đẻ cụ Nghiêm và được cụ Lý coi như con, mà đã xác định ông Sinh là con đẻ cụ Nghiêm và được cụ Lý coi như con để được hưởng tài sản thừa kế của hai cụ là chưa đủ căn cứ.
Tài liệu xác minh bổ sung của Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi xét xử phúc thẩm cho thấy ông Phùng Bá Sinh sinh năm 1958, nơi sinh: “Linh Sơn, Đồng Hỷ, Bắc Thái”, bố là Phùng Bá Đáng, mẹ là Nguyễn Thị Lan, anh là Phùng Bá Dương, vợ là Trần Thị Hoàn và các con, kèm theo giấy khai sinh của các con ông Sinh, bà Hoàn (xác minh qua tàng thư và hồ sơ lưu trữ của Công an huyện Đồng Hỷ); tuy nhiên, Ủy ban nhân dân xã Linh Sơn xác nhận ông Phùng Bá Sinh và những người trong hộ khẩu đã được đổi từ họ Phùng sang họ Đặng, nhưng Phòng tư pháp huyện Đồng Hỷ lại xác nhận là không thay đổi họ ông Sinh, chỉ thay đổi họ của các con ông Sinh từ họ Phùng sang họ Đặng; nên chưa có cơ sở để xác định là ông Sinh đổi từ họ Phùng sang họ Đặng. Kết quả xác minh thêm cũng cho thấy có sự mâu thuẫn về năm sinh và nơi sinh của ông Sinh tại giấy khai của ông Sinh và “bản khai nhân khẩu” (tài liệu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao thu thập sau khi xét xử phúc thẩm); do đó, khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cần yêu cầu ông Sinh xuất trình chứng cứ chứng minh làm rõ nội dung nêu trên và lý do việc đổi từ họ Phùng sang họ Đặng.
3. Sau khi bà Quý chuyển vào Miền Nam cùng chồng sinh sống; chỉ còn cụ Nghiêm và cụ Lý ở với nhau; năm 1978 cụ Nghiêm chết. Sau đó, ông Hòa (là cháu họ cụ Lý) có đến chăm sóc cụ Lý. Tuy ông Hòa cho rằng ông đã mua nhà đất của cụ Lý năm 1980 và nộp giấy tờ mua bán nhà đất (bản gốc) cho Phòng xây dựng thành phố Thái Nguyên để xin giấy phép xây dựng nhà và cơ quan này đã làm mất giấy tờ mua bán nhà đất của ông Hòa; nhưng Phòng quản lý đô thị thành phố Thái Nguyên (trước đây là Phòng xây dựng thành phố Thái Nguyên) khẳng định không làm mất tài liệu nhà đất của ông Hòa; ông Hòa cũng không xuất trình được tài liệu chứng minh việc mất giấy tờ đó. Mặt khác, ông Hòa còn xuất trình “đơn xin xác nhận diện tích đất” ngày 09-5-1991 của ông Hòa, bà Ngô Hồng Hạnh (vợ ông Hòa), trong đó nêu là vợ chồng ông Hòa đã mua nhà đất, hoa màu của cụ Lý từ năm 1980, nhưng giấy tờ mua bán đã bị mất; tuy Đơn này có điểm chỉ đề tên cụ Lý, nhưng cụ Lý không biết chữ (ông Hòa thừa nhận cụ Lý không biết chữ), đại diện Tổ nhân dân số 17 (ông Hà Tố Giảng), cán bộ địa chính thị trấn Chùa Hang (ông Hà Minh Tuân) và Ủy ban nhân dân thị trấn Chùa Hang không xác nhận cụ Lý điểm chỉ trước mặt chính quyền; ông Hà Tố Giảng khai rằng việc xác nhận của ông chỉ là kính chuyển các cơ quan chức năng xem xét; ông Hà Minh Tuân (cán bộ địa chính xác nhận có nội dung là vì tin vào đơn trình bày của ông Hòa nên ông Tuân đã xác nhận; do đó, không có cơ sở xác định cụ Lý điểm chỉ vào “đơn xin xác nhận diện tích đất” nêu trên là đúng ý chí của cụ Lý. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ hợp thức đất cho ông Hòa (quyết định số 166/QĐ-UB ngày 17-7-1993) trên cơ sở đơn yêu cầu của ông Hòa (có xác nhận của Tổ nhân dân, cán bộ địa chính xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chứ không kiểm tra giấy tờ gốc mua bán của ông Hòa. Tuy nhiên, ông Hòa đã có công sức chăm sóc, phụng dưỡng cụ Lý còn sống, lo tang lễ khi cụ Lý chết và quản lý, bảo vệ tài sản của vợ chồng cụ Lý, cụ Nghiêm; nên cần xem xét thỏa đáng công sức của ông Hòa khi giải quyết lại vụ án.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297; khoản 2 Điều 299 Bộ Luật tố tụng dân sự;

QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 181/2006/DSPT ngày 15-9-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và hủy bản án sơ thẩm số 01/2006/DSST ngày 05-5-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xét xử vụ án dân sự tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Quý, ông Đặng Xuân Sinh vơi bị đơn là Nguyễn Văn Hòa; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Ngô Thị hạnh, ông Ngô Thanh Giang.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Vụ án cần được xét xử sơ thẩm lại vì không đủ căn cứ xác định ông Sinh là người thừa kế; không có cơ sở xác định bị đơn đã mua nhà đất (di sản thừa kế), nhưng cần xem xét công sức của họ trong quá trình chăm sóc, lo tang lễ, bảo vệ tài sản của vợ chồng cụ Lý.

11. QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 12/2008/DS-GĐT VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN”

……..
Ngày 18 tháng 6 năm 2008, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản giữa:
Nguyên đơn: Bà Vũ Thị Kim sinh năm 1942; trú tại tổ 5, Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;
Bị đơn: Ông Vũ Duy Mỗi sinh năm 1935; trú tại tổ 6, Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Vũ Thị Quang sinh năm 1934;
2. Bà Vũ Thị Tầm sinh năm 1948;
3. Anh Vũ Duy Thuyết sinh năm 1942;
4. Anh Vũ Duy Kiệm sinh năm 1950;
5. Anh Vũ Duy Thiệp sinh năm 1953;
6. Chị Vũ Thị Tiếp sinh năm 1958;
Đều trú tại: Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

NHẬN THẤY:

Theo đơn khởi kiện ngày 01-4-2002 và các lời khai của nguyên đơn là bà Vũ Thị Kim thì cụ Vũ Duy Mẫn có hai vợ là cụ Nguyễn Thị Bủng và cụ Nguyễn Thị Hai; cụ Mẫn và cụ Bủng có hai con chung là ông Vũ Duy Mần (ông Mần chết năm 1995 có vợ là bà Nguyễn Thị Tâm chết năm 1994; ông Mần và bà Tâm có bốn người con là các anh, chị Vũ Duy Thuyết, Vũ Duy Thiệp, Vũ Duy Kiệm, Vũ Thị Tiếp) và bà Vũ Thị Quang; cụ Mẫn và cụ Hai có hai con chung là ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Kim. Cụ Mẫn chết năm 1964, cụ Bủng chết năm 1978, cụ Hai chết năm 1969 đều không để lại di chúc; toàn bộ tài sản của các cụ để lại tọa lạc tại xóm 1, thôn Đại Từ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) bao gồm:
- 5 gian nhà cổ lợp ngói, 3 gian nhà ngang cùng công trình phụ trên khoảng 1 sào 5 thước đất thổ cư.
- 1 thửa đất (ao, vườn) khoảng 1 sào 3 thước, trên đất có trồng một số cây lưu niên như tre, xoan, dừa, ổi, vối.
Năm 1957, ông Vũ Duy Mỗi lấy vợ là bà Đỗ Thị Á và vợ chồng về chung sống cùng các cụ tại 5 gian nhà cổ, sau đó ông Mỗi đi bộ đội đến năm 1962 thì giải ngũ nhưng lại về sống tại phố Đại La; năm 1966, bà Á tôn tạo lại thửa đất ao, vườn và làm nhà cấp 4 trên một phần thửa đất; năm 1972 ông Mỗi, bà Á ly hôn, bà Á vẫn ở tại nhà cấp 4 này đến năm 1977 thì dỡ nhà chuyển sang nơi khác sống; năm 1977, ông Mỗi và bà Nguyễn Thị Tầm (vợ 2) về sống tại thửa đất ao, vườn mà bà Á đã tôn tạo.
Cùng thời gian này, bà có mở quán bán hàng nước trên một phần thửa đất, nhưng vì mâu thuẫn với gia đình ông Mỗi nên bà không bán hàng nữa; năm 1980, ông Mỗi chặt toàn bộ tre, xoan trên đất để dựng nhà 3 gian cấp 4 và 1 gian bếp; năm 1995, gia đình bà sửa lại gian quán bán hàng với diện tích khoảng 10m2 để tiếp tục sử dụng.
Bà yêu cầu Toà án chia thừa kế di sản của cha mẹ để lại theo pháp luật. Trong quá trình tố tụng, bà (bà Kim) chỉ yêu cầu chia thừa kế di sản của cha mẹ để lại là đất ao, vườn; không yêu cầu chia thừa kế di sản là nhà, đất thổ cư.
Bị đơn là ông Vũ Duy Mỗi trình bày rằng về quan hệ gia đình và nguồn gốc khối tài sản như bà Kim trình bày là đúng. Năm 1961 cụ Mẫn đã lập chúc thư cho ông sử dụng đất ao, vườn, nhưng khi đó ông không có nhà nên ông Vũ Duy Mần đã sử dụng đất và chặt hết các cây lưu niên trên đất; năm 1975, vợ chồng ông về ở trên đất, do trên đất không có tài sản gì nên vợ chồng ông đã đắp đất, xây nhà cấp 4, bếp; năm 1995, vợ chồng ông có xây thêm mấy gian nhà cấp 4, rồi bà Kim mượn 1 gian nhà để cho con gái mở hiệu cắt tóc, gội đầu, nhưng sau đó bà Kim đã phá gian nhà này và xây lại quán; năm 2001 ông đòi lại gian quán để quy hoạch lại đất ở, nhưng bà Kim không trả; nay bà Kim yêu cầu chia thừa kế, ông không đồng ý.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Vũ Thị Quang trình bày rằng về quan hệ gia đình và nguồn gốc khối tài sản như bà Kim, ông Mỗi trình bày là đúng. Bà Kim đã sử dụng đất ao, vườn của các cụ làm quán bán hàng cách đây gần 20 năm, nhưng do có mâu thuẫn nên tạm nghỉ vài năm, nay lại tiếp tục bán hàng; do có việc chia thừa kế, bà đề nghị ông Mỗi cho bà Kim sử dụng khoảng mấy chục mét vuông đất, còn bà không yêu cầu hưởng tài sản của cha mẹ trên thửa đất do ông Mỗi quản lý.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các anh, chị Vũ Duy Thuyết, Vũ Duy Thiệp, Vũ Duy Kiệm và Vũ Thị Tiếp (con của ông Vũ Duy Mần) đề nghị Tòa án hòa giải để giữ tình cảm trong gia tộc và không yêu cầu hưởng di sản trên thửa đất do ông Mỗi quản lý.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Tầm (vợ ông Mỗi) thống nhất với trình bày của ông Mỗi và bổ sung thêm là nếu bà Kim rút đơn khởi kiện thì vợ chồng bà đồng ý hỗ trợ cho bà Kim 36.000.000 đồng.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 30/DSST ngày 19-8-2002, Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế nhà đất của bà Vũ Thị Kim đối với ông Vũ Duy Mỗi.
- Xác định ngôi nhà cấp 4 ba gian cổ nằm trên diện tích đất 347m2 tại thửa 451 tờ bản đồ số 04 do ông Vũ Duy Thuyết đang quản lý và diện tích đất 106m2 tại thửa 449 tờ bản đồ số 04 do anh Vũ Duy Kiệm đang quản lý ở xóm 1 Đại Từ –Đại Kim- Thanh Trì – Hà Nội thuộc quyền sở hữu sử dụng trước đây của cụ Vũ Duy Mẫn, cụ Nguyễn Thị Bủng và cụ Nguyễn Thị Hai.
- Xác định nhà đất do ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Tầm đang quản lý tại thửa 465, diện tích thực tế 449m2 tờ bản đồ số 04 ở tại xóm 1 Đại Từ, Đại Kim, Thanh Trì, Hà Nội. Trong đó, diện tích đất ở do các cụ Vũ Duy Mẫn, cụ Nguyễn Thị Bủng và cụ Nguyễn Thị Hai để lại là 335m2. Tổng giá trị di sản của các cụ là 1.008.114.606đ, phần xây dựng tôn tạo của vợ chồng ông Mỗi là 157.770.468đ và phần xây dựng tôn tạo của bà Kim là 2.574.460đ.
- Ghi nhận việc khước từ không hưởng tài sản thừa kế của bà Vũ Thị Quang cùng các con của ông Vũ Duy Mần là: anh Vũ Duy Thuyết, anh Vũ Duy Kiệm, anh Vũ Duy Thiệp và chị Vũ Thị Tiếp đối với khối di sản của cụ Vũ Duy Mẫn, cụ Nguyễn Thị Bủng và cụ Nguyễn Thị Hai do ông Vũ Duy Mỗi đang quản lý sử dụng.
- Ghi nhận việc khước từ không hưởng tài sản thừa kế của ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Kim đối với khối di sản của cụ Vũ Duy Mẫn, cụ Nguyễn Thị Bủng và cụ Nguyễn Thị Hai hiện do anh Vũ Duy Thuyết và anh Vũ Duy Kiệm đang quản lý sử dụng.
- Giao anh Vũ Duy Thuyết được sở hữu sử dụng 3 gian nhà cấp 4 nằm trên diện tích đất 347m2 tại thửa 451 tờ bản đồ số 04 ở xóm 1 Đại Từ - Đại Kim - Thanh Trì - Hà Nội.
- Giao anh Vũ Duy Kiệm được sử dụng, quản lý diện tích đất 106m2 thửa 449 tờ bản đồ số 04 ở xóm 1 Đại Từ, Đại Kim, Thanh Trì, Hà Nội.
Xác định thời điểm mở thừa kế lần thứ nhất vào năm 1963 khi cụ Vũ Duy Mẫn mất.
Xác định thời điểm mở thừa kế lần thứ hai vào năm 1970 khi cụ Nguyễn Thị Hai mất.
Xác định thời điểm mở thừa kế lần ba vào năm 1978 khi cụ Nguyễn Thị Bủng mất.
Bác yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của ông Vũ Duy Mỗi đối với phần di sản do cụ Mẫn và cụ Bủng để lại.
Chúc thư do ông Mỗi xuất trình đã được Viện nghiên cứu Hán nôm hiệu đính ngày 19-5-1999 là chúc thư không có giá trị pháp lý.
Các cụ Mẫn, cụ Bủng và cụ Hai không có di chúc để lại nên di sản của các cụ được chia thừa kế theo pháp luật.
Hàng thừa kế thứ nhất của các cụ còn lại là ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Kim, mỗi kỷ phần có giá trị là 504.057.303đ.
Xác định công sức trông nom quản lý di sản của ông Mỗi và bà Kim bằng 1/10 kỷ phần thừa kế của bà Kim, trong đó ông Mỗi hưởng 2/3 là 33.603.820đ. Bà Kim hưởng 1/3 là 16.801.910đ.
Bà Kim chịu 1/2 công sức tôn tạo nền do ông Mỗi, bà Tầm bỏ ra là 6.130.000đ.
Trị giá kỷ phần di sản của bà Kim còn được hưởng là 464.323.483đ.
Trị giá kỷ phần di sản của ông Mỗi còn được hưởng là 543.791.123đ.
Về chia hiện vật cụ thể như sau:
Chia bà Kim phần di sản trị giá bằng 1/3 mái bếp nằm trên diện tích đất ở có các chiều: Chiều giáp mặt đường (phía Bắc) dài 8,2m được tính từ ranh giới quán nhà bà Kim kéo thẳng cho đến hết gian quán bán hàng nhà ông Mỗi. Từ đường làng nhìn vào về phía tay phải giáp ao HTX về phía tay trái giáp nhà cấp 4 (xây năm 1980) và sân gạch của ông Mỗi mỗi chiều dài 12m, chiều rộng phía Nam được nối bằng một đường thẳng của 2 điểm cuối giáp ao HTX và nhà, sân của ông Mỗi. Tổng diện tích đất bà Kim được chia là 98,4m2, trên đất có quán bán hàng nhà bà Tầm, ông Mỗi đất cấp 4 và nhà tạm bám mái gạch kê thửa đất giáp ao HTX. Tổng giá trị là 308.807.354đ. Bà Kim phải tự mở lối đi ra đường làng.
Chia ông Vũ Duy Mỗi phần di sản trị giá 1/3 mái nhà cấp 4 (xây năm 1980) và sử dụng tài sản do 2 vợ chồng tôn tạo, xây dựng lập nằm trên diện tích đất còn lại là 236,6m2. Có giá trị di sản là 712.839.000đ. Giá trị tài sản do 2 vợ chồng tạo dựng là 144.237.114đ. Tổng cộng là 857.076.114đ. Tự mở lối đi ra đường làng.
Ông Mỗi phải có trách nhiệm thanh toán khoản tiền chênh lệch cho bà Kim là 155.516.129đ.
Đối với diện tích gia đình ông Mỗi có lấn ra đất công, đã có công trình xây dựng và diện tích đất 5% của cụ Hai được HTX chia cho bà Kim đã sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Thanh Trì.
Bác toàn bộ các yêu cầu khác của các bên đương sự.
Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 21-8-2002, ông Vũ Duy Mỗi kháng cáo cho rằng cha mẹ ông đã có di chúc để lại cho ông toàn bộ đất tranh chấp, nếu trong trường hợp buộc phải chia thừa kế thì đề nghị xem xét thỏa đáng công sức của vợ chồng ông.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 218/DSPT ngày 22-11-2002, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
Về hình thức: Chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ của ông Vũ Duy Mỗi.
Về nội dung: Sửa một phần bản án sơ thẩm và xử:
1- Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế nhà đất của bà Vũ Thị Kim đối với ông Vũ Duy Mỗi.
- Xác định 03 gian nhà cổ cấp 4 nằm trên diện tích đất 347m2 tại thửa số 451, tờ bản đồ số 04 do ông Vũ Duy Thuyết đang quản lý và diện tích đất 106m2 tại thửa số 449, tờ bản đồ số 04 do ông Vũ Duy Kiệm đang quản lý ở xóm 1 thôn Đại Từ - xã Đại Kim- Thanh Trì - Hà Nội là thuộc quyền sở hữu và sử dụng trước đây của cụ Vũ Duy Mẫn, Nguyễn Thị Bủng và Nguyễn Thị Hai.
- Xác định nhà đất do ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Kim đang quản lý tại thửa số 465, tờ bản đồ số 04 diện tích đo thực tế là 449m2 ở xóm 1 Đại Từ - Đại Kim- Thanh Trì - Hà Nội. Trong đó di sản của cụ Mẫn, cụ Bủng và cụ Hai để lại gồm: 1/3 mái bếp làm năm 1980 giá 74.646 đ, 1/3 mái nhà làm năm 1980 giá 3.039.960 đ và 335m2 đất trị giá 1.005.000.000đ. Cộng là 1.008.114.606đ.
- Xác định phần xây dựng tôn tạo của vợ chồng ông Mỗi trên đất trị giá 157.770.468 đ và của bà Kim trị giá 2.574.460đ.
2) Ghi nhận việc khước từ không hưởng tài sản thừa kế của bà Vũ Thị Quang cùng các con của ông Vũ Duy Mần là ông Vũ Duy Thuyết, ông Vũ Duy Kiệm, ông Vũ Duy Thiệp và bà Vũ Thị Tiếp đối với khối di sản của cụ Mẫn, cụ Bủng và cụ Hai để lại hiện do vợ chồng ông Vũ Duy Mỗi và bà Kim đang quản lý sử dụng.
- Ghi nhận việc khước từ không hưởng tài sản thừa kế của ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Kim đối với khối di sản của cụ Mẫn, cụ Bủng và cụ Hai để lại hiện do gia đình ông Vũ Duy Thuyết và ông Vũ Duy Kiệm đang quản lý sử dụng.
- Giao cho ông Vũ Duy Thuyết được sở hữu sử dụng 03 gian nhà cấp 4 nằm trên diện tích đất 347m2 tại thửa số 451, tờ bản đồ số 04 ở xóm 1 Đại Từ - Đại Kim - Thanh Trì - Hà Nội.
- Giao cho ông Vũ Duy Kiệm được sử dụng, quản lý diện tích đất 106m2 tại thửa số 449, tờ bản đồ số 04 ở xóm 1 Đại Từ - Đại Kim – Thanh Trì – Hà Nội.
3) Xác định thời điểm mở thừa kế lần thứ nhất là năm 1963 khi cụ Vũ Duy Mẫn chết, thời điểm mở thừa kế lần thứ hai là năm 1970 khi cụ Nguyễn Thị Hai chết, thời điểm mở thừa kế lần thứ ba là năm 1978 khi cụ Nguyễn Thị Bủng chết.
- Xác định chúc thư do ông Mỗi xuất trình đã được Viện nghiên cứu Hán nôm hiệu đính ngày 19-5-1999 là chúc thư không có giá trị pháp lý.
- Bác yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của ông Vũ Duy Mỗi đối với phần di sản của các cụ Mẫn, cụ Bủng để lại.
- Xác nhận cụ Mẫn, cụ Bủng và cụ Hai không có di chúc để lại nên di sản của các cụ được chia thừa kế theo pháp luật.
- Xác định công sức trông nom, bảo quản và duy trì khối di sản của ông Mỗi là 252.028.652đ, của bà Kim là 16.801.910đ.
- Sau khi trừ công sức của bà Kim và ông Mỗi, khối di sản còn lại trị giá 739.284.044đ được chia thừa kế theo pháp luật.
- Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Mẫn, cụ Hai và cụ Bủng còn lại là ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Kim. Mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng 369.642.022đ.
- Bà Kim phải thanh toán trả cho vợ chồng ông Mỗi tiền đổ đất tôn nền là 6.130.000đ.
Cụ thể: ông Mỗi được hưởng bằng giá trị là 627.800.674đ và bà Kim được hưởng bằng giá trị là 380.313.932đ.
4- Chia hiện vật như sau:
- Chia cho bà Vũ Thị Kim phần di sản trị giá bằng 1/3 mái bếp nằm trên diện tích đất ở có các chiều: Chiều giáp mặt đường (phía Bắc) dài 8,2m được tính từ danh giới quán nhà bà Kim với nhà cấp 4 của ông Mỗi làm năm 1980 kéo thẳng về phía bên tay phải đứng từ đường nhìn vào cho đến hết gian quán bán hàng nhà ông Mỗi. Chiều phía Tây giáp ao hợp tác dài 12m tính từ danh giới giáp đường làng kéo vào phía trong của thửa đất. Chiều phía đông dài 12m tính từ điểm tiếp giáp giữa gian quán của bà Kim và nhà cấp 4 do ông Mỗi làm năm 1980 với đường làng kéo vào phía trong của thửa đất. Chiều phía Nam được nối bằng 1 đường thẳng của hai điểm cuối cạnh phía Tây và cạnh phía Đông. Tổng diện tích đất bà Kim được chia là 98,4m2 trên đất có quán bán hàng, bếp cấp 4 và nhà tạm bán mái của vợ chồng ông Mỗi làm và gạch kẻ thửa đất giáp ao hợp tác xã. Tổng giá trị nhà đất của bà Kim được chia là 308.807.354đ.
- Chia cho ông Vũ Duy Mỗi phần di sản trị giá 1/3 mái nhà cấp 4 (xây năm 1980) và được sở hữu tài sản do vợ chồng ông Mỗi xây dựng nằm trên diện tích đất còn lại là 236,6m2. Tổng giá trị nhà đất ông Mỗi được chia là 857.076.114đ, trong đó phần di sản có giá trị là 712.839.000đ và phần tài sản do vợ chồng ông Mỗi tạo dựng là 144.237.114đ.
- Bà Kim và ông Mỗi phải tự mở lối đi trên phần diện tích nhà đất của mình được chia để đi ra đường làng.
- Ông Mỗi phải có trách nhiệm thanh toán tiền chênh lệch về tài sản cho bà Kim là 70.506.578đ.
5) Đối với diện tích đất công do gia đình ông Mỗi lấn chiếm đã có các công trình xây dựng và diện tích đất 5% của cụ Hai được Hợp tác xã chia cho bà Kim đã sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì.
- Bác tất cả các yêu cầu khác của các đương sự.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Vũ Duy Mỗi khiếu nại cho rằng bà Kim khởi kiện yêu cầu chia thừa kế khi đã hết thời hiệu, nhưng Tòa án vẫn thụ lý, giải quyết vụ án là không đúng; mặt khác, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng bản chúc thư do cha ông để lại không có giá trị pháp lý là không đúng.
Tại Quyết định số 105/KN-VKSTC-V5 ngày 06-10-2003, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 218/DSPT ngày 22-11-2002 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, sửa bản án phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 232/GĐT-DS ngày 10-12-2003, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định:
Hủy bản án sơ thẩm số 30/DSST ngày 19-8-2002 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì và bản án phúc thẩm số 218/DSPT ngày 22-11-2002 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.
Giao hồ sơ vụ án về Toà án nhân dân thành phố Hà Nội điều tra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 31/DSST ngày 23, 28-7-2004, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
1) Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế nhà đất của bà Vũ Thị Kim đối với ông Vũ Duy Mỗi.
- Xác định 03 gian nhà cổ cấp 4 nằm trên diện tích đất 347m2 tại thửa số 451 tờ bản đồ số 04 do ông Vũ Duy Thuyết đang quản lý và diện tích đất 106m2 tại thửa số 449 tờ bản đồ số 04 do ông Vũ Duy Kiệm đang quản lý tại xóm 1 thôn Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội thuộc quyền sở hữu và sử dụng trước đây của cụ Vũ Duy Mẫn, cụ Nguyễn Thị Bủng, cụ Nguyễn Thị Hai.
- Xác định nhà đất do ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Kim đang quản lý tại thửa số 465 tờ bản đồ số 04 diện tích đo thực tế là 449m2 tại xóm 1 (nay là tổ 6) Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. Trong đó di sản của cụ Mẫn, cụ Bủng, cụ Hai để lại gồm một phần mái nhà làm năm 1980, một phần mái bếp làm năm 1980 và 335m2 đất có tổng trị giá thành tiền là 1.005.000.000 đồng.
- Xác định phần xây dựng tôn tạo của vợ chồng ông Mỗi, bà Tầm trên đất có giá trị 157.770.468 đồng và của bà Kim có giá trị 2.574.460 đồng.
2) Ghi nhận việc khước từ không hưởng tài sản thừa kế của bà Vũ Thị Quang cùng các con của ông Vũ Duy Mần là ông Vũ Duy Thuyết, ông Vũ Duy Kiệm, ông Vũ Duy Thiệp và bà Vũ Thị Tiếp đối với khối di sản của cụ Mẫn, cụ Bủng, cụ Hai để lại hiện do vợ chồng ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Kim đang quản lý sử dụng.
- Ghi nhận việc khước từ không hưởng tài sản thừa kế của ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Kim đối với khối di sản của cụ Mẫn, cụ Bủng, cụ Hai để lại hiện do gia đình ông Vũ Duy Thuyết, ông Vũ Duy Kiệm đang quản lý sử dụng.
- Giao cho ông Vũ Duy Thuyết được sở hữu sử dụng 03 gian nhà cấp 4 nằm trên diện tích đất 347m2 tại thửa số 451 tờ bản đồ số 04 tại xóm 1 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Giao cho ông Vũ Duy Kiệm được sử dụng diện tích đất 106m2 tại thửa số 449 tờ bản đồ số 04 ở xóm 1 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
3) Xác định thời điểm mở thừa kế lần thứ nhất là năm 1963 khi cụ Vũ Duy Mẫn chết. Thời điểm mở thừa kế lần thứ hai là năm 1969 khi cụ Nguyễn Thị Hai chết. Thời điểm mở thừa kế lần thứ ba là năm 1978 khi cụ Nguyễn Thị Bủng chết.
- Xác định chúc thư do ông Mỗi xuất trình đã được Viện nghiên cứu Hán nôm hiệu đính ngày 19-5-1999 là chúc thư không có giá trị pháp lý.
- Bác yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của ông Vũ Duy Mỗi đối với phần di sản của các cụ Mẫn, cụ Bủng để lại.
- Chia thừa kế theo pháp luật.
- Xác định công sức trông nom, bảo quản và duy trì khối di sản của ông Mỗi là 251.250.000 đồng, của bà Kim là 16.801.910 đồng.
- Sau khi trừ công sức của ông Mỗi và bà Kim khối di sản còn lại có giá trị là 736.948.090 đồng được chia thừa kế theo pháp luật.
- Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Mẫn, cụ Hai, cụ Bủng còn lại là ông Vũ Duy Mỗi và bà Vũ Thị Kim. Mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng 368.474.045 đồng.
- Bà Kim phải thanh toán trả cho vợ chồng ông Mỗi tiền đổ đất tôn nền là 6.130.000 đồng.
Cụ thể: Ông Mỗi được hưởng tài sản có giá trị 625.851.045 đồng. Bà Kim được hưởng tài sản có giá trị 379.145.955 đồng.
4) Chia hiện vật cụ thể như sau:
a, Chia cho bà Vũ Thị Kim phần di sản bằng giá trị một phần mái bếp nằm trên diện tích đất ở có các chiều: Chiều giáp mặt đường (phía Bắc) dài 8,2m được tính từ gianh giới quán nhà bà Kim với nhà cấp 4 của ông Mỗi làm năm 1980 kéo thẳng về phía bên tay phải đứng từ đường nhìn vào cho đến hết gian quán bán hàng nhà ông Mỗi. Chiều phía Tây giáp đất ao hợp tác xã dài 12m tính từ gianh giới giáp đường làng kéo vào phía trong của thửa đất. Chiều phía Nam được nối bằng đường thẳng của hai điểm cuối cạnh phía Tây và phía Đông. Tổng diện tích đất bà Kim được chia là 98,4m2. Trên đất có quán bán hàng, bếp cấp 4 và nhà tạm bán mái của vợ chồng ông Mỗi làm và gạch kè thửa đất giáp ao hợp tác xã. Tổng giá trị nhà đất của bà Kim được chia là 308.807.354 đồng.
b, Chia cho ông Vũ Duy Mỗi phần di sản giá trị một phần mái nhà cấp 4 (xây năm 1980) và được sở hữu tài sản do vợ chồng ông Mỗi xây dựng nằm trên diện tích đất còn lại là 236,6m2. Tổng giá trị nhà đất ông Mỗi được chia là 857.076.114 đồng.
c, Bà Kim, ông Mỗi phải tự mở lối đi trên phần diện tích nhà đất của mình được chia để đi ra đường làng.
d, Ông Mỗi có trách nhiệm thanh toán tiền chênh lệch về tài sản cho bà Kim là 70.338.601 đồng (bảy mươi triệu ba trăm ba mươi tám ngàn sáu trăm linh một đồng).
5) Đối với diện tích đất công do gia đình ông Mỗi sử dụng đã có các công trình xây dựng và diện tích đất 5% của cụ Hai được hợp tác xã chia cho bà Kim đã sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai.
6) Bác các yêu cầu khác của các bên đương sự.
Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 02-8-2004, ông Vũ Duy Mỗi kháng cáo với nội dung: các cụ đã có chúc thư cho ông diện tích đất ao, vườn, nên diện tích đất ao, vườn này không còn là di sản của các cụ nữa. Mặt khác, thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà Kim là không đúng.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 43/DSPT ngày 14-3-2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:
1. Chấp nhận kháng cáo của ông Vũ Duy Mỗi, xác định thời hiệu khởi kiện của bà Vũ Thị Kim trong vụ án thừa kế về việc yêu cầu chia di sản đối với thửa đất ao (thửa số 465-tờ bản đồ số 4) diện tích 335m2 và cây cối lưu niên trên đất đã hết sau ngày 09-9-2000.
Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 31/DSST ngày 23, 28-7-2004 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và đình chỉ giải quyết vụ án thừa kế này.

2. Về án phí:
Ông Vũ Duy Mỗi không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm. Hoàn trả cho ông Vũ Duy Mỗi 50.000 án phí dân sự phúc thẩm đã nộp theo biên lai số 006386 ngày 02-8-2004 của Phòng Thi hành án thành phố Hà Nội.
Bà Vũ Thị Kim phải nộp 4.803.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp theo biên lai số 001213 ngày 04-4-2002 của Đội Thi hành án huyện Thanh Trì là 1.000.000 đồng. Bà Vũ Thị Kim còn phải nộp tiếp số tiền là 3.803.000 đồng.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Vũ Thị Kim khiếu nại cho rằng Tòa án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết và đình chỉ giải quyết vụ án, đồng thời buộc bà phải nộp án phí dân sự sơ thẩm là không đúng pháp luật.
Tại Quyết định số 44/2008/DS-KN ngày 13-3-2008, Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị bản phúc thẩm số 43/DSPT ngày 14-3-2005 của Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ cho Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại, với nhận định:
“…Theo các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án thì 5 gian nhà cổ lợp ngói cùng các công trình phụ trên đất thổ c¬ư 453m2 và đất ao, v¬ườn có diện tích 335m2 là di sản thừa kế của vợ chồng cụ Mẫn, cụ Bủng, cụ Hai. Tuy thửa đất thổ c¬ư (có căn nhà 5 gian trên đất này) và thửa đất ao, v¬ườn không liền thửa (đất thổ cư¬ thuộc thửa số 449 và thửa số 451 tờ bản đồ số 04; đất ao, vư¬ờn thuộc thửa số 465 tờ bản đồ số 4), như¬ng đều tọa lạc tại xóm 1, thôn Đại Từ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (nay là ph¬ường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Do các cụ đều chết tr¬ước ngày 01-7-1991 và di sản các cụ để lại có nhà nên việc xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế để giải quyết tranh chấp quyền thừa kế trong tr¬ường hợp này phải áp dụng khoản 2 Điều 17 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban th¬ường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở đ¬ược xác lập tr¬ước ngày 01-7-1991 và theo h¬ướng dẫn tại Thông t¬ư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-01-1999 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở đ¬ược xác lập trư¬ớc ngày 01-7-1991 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Theo quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên thì đối với di sản là nhà ở mà thời điểm mở thừa kế trư¬ớc ngày 01-7-1991 thì đến ngày 10-3-2003 mới hết thời hiệu khởi kiện. Do bà Kim khởi kiện yêu cầu Toà án chia thừa kế cả nhà, đất thổ c¬ư và đất ao, v¬ườn vào ngày 01-4-2002 (Biên lai thu tạm ứng án phí đề ngày 04-4-2002), nên phải xác định là bà Kim khởi kiện khi vẫn còn thời hiệu khởi kiện (Mặc dù sau đó bà Kim thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ còn yêu cầu chia thừa kế di sản của các cụ để lại là đất ao, v¬ườn và mặc dù thửa đất thổ cư¬ có nhà ở không liền thửa với thửa đất ao, v¬ườn nh¬ưng đều thuộc khối di sản của các cụ để lại). Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng do bà Kim đã thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đất ao, v¬ườn mà không yêu cầu chia thừa kế nhà và đất thổ c¬ư nữa, nên xác định là di sản thừa kế có tranh chấp trong vụ án này không có nhà ở, nên đã không áp dụng quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì đã hết thời hiệu khởi kiện, là không đúng pháp luật.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm số 31/DSST ngày 23,28-7-2004 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội và đình chỉ giải quyết vụ án thừa kế, nh¬ưng vẫn buộc bà Kim phải nộp 4.803.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm là trái với quy định tại khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự”.
Tại phiên toà giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 43/DSPT ngày 14-3-2005 của Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số 31/DSST ngày 23,28-7-2004 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
XÉT THẤY:
Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có cơ sở xác định cụ Vũ Duy Mẫn (chết năm 1964) và hai người vợ là cụ Nguyễn Thị Bủng (chết năm 1978), cụ Nguyễn Thị Hai (chết năm 1969) tạo lập được 5 gian nhà cổ lợp ngói (sau này anh Vũ Duy Thuyết đã sửa lại thành nhà 3 gian), 3 gian nhà ngang cùng các công trình phụ trên thửa đất thổ cư 453m2 (đất tại thửa số 449 và 451, tờ bản đồ số 04) và một thửa đất ao, vườn 335m2 (đất tại thửa số 465, tờ bản đồ số 4) tại xóm 1, thôn Đại Từ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội); hiện nay anh Vũ Duy Thuyết và anh Vũ Duy Kiệm (con ông Vũ Duy Mần) đang quản lý nhà cổ và thửa đất thổ cư, còn thửa đất ao, vườn 335m2 đã được san lấp, tôn tạo và gia đình ông Vũ Duy Mỗi đã làm nhà trên đất để ở, bà Vũ Thị Kim cũng đang quản lý một gian quán khoảng 10m2 tại đây.
Tại đơn khởi kiện ngày 01-4-2002, bà Vũ Thị Kim yêu cầu Tòa án chia thừa kế di sản của cha mẹ để lại theo pháp luật (yêu cầu chia thừa kế cả nhà, đất thổ cư và đất ao, vườn), nhưng trong quá trình tố tụng, bà Kim thay đổi yêu cầu, chỉ còn yêu cầu chia thừa kế đất ao, vườn (không yêu cầu chia thừa kế nhà, đất thổ cư).
Khi giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập chứng cứ và xác minh để làm rõ tại các thời điểm mở thừa kế thì thửa đất ao, vườn có cùng thửa hoặc liền kề với thửa đất thổ cư (trên đó có căn nhà cổ) hay không? nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định là còn thời hiệu chia thừa kế (vì cho rằng tài sản của các cụ để lại có bao gồm cả nhà, nên dù bà Kim có yêu cầu chia thừa kế đất ao, vườn thì vẫn áp dụng Pháp lệnh thừa kế và Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội để xác định thời hiệu khởi kiện chia thừa kế được tính đến ngày 10-3-2003 mới hết); còn Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với thửa đất ao, vườn (vì cho rằng trên thửa đất ao, vườn không có nhà nên áp dụng Pháp lệnh thừa kế và Điều 648 Bộ luật dân sự để xác định thời hiệu khởi kiện chia thừa kế tài sản chỉ là đất ao, vườn và không có nhà được tính đến hết ngày 09-9-2000 là hết) đều là chưa đủ căn cứ. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì đã hết thời hiệu khởi kiện, nhưng vẫn buộc bà Kim phải nộp 4.803.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm, là trái với quy định tại khoản 3 Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Do đó, cần hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo hướng xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ về quá trình sử dụng, đăng ký, kê khai đối với thửa đất ao, vườn, nhằm xác định thửa đất này có còn là di sản của các cụ hay không? làm rõ tại thời điểm mở thừa kế thì thửa đất thổ cư (trên đó có căn nhà cổ) có cùng thửa hoặc liền kề với thửa đất ao, vườn hay không? trên thửa đất ao, vườn có tài sản (nhà) của các cụ không? Trong trường hợp thửa đất ao, vườn và thửa đất thổ cư (trên có căn nhà cổ) nằm liền kề nhau thì phải xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án là tranh chấp thừa kế phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991 và áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội để giải quyết vụ án; trong trường hợp thửa đất ao, vườn nằm tách biệt hoàn toàn với thửa đất thổ cư (trên có căn nhà cổ) thì phải áp dụng quy định của pháp luật thừa kế và Luật đất đai để xem xét, giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên đương sự.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự,

QUYẾT ĐỊNH:
1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 43/DSPT ngày 14-3-2005 của Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số 31/DSST ngày 23, 28-7-2004 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là bà Vũ Thị Kim với bị đơn là ông Vũ Duy Mỗi; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các bà Vũ Thị Quang, Vũ Thị Tầm, các anh, chị Vũ Duy Thuyết, Vũ Duy Kiệm, Vũ Duy Thiệp, Vũ Thị Tiếp.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Cần xác định rõ thửa đất đang tranh chấp có còn là di sản thừa kế hay không?

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness