Việt Nam có thể trở thành một trong cửu bá trong thế giới đa cực vào năm 2025
Thế vận của Đông Nam Á ,Thái Bình Dương rồi cả thế giới đầu thế kỷ 21 đã tạo ra một vận hội mới mà 50 năm trước chưa ai từng nghĩ tưởng đến.
Trong suy tư dự kiến dự báo của Hồ chí Minh có thể dẫn nguồn từ Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm rồi Phan Bội Châu ,Phan Châu Trinh đã có hình thành ý tưởng . Khi Bác Hồ xác định thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương đã có tư duy địa chính trị về vị trí Việt Nam trong Đông Dương. Sau này , ba cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc đều thể hiện rõ thế Đông Dương . Cuộc chiến tranh vừa nóng vừa lạnh vừa kinh tế ,chính trị ,quốc phòng ngoại giao vừa an ninh tình báo hiện nay càng thấy rõ thế hạt nhân Đông Dương mở ra liên minh ASEAN mà tam giác cốt lõi là Việt Phi Sing ,Việt Phi Mã ,rồi Trục liên hoành Việt Sing Nhật rộng ra là Việt Úc Ấn .
Ngày 09/8/1995, cố Thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt đã gửi một bức thư cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khuyến nghị, cảnh báo và nêu quan điểm về một số vấn đề được cho là có tầm chiến lược đối với Việt Nam vào thời điểm đó. Bức thư có phản ánh tư duy chiến lược của Ô Kiệt và những cộng sự gần gũi của ông về một Việt Nam giữa kỷ 21.
Sau đây một ý kiến phác thảo về địa chính trị Việt Nam 2030 kết hợp khoa học cận đại về chính trí kinh tế và tư duy dịch lý Phương Đông .
Vận có 360 năm là Thiên Vận ( ảnh hưởng bởi Mặt trời là chủ yếu ) . Địa vận hay Địa trạch vận là 180 năm ( ảnh hưởng bởi chuyển vận Mặt Trăng ) .Từ đó ,nhân nguyên ( khác với Thái dương nguyên là 129.600 năm ) là 60 năm . Một Hội còn gọi là Thái âm nguyên là 10.800 năm= 60 năm x 60 năm x 3 . Hội còn gọi là đại địa vận vì lẽ các dịch chuyển lớn về Biển ( tiến lùi ) ,Sông ,Núi .đất ( động đất ) nằm trong chu kỳ trong 10.800 năm.= 60 lần của vận .
VẬN của địa lý phong thuỷ tức là các yếu tố địa chính trị ,kinh tế ,môi trường sinh thái là 180 năm .Hiện nay thuộc hạ nguyên của địa vận từ 1984 ( giáp tý )đến 2043 ( quý hợi ). Về Địa lý mà nói thì Kim Đoài Phương Tây chủ trị các mối ảnh hưởng,Cấn Phương Đông bắc ( mặt trời phương bắc lạnh ) là quan trọng , Phương Nam là cần thiết .
Vậy nên Phương Tây Mỹ và âu châu nhờ cái vận khí của nguyên mà khiến Liên Xô tuy kiên cứng gần Bắc cực phải tan rả ,Trung Hoa nhờ vừa nằm hướng Đông ,có một phần lớn hướng Bắc ,lại có cao nguyên duyên hải phương Nam nên đang dần tranh bá đồ Vương của thế giới có vai trò rất quan trọng toàn cầu .Nhưng Trung Quốc phần địa lý phương Bắc lớn hơn nhiều phần địa lý phương Nam . Dân số cũng vậy .Phương Nam thịnh vượng văn Minh của Trung Hoa không đủ đế xóa tam sương mù , băng gía của Phương Bắc .
Thế giới đến 2044 rỏ là Tam Vương. Hoa kỳ siêu cường độc nhất sau khi Liên Xô tan rả cũng đã nhận những cơn gió lạnh phương Bắc và bắt dầu thấm vào cốt tủy .Hơn 15 năm qua đang cố gắng tìm cách tái cầu trúc duy trì hồi phục.Trong Vủ đài thế giới đã tam phân lục ý .Ngoài thiên hạ thì loạn .Putin tuy đã cầm cờ tàn của Liên Xô và muốn dương cao ngọn cờ Nước Nga tay cầm búa ( hạt nhân ) đứng giữa Vủ đài mà la lối ,thực hiện các hành vi bởi hoài niệm quá khứ mặc cho trong bụng chỉ còn mấy vụn bánh mì . Hoa kỳ có dấu hiệu từng lúc tâm thần bấn loạn mà tay phải cầm búa hạt nhân tay trái cầm thẻ dolla mà cai quản thiên hạ động loạn .Tuy vậy Hoa Kỳ vẫn đang là cực mạnh nhất .
Cuối Kỷ 20 đầu kỷ 21 ,Thế giới lưỡng cực tan vở .Âm dương bất cân bằng . Rỏ ra âm nhu thuận trùm lên cô dương như cây cổ thụ già cỗi trơ gốc rễ .Âm cực mà đừng đầu là Mỹ dùng phép Càn khôn thị trường tâm pháp sau rốt thu hết nội công của Dương cực là Liên Xô đến mức cân hư cốt mục ,lại dùng Thất âm đảo mạch làm cho tâm thần hốt hoảng bất định tự phế vỏ công . Rõ ràng ,Liên Xô cuối kỷ 20 đã rơi vào quẻ Sơn Phong Cổ như một núi cao muôn trượng mà bốn bề phong bão nỗi lên thỗi vào hang ,khe núi như ma quái . Âm thanh kỳ lạ đó khiến đến người đứng đầu là Gooc ba chốp phải bị vừa hoãng loạn vừa mê hoặc đến mức tự mình ấn nút phá vở bức tường đá làm tan rã Liên Xô trong vòng 12 tháng .
30 năm thượng ngươn ( 1984 -2014) là vậy .
Sau 30 năm thì Ấm thịnh vượng bắt đầu tán . Dương từ chổ không lại tụ .Âm Trưởng khởi hoại suy Dương khởi thành .Cho nên khủng khoảng cấu trúc toàn diện 2008 là vậy .
Đầu 2015 Người ta nói nay đã bước sang trang mới .Đó phải chăng là hư ngôn sáo ngử ,là dân tuý …Còn ISIS ví như giặc khăn vàng ,còn ferugon ,còn Bắc Triều tiên ,Iran ,còn Ukraine ..là dấu hiệu đảo điên của thế giới .
Dân chủ , Tôn giáo ,Dân tộc … Hoà Bình vẫn mãi mãi là vừa là khát vọng thật sự của con người vừa là ngọn cờ ,chiêu bài xách động hữu hiệu nhất của các thế lực âm dương đã và đang chi phối cai quản trái đất .
Thiên hạ đại loạn . cỏ dại cứ theo gió mưa mà mọc lên khắp châu lục .Âm nhu không che chuyễn nổi loạn . Loạn có âm có dương vào tới huyệt phủ lậm tới tâm mạch nước Mỹ . Xuất hiện một tiềm cực mới là Trung Hoa . Vừa Dương Vừa Âm. Ẩn ẩn hiện hiện . Vừa chuyên chính vừa thị trường .Vừa đỏ vừa xanh .
Thế giới rỏ ra là Tam Vương là Mỹ Tàu Nga .
Thất Bá : ,Nhật ,Đức, Anh , Pháp,Ấn , Brazil. Ả rập còn lại chỉ là Thập tam hầu Tây ban nha ,Mexico,Ý ,Do thái , Thuỵ sĩ ,Hàn ,Iran ,Indo, Nam Phi ,Thổ nhĩ Kỳ ,Canada ,Úc,Việt Nam .
Tại Thái Bình Dương ,từ 2025 xuất hiện một liên Minh Việt Nhật Sing trở thành một cực mạnh đủ khả năng điều hòa cân bằng các xung đối lực trong Vùng Thái Bình Dương .
Nước Việt Nam chẳng qua ,nay (2015) mới vào được mức là hầu quốc . Trong gần 200 nước chỉ có 13 hầu mà Việt đứng vào đấy thật là lạ .Kinh tế thì chỉ hơn 10 nước ,Quốc phòng khoảng 20 nước hàng đầu . Vậy chăng do bởi truyền thống đánh giặc giử nước mà có ngôi vị mà thôi .Nếu kinh tế mà hơn tầm 20 nước GDP cở 400 tỷ USD /năm (dầu có vay mượn 150% GDP )thì 365000km2 đất trên bờ cọng với 1800.000km2 biển,đảo lãnh hải cùng với thế vị toàn khu vực Đông dương ,Đông Nam Á thì khoảng vào năm 2024 giữa Hạ nguyên Việt Nam có thể liệt vào hàng Bá trở thành Cửu Bá :Nhật ,Đức, Anh , Pháp,Ấn , Hàn Brazil. Ả rập ,Việt .
Trong đó Ngủ Đại bá : Nhật ,Đức, Anh , ,Ấn, Pháp có lực 7-9/10 so với Tam Vương . Hai Bá mà ngồi với nhau là một Vương phải trọng .Nhị vương tụ hội thì các bá phải phục các hầu phải tuân .
Việt Nam thành bá chẳng qua do vị trí địa chính trị và quốc phòng là chánh yếu .Cơ cấu Quốc Phòng và hải quân ,kinh tề Biển sẽ tầm 50% GDP .
Bài ca Minh Châu Việt Nam đã bắt đầu .
Tri Huệ hàn sĩ tháng 9.2015
Tư tưởng Võ Văn Kiệt 'vẫn còn nguyên giá trị'
8 tháng 8 2015
Tròn 20 năm trước, ông Võ Văn Kiệt gửi một bức thư nổi tiếng nêu quan điểm và tư tưởng của ông về nhiều vấn đề chiến lược của Việt Nam cho Bộ Chính trị ĐCSVN.
Ngày 09/8/1995, cố Thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt đã gửi một bức thư cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khuyến nghị, cảnh báo và nêu quan điểm về một số vấn đề được cho là có tầm chiến lược đối với Việt Nam vào thời điểm đó.
Tròn 20 năm sau sự kiện này, trao đổi với BBC từ Hà Nội, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nhìn lại bối cảnh, ý nghĩa của bức thư này và cho rằng tư tưởng trong bức thư 'Gửi Bộ chính trị" của ông Võ Văn Kiệt vẫn còn giữ nguyên giá trị và tính thời sự.
Bà nói với BBC hôm 08/8/2015: "Tôi nghĩ cả bốn điểm cốt lõi trong thư của ông Võ Văn Kiệt đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị thực tế của nó.
Lẽ ra Việt Nam đẩy tới theo hướng đó thì sẽ có thể có lợi hơn cho mình rất nhiều trong phát triển... trong những năm sau này Việt Nam lại trở thành càng ngày càng lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Những hướng đi đó, tôi nghĩ không thật là trúngBà Phạm Chi Lan
"Mặc dù Việt Nam cũng đã phát triển nền kinh tế của mình theo hướng thị trường, cũng theo đổi khá nhiều, nhưng Việt Nam cũng vẫn định hướng cho mình là một nền kinh tế thị trýờng theo ðịnh hýớng xã hội chủ nghĩa.
"Và do quan niệm theo xã hội chủ nghĩa đó cho nên trên thực tế nó đưa Việt Nam tới tình trạng là 20 năm sau bức thư của ông Võ Văn Kiệt, 20 năm sau những cột mốc có thể tạo thay đổi cho Việt Nam thì Việt Nam cũng vẫn có một nền kinh tế nửa thị trường, nửa nhà nước chỉ huy.
Do lý do này, theo bà Phạm Chi Lan, người cũng từng là Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, thì Việt Nam đã ở một tình thế 'rất khó phát triển'.
Nhà quan sát và phân tích kinh tế, chính trị Việt Nam nói tiếp:
"Thậm chí trong thời gian gần đây lại còn có những động thái cho thấy trên thực tế là Việt Nam lại quay trở lại theo hướng kinh tế nhà nước nhiều hơn.
"Ví dụ như với việc phát triển một loạt tập đoàn kinh tế nhà nước, được coi như những quả đấm thép, dồn rất nhiều nguồn lực nhà nước vào đó.
"Hoặc là vài năm gần đây trong khó khăn về kinh tế, thì lại quay trở lại đầu tư công chiếm vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thì nó không hoàn toàn theo định hướng đó, theo định hướng đúng đắn của kinh tế thị trường, mà đáng lẽ Việt Nam cần phải hướng tới phát triển.
'Hướng đi không trúng'
Bức thư gửi Bộ Chính trị của ông Võ Văn Kiệt 20 năm trước gây sự chú ý như một sự kiện nổi bật, đánh động nhiều giới trong nước, trong đó có nội bộ của Đảng Cộng sản, khi ông đặt ra một loạt vấn đề quan trọng như thách thức và cơ hội trong bối cảnh cục diện thế giới 'ngày nay' vào thời điểm đó.
Hay ông đã nêu vấn đề về năng lực quản lý nhà nước của Việt Nam khi đó thế nào, các vấn đề về xây dựng, vị thế, vai trò của đảng và gợi mở cải tổ đổi mới ra sao.
Đặc biệt ông cũng đặt vấn đề về quan điểm của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là Bộ Chính trị nên ra sao trước vấn đề có tính quan điểm, đường lối được đặt ra khi đó là 'chệch hướng hay không chệch hướng' sau gần mười năm Việt Nam tiến hành mở cửa tính từ cột mốc đại hội đảng lần thứ VI (1986), cải cách kinh tế, nhưng có vẻ vẫn còn chậm trễ, thu hẹp trong cải tổ thể chế, đổi mới chính trị, quan điểm, đường lối, nhất là trong mở cửa và hội nhập quốc tế, khu vực.
Đáng lẽ ra nếu mà có thể theo tiếp hướng đó để Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc phát triển của đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn thì sẽ hơn rất nhiều, nhưng sau này cũng có những cái về vai trò của đảng thì tôi nghĩ cũng vẫn phải hoạch định lạiBà Phạm Chi Lan
Bà Phạm Chi Lan bình luận tiếp về ý nghĩa, giá trị và tính thời sự của bức thư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt:
"Hay trong quan hệ hợp tác quốc tế cũng vậy, Việt Nam lẽ ra trong bối cảnh đã là thành viên của Asean, đã thiết lập quan hệ với các đối tác quan trọng ở các nước phương Tây trên thế giới như vậy, thì lẽ ra Việt Nam đẩy tới theo hướng đó thì sẽ có thể có lợi hơn cho mình rất nhiều trong phát triển.
"Thay vào đó trong những năm sau này Việt Nam lại trở thành càng ngày càng lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Những hướng đi đó, tôi nghĩ không thật là trúng."
Về vấn đề 'xây dựng Đảng' mà ông Kiệt đã đề cập trong bức thư, nhà quan sát phân tích tiếp:
"Hay là việc xây dựng Đảng thì cũng vô cùng cần thiết. Bởi vì chính Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng đã lãnh đạo Việt Nam trong bao nhiêu năm, trong thời gian chiến tranh, thì tất cả những công lao đóng góp của Đảng Cộng sản thì cũng đều được ghi nhận.
"Hay là khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới của đất nước Việt Nam vào cuối năm 1986, thì cũng được tất cả người dân Việt Nam đánh giá cao, cũng như cộng đồng quốc tế hoan nghênh và ủng hộ quá trình đó.
Bức thư hai thập niên trước của cố Thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt, vẫn còn nguyên giá trị thời sự, theo bà Phạm Chi Lan.
"Thì đáng lẽ ra nếu mà có thể theo tiếp hướng đó để Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc phát triển của đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn thì sẽ hơn rất nhiều, nhưng sau này cũng có những cái về vai trò của đảng thì tôi nghĩ cũng vẫn phải hoạch định lại, để làm sao cho nó thực sự đóng vai trò tiên phong hơn nữa trong công cuộc đổi mới của chính Việt Nam để vượt lên."
'Phải thay đổi rất mạnh'
Đề cập tình hình, bối cảnh hiện nay của Việt Nam, nhìn lại bức thư của chính khách cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam hai thập niên về trước, bà Phạm Chi Lan nêu quan điểm:
"Chính lúc này là lúc mà Việt Nam cũng đang gặp rất nhiều thách thức của một giai đoạn phát triển mới khi mà Việt Nam đã tham ra được rất nhiều các hiệp định FTA (Hiệp định thương mại tự do) với các đối tác khác nhau, tới đây còn được tham gia vào TPP (Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương), khi mà TPP hoàn thiện.
Về thách thức hội nhập hoặc thách thức cạnh tranh của Việt Nam, thì tôi lo nhất là thách thức về cạnh tranh về mặt thể chế phát triển của Việt Nam, môi trường kinh doanh của VN. Mà cái đó nằm trong tay nhà nước, nằm trong sự lãnh đạo của Đảng CSVNBà Phạm Chi Lan
"Thì với bước phát triển như vậy, nó đòi hỏi nhà nước Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam phải thay đổi rất mạnh cách thức đối với Đảng là lãnh đạo, đối với nhà nước là cách thức quản lý đất nước của mình thì Việt Nam mới vượt lên được.
"Và trong những thách thức tới đây của Việt Nam thì thành thật mà nói, khi tôi vẫn hay đi chia sẻ với các doanh nghiệp ở các nơi về thách thức hội nhập hoặc thách thức cạnh tranh của Việt Nam, thì tôi lo nhất là thách thức về cạnh tranh về mặt thể chế phát triển của Việt Nam, môi trường kinh doanh của Việt Nam.
"Mà cái đó nằm trong tay nhà nước, nằm trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam," bà Chi Lan bình luận về bức thư của cố Thủ tướng Việt Nam.
Ông Võ Văn Kiệt sinh năm 1922, qua đời năm 2008, là một trong các chính khách hàng đầu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước Việt Nam, thường được nhắc đến là giai đoạn "Mở cửa".
Ông từng là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ từ tháng 8/1991 tới tháng 9/1997.
Trước đó, trong thời kỳ hậu cuộc chiến Việt Nam, ông còn nắm các chức vụ như Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (1982-1989).
Cho tới nay, ông vẫn được đánh giá là một trong các chính khách lãnh đạo có đầu óc, tầm tư tưởng 'đổi mới và cấp tiến' hàng đầu trong số thành viên của Ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam qua các thế hệ lãnh đạo, chấp chính.
Thư Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị 20 năm trước
“Hơn bao giờ hết, nâng cao năng lực lãnh đạo và phẩm chất cách mạng của Đảng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chúng ta là hai nhân tố quyết định nhất để nắm lấy thời cơ đang đến với đất nước.”
LTS: Tròn 20 năm trước, ngày 9/8/1995, trước Đại hội Đảng lần thứ VIII, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã gửi một bức thư tâm huyết cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nêu quan điểm, tư tưởng, khuyến nghị và cảnh báo về một số vấn đề có tầm chiến lược đối với đất nước vào thời điểm lịch sử đó.
Giờ đây, 20 năm trôi qua, đất nước đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều mặt khó khăn trước mắt, bao gồm cả những chướng ngại trên con đường đi lên. Vì vậy những đề xuất của Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn giữ nguyên giá trị và tính thời sự.
Việc đọc lại, tìm hiểu, rút ra những đánh giá và đề xuất chính yếu từ bức thư của vị lãnh đạo nổi tiếng thời “Đổi mới” Võ Văn Kiệt là rất cần thiết. Quan trọng và thiết thực hơn nữa là chúng ta đọc để đối chiếu những mặt khó khăn tồn tại lớn làm chậm bước đi lên của đất nước bây giờ so với những tiên liệu và đề xuất 20 năm trước đây của ông.
Tiếp nối mạch bài Nhìn lại 30 năm đổi mới, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng độc giả toàn văn bức thư.
|
Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhà lãnh đạo của “Đổi mới”
|
Hà Nội, ngày 9 tháng 8 năm 1995
Kính gửi BỘ CHÍNH TRỊ
Sau đợt thảo luận tháng 6 vừa qua trong Bộ Chính trị xây dựng các văn kiện chuẩn bị Đại hội VIII, đồng chí Tổng bí thư đã kết luận còn một số vấn đề và quan điểm lớn cần tổ chức nghiên cứu và thảo luận sâu hơn nữa. Tôi tán thành kết luận này và xin trình bày một số ý kiến về 4 vấn đề.
1. Đánh giá tình hình, cục diện thế giới ngày nay
Nhận thức của chúng ta về tình hình, cục diện thế giới này nay quyết định đánh giá của chúng ta về thời cơ và thách thức.
Đặc điểm cần nhấn mạnh là: Trong thế giới ngày nay, không phải mâu thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc, mà trước hết là tính chất đa dạng đa cực trở thành nhân tố nổi trội nhất chi phối những mâu thuẫn và sự vận động của các mối quan hệ giữa mọi quốc gia trên thế giới. Và cũng khác với trước, ngày nay lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, những lợi ích toàn cầu khác (ví dụ hoà bình, vấn đề môi trường, vấn đề phát triển, tính chất toàn cầu hoá ngày càng sâu sắc của sự phát triển lực lượng sản xuất...) đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc phát triển những mâu thuẫn cũng như trong việc tạo ra những tập hợp lực lượng mới ngày nay trên thế giới. Nhiều mâu thuẫn khác đã từng tồn tại trong thời kỳ thế giới còn chia thành hai phe – kể cả mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội – có thể tiếp tục còn tồn tại, song chịu sự chi phối ngày càng lớn hơn bởi những mâu thuẫn khác và do đó không còn có thể giữ vai trò như cũ.
Không thấy hết đặc điểm quan trọng nói trên, không thể cắt nghĩa được việc Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, ký kết hiệp định khung với EU (Liên hiệp châu Âu, chú thích của DĐ), tạo lập ra được quan hệ quốc tế ngày càng rộng rãi và giành lấy vị trí quốc tế ngày càng thuận lợi hơn trước giữa lúc hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại được nữa. Cần nhấn mạnh đây là chiến công có ý nghĩa chiến lược và xoay chuyển hẳn tình thế của đường lối đối ngoại Đại hội VII – xuất phát từ những nhận thức mới và chính xác về cục diện thế giới ngày nay. Bây giờ, lợi ích của Việt Nam là phát huy hơn nữa đường lối ấy. Đồng thời cũng phải tỉnh táo đánh giá những thách thức và sức ép mới do ta gia nhập ASEAN, hợp tác với EU, bình thường hoá quan hệ với Mỹ...
Ngày nay, Mỹ và các thế lực phản động khác không thể giương ngọn cờ chống cộng để tranh thủ dư luận và tập hợp lực lượng chống lại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như trước được nữa. Vì ngọn cờ này đã hết phép mê hoặc, chúng phải chuyển sang ngọn cờ dân chủ và nhân quyền. Song ngay cả ý đồ muốn thủ tiêu nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của các thế lực đế quốc và phản động cũng phải được đánh giá dưới ánh sáng của cục diện quốc tế mới – đặc biệt là trong mối tương quan giữa các nước lớn, các “trung tâm”, các “cực” đang hình thành ngày càng rõ nét.
Để có cơ sở phân tích mối tương quan vừa nói tới bên trên, chúng ta có hàng loạt những sự kiện quan trọng kể từ khi cục diện quốc tế bắt đầu chuyển sang thời kỳ mới, đó là: chiến tranh Iraq, sự tập hợp lực lượng và thái độ các nước lớn chung quanh việc chống Việt Nam trong vấn đề Campuchia, giải pháp hoà bình giữa Palestine và Israel, hoà giải ở Nam Phi, nội chiến ở Nam Tư cũ (Bosnia, Herzegovina), sự tranh chấp ở Trường Sa và thái độ các loại nước khác nhau chung quanh vấn đề này, sự phát triển các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam trong 10 năm qua, triển vọng bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN, tiếng nói của các nước nhỏ ngày càng có nhiều trọng lượng hơn trước, xu thế tập hợp các tổ chức kinh tế khu vực, vai trò ngày càng tăng của Liên hiệp quốc song song với hiện tượng những siêu cường ngày càng khó thao túng Liên hiệp quốc như thời kỳ chiến tranh lạnh, vân vân...
Chúng ta cũng cần phân tích sâu những mâu thuẫn mới và sự tập hợp lực lượng mới đang diễn ra trong quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, tạo ra cho mỗi nước những cơ hội và thách thức mới khó lường hết được.
Trước hết đó là những mâu thuẫn và lợi ích của các quốc gia – bao gồm cả sự cạnh tranh gay gắt, xung đột lợi ích quốc gia, yêu cầu hợp tác, những thách thức tác động vào mọi quốc gia do sự phát triển của lực lượng sản xuất và những biến động trong kinh tế thế giới, sự hình thành những liên kết kinh tế khu vực, những thách thức mới trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội do quá trình hoà nhập và giao lưu kinh tế ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia, những chính sách và thủ đoạn của các quốc gia và các thế lực thù nghịch nhau sử dụng những yếu tố mới này để chi phối, đối phó hoặc loại bỏ nhau... Không xử lý được tình hình mới này, không một quốc gia nào có thể đứng vững được.
Cũng cần đánh giá thực chất quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Sự thật hiện nay là 4 nước xã hội chủ nghĩa tuy có những mối quan hệ với nhau ở mức độ nhất định, song không thể hành động và không có giá trị trên trường quốc tế như một lực lượng kinh tế và chính trị thống nhất. Nói riêng về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên thì tính chất quốc gia lấn át (nếu chưa muốn nói là loại bỏ) tính chất xã hội chủ nghĩa trong những mối quan hệ giữa những nước này. Thậm chí trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tồn tại không ít điểm nóng. Thuần tuý nói về chủ nghĩa xã hội thì cả 4 nước xã hội chủ nghĩa còn lại đều nói còn đang phải tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi con đường riêng phù hợp của từng nước.
Cũng không thể xem xét sự phục hồi ở mức độ nào đấy của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế – kể cả ở những nước Liên Xô Đông Âu cũ, có cùng một chất lượng và cũng một giá trị cộng sản chủ nghĩa như trước kia. Chủ nghĩa xã hội dân chủ và nhiều quan điểm pha trộn khác đang tác động mạnh mẽ vào trào lưu này. Nghĩa là sự phục hồi này chưa mang lại cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sức nặng chính trị vốn có trước đây.
Song có một thực tế khách quan khác rất quan trọng cần được mổ xẻ nghiên cứu. Đó là, bất chấp những biến động nghiêm trọng của hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo ngày càng được củng cố và đứng trước những triển vọng to lớn. Cục diện quốc tế ngày nay có những đặc điểm gì, cho phép vận dụng đường lối nào và có thể khai thác những yếu tố gì đã giúp cho Đảng ta xoay chuyển được tình hình; tìm ra được hướng đi mới và tạo khả năng giành thời cơ để đi lên như vậy?
Điều hiển nhiên là trên thế giới tiếng nói ủng hộ hay đồng tình với yêu cầu ổn định chính trị của Việt Nam ngày càng mạnh, sự chấp nhận trên thế giới đối với chế độ chính trị một đảng của Việt Nam cũng đang tăng lên – mặc dầu lúc này lúc khác vấn đề dân chủ và nhân quyền được sử dụng như một phương tiện chính trị đối phó với chúng ta. Hơn thế nữa, đang có một xu thế ngày càng mạnh trên thế giới hoan nghênh, cổ vũ sự phát triển năng động và vai trò tích cực của Việt Nam trên trường quốc tế. Nếu như trong tương lai gần đây, chúng ta thực hiện được dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, nước Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sẽ lại một lần nữa giành được trái tim của các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới – một sự tập hợp lực lượng mới, như Đảng ta và nhân dân ta đã từng thực hiện được trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Bởi vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh là khát vọng của nhân dân ta, đồng thời cũng là mong muốn của nhiều nước đang phát triển và các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới. Những lý luận hoặc mô hình này mô hình khác về xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa vừa qua có thể thất bại, nhưng xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa chân chính vẫn là khát vọng của nhân dân lao động toàn thế giới. Xem xét thế giới như vậy, mặt trận của Việt Nam tập hợp lực lượng trên thế giới ngày nay vẫn có triển vọng ngày càng mở rộng. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào đường lối của Đảng ta và phẩm chất cách mạng của chúng ta.
Tất cả phải đưa lên bàn cân, để có thể nhận định, phán đoán tình hình một cách đúng đắn, xác định chính xác nhiệm vụ phải thực hiện, để lo thu xếp huy động thực lực bên trong, tập hợp lực lượng bên ngoài và bài binh bố trận như thế nào để thắng bằng được trong keo vật mới này ?
Với đánh giá tình hình theo cách nhìn mới, có thể nói, sau một nửa thế kỷ phấn đấu đầy hy sinh gian khổ kể từ Cách mạng tháng Tám, bây giờ chúng ta mới cùng một lúc có được điều kiện bên trong tốt nhất và bối cảnh quốc tế bên ngoài thuận lợi nhất cho phép đặt ra được và thực hiện được dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, đáp ứng được đòi hỏi phải vươn ra thế giới bên ngoài để tồn tại và phát triển, để lấy lại thời gian đã mất và đuổi kịp các nước chung quanh. Có thể nói, đất nước đang đứng trước cơ hội chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta !
Đảng ta lãnh sứ mệnh lịch sử trước dân tộc là không được bỏ lỡ cơ hội này. Đây chính là nhiệm vụ của Đại hội VIII. Cũng có thể nói rằng, rụt rè bỏ lỡ cơ hội này, sẽ là thảm hoạ cho đất nước, Đảng ta sẽ đứng trước nguy cơ bị tước quyền lãnh đạo – chỉ vì không đáp ứng được đòi hỏi phát triển của đất nước. Xin nhấn mạnh rằng sau gần 200 năm kể từ khi kinh tế thế giới đi vào thời đại công nghiệp hoá, dân tộc Việt Nam ta bây giờ mới có lại một cơ hội như vậy. Chúng ta không được và không có quyền để bất kỳ một vướng mắc nào ngăn cản nhân dân ta nắm lấy cơ hội này. Sự tồn vong của đất nước phải được xem xét trên tất cả.
2. Vấn đề 'chệch hướng' hay không 'chệch hướng'?
Đề tài này đang được thảo luận rất sôi nổi trong Đảng và trong cả nước, chắc chắn còn phải mất nhiều công sức để đi tới những kết luận có sức thuyết phục hơn.
Về lý luận sẽ bàn sau.
Về thực tiễn, phải chăng có thể căn cứ vào những tiêu chí cơ bản nhất sau đây để làm rõ định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là :
– Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh,
– Phát triển gắn liền với giữ gìn độc lập, chủ quyền và bản sắc văn hoá của dân tộc,
– Phát triển gắn liền với phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường,
– Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân có hiệu lực,
– Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn bộ quá trình phát triển nói trên của đất nước.
Một vấn đề rất khó ở đây là sự tách bạch đúng đắn giữa mục tiêu và phương tiện thực hiện mục tiêu. Có làm tốt được việc này, mới xác định rõ được chệch hướng hay không chệch hướng.
Ví dụ, nếu chúng ta cho rằng kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo là một tiêu chí của định hướng xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh rằng đó là mục tiêu phấn đấu của chúng ta, của dân tộc ta, thì điều này hoàn toàn không đúng. Thực ra vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh chỉ là một trong nhiều điều kiện quan trọng, đồng thời cũng là một trong nhiều phương tiện quan trọng cần phải có để thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghệ thuật lãnh đạo đất nước ở đây là phải xử lý hài hoà mối quan hệ giữa việc phát huy vai trò kinh tế quốc doanh và việc thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, với đích cuối cùng là bảo đảm thực hiện được 5 tiêu chí nói trên.
Chúng ta nhất trí rằng con đường xây dựng xã hội đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa có tiền lệ chính vì lẽ này: phải luôn tránh công thức hoá, phải bám lấy kết quả tổng thể trong việc thực hiện những tiêu chí lớn để soi rọi lại xem có chệch hướng hay không chệch hướng.
Ví dụ có đồng chí nói biểu hiện của chệch hướng là quốc doanh không làm chủ được lưu thông phân phối, tư thương hầu như chi phối thương nghiệp. Một biểu hiện khác của chệch hướng – cũng theo cách nhìn nhận như vậy – là trong giao thông vận tải, tỷ lệ xe tư nhân chiếm quá cao...
Cũng những sự việc nói trên đúng ra phải được đánh giá hoàn toàn ngược lại.
Sự thật là đường lối đổi mới đã tạo ta được một cơ chế kinh tế cho phép huy động mọi tiềm năng trong xã hội nhờ đó đã xử lý có thể nói khá thành công vấn đề lưu thông hàng hoá và giao thông vận tải. Về phương diện này, chúng ta đã thành công rất xa so với thời kỳ còn cơ chế kinh tế bao cấp. Bây giờ hàng hoá đi và về hầu như mọi miền đất nước, nhân dân trong cả nước đi lại dễ dàng hơn trước nhiều lần. Cũng nhờ đó, đời sống được cải thiện rõ rệt, nền sản xuất hàng hoá tăng trưởng nhanh. Chúng ta thử hình dung sự phát triển này đã huy động được biết bao nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, đã tạo ra biết bao công ăn việc làm mới cho người dân trong cả nước mà khu vực kinh tế nhà nước không thể lo xuể. Những năm trước khi thực hiện đổi mới, chúng ta đã có kinh nghiệm nếu không có sự phát triển này thì kinh tế tiêu điều và ách tắc như thế nào! Nếu coi sự phát triển này là chệch hướng, có nghĩa là chúng ta phải đem kinh tế quốc doanh ra đối lập lại với sự phát triển này, đối lập với tất cả những người lao động đang bỏ của và công sức để tạo ra sự phát triển như hiện nay.
Đương nhiên tình hình lưu thông phân phối và giao thông vận tải hiện nay chưa phải thật hoàn hảo. Song, không thể giải quyết những vấn đề ta gọi là “tranh mua tranh bán”, vấn đề đầu cơ, tai nạn giao thông... bằng cách mở rộng mạng lưới quốc doanh trong những lãnh vực này. Đấy không phải là giải pháp. Trong những năm của cơ chế kinh tế cũ, quốc doanh đã hầu như nắm toàn bộ các lãnh vực này và chúng ta đã biết kết quả. Ngày nay không ít xí nghiệp, đơn vị quốc doanh làm ăn trái với pháp luật, số lượng phương tiện giao thông vận tải của quốc doanh – trong đó có xe của đơn vị quân đội – tham gia buôn lậu khá lớn... Vì vậy, giải pháp cho những vấn đề này là phải tiếp tục hoàn thiện thị trường, tăng cường chất lượng bộ máy nhà nước trong quản lý kinh tế, kiện toàn và tiếp tục phát triển các hệ thống tài chính, luật pháp, những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đúng hướng..., chứ không phải giao cho quốc doanh “nắm” tất cả.
Cũng có ý kiến nói chệch hướng trong vấn đề hợp tác xã.
Cần phải nói thẳng thắn mô hình hợp tác xã cũ không còn thích ứng với sự phát triển của kinh tế hộ và những đòi hỏi trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay của đất nước. Kết thúc sự tồn tại của mô hình này trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là tất yếu. Thật ra kinh tế hộ trong nông lâm nghiệp, thuỷ sản, những người sản xuất tiểu thủ công nghiệp và không ít những người buôn bán nhỏ, sản xuất nhỏ đang rất cần một loại hình hợp tác xã mới có thể hỗ trợ thiết thực cho họ. Khuyết điểm của chúng ta là chưa đáp ứng được đòi hỏi mới này. Trong khi đó, các hộ kinh tế này đang tự phải tổ chức với nhau những hình thức hợp tác thiên hình vạn trạng và ở những mức độ rất khác nhau, nơi thành công, nơi thất bại và không ít những kinh nghiệm đáng được nghiên cứu cho việc xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới thích hợp. Khư khư giữ mô hình hợp tác xã cũ sẽ lại thất bại. (Vừa qua, tôi đến thăm nông trường Sông Hậu. Thực chất đó không còn là một nông trường theo nghĩa xưa nay chúng ta vẫn hiểu. Đó chính là một mô hình hợp tác xã kiểu mới như chúng ta vẫn thường thấy ở các nước công nghiệp. Đây chính là mô hình cần được nghiên cứu).
Song nguy cơ chệch hướng đang ẩn náu trong nhiều hiện tượng kinh tế xã hội khác cần được chú ý xử lý thoả đáng. Đó là tình trạng làm ăn trái pháp luật, tham nhũng, tiêu cực đang trở thành “quốc nạn”, bao gồm cả những thói xấu như cục bộ, cửa quyền, tính vô chính phủ, cát cứ, tiêu xài lãng phí và ăn cắp của công... Những hiện tượng này đang làm giảm hiệu lực pháp luật và các hệ thống quản lý kinh tế (vĩ mô và vi mô) của nhà nước, gây nhiều thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, kể cả trong liên doanh với nước ngoài; kích thích kinh tế ngầm và các mafia, tăng thêm những căng thẳng trên các vấn đề như khoảng cách thu nhập, sự phân hoá và tệ nạn xã hội (đặc biệt là những tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, mãi dâm), vấn đề công bằng và công lý, v.v... Sẽ là sai lầm, nếu đem tất cả những phát triển không lành mạnh này đổ lỗi cho cơ chế thị trường. Kết luận như vậy sẽ chỉ còn có cách là xoá bỏ cơ chế kinh tế thị trường, một điều ai cũng thấy là vô lý, và những hiện tượng xấu ấy sẽ không vì thế tự nhiên biến mất (đành rằng cơ chế thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần tự nó cũng đặt ra nhiều vấn đề mới phải xử lý).
Để những hiện tượng xấu này tiếp tục phát triển, sẽ có nghĩa nhà nước mất dần khả năng kiểm soát, sự trong sạch và vững mạnh của chế độ chính trị giảm sút, lòng dân phân tán, định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ còn là khẩu hiệu trống rỗng. Chệch hướng và diễn biến hoà bình sẽ có thêm mảnh đất màu mỡ để bung ra. Trên phương diện này, rõ ràng hậu quả của những yếu kém trong năng lực quản lý nhà nước chưa được đánh giá đúng mức. Chỗ nào chúng ta cũng có đảng viên, cán bộ, song tình trạng tiêu cực vẫn có xu hướng phát triển. Đảng và các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể, các ngành phải làm gì?
Một vấn đề không thể tránh né là chúng ta thừa nhận sự phát triển của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đến mức độ nào để khỏi chệch hướng?
Đề nghị cần trao đổi kỹ vấn đề này.
Chúng ta đang đứng trước đòi hỏi khách quan là nước ta phải giàu lên càng nhanh càng tốt, để có sức cạnh tranh và có lực thu hút mọi nguồn vào từ bên ngoài để giữ được độc lập tự chủ trong mở rộng, hợp tác và phát triển. Chúng ta phải ráo riết tăng mạnh cường độ tích tụ vốn để có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã từng kéo dài hàng trăm năm trong lịch sử các nước công nghiệp xuống còn vài ba thập kỷ như một số “con rồng” ở châu Á đã thực hiện. Không làm được như vậy sẽ mất thời cơ và mất tất cả. Chính đấy là những đòi hỏi ràng buộc chúng ta trong khi xử lý vấn đề phát triển các thành phần kinh tế.
Hơn thế nữa, chúng ta còn phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sao cho trong vòng mươi, mười lăm năm tới chỉ còn trên 1/3 lao động cả nước làm nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP phải giảm xuống mức thấp trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Không đạt được yêu cầu này, sẽ tăng thêm nguy cơ bần cùng hoá (bởi vì trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên đất đai, rừng núi và ven biển đã được khai thác hầu như ở mức độ quá tải bằng công nghệ thủ công và lạc hậu), hoàn toàn không thể nói tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong mở rộng liên doanh với nước ngoài, phần góp vốn của phía ta hiện nay thường chỉ đạt 20 - 30 % giá trị công trình, vì làm chưa tốt việc huy động các nguồn lực trong nước, phía ta rất thiệt thòi v.v...
Như vậy phải chăng câu trả lời sẽ là: Để đáp ứng những đòi hỏi vô cùng bức xúc của phát triển, chúng ta chủ trương trong khi đối xử bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế, chúng ta chấp nhận không đặt ra cho các thành phần kinh tế bất kỳ giới hạn phát triển nào, miễn là sự phát triển ấy cân đối hài hoà, ổn định, nằm trong khuôn khổ của luật pháp, nhà nước kiểm soát được và đáp ứng tối đa những tiêu chí lớn chúng ta đã xác định cho định hướng xã hội chủ nghĩa?
Nếu chấp nhận đạo lý vừa trình bày trên, sẽ có nhiều vấn đề hệ trọng phải xem xét lại trong việc hoạch định đường lối và chính sách. Có thể chính đạo lý này sẽ thống nhất ý chí toàn dân tộc trước vận mệnh mới của đất nước, tạo ra động lực không gì khuất phục được cho một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, độc lập và bất khả xâm phạm với bất kỳ sức ép bên ngoài nào. Song nhằm đạt được mục tiêu này, năng lực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội trở thành một trong những tiền đề quyết định – và đây lại chính là điều chúng ta thiếu nhất. Xử lý thành công yêu cầu này là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng của Đảng ta hiện nay.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có phải ưu tiên phát triển thành phần kinh tế quốc doanh hay không?
Như đã trình bày, Đảng ta lựa chọn quan điểm đối xử bình đẳng các thành phần kinh tế. Lợi ích lâu dài của đất nước đòi hỏi phải quán triệt và kiên trì quan điểm này. Trừ một số lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng và phát triển cơ sở hạ tầng (bao gồm cả về mặt xã hội), không nên và không thể đặt vấn đề “ưu tiên” KTQD, hay giao cho KTQD nhiệm vụ “nắm” một thứ gì đó như chúng ta thường làm trong cơ chế quản lý cũ.
Nhưng kinh tế quốc doanh thật sự đang có nhiều vấn đề quan trọng khác chưa được quan tâm đúng mức.
Điều đáng lưu ý nhất là kinh tế quốc doanh nhìn chung chưa đem lại hiệu quả mong muốn lớn nhất cho nền kinh tế quốc dân xứng đáng với vai trò, vị trí và vốn liếng nó nắm trong tay. Đối với chế độ chính trị của nước ta, kinh tế quốc doanh là lực lượng kinh tế quan trọng nhất trong việc thực hiện đường lối, chủ trương kinh tế và phát triển đất nước của Đảng. Chúng ta còn phải làm nhiều việc để cho KTQD trở thành đội quân chủ lực mở đường cho kinh tế nước ta đi lên, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, làm chỗ dựa và có khả năng hạn chế bớt rủi ro cho kinh tế cả nước, tạo ra những tập đoàn mạnh trong cạnh tranh với bên ngoài. Cũng phải từ quan điểm vừa trình bày mà xem xét, bố trí KTQD vào đâu, làm việc gì, với phương thức nào là có lợi nhất. Ngoài ra cần làm cho KTQD trở thành yếu tố năng động trong hệ thống điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Sự thực là năng suất lao động và hiệu quả của từng đồng vốn trong KTQD (ở đây không kể những đơn vị kinh tế phải làm công ích xã hội hoặc phát triển cơ sở hạ tầng) nhìn chung còn thấp so với vốn của các thành phần kinh tế khác trong xã hội. Tình trạng thất thoát và lợi dụng vốn quốc doanh còn ở mức nghiêm trọng. Hơn nữa, việc sắp xếp và cơ cấu lại KTQD, cổ phần hoá, xây dựng các liên kết liên doanh còn rất chật vật, có nhiều sức tiêu cực chống lại. Ngoài ra chúng ta hiện nay mới chỉ quan tâm đến xử lý tính hiệu quả của các xí nghiệp, song chưa có sự quan tâm thoả đáng đến vấn đề chuyển đổi các xí nghiệp để huy động vốn quốc doanh tập trung vào những ngành nghề có thể chi phối sự phát triển kinh tế của cả nước, việc sắp xếp lại và giải thể những xí nghiệp không có hiệu quả kinh tế đáng kể, thực hiện chưa tốt nên chưa tạo ra chuyển biến mới.
Tóm lại, để góp phần giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi bức xúc là phải nâng cao tính hiệu quả của kinh tế quốc doanh, nhằm làm cho nó chiếm một vai trò chủ đạo trong thị trường nước ta chứ không phải là giành cho nó quyền “nắm” thứ này thứ khác.
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước
Đã có nhiều cuộc trao đổi về nhà nước pháp quyền. Tôi không đi vào lý luận của vấn đề này, mà muốn nhấn mạnh yêu cầu bức xúc phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước, với nhận thức cho rằng yếu kém hiện nay của chúng ta trong nhiệm vụ quản lý nhà nước đang thách thức rất nghiêm trọng khả năng vươn lên của nước ta.
Trước hết, sống và làm việc theo pháp luật trở thành đòi hỏi ngày càng bức thiết của cuộc sống và sự nghiệp phát triển đất nước ta.
Đòi hỏi tất yếu và không thể tranh cãi được này đang làm cho chúng ta lo lắng. Bởi vì một mặt, sự phát triển luật pháp và năng lực thi hành luật pháp chưa theo kịp đà phát triển của đất nước và xã hội ta hiện nay. Mặt khác, tình trạng sống và làm ăn trái phép với pháp luật chưa có xu thế giảm.
Có thể nói chúng ta đã làm rất nhiều việc để tiếp tục phát triển hệ thống luật pháp, kết hợp với tăng cường các tổ chức thi hành luật pháp, nhưng kết quả chưa như mong đợi. Ngay bây giờ, tình trạng bất cập của bộ máy nhà nước và những vấn đề nóng bỏng trong đời sống kinh tế xã hội đã ở mức báo động.
An ninh kinh tế, an ninh chính trị và an ninh xã hội đều có nhiều vấn đề đáng lo ngại do buông lỏng quản lý nhà nước. Chưa có thể nói chúng ta đã tạo ra được một môi trường kinh tế xã hội thông suốt, minh bạch rõ ràng cho từng người dân có thể an tâm làm ăn và được bảo hộ chu toàn trong làm ăn. Chúng ta chưa có một môi trường như vậy cho sự quản lý có hiệu quả của nhà nước.
Giới đầu tư và kinh doanh nước ngoài, mặc dù đánh giá rất cao sự ổn định chính trị và tiềm năng kinh tế của nước ta, nhưng còn e ngại rất nhiều về môi trường làm ăn ở nước ta. Không thay đổi căn bản tình hình này, ngay sự kiểm soát của nhà nước ta đối với mọi quá trình diễn biến trong xã hội nước ta sẽ ngày càng có nhiều hiện tượng “tuột tay”, “chệch hướng”.
Hãy thử mổ xẻ tình trạng tham nhũng, tình trạng buôn lậu, trốn thuế, tình trạng móc ngoặc ở trong nước, hoặc với nước ngoài trong kinh tế, tình trạng chồng chéo ách tắc trong điều hành và quản lý đất nước, rừng núi tài nguyên bị tàn phá trong thời bình, môi trường tự nhiên đang bị xâm phạm nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng nhiều nơi không được gìn giữ, tình trạng dân kêu oan khiếu nại..., chúng ta sẽ có được những thước đo khá chính xác về mức độ báo động này. Một trong những nguyên nhân chính là những yếu kém trong nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Phải chăng cho đến nay mọi cố gắng của chúng ta trên mặt trận này còn rất chắp vá, thiếu đồng bộ và chưa đụng chạm vào những khâu cơ bản nhất – nghĩa là chưa trúng vào những “nút” cần bấm để thay đổi hẳn tình thế? Xin nhắc lại rằng trong những năm trước Đại hội VI và sau đó một ít, chúng ta loay hoay mãi trong việc ổn định giá cả và chống lạm phát nhưng không kết quả, phải chờ cho đến khi thiết lập được cơ chế kinh tế trên cơ sở thừa nhận giá thị trường, chúng ta mới xoay chuyển được tình hình và đạt kết quả. Như vậy có việc phải đi tìm những cái “nút” để xử lý ?
Nói một cách khái quát, để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, chúng ta phải làm cùng một lúc và trong cùng một tổng thể những chủ trương chính sách hài hoà cả 3 việc lớn: kiện toàn bộ máy nhà nước, kiện toàn hệ thống điều hành và kiểm soát kinh tế vĩ mô, hoàn thiện và phát triển thị trường. Nghĩa là việc tăng cường cơ sở quyền lực của luật pháp phải gắn liền với việc nâng cao khả năng điều hành và việc tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi cho sự hoạt động hữu hiệu của bộ máy nhà nước.
Về kiện toàn bộ máy nhà nước
Có thể nói rằng hệ thống luật pháp và bộ máy nhà nước của chúng ta được chú ý củng cố và phát triển, song hiệu lực của hệ thống bộ máy nhà nước và năng lực của cán bộ viên chức còn nhiều mặt không đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ. Một hiện tượng rất nghiêm trọng khác là nhiều cơ quan thuộc bộ máy quản lý nhà nước sa đà vào các công việc kinh doanh và những sự vụ của cơ chế “chủ quản”, sao nhãng chức năng chủ yếu là quản lý nhà nước trong lĩnh vực của mình.
Nói về hệ thống, điều quan trọng nhất là phải làm cho bộ máy nhà nước vận hành hoàn toàn trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật với những chức năng và kỹ năng ngày càng hoàn thiện, có quyền lực thực chất và hiệu lực mạnh trong toàn bộ lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đi vào thời bình xây dựng đất nước và khuyến khích sự năng động của các thành phần kinh tế cũng như của từng thành viên trong xã hội, càng đòi hỏi phải có một hệ thống nhà nước như vậy, với yêu cầu phát huy được mọi tiềm năng nhưng nhà nước vẫn kiểm soát đầy đủ. Đã đến lúc bộ máy quản lý nhà nước các ngành các cấp phải đoạn tuyệt với cơ chế “chủ quản” và với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, phải được cải cách để làm đúng chức năng quản lý nhà nước. Phải xem đó là nội dung chủ yếu của nhiệm vụ cải cách hành chính.
Chúng ta cần sớm khắc phục những ảnh hưởng còn lại của phương thức điều hành đất nước trong thời chiến với những đặc điểm như: cơ chế chính uỷ, quyền lực quyết định tại chỗ, tính chất địa phương, cơ cấu bộ máy sắp xếp cán bộ theo yêu cầu chính trị, bộ máy của Đảng song trùng và trên thực tế là có những việc đứng trên hoặc làm thay bộ máy chính quyền, cơ chế trách nhiệm không rõ ràng và sự yếu kém về nghiệp vụ do vận dụng nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách v.v...
Cũng có thể nói một cách khái quát: phải đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền với mục đích nâng cao hơn nữa năng lực quản lý nhà nước của toàn bộ hệ thống bộ máy quyền lực, đồng thời tạo mọi điều kiện cần thiết cho việc bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các chủ trương chính sách của Đảng. Yêu cầu này đòi hỏi phải nâng cao khả năng nghiệp vụ và phẩm chất chính trị của các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ viên chức trong bộ máy quyền lực nhà nước ở trong tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hơn bao giờ hết phải nâng cao hơn nữa chất lượng thể chế hoá, chính quy hoá đối với bộ máy chính quyền, cơ chế làm việc và đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước. Đây là đòi hỏi tất yếu bảo đảm thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng trong quá trình phát triển ngày càng cao của đất nước. Tình trạng hiện nay là không ít những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và luật lệ của nhà nước không thi hành được, nguyên nhân chính là thiếu yếu tố quyết định vừa nói trên.
Một hướng khác trong đẩy mạnh cải cách hành chính là nên sớm từng bước thực hiện chế độ đào tạo, bổ nhiệm, bãi chức đối với cán bộ viên chức trong hệ thống hành pháp bao gồm cả những chức vụ chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường xã. Đồng thời cần tăng cường quyền lực và khả năng hoạt động hữu hiệu của các cơ quan dân cử bao gồm Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp với nội dung: chú trọng tăng cường khả năng và quyền lực lập pháp của Quốc hội; tăng cường quyền lực và khả năng giám sát của hội đồng nhân dân. Không nên nhầm lẫn coi hội đồng nhân dân là những cấp “lập pháp” địa phương dưới Quốc hội. Cả nước chỉ có một cơ quan duy nhất có tính năng và quyền lực lập pháp là quốc hội.
Nêu lên một sơ đồ về tổ chức của Đảng hiện nay đan xen vào hệ thống bộ máy nhà nước, chúng ta sẽ thấy nhiều tầng, nhiều cấp chồng chéo – trên thực tế là làm giảm bớt sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực của bộ máy nhà nước.
Cần xác định rõ các tổ chức cơ sở Đảng trong các bộ máy nhà nước nói trên (Quốc hội, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp) có nhiệm vụ chính trị hàng đầu là làm cho cơ quan của Đảng bộ mình làm tròn chức năng quyền hạn Nhà nước được giao. Các tổ chức cơ sở Đảng không làm thay, không quyết định thay. Các tổ chức cơ sở Đảng vì vậy cần được đổi mới và tổ chức lại một cách khoa học, cần được kiện toàn phù hợp với nhiệm vụ chính trị mới này. Công tác Đảng cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ viên chức để đưa vào những cương vị thích hợp qua quy chế đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi miễn và sa thải rất nghiêm ngặt của hệ thống chính quyền.
Quan điểm cần thông suốt là hệ thống bộ máy quản lý nhà nước mạnh, chủ trương chính sách của Đảng mới được thực thi đầy đủ, và như vậy Đảng mới mạnh. Đây còn là phương thức khắc phục tình trạng lộng quyền, coi thường pháp luật, mất dân chủ, mất đoàn kết, bản vị, cục bộ... khá phổ biến ở một số đảng bộ cơ sở hoặc một số cấp uỷ.
Về kiện toàn hệ thống điều hành và kiểm soát kinh tế vĩ mô
Điểm mới ở đây là coi nhiệm vụ này là một vế không thể thiếu được trong nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Bởi vì quyền lực của nhà nước chúng ta sẽ không còn hiệu lực nếu như nhà nước đó không có trong tay hệ thống điều hành và kiểm soát kinh tế vĩ mô có hiệu quả. Có lẽ vì thiếu điều kiện này, việc quản lý nhà nước của chúng ta còn nhiều sơ hở, vừa tăng thêm tính quan liêu, đồng thời vừa kém hiệu quả.
Trong tình hình phải vận dụng cơ chế kinh tế thị trường, phát huy mọi thành phần kinh tế trong xã hội và mở rộng kinh tế đối ngoại, luật pháp và các quy chế thường không đủ linh hoạt, không phát triển kịp hoặc không bao trùm hết được mọi vấn đề, lại càng đòi hỏi phải kiện toàn hệ thống điều hành và kiểm soát kinh tế vĩ mô.
Yêu cầu nói trên đòi hỏi :
– Phải tích cực phát triển hệ thống các luật pháp trong đó gấp rút nhất là Luật dân sự (đang soạn thảo) và Luật thương mại.
– Phát triển và hoàn thiện hệ thống tài chính tiền tệ – bao gồm cải tổ lại hệ thống thuế và các sắc thuế, hệ thống kiểm toán, kế toán, mở mang thị trường tài chính tiền tệ (hệ thống ngân hàng thương mại, các thị trường cổ phần, tín phiếu, chứng khoán...).
– Hoàn thiện thị trường để tăng thêm khả năng làm chủ cơ chế thị trường.
Điều đáng lưu ý ở đây là Đảng ta ít nhiều còn coi những nhiệm vụ nói trên như một loại công tác sự nghiệp đơn thuần, nghĩa là chưa coi đó là một nhiệm vụ chính trị phải quyết tâm thực hiện. Thậm chí còn có ý kiến coi đó là những vấn đề thuộc về kinh tế tư bản chủ nghĩa! Đồng thời cũng phải thẳng thắn nhận xét rằng một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên trong các ngành luật pháp, tài chính, tiền tệ và trong hàng ngũ quản lý kinh tế, quản lý xí nghiệp có những nhận thức và hành động không đúng trong cơ chế thị trường do nhà nước ta quản lý.
Cần nhấn mạnh rằng muốn thực hiện phát triển kinh tế có định hướng, bắt buộc phải có hệ thống điều hành và kiểm soát này, nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa càng đòi hỏi như vậy! Nếu không, tính chất tự phát, vô chính phủ và những hệ quả xấu khác của kinh tế thị trường là không thể kiểm soát được.
Về hoàn thiện và phát triển thị trường
Đây cũng là một vấn đề cần nhấn mạnh và cần được thực hiện gắn liền với quá trình tăng cường quản lý nhà nước, nhằm tạo thêm một tiền đề kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực thi mọi luật pháp và thể chế của nhà nước.
Yêu cầu tối thượng của vấn đề này là cuối cùng, mọi hoạt động kinh tế của bất kỳ ai trong xã hội nước ta đều chịu sự cọ xát, sàng lọc của một thị trường rõ ràng, lành mạnh, được nhà nước kiểm soát, dẫn dắt bằng luật pháp, bằng các chế tài và bằng các biện pháp khuyến khích. Một nền kinh tế mạnh đòi hỏi phải có một thị trường hạn chế được xuống mức thấp nhất các hiện tượng đầu cơ, cửa quyền, độc quyền, kinh tế ngầm, các mafia, sàng lọc các hoạt động kinh tế kém hiệu quả, cung cấp những tín nhiệm hữu ích cho mọi quyết định của từng thành viên kinh tế trong xã hội, có khả nãng huy ðộng mạnh mẽ nguồn lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Với ý nghĩa nói trên, càng kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa càng phải hoàn thiện và phát triển thị trường, càng phải đẩy mọi hoạt động kinh tế của toàn xã hội ra thị trường, không thể có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào (trừ một số hoạt động kinh tế phục vụ sự nghiệp, hạ tầng cơ sở, an ninh quốc phòng). Cũng vì lẽ này cần sớm xoá bỏ sự phân biệt hoặc sự hình thành các loại hình như: kinh tế dân sự, kinh tế đoàn thể, kinh tế Đảng, kinh tế các lực lượng vũ trang v.v...
Không có một thị trường và một chính sách về thị trường như vậy, sự kiểm soát của nhà nước sẽ kém hiệu quả, nguy cơ chệch hướng sẽ tăng lên, và kinh tế sẽ sớm đi vào trì trệ, ách tắc.
Đương nhiên yêu cầu về thị trường nêu trên đòi hỏi phải có bộ máy hành chính có năng lực, hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện và hệ thống các chính sách điều hoà điều tiết đủ sức duy trì sự phát triển cân bằng ổn định, bảo đảm phát triển phúc lợi xã hội. Mang danh là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta càng phải thực hiện tốt những đòi hỏi này.
Với tinh thần và nội dung vừa trình bày, chúng ta nên coi ba khâu công tác nói trên (kiện toàn bộ máy nhà nước, kiện toàn cơ chế điều hành vĩ mô, phát triển thị trường) là một tổng thể hữu cơ của nhiệm vụ tăng cường năng lực quản lý nhà nước.
4. Xây dựng Đảng
Có thể nói dự thảo báo cáo đánh giá khá đầy đủ những ưu điểm lớn trong nhiệm vụ cực kỳ hệ trọng là xây dựng Đảng. Cần nhấn mạnh bản lĩnh của Đảng ta trước hết thể hiện qua sự vững vàng trước những biến động sâu sắc trên thế giới trong hai thập kỷ vừa qua và những thành tựu giành được trong sự nghiệp đổi mới. Cần khẳng định điều này để tự tin, để nâng cao hơn nữa ý chí cách mạng và tinh thần đổi mới.
Song chúng ta đang đứng trước thực tế là tính tiền phong chiến đấu của đảng viên và của các tổ chức cơ sở của Đảng có nhiều mặt giảm sút, thậm chí yếu kém. Nhiều đảng viên không còn vai trò gương mẫu, nhiều tổ chức cơ sở Đảng chỉ hoạt động hình thức, hoặc tê liệt, thoái hoá. Quan hệ giữa Đảng và dân ngày càng có nhiều vấn đề. Chỗ nào cũng có đảng viên, song tình trạng bê bối, tiêu cực ở các ngành, các địa phương khá phổ biến.
Những hiện tượng này đang thách thức trực tiếp vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đại hội VIII cần đem lại một động lực mới thực sự thúc đẩy sự chỉnh đốn và khả năng tự đổi mới của Đảng. Bên cạnh việc rèn luyện ý chí cách mạng, cần đặc biệt phát huy dân chủ trong Đảng, để đẩy mạnh đấu tranh chống những thoái hoá, để phát huy sức sống mới và trí tuệ mới của toàn Đảng, đặc biệt là để có cơ sở vững chắc cho sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng và trong mọi cấp uỷ.
Dưới đây xin nêu lên một số vấn đề đáng lưu ý nhất trong nhiệm vụ xây dựng Đảng :
a) Xây dựng Đảng về đường lối
Có thể nói đây là nhiệm vụ hàng đầu. Có đường lối đúng sẽ có tất cả. Không nên tiếp tục cách suy nghĩ chỉ đơn thuần quy mọi nhiệm vụ, mọi mục tiêu không thực hiện được hoặc thực hiện không tốt cho việc thực hiện đường lối chưa tốt.
Hơn thế nữa, cách mạng Việt Nam đang chuyển sang một giai đoạn mới, diễn ra trong một bối cảnh quốc tế hoàn toàn thay đổi so với thời kỳ còn tồn tại hệ thống xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng ta bắt buộc phải đề ra đường lối mới thích hợp. Trước hết là dựa trên cơ sở nhận định tình hình mới, Đảng ta cần xác định chính xác những nhiệm vụ phải thực hiện, tính toán việc huy động lực lượng và tổ chức thực hiện, xác định những thách thức phải vượt qua.
Thực ra chúng ta đã bắt đầu công việc này và đề ra đường lối đổi mới. Sắp tới chúng ta phải tập trung nhiều công sức cho việc tạo ra động lực phát triển từ bên trong của đất nước.
Vì lẽ đó, đổi mới chỉ là bước đầu của quá trình xây dựng một đường lối mới phù hợp.
Trước mắt, có thể nói khái quát: mục tiêu chiến lược của chúng ta là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
Chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ chiến lược ấy trong bối cảnh quốc tế không có sự tồn tại của hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa, nước ta phải cọ xát, đương đầu, cạnh tranh với cả thế giới, nhưng đồng thời cũng có cơ hội mở rộng quan hệ kinh tế với cả thế giới, có điều kiện tạo ra tập hợp lực lượng mới. Bên cạnh thách thức kinh tế rất gay gắt, nước ta phải đương đầu với những thách thức quân sự và chính trị có lúc rất nhạy cảm và tế nhị.
Có thể nói, đặc điểm nổi bật là nước ta hiện nay phải một mình đương đầu với tất cả, đồng thời cũng có khả năng tạo ra tập hợp lực lượng bên ngoài hoàn toàn mới.
Để giành được thắng lợi, chúng ta phải huy động ở mức độ cao nhất sức mạnh của toàn thể dân tộc ta và phải tập hợp được lực lượng rộng rãi nhất trên trường quốc tế. Chỉ có như vậy nước ta mới tự bảo vệ được mình, tranh thủ được thời gian và khả năng sớm vươn lên thành quốc gia giàu mạnh. Chỉ có như vậy mới giữ được độc lập tự chủ, bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, thoát khỏi hiểm hoạ tụt hậu, bảo vệ được thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Vì những lẽ trên, động lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này là hun đúc tinh thần quật khởi dân tộc và thực hiện mạnh mẽ dân chủ. Điều này chẳng những không trái, mà còn là tiền đề không thể thiếu được cho thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó chính là thực tiễn cách mạng Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới.
Bây giờ nói độc lập gắn với chủ nghĩa xã hội là nói với nội dung như vậy. Bởi vì, không tạo ra được thực lực này, sẽ không còn độc lập tự chủ và cũng không có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên chặng đường mới này của đất nước, hơn bao giờ hết là đảng cầm quyền, Đảng ta cần giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ. Đảng ta là lực lượng chính trị có đủ tư cách nhất và uy tín cao nhất để làm tròn trọng trách này, nhất thiết không để ai nắm lấy. Đảng ta chẳng những phải phấn đấu vươn lên làm đội tiên phong của giai cấp, mà còn phải trở thành bộ phận tinh hoa nhất, tiêu biểu cho trí tuệ, nghị lực và phẩm chất cao quý của toàn thể dân tộc Việt Nam ta, bao gồm cả toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang hướng về Tổ quốc.
Phải chăng đấy chính là một tư tưởng lớn, là nội dung cốt lõi của nhiệm vụ xây dựng Đảng mà Đại hội VIII cần làm rõ, là kim chỉ nam xây dựng đường lối và mọi chủ trương chính sách mới của Đảng.
b) Xây dựng Đảng về tổ chức
Có thể nói nhiệm vụ cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn phát triển mới, với những đặc điểm mới như đã được trình bày trong những phân tích nêu trên. Song tổ chức của Đảng về cơ bản vẫn giữ như thời chiến! Đã đến lúc cần xét xem những gì có thể duy trì và nâng cao thêm, những gì cần cải tiến hay loại bỏ trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức cho phù hợp với những nhiệm vụ và đòi hỏi mới.
– Ưu điểm cần phát huy là Đảng ta có một hệ thống tổ chức cách mạng, chẳng những đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thắng lợi trong chiến tranh, mà còn đủ năng lực đưa đất nước vào thời kỳ đổi mới. Trên phương diện tổ chức, chúng ta cần nghiên cứu sâu, tìm hiểu những nguyên nhân và yêu tố gì đã giúp cho Đảng ta chuyển mình được, đổi mới tư duy, đổi mới phương thức hoạt động đem lại những thành quả chẳng những tránh cho đất nước khỏi sụp đổ trong cuộc khủng hoảng ác liệt vừa qua của hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa, mà còn mở ra triển vọng chưa từng có của sự nghiệp phát triển nước ta. Có thể nói, chúng ta chưa nghiêm túc làm tốt công việc nghiên cứu, đúc kết những kinh nghiệm của vấn đề có ý nghĩa sống còn này.
– Một vấn đề bức xúc khác đang đặt ra là: trong tình hình đòi hỏi phải tăng cường nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, mở rộng dân chủ để phát huy tối đa sự năng động của các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường. Đảng ta cần được đổi mới và tăng cường về mặt tổ chức như thế nào? Chúng ta chưa nghiên cứu sâu vấn đề này. Có lẽ không thể đơn thuần tiếp tục duy trì tổ chức và phương thức sinh hoạt các tổ chức cơ sở Đảng như hiện nay, bởi vì đã xuất hiện tình trạng Đảng hầu như không có mặt hoặc không thâm nhập sâu được vào nhiều hoạt động kinh tế xã hội mới phát triển; hoặc tác dụng kiểm tra nắm bắt của Đảng đối với những hoạt động này rất yếu, chưa thoả đáng. Hiện nay, trong nông nghiệp kinh tế hộ giữ vai tṛ chủ yếu, lực lượng kinh tế các thành phần ngoài quốc doanh chiếm tới 60 % GDP, cơ chế thị trường còn nhiều mảng nằm ngoài pháp luật, các hoạt động xã hội, văn hoá lành mạnh và không lành mạnh, các hoạt động giao lưu với bên ngoài đang nở rộ. Vai trò và tác dụng thực chất của Đảng đối với những phát triển này như thế nào?
– Chúng ta khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này đòi hỏi một mặt phải tăng cường khả năng lãnh đạo của Đảng, mặt khác phải tạo ra được cơ chế chính trị và mô trường xã hội đủ sức ngăn chặn xu thế quan liêu, độc đoán, mất dân chủ, xu thế xem thường và đứng trên pháp luật. Hơn thế nữa, vai trò lãnh đạo của Đảng cần được tăng cường trên cơ sở mở rộng dân chủ trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá của toàn xã hội. Như vậy tổ chức và phương thức sinh hoạt Đảng cần được cải tiến như thế nào cho phù hợp? Mối quan hệ giữa Đảng và nhà nước, giữa Đảng các đoàn thể nhân dân cần được thiết kế lại như thế nào?
Đảng ta là đảng cầm quyền với nghĩa lãnh đạo đất nước dựa trên quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, song nhất thiết không làm thay. Một đòi hỏi rất khó phải thực hiện là: đảng viên và các tổ chức cơ sở Đảng phải đi đầu trong việc giữ gìn trật tự kỷ cương, nhưng lại phải biết phát huy sự năng động và khả năng sáng tạo của nhân dân theo định hướng của Đảng. Đảng cần đặc biệt quan tâm nâng cao dân trí, giáo dục, phát huy và bảo vệ quyền công dân để phát huy sức mạnh của cả nước. Đó là sức mạnh của chính Đảng ta, là con đường tiếp tục duy trì và tăng thêm ra sự chấp thuận tự nguyện với nhận thức sâu sắc nhất của toàn dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng ta mà tình hình nhiệm vụ mới đòi hỏi đồng thời là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ Đảng.
Chúng ta thảo luận nhiều về nguyên tắc “dân chủ tập trung”, hoặc “tập trung dân chủ”. Tôi đề nghị bỏ cách suy nghĩ rất công thức như vậy. Nên chăng khẳng định lại một cách không thể hiểu lầm như sau: Để huy động trí tuệ của toàn Đảng và bảo vệ sự trong sáng trong Đảng, cần phải triệt để dân chủ, đồng thời để bảo đảm sức chiến đấu của Đảng, mọi đảng viên phải tuyệt đối tuân theo điều lệ và phục tùng các nghị quyết của Đảng. Tổ chức và phương thức sinh hoạt Đảng cần được đổi mới nhằm đáp ứng tốt yêu cầu này. Trong thực tiễn hiện nay, Đảng ta đứng trước yêu cầu phải đẩy mạnh đấu tranh chống các hiện tượng vô tổ chức, vô chính phủ, cục bộ bản vị (đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế), đồng thời phải nghiêm túc thực hiện những nguyên tắc dân chủ trong Đảng.
Có thể nói công tác nghiên cứu đường lối chính sách, nghiên cứu tình hình và con đường phát triển của đất nước, công tác bồi dưỡng đảng viên, công tác tuyển chọn, bố trí cán bộ... của chúng ta hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, nếu nhìn vào lịch sử quá trình hình thành sự nghiệp đổi mới, chưa thể nói Đảng ta thực sự đi tiên phong về mặt tư duy, đang đào tạo ra đủ và bố trí được lực lượng cán bộ xuất sắc theo kịp đòi hỏi của đất nước; cũng chưa thể nói trình độ tư tưởng lý luận của tuyệt đại đa số đảng viên phù hợp với những đòi hỏi mới của nhiệm vụ cách mạng. Tiếp tục công tác đào tạo và bố trí cán bộ như hiện nay còn tăng thêm nguy cơ cục bộ, địa phương chủ nghĩa và cát cứ, tăng thêm tính cơ hội, dựa dẫm hoặc nguy cơ bè phái trong Đảng, khó làm bộc lộ và đào tạo nhân tài, khó tạo ra sinh lực mới cho những đảng bộ hoặc tổ chức cơ sở đang yếu kém... Chúng ta phải nhìn thẳng vào những mặt còn thiếu sót để tự chỉnh đốn, tự vươn lên.
Có thể kết luận, trên con đường đi lên đầy gian khổ và thử thách của đất nước, phải chăng cái khó khăn nhất hiện nay là tình trạng trình độ, phẩm chất cán bộ đảng viên chưa theo kịp sự phát triển của đất nước ?
Tình trạng bất cập với đòi hỏi của nhiệm vụ là nguy cơ lớn đối với Đảng. Cần gấp rút sắp xếp, cải thiện lại các ban, viện của Đảng, đổi mới lại tổ chức và phương thức sinh hoạt Đảng. Đặc biệt cần đẩy mạnh giáo dục cho đảng viên chủ nghĩa yêu nước với nội dung sớm làm cho đất nước giàu mạnh, cần nâng cao ý chí của đảng viên, phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Đảng, trau dồi những tri thức mới mà nhiệm vụ mới của Đảng đòi hỏi.
Hơn bao giờ hết, nâng cao năng lực lãnh đạo và phẩm chất cách mạng của Đảng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chúng ta là hai nhân tố quyết định nhất để nắm lấy thời cơ đang đến với đất nước.
Xin trình bày để các anh tham khảo.
Mỹ, Trung, Nga đang 'chơi bài' gì ở Biển Đông?
Mỹ tiếp tục khẳng định vai trò siêu cường duy nhất và duy trì ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc sốt ruột vứt bỏ chiến lược giấu mình chờ thời, Nga chẳng chịu khoanh tay đứng ngoài.
Mỹ, Trung, Nga đang 'chơi bài' gì ở Biển Đông?
Mỹ tiếp tục khẳng định vai trò siêu cường duy nhất và duy trì ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc sốt ruột vứt bỏ chiến lược giấu mình chờ thời, Nga chẳng chịu khoanh tay đứng ngoài.
Sang thế kỷ 21, trọng tâm dân số và kinh tế đã chuyển sang châu Á và các trung tâm dân cư lớn được ngăn cách bởi lãnh hải hơn là lãnh thổ. Chiến tranh trên đất liền ảnh hưởng tới dân thường trong khi xung đột trên biển có thể chỉ đơn giản là những phép tính toán về cán cân giữa các bên.
'Kẻ mạnh làm những gì đủ sức, kẻ yếu phải chịu'
Robert D. Kaplan, chuyên gia cao cấp của Trung tâm An ninh Mỹ Mới và cũng là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ quốc phòng Mỹ nhận định căng thẳng trên Biển Đông không nhất thiết sẽ dẫn tới xung đột. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ theo phương châm: "Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu”.
|
Thủy quân lục chiến Trung Quốc tập trận chiếm đảo.
|
Cuộc đấu tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương không nhất thiết liên quan tới xung đột vũ trang mà gần như sẽ xảy ra một cách thầm lặng trên những vùng biển trống với tình trạng dần chấp nhận sức mạnh kinh tế và quân sự tăng chậm và chắc mà các nhà nước có được trong suốt quá trình lịch sử.
Vùng biển rộng lớn ở Đông Á cũng là rào cản đối với các cuộc chiến khi mà tốc độ nhanh nhất của tàu chiến hiện chỉ đạt 35 hải lý. Đây là điều khiến thế kỷ 21 có nhiều cơ hội tránh được đại chiến so với thế kỷ 20. Tranh chấp trên Biển Đông không hề mang tính triết lý mà chỉ đơn giản là logic tương quan lực lượng và đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc. Sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương đang giúp giữ nguyên hiện trạng trên biển.
Mỹ sẽ vẫn giúp đảm bảo hiện trạng "không dễ dàng” tại Biển Đông trong thời gian trước mắt và "giới hạn sự hung hăng của Trung Quốc ở mức chủ yếu trên bản đồ”. Vị trí của Trung Quốc ở vùng Biển Đông hiện nay tương tự như vị trí của Mỹ ở vùng biển Caribe hồi thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Biển Đông là sân sau của Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện hải quân để bảo vệ đường vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông.
Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và vị thế vai trò của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương có thể là nguồn gây bất ổn khi hai siêu cường này có xung đột về lợi ích. Mỹ nên hướng vai trò của họ ở châu Á tới sự cân bằng, thay vì áp đảo.
'Biển Đông không phải là hồ của Trung Quốc'
Kim Holmes, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và là Phó Chủ tịch Heritage Foundation phân tích: Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển và đảo tại Biển Đông không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, đáng ngại là gần đây Bắc Kinh đã trở nên hung hăng hơn khi nước này nhiều lần xâm phạm vào vùng Philippines, Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc không chỉ coi Biển Đông đơn giản là vùng đặc quyền mà còn coi đây là vấn đề lãnh thổ. Hải quân Trung Quốc trước đây tập trung vào Đài Loan thì nay có thêm mục đích nữa là đảm bảo an ninh vùng biển gần với các đảo của Nhật Bản, dọc theo chuỗi Ryukus, qua Đài Loan và Philippines tới eo biển Malacca, trong đó bao gồm cả Biển Đông.
Nhằm đạt được mục tiêu trên, Trung Quốc cần hạn chế cánh tay của hải quân Mỹ, không cho tiếp cận với vùng biển quốc tế. Nếu đạt được mục tiêu này, Mỹ và các lực lượng khác sẽ khó trợ giúp Đài Loan, Nhật và Philippines một khi bị tấn công.
|
Tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga cập cảng Tiên Sa trong chuyến thăm Việt Nam, tháng 5/2011.
|
Mặc dù vẫn còn mạnh mẽ, hải quân Mỹ có vẻ đang yếu dần đi và Trung Quốc hiểu điều này. Bên cạnh đó, Biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải gần với lãnh thổ Trung Quốc hơn. Do vậy, hải quân Trung Quốc có thể tập trung vào việc kiểm soát các vùng biển lận cận.
Mỹ không thể để Trung Quốc gây nguy hiểm tới cam kết của mình với đồng minh hoặc can thiệp vào quyền đi lại tại vùng biển quốc tế. Kim Holmes nói Trung Quốc không có quyền coi Biển Đông là của họ. Vật cản chủ yếu đối với tham vọng của Trung Quốc là hải quân Mỹ.
Cho dù tuyên bố của Trung Quốc về các vùng biển gần sẽ gây ra sự đối đầu với Mỹ hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Tuy nhiên, Trung Quốc cần biết rằng bất cứ nỗ lực nào của họ nhằm thay đổi lại luật lệ và biến khu vực này thành vùng đặc quyền của mình sẽ gặp phải sự chống đối của Mỹ.
Nga mới là mối họa lớn của Trung Quốc tại Biển Đông
Dưới đầu đề như trên, mạng Liên hợp tảo báo (Trung Quốc) từng đăng bài của Tiết Lý Thái, nghiên cứu viên Trung Quốc tại Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford (Mỹ), cho rằng chính sách của Mỹ có lợi cho việc duy trì bảo vệ lợi ích hiện trạng tại quần đảo Trường Sa của những người nhanh chân đến trước, khiến những kẻ đến sau ở vào thế khó, đành bó tay hết cách, cũng lại phải hướng đến đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.
Ngoài các nước ASEAN thì kẻ nhanh chân đến trước tại Biển Đông lại là Nga chứ không phải Mỹ. Trong thập kỷ 1980 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Tờ báo Trung Quốc nhận định Nga hợp tác với Việt Nam vừa có lợi ích an ninh vừa có lợi ích kinh tế, bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông. Nga đã trở thành chỗ dựa lớn của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Và như vậy dễ thấy rằng tại sao trong những năm gần đây Nga lại đồng ý bán cho Việt Nam những trang bị vũ khí đời mới lợi hại chuyên dùng cho xung đột tại Biển Đông với mức ưu đãi lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Cuối năm 2011, loạt máy bay chiến đấu Su hoàn tất giao hàng. Cuối năm 2013, ngoài các tàu ngầm lớp Kilo, những vũ khí đời mới lợi hại này sẽ bước đầu hình thành sức chiến đấu. Nga và Ấn Độ còn đang phụ trách việc đào tạo sĩ quan cho các tàu ngầm này.
Liên hợp tảo báo phân tích thái độ can thiệp của Mỹ là nhằm tăng cường trao đổi qua lại với ASEAN, Nhật Bản và Úc, còn việc ủng hộ ASEAN thì vẫn xoay quanh đồng minh truyền thống là Philippines, việc ủng hộ một số quốc gia khác như Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ dừng lại trên bề mặt ngoại giao. Còn Nga thì nâng đỡ Việt Nam bằng hành động thực tế. Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với Trung Quốc, trong ngoại giao thì "nói ý cay bằng lời ngọt”, trong hành động thì chỉ làm không tuyên bố.
Tờ báo này quả quyết theo diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay, một khi xảy ra xung đột thì toàn bộ vũ khí sắc bén mà quân đội Việt Nam sử dụng là của Nga chứ không phải của Mỹ.
Mỹ lo bị đẩy khỏi Biển Đông và Đông Á
Trang mạng Liên hợp Buổi sáng (Singapore) nhắc lại tuyên bố của Đô đốc Mullen: "Mỹ sẽ không rời khỏi Biển Đông. Mấy chục năm lại đây, sự có mặt lâu dài của chúng tôi ở khu vực này là rất quan trọng đối với các đồng minh của chúng tôi và sẽ tiếp tục là như vậy”. Đúng như những gì Mullen nói Mỹ đã sớm có mặt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cách đây không lâu, khi đoàn đại biểu hai nước tiến hành hội đàm ở Hawaii, phía Mỹ còn ưu ái sắp xếp cho phía Trung Quốc thăm quan Đài tưởng niệm chiến hạm Arizona. Dụng ý của phía Mỹ không ngoài việc muốn chứng minh với các vị khách Trung Quốc rằng sự tồn tại của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là có căn cứ lịch sử.
Không ai có thể phủ nhận được những cống hiến lịch sử của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tới nay, lại càng không ai có thể coi nhẹ sự tồn tại của Mỹ ở khu vực này. Nhưng Trung Quốc cho rằng điều đó không có nghĩa là Mỹ có thể muốn làm gì cũng được. Trung Quốc chỉ hy vọng Mỹ tiếp tục phát huy vai trò giữ gìn hòa bình ổn định, bảo vệ chính nghĩa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như đã làm trong lịch sử.
Nỗi sợ hãi thực sự của Mỹ là việc Trung Quốc tìm cách buộc Mỹ rời khỏi Biển Đông và toàn bộ khu vực Đông Á. Xuất phát từ suy nghĩ này, Mỹ liền xuất hiện trong tranh chấp Biển Đông với vai trò của người thứ ba "công bằng”. Xem xét tình hình hiện nay, người ta có thể rút ra một số đánh giá sau: Thứ nhất, trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, Mỹ thông thường không thể giao chiến với tư cách của một nước liên quan trực tiếp. Thứ hai, do thực lực của Trung Quốc tương đối lớn và Trung Quốc và Mỹ tồn tại sự cạnh tranh chiến lược, nên Mỹ thông thường nghiêng về phía nước nhỏ trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc. Thứ ba, trong bối cảnh không thể ra mặt với danh nghĩa một bên tranh chấp, biện pháp khả thi nhất để Mỹ dính líu vào cuộc đấu ở Biển Đông chính là mượn cớ quan tâm sâu sắc tới an ninh và tự do đi lại trong khu vực này. Thứ tư, do bản thân không dính líu tới tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nên Mỹ chỉ có thể can dự vào vấn đề này trong tư cách là "kẻ hòa giải” - nhân vật thứ ba.
Bốn điểm nêu trên vừa là những điều kiện cơ bản mà Mỹ có cũng như vị thế cơ bản mà Mỹ đứng trong cuộc đấu Biển Đông, vừa là bố cục cơ bản mà cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ phải triển khai. Trong những điểm nêu trên, Trung Quốc đã nhận thấy sự khác nhau về vị thế của Bắc Kinh và Washington trong vấn đề Biển Đông, lấy đó làm xuất phát điểm đề ra phương án hành động của mình.
Theo QPAN
Các bài viết khác
- Hệ thống ngân hàng (08.10.2015)
- The root of China's economic troubles? It's politics, stupid (08.10.2015)
- The Meaning of Kissinger (08.10.2015)
- henry Kissinger was 26 years old when he wrote a nearly 400 (08.10.2015)
- Interview With Chinese President Xi Jinping WALL STREET JOURNAL (08.10.2015)
- Đại sứ Lê Văn Bàng: Sự tham gia của Nhật sẽ tạo thế cân bằng ở Biển Đông (08.10.2015)
- Có hay không sự tồn tại của 'vùng cấm chính trị'? (08.10.2015)
- China’s risky money game (08.10.2015)
- Cải cách kinh tế thúc đẩy thay đổi thể chế (08.10.2015)
- Bức tranh toàn diện về xử lý nợ xấu ngân hàng từ 2010 đến tháng 8/2015 (08.10.2015)
- Báo cáo 2035: VN bị thách thức về kinh tế, dồn ép về xã hội (08.10.2015)
- Bài học dạy con làm nức lòng dân mạng của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên (08.10.2015)
- Dreams of Empire - PETER BERGER (08.10.2015)
- Việt nam trở thành công xưởng sản xuất khổng lồ của thế giới (08.10.2015)
- CURRENT HISTORY • September 2015 (08.10.2015)
- Bác Hồ đã chọn đúng những vị trí lãnh đạo (08.10.2015)
- Ba lý do khiến FED giữ nguyên lãi suất (08.10.2015)
- 2015.09-Gerwin_TPP-and-the-Benefits-of-Freer-Trade-for-Vietnam (08.10.2015)
- 16 trường đại học đẹp nhất trên thế giới (08.10.2015)
- 9 thứ người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo (08.10.2015)
- 8 năm gia nhập WTO: “Nghịch lý” và “lỗi hệ thống” (08.10.2015)
- ASEAN must choose between China, US and a third way (08.10.2015)
- Pentagon Papers (08.10.2015)
- KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÂN HÀNG VÀ CHỨNG KHOÁN (08.10.2015)
- “Mua” và “mượn” nhân lực ra sao? (08.10.2015)
- Vietnam defies emerging market slowdown (08.10.2015)
- Vietnams rising repression (08.10.2015)
- Ba trong số những hòn đảo là điểm đến được dân du lịch trẻ nhắc nhiều nhất trong năm nay phải kể đến đảo Lý Sơn (08.10.2015)
- Cận cảnh nơi an nghỉ của đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa bên trong nhà thờ Huyện Sĩ (08.10.2015)
- Không để tiền lại cho con (08.10.2015)
- VE VÀ KIẾN (08.10.2015)
- Lá thư viết vào năm 2070... (08.10.2015)
- Người mang bí số TQ2 (08.10.2015)
- Những tấm ảnh để đời chụp những ngày Sài Gòn giải phóng (08.10.2015)
- Làm kinh tế theo lời Phật dạy (08.10.2015)
- Samurai: Một thời kiếm sỹ huyền thoại (08.10.2015)
- Tài tử, giai nhân ngày ấy bây giờ - NSƯT Nguyễn Chánh Tín bán nước đóng chai, mở quán nhậu sống qua ngày (08.10.2015)
- Trịnh Công Sơn tiên cảm về hòa bình, hòa giải và tự do (08.10.2015)
- Về hưu như chết lâm sàng (08.10.2015)
- Vũ trụ sẽ diệt vong như thế nào? (08.10.2015)
- Bài bào chữa Phúc Thẩm (08.10.2015)
- BAI BIEN MINH GỞI VIỆN KS TỐI CAO (08.10.2015)
- Bài biên minh vụ án sản xuất làm giả phân bón gởi bo trưởng bộ congan (08.10.2015)
- Các Quyết định giám đốc thẩm về các tranh chấp liên quan đến thừa kế (08.10.2015)
- CHUYÊN ĐỀ Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự (08.10.2015)
- Đề cương bài giảng Luật Tố tụng hình sự (08.10.2015)
- Đơn khiếu này vụ án Tân Uyên (08.10.2015)
- Đơn khiếu nại Phan Thị Trước gửi ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN TẦM VU (08.10.2015)
- Đơn Kiến nghị Giám đốc Thẩm vụ án dân sự Vicẩm Tú -seoun Tai bai (08.10.2015)
- Đơn khởi kiện Chia di sản long an (08.10.2015)
- Luật đứng về phía con nợ chây ì (08.10.2015)
- Lực lượng thực thi pháp luật chưa nghiêm, tăng mức phạt giải quyết được gì? (08.10.2015)
- 10 loại cây hút khí độc trong nhà cực tốt (08.10.2015)
- Cập nhật phương pháp điều trị suy thận mạn tính (08.10.2015)
- Chữa suy tim (08.10.2015)
- Dược thiện dành cho người bị thiếu máu (08.10.2015)
- Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter bị ung thư (08.10.2015)
- Đau nửa đầu bên trái, dấu hiệu bệnh gì? (08.10.2015)
- Điều trị thiếu máu do suy thận mạn thế nào (08.10.2015)
- Dù đã bước vào tuổi 100 (08.10.2015)
- Ghép tế bào gốc cuộc cách mạng” trong điều trị bệnh lý về máu (08.10.2015)
- Già Sao Cho Sướng! (08.10.2015)
- Những điều cần biết về bệnh suy tủy (08.10.2015)
- Khi bạn qua tuổi 65, hãy hưởng thụ những gì mình yêu thích… (08.10.2015)
- Nhiều người Mỹ không muốn sống hơn 100 tuổi (08.10.2015)
- Thang Thuốc Trường Thọ từ dân gian Trung Hoa (08.10.2015)
- THIẾU MÁU (08.10.2015)
- Thủ tướng Singapore bàn về Biển Đông tại trường đảng của Trung Quốc (08.10.2015)
- Việt Nam cần học gì từ quân sự Nhật? (08.10.2015)
- Will China crash? (08.10.2015)
- The Truth About US Freedom of Navigation Patrols in the South China Sea (08.10.2015)
- Tàu sân bay Mỹ sắp hết thời ? (08.10.2015)
- Nhật sẽ cấp thêm tàu cho Việt Nam (08.10.2015)
- Ngày này tháng 1/ 1974: Kissinger và vụ Hoàng Sa! (08.10.2015)
- China's Meltdown Goes Deeper Than the Stock Market (08.10.2015)
- China's FakeIslands in the South China Sea: What Should America Do? (08.10.2015)
- BÀI VIẾT PHÂN TÍCH Chiến tranh với Trung Quốc (08.10.2015)
- ASEAN must choose between China, US and a third way (08.10.2015)
- 10 lý do khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong chiến tranh hiện đại (08.10.2015)
- Thủ Thiêm gần hết đất để phát triển khu dân cư (08.10.2015)
- Sức sống của cát (08.10.2015)
- Trung Quốc: “Bệnh đô thị” ngày càng lây lan (08.10.2015)
- Dự Đoán Địa ốc 2007-2015 (08.10.2015)
- Doanh nghiệp bất động sản Tp Hồ Chí Minh (08.10.2015)
- Chuyên đề tiền vào bất động sản 2015 (08.10.2015)
- Chuyên đề Bất động sản 2015 bắt đầu cho đợt sóng lớn năm năm bền vững ?!!! (08.10.2015)
- ‘Của để đời’ của những đại gia lạ trong giới BĐS (08.10.2015)
- Già ơi, Chào Mi! (04.09.2015)
- Làm thế nào để giảm nguy cơ tai biến mạch máu não ở phụ nữ (04.09.2015)
- Những cái cũ & xưa nhất của Saigon (27.08.2015)
- Nguyên Nhân Thành Công Của Những Người gốc Do Thái ??? (27.08.2015)
- HÌNH ẢNH SAIGON qua máy ảnh người nước ngoài (27.08.2015)
- Một khúc ca xuân! (Tố Hữu) (27.08.2015)
- 10 câu hỏi dành cho nhà vật lý lỗi lạc nhất hiện nay, Stephen Hawking (27.08.2015)
- Bí ẩn tuyệt tự của 3 đời vua cuối cùng nhà Thanh (27.08.2015)
- TRỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO (27.08.2015)
- ĐẮNG VÀ NGỌT (27.08.2015)
- Thư giãn với những hình ảnh đẹp của thiên nhiên (27.08.2015)
- Bài thơ Vấn thoại của Hồ Chí Minh và vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn – trandinhsu P2 (27.08.2015)
- Vui trồng hoa thay vì buồn nhổ cỏ (27.08.2015)
- Khám phá Ðèo Ngang (27.08.2015)
- Bài thơ : “Vội” (27.08.2015)
- A Tribute to the Dog - bài diễn văn bất hủ ngợi ca con chó (27.08.2015)
- Cõi già trên Đất Lạ (27.08.2015)
- Thiền và kinh tế học "Thủy tự mang mang hoa tự hồng (27.08.2015)
- Cha con cạn tình (27.08.2015)
- Cha, con và miếng đất (27.08.2015)
- trước cau sau chuối (27.08.2015)
- Điên Vì Đàn Bà (27.08.2015)
- Anh xin thề (27.08.2015)
- Ai ? (27.08.2015)
- Phút thật lòng (27.08.2015)
- Vợ nghĩ gì về chồng (27.08.2015)
- Thời @ (27.08.2015)
- Ba con quỷ (27.08.2015)
- Đỉnh cao đối đáp (27.08.2015)
- Trung Quốc và thế giới (27.08.2015)
- Trung Quốc trắng trợn lộ kế hoạch đánh chiếm đảo thuộc Trường Sa năm 2014 (27.08.2015)
- Thẩm định về ” Thế Kỷ Trung Quốc ?” (27.08.2015)
- Mỹ đang giữ liên lạc chặt chẽ với Việt Nam về vụ giàn khoan Trung Quốc (27.08.2015)
- Mỹ: Trung Quốc phải làm rõ tuyên bố chủ quyền Biển Đông theo UNCLOS (27.08.2015)
- Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông? (27.08.2015)
- Kiện TQ, cơ hội thắng của Việt Nam đến đâu? (27.08.2015)
- Kiềm chế, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế (27.08.2015)
- Giàn khoan Hải Dương 981 vướng núi đá ngầm Việt Nam (27.08.2015)
- Giàn khoan Hải Dương 981 “vào giai đoạn hai” (27.08.2015)
- Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc - Kỳ 3 (27.08.2015)
- ĐÃ ĐẾN LÚC VIỆT NAM PHẢI QUYẾT ĐỊNH! (27.08.2015)
- Biển Đông: Thế trận mới đang hình thành (27.08.2015)
- Đương đầu với thách thức từ Trung Quốc (27.08.2015)
- Đội Hoàng Sa và bí mật quân lương (27.08.2015)
- Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, vừa có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. (27.08.2015)
- Mạ Lê Thị A (27.08.2015)
- 49 điều cha dạy con 2014 (27.08.2015)
- Bà mẹ Việt Nam (27.08.2015)
- Nhật ký ông Nội phần 3 (27.08.2015)
- Hồi ký Ông nội -phần 2 (27.08.2015)
- Hồi ký Ông nội -phần 1 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 10 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 9 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 8 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 6 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 5 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 4 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 3 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 2 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 1 (27.08.2015)
- Bình luận khoa học hình sự tập 1 (26.08.2015)
- Luật dân sự 2005 (26.08.2015)
- Đơn khởi kiện đòi nợ vay (26.08.2015)
- ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (26.08.2015)
- Bàn về xác minh điều kiện thi hành án (26.08.2015)
- Nghị Định 84-2007-CP giấy quyền SD đất (26.08.2015)
- Nghị Định 84-2007-CP giấy quyền SD đất (26.08.2015)
- GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 70 BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ (26.08.2015)
- Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp có hiệu lực từ ngày 18-9: (26.08.2015)
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình (26.08.2015)
- Luật Thương mại 2005 (26.08.2015)
- Luật Doanh Nghiệp năm 2005 (26.08.2015)
- Nghị Định 14/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- Luật quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. (26.08.2015)
- luật dân sự (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 121/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 59/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 61/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 35/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 59/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 158/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 52/2006/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 09/2007/TT-BTM (26.08.2015)
- LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (26.08.2015)
- LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 133/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 38/2007/TT-BTCTHÔNG TƯ 17/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 140/2007/NĐ-CPNGHỊ ĐỊNH 139/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- Quy trình cấp giấy phép xây dựng (26.08.2015)
- NGHỊ QUYẾT 48/2007CP-NĐ (26.08.2015)
- BỘ LUẬT DÂN SỰ (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 126/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 17/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- THÔNG TƯ 38/2007/TT-BTC (26.08.2015)
- PHÁP LỆNH THỪA KẾ (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 139/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 140/2007/NĐ-CP (26.08.2015)
- Quy trình cấp giấy phép xây dựng (26.08.2015)
- NGHỊ QUYẾT 48/2007CP-NĐ (26.08.2015)
- BỘ LUẬT DÂN SỰ (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (26.08.2015)
- Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (26.08.2015)
- LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN (26.08.2015)
- THONG TU 59 NAM 2004 (26.08.2015)
- NGHI DINH 100 NAM 2006 (26.08.2015)
- Luật Sở Hữu Trí Tuệ (26.08.2015)
- NGHI DINH 70 NÁM997 (26.08.2015)
- NGHI DINH 142 NAM 2005 (26.08.2015)
- QUYẾT ĐỊNH 54 NĂM 2007 (26.08.2015)
- NGHI DINH 123 NAM 2007 (26.08.2015)
- NGHI DINH 90 NAM 2006 (26.08.2015)
- NGHI DINH 84 NAM 2007 (26.08.2015)
- luật đất đai (26.08.2015)
- LUẬT CƯ TRÚ (26.08.2015)
- LUẬT QUẢN LÝ THUẾ (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 103/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2006 (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 36/2007/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2007 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN (26.08.2015)
- NGHỊ ĐỊNH 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 quy dịnh về đăng ký giao dịch bảo đảm. (26.08.2015)
- những câu hỏi thường gặp (26.08.2015)
- Cấp thẻ APEC cho doanh nhân VN (26.08.2015)
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY HỢP DANH Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh................................................. (26.08.2015)
- GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY HỢP DANH (26.08.2015)
- DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH (26.08.2015)
- HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY HỢP DANH (26.08.2015)
- DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ (26.08.2015)
- ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN (26.08.2015)
- HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN (26.08.2015)
- GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH (26.08.2015)
- HƯỚNG DẪN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 (26.08.2015)
- 10 cổ phiếu giá bèo khởi sắc nhất sàn (26.08.2015)
- Qũy PXP Vietnam: "Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của thị trường bò tót" (26.08.2015)
- 5 sai lầm của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam (26.08.2015)
- 10 BÍ QUYẾT LÀM GIÀU CỦA WARREN BUFFETTY PHÚ GIÀU NHẤT THẾ GIỚI (26.08.2015)
- “Vô tư” hủy lệnh giữa phiên (26.08.2015)
- Công ty chứng khoán chưa chuyên nghiệp! (26.08.2015)
- Nhà đầu tư cần biết (26.08.2015)
- có sốt chứng khoán cuối năm (26.08.2015)
- Phát hành thêm = mua cổ phiếu giá rẻ? (26.08.2015)
- 100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán (26.08.2015)
- Dự báo TTCK sẽ tăng mạnh trong 4 năm tới (26.08.2015)
- Sàn chứng khoán TP HCM lại tê liệt (26.08.2015)
- Thấy gì qua những doanh nghiệp thuỷ sản niêm yết? (26.08.2015)
- Ra mắt Công ty Chứng khoán Âu Lạc (26.08.2015)
- Thủ tục lưu ký quá chậm trễ vì sao? (26.08.2015)
- Thị trường chứng khoán: Những dự báo và bài học từ Thái Lan (26.08.2015)
- Sự phát triển thị trường chứng khoán và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động ngân hàng trong năm 2006 (26.08.2015)
- Tọa đàm khoa học nghiệp vụ "Kinh nghiệm trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự về tranh chấp đất đai, nhà ở" (25.08.2015)
- Khổ vì trót mua nhà đất là tài sản thi hành án (25.08.2015)
- CHƯƠNG 3 CHỐN LAO TÙ LÀ NƠI TA RÈN TÂM TRÍ 20tr (25.08.2015)
- Án thi hành xong bị lật lại : Rối! (25.08.2015)
- Những người góp phần tạo nên tình thế (25.08.2015)
- tiểu thuyết Điệp Báo A10- bản gốc (25.08.2015)
- ÔNG 10 HƯƠNG: TRÁCH NHIỆM - GÁNH VÁC – NHÂN VĂN (25.08.2015)
- Cụm điệp báo A10 và họa sĩ Ớt (25.08.2015)
- Gặp 1 trong 5 người tố cáo chuồng cọp (25.08.2015)
- Thời hiệu khởi kiện về thừa kế: Mốc để tính là khi nộp đơn kiện (25.08.2015)
- 10 loại giấy tờ để xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất (25.08.2015)
- Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai (25.08.2015)
- Lập thủ tục mua bán hoặc thừa kế nhà và xin chuyển quyền sử dụng đất (25.08.2015)
- Việt kiều vẫn có quyền hưởng thừa kế (25.08.2015)
- Tranh chấp nhà ở mà một bên định cư ở nước ngoài (25.08.2015)
- Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay (25.08.2015)
- Tháo gỡ ách tắc trong giải quyết tranh chấp đất đai (25.08.2015)
- Cơ hội nào cho Trần Nhựt Thành? (25.08.2015)
- Những dấu chân rời sau Núi Mộng (25.08.2015)
- Đằng sau một bản án treo (25.08.2015)
- Úp, ngửa cũng là bàn tay (25.08.2015)
- Chuyện buồn ngoài sân tòa (25.08.2015)
- Mẹ con ra tòa (25.08.2015)
- Áo trắng học trò trước vành móng ngựa (25.08.2015)
- Không có hộ khẩu ở Hà Nội có mua đất được không? (25.08.2015)
- Mang hộ chiếu VN còn hiệu lực thì không cần thị thực khi về nước (25.08.2015)
- Thủ tục cải chính họ tên (25.08.2015)
- Nhập hộ khẩu theo chồng hoặc vợ (25.08.2015)
- Giấy khai sinh của con tôi để trống phần tên cha (25.08.2015)
- Xin phiếu lý lịch tư pháp ở đâu? (25.08.2015)
- Chúng tôi không muốn có mặt tại tòa khi ly hôn (25.08.2015)
- Muốn khởi kiện dân sự làm thế nào? (25.08.2015)
- Tranh chấp nhà ở trước 1/7/1991 có yếu tố nước ngoài (25.08.2015)
- Nhập hộ khẩu theo chồng hoặc vợ (25.08.2015)
- Ai là người giàu trên con đường công nghiệp hóa? (25.08.2015)
- Lính bộ binh vào Dinh Độc Lập (25.08.2015)
- XỨ MỸ PHIỀN TOÁI (25.08.2015)
- Một Nước Nhật Quá Xa Xôi (25.08.2015)
- Viễn tưởng (25.08.2015)
- Lý Quang Diệu đánh giá lãnh đạo Trung Quốc (25.08.2015)
- Gót chân Ashin của Trung Quốc (25.08.2015)
- TỘI ÁC CỦA TƯ BẢN (25.08.2015)
- Thời kỳ thoái đã bắt đầu từ lâu - Dự báo 60 năm phần 2 (25.08.2015)
- Dự báo 60 năm đầu thế kỷ 21 và hướng đến thế kỷ 22 (25.08.2015)
- Bài diễn văn của Mục Sư Martin Luther King, Jr (25.08.2015)
- Tham luận về những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các (25.08.2015)
- Chuyên đề khó khăn trong thi hành án (25.08.2015)
- Nước Mỹ nợ tới hơn 100 nghìn tỷ USD!a ha ! chỉ cần lấy 1/3 dành cho Quân Đội ,1/3 nắm vàng là xong (25.08.2015)
- Giá phải trả của 12 năm kinh tế phi thị trường (25.08.2015)
- Cải cách luật pháp đáp ứng đòi hỏi WTO (25.08.2015)
- Việt Nam gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực văn hóa (25.08.2015)
- Những bất lợi khi bị coi là nền kinh tế phi thị trường (25.08.2015)
- MƯỜI NGUYÊN TẮC THỌ THÊM NHIỀU TUỔI (24.08.2015)
- Một phút suy tư về chữ TÂM ... (24.08.2015)
- gởi các Bạn trên 60 tuổi và còn khỏe mạnh (24.08.2015)
- TUỔI GIÀ LÀ THỜI SUNG SƯỚNG NHẤT (24.08.2015)
- TÔI ÐÃ ÐỨNG TRÊN NGƯỠNG CỬA CỦA CÁI CHẾT (24.08.2015)
- Đăng Sâm chữa bệnh cao huyết áp (24.08.2015)
- CÂY KẾ SỮA (24.08.2015)
- Con người có thể sống đến 500 tuổi nhờ khoa học gen (24.08.2015)
- Phát Biểu của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma Thứ 14 TENZIN GYATSO Về Vấn Ðề Tái Sanh của Ngài (24.08.2015)
- Bài thuốc về các loại đậu (24.08.2015)
- bí thuật hồi xuân Tây Tạng 2 (24.08.2015)
- bí mật hồi xuân Tây Tạng 3 (24.08.2015)
- bí thuật hồi xuân Tây Tạng 1 (24.08.2015)
- Bí quyết An Khang: Ăn, Ngủ, Thở (24.08.2015)