TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Chuyên đề Mỹ áp sát các đảo cát do Trung Quốc xây bất hợp pháp ở Biển Đông

Tàu chiến Mỹ áp sát đảo TQ ở Trường Sa
27 tháng 10 2015

Tàu khu trục USS Lassen vào hôm 27/10 đã vào trong khu vực biển 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại bãi Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.

Điều này đánh dấu sự khởi đầu cho một loạt động thái thách thức trước việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại một trong các tuyến đường biển đông tàu bè đi lại nhất trên thế giới.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố tại Bắc Kinh: "Hành động liên quan của tàu chiến Mỹ đe dọa đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, nguy hại đến an toàn của nhân viên và cơ sở trên các đảo và bãi đá, phương hại đến hoà bình và ổn định của khu vực".

"Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này."

Image copyright AFP Image caption Tàu USS Lassen trong một lần vào thăm cảng Tiên Sa

Ông Lục Khảng nhấn mạnh rằng "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và vùng biển phụ cận".

"Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ nước nào gây phương hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc với cớ tự do hàng hải và hàng không."

"Trung Quốc cực lực hối thúc Mỹ nghiêm túc quan tâm sự phản ứng nghiêm khắc của Trung Quốc, lập tức uốn nắn sai lầm, tránh tiếp tục gây tổn hại cho quan hệ Trung-Mỹ và hoà bình, ổn định của khu vực".

Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này.Người phát ngôn BNG Trung Quốc Lục Khảng

Trung Quốc gần đây cũng nhiều lần tuyên bố "không bao giờ cho phép bất cứ nước nào" xâm phạm vùng biển và không phận của họ sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ điều tàu và phi cơ "tới bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép" và vào thời điểm mà Hoa Kỳ lựa chọn.

Trước đó tin cho hay Hải quân Mỹ có khả năng điều phi cơ do thám P-8A và P-3 hộ tống khu trục hạm USS Lassen.

Các chuyến tuần tiễu bổ sung sẽ được tiến hành trong những tuần tới và cũng có thể được tiến hành xung quanh các cơ sở mà Việt Nam và Philippines xây tại Trường Sa, một quan chức quốc phòng Mỹ ẩn danh nói với Reuters.

Theo Công ước LHQ về Luật Biển, giới hạn 12 hải lý không được áp dụng xung quanh các đảo nhân tạo được xây trên các bãi đá ngầm.

Bốn trong số bảy bãi đá Trung Quốc xây cất trong vòng hai năm qua bị hoàn toàn ngập nước lúc thủy triều lên trước khi thi công xây dựng, giới học giả luật được nhà báo Greg Torode của Reuters dẫn lời.

'Tuần tiễu thường xuyên'

Image copyright Reuters Image caption Khu trục hạm USS Lassen

Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia an ninh tại viện nghiên cứu CSIS ở Hoa Kỳ nói việc tuần tiễu của Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ diễn ra thường xuyên vì hải quân Mỹ muốn đảm bảo rằng họ không bị cấm cửa tại khu vực này.

Tàu khu trục USS Lassen được điều tới Biển Đông từ căn cứ Yokosuka, Nhật Bản. Tàu này từng do Hạm trưởng Lê Bá Hùng chỉ huy (04/2009- 12/2010) và đã ghé thăm Đà Nẵng vào tháng 11/2009.

"Người dân VN mong muốn Mỹ tiến vào biển đông của VN để ngăn chặn sự bành trướng của TQ", Thành Nguyễn bình luận trên Facebook của BBC tiếng Việt. Trong khi đó Nguyễn Hòa nhận xét: "Ngư dân VN có thể an tâm đánh bắt trên vùng biển của mình rồi."

"Tôi biết là Hoa Kỳ không muốn thấy như vậy. Không ai muốn cho Trung Quốc có khu vực cấm đi lại mới cả.”

Tin Hoa Kỳ điều tàu chiến vào khu vực có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông được một loại các báo trong khu vực và quốc tế đưa tin trong đó có CNN của Hoa Kỳ, Kyodo News của Nhật, The Guardian của Anh.

You need to install Flash Player to play this content.

Truyền thông tại Việt Nam trong đó có Đài tiếng nói Việt Nam, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, An ninh Thủ đô vnxpress cũng đã chạy tin này.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ gần đây nói sẽ không chấp nhận các giới hạn tự do hàng hải và hàng không tại khu vực Biển Đông.

Thông điệp được đưa ra trong khuôn khổ họp cấp ngoại trưởng Hoa Kỳ và khối Asean tại New York.

Không đề cập tới tên của bất kỳ nước nào đang tạo ra thách thức, ông Kerry nói:

“Tôi nói rõ thế này. Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận việc giới hạn tự do hàng hải và hàng không và những việc sử dụng biển vào các mục đích hợp pháp khác.

“Bất kể đó là tàu chiến lớn hay là một chiếc thuyền đánh cá nhỏ, nguyên tắc là rất rõ ràng: quyền của tất cả các nước phải được tôn trọng".

Tại Quốc hội, ngày 22/10, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã phát biểu về tình hình quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong đó có đề cập tới điều ông gọi là "các nước lớn" mặc dù không nêu tên đó là nước nào.

“Ở khu vực Đông Nam Á, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang tăng lên, diễn ra việc tập hợp lực lượng, lôi kéo các nước nhỏ, nếu xử lý không khéo có thể dẫn đến mất ổn định.

“Trong hội nhập quốc tế và đối ngoại quân sự, chúng ta luôn luôn giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ.

“Độc lập tự chủ là nguyên tắc vô cùng quan trọng, vì nếu nhận thức lệch lạc, đứng về phía nước lớn này mà quay lưng vào nước lớn khác sẽ dẫn đến những hệ quả phức tạp cho đất nước,” ông Phùng Quang Thanh phát biểu.

Trong cuộc phỏng vấn với Hồng Nga, BBC Việt Ngữ, bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore diễn ra hai ngày 30-31/5, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng nói "Tình hình càng căng thẳng thì càng phải giữ độc lập, tự chủ. Đó là nguyên tắc nhất quán của Việt Nam."

Ông Vịnh cũng bác bỏ khả năng Việt Nam tham gia liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào.

Đài Loan, Trung Quốc phản ứng về tàu Mỹ

 Cần có giải pháp hòa bình với các tranh chấp trên Biển Đông đó là quan điểm của Đài Loan đưa ra sau khi Hoa Kỳ đưa tàu chiến tuần hành tại khu vực Trường Sa đang có tranh chấp trên Biển Đông.

Trong khi đó, Trung Quốc coi động thái của tàu chiến Mỹ là một hành động 'khiêu khích' và một 'trò chơi nguy hiểm' đối với 'ổn định ở khu vực', một bài báo trên trang mạng của Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, cho hay.

Hôm 27/10/2015, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đài Loan, Eleanor Wang, lên tiếng nói:

"Đài Loan muốn thấy tất cả các bên có liên quan có một ứng xử đóng góp cho hòa bình và ổn định ở khu vực," phát biểu từ Đài Bắc của bà Wang, đáp lại việc Mỹ cử một tàu khu trục vào vùng biển nằm trong phạm vi 12 dặm biển của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây ở Biển Đông.

Đài Loan muốn thấy tất cả các bên có liên quan có một ứng xử đóng góp cho hòa bình và ổn định ở khu vực.Phát ngôn nhân của Đài Loan

Người phát ngôn của Đài Loan cũng nói thêm:

"Đài Loan cũng hy vọng các bên liên quan sẽ thể hiện sự tôn trọng các nguyên tắc và tinh thần luật pháp quốc tế phù hợp, bao gồm Hiến chương của Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển."

Bà Eleanor Wang cũng tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Đài Loạn với một số đảo tại vùng biển vốn có nhiều tranh chấp đan xen về chủ quyền.

Bà nói Đài Loan "có tất cả các quyền đối với chúng phù hợp với luật pháp quốc tế".

Đài Loan "sẽ không thừa nhận quyền của bất cứ quốc gia nào tuyên bố hoặc chiếm đóng chúng vì bất cứ lý do gì hoặc bằng bất cứ biện pháp nào".

'Khiêu khích, nguy hiểm'

 Trong khi đó, một bài báo trên trang điện tử của Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc, hôm 27/10 chạy một bài báo với tựa đề dài: "Khiêu khích của Mỹ ở Nam Hải (tức Biển Đông, theo cách gọi của Trung Quốc), một trò chơi thiếu trách nhiệm".

Bài báo viết: "Hành vi xâm lăng này có tính chất vô trách nhiệm và nguy hiểm cao độ. Trước hết, nó đã vi phạm cam kết của Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp ở Nam Hải.

"Đồng thời, nó đi ngược lại thỏa thuận mà Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama đã xây dựng củng cố mô hình mới trong các quan hệ chính yếu quốc gia giữa hai người khổng lồ toàn cầu được đặc trưng hóa bởi không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng.

Hành vi xâm lăng này có tính chất vô trách nhiệm và nguy hiểm cao độ. Trước hết, nó đã vi phạm cam kết của Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp ở Nam Hải.Bài báo trên Tân Hoa Xã

"Những khiêu khích này đe dọa làm xấu đi khoảng cách vốn đã rộng sẵn trong sự tin cậy lẫn nhau giữa Bắc Kinh và Washington, xuất phát một phần từ hành động thám sát chặt chẽ và thường xuyên trên không và trên biển của Washington chống lại Trung Quốc.

"Hành động này cũng nhắm tới việc làm khuấy động vùng biển và hủy hoại các nỗ lực tìm kiếm giải quyết một cách hòa bình và mau sớm các cuộc tranh cãi kinh niên ở Nam Hải và nhờ đó xóa bỏ vĩnh viễn các nguyên nhân cội rễ gây ra các căng thẳng và rắc rối".

Bài báo trên Tân Hoa Xã hôm thứ Ba phản ứng lại việc Hoa Kỳ điều tàu khu trục Lassen vào bên trong khu vực 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở khu vực Trường Sa kết thúc bằng việc tuyên bố:

"Tính đến tầm quan trọng của Nam Hải đối với mậu dịch thế giới, đây là lúc cao điểm để Hoa Kỳ chú ý đến những lời kêu gọi và cảnh báo của Bắc Kinh và chấm dứt việc gây sóng gió, gây ra những sóng gió vô lối, ở vùng biển bận rộn này," Tân Hoa Xã viết.

Hôm 27/10, tàu khu trục Mỹ USS Lassen đã thâm nhập khu vực biển có phạm vị 12 hải lý mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại bãi Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.

Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã đưa ra tuyên bố tại Bắc Kinh:

"Hành động liên quan của tàu chiến Mỹ đe dọa đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, nguy hại đến an toàn của nhân viên và cơ sở trên các đảo và bãi đá, phương hại đến hoà bình và ổn định của khu vực".

"Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này," người phát ngôn này nói.

Hiện chưa rõ tàu USS Lassen có quay trở lại khu vực này hay không, hoặc Hoa Kỳ có còn phái tiếp một lực lượng hải quân nào trở lại đó cũng với lộ trình tuần tiễu tương tự như tàu khu trục nói trên.

 

TTO - Ngày 27-10, hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục tên lửa USS Lassen đã vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tàu khu trục tên lửa USS Lassen của hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen của hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, một quan chức hải quân Mỹ cho biết: “Chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải đã bắt đầu và sẽ kết thúc trong vài giờ tới”. Một số nguồn tin tiết lộ đi kèm tàu khu trục USS Lassen là một máy bay tuần tra P-8A của hải quân Mỹ, và có thể là một máy bay P-3 nữa.

Trước đó chính phủ Mỹ từng nhiều lần khẳng định không công nhận chủ quyền lãnh hải mà Trung Quốc đòi hỏi quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp.

“Chúng tôi thường xuyên hoạt động trên biển Đông và sẽ tiếp tục triển khai tàu tới các vùng biển quốc tế theo thời gian biểu chúng tôi chọn lựa” - quan chức này nhấn mạnh.

Sau nhiều tháng tranh luận, chính quyền Mỹ cuối cùng cũng đã quyết định cử tàu khu trục tới bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, khu vực Trung Quốc đã và đang tiến hành nhiều hoạt động được cho là phục vụ mục đích quân sự hóa tại đây.

Ông cho biết tàu khu trục USS Lassen sẽ áp sát các đảo nhân tạo trái phép, di chuyển tại đó trong vài giờ, và đảm bảo di chuyển an toàn. Ngoài ra, hải quân Mỹ sẽ tiếp tục triển khai tuần tra trên biển Đông trong những tuần tới. “Đây sẽ là hoạt động diễn ra một cách thường xuyên” - quan chức này nói.

Trong cuộc họp báo mới đây, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định Mỹ đã từng nhiều lần nói rõ với Trung Quốc về tầm quan trọng của tự do thương mại trên biển Đông.

“Thương mại trị giá hàng chục tỷ USD liên tục di chuyển trong khu vực. Đảm bảo dòng thương mại tự do ở biển Đông là điều tối quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu” - ông Earnest giải thích.

Thượng nghị sĩ Randy Forbes lập tức lên tiếng ca ngợi việc hải quân Mỹ điều tàu US Lassen tới tuần tra trên biển Đông.

“Việc tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông là việc làm cần thiết để phản ứng lại cách hành xử gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực” - ông Forbes đánh giá.

Phản ứng lại, một người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington hùng hổ tuyên bố: “Mỹ cần kiềm chế, không thực hiện hành động hoặc phát ngôn khiêu khích, phải hành động có trách nhiệm để duy trì  hòa bình và ổn định khu vực. Tự do hàng hải và hàng không không nên là cái cớ để khoe cơ bắp và xâm phạm chủ quyền quốc gia khác”.

Còn Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh đang kiểm tra xem tàu USS Lassen đã đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo chưa.

Sau nhiều tháng tranh luận, chính quyền Mỹ cuối cùng cũng đã quyết định cử tàu khu trục tới bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, khu vực Trung Quốc đã và đang tiến hành nhiều hoạt động được cho là phục vụ mục đích quân sự hóa tại đây.

Tàu khu trục USS Lassen được cử tới Biển Đông tuần tra (Ảnh: AFP)
Tàu khu trục USS Lassen được cử tới Biển Đông tuần tra (Ảnh: AFP)

Ngày 26/10, Mỹ bắt đầu quá trình thách thức "bức tường cát" của Trung Quốc tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh cho cải tạo nhiều bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo, bằng cách cử tàu khu trục áp sát các đảo nhân tạo.

Quyết định của Washington được đưa ra là nhằm "lập lại trật tự quốc tế" trước sự hiện diện của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuy nhiên, động thái này có khả năng dẫn tới căng thẳng và thậm chí là xung đột trong giai đoạn ngắn ở vùng biển này. Dẫu vậy, giới quan sát cho rằng quyết định cử tàu khu trục áp sát các đảo nhân tạo của Mỹ sẽ cản trở quá trình mở rộng các khu vực của Trung Quốc tại một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới.

Có thể nói sau nhiều tháng thảo luận và kêu gọi hỗ trợ từ các đồng minh châu Á, chính quyền Mỹ đã quyết định ra lệnh cho một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường tiến vào vùng 12 hải lý gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép tại Biển Đông. Ngay sau khi có mặt tại khu vực này, tàu chiến Mỹ sẽ thực hiện hoạt động tuần tra.

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết với tờ Foreign Policy rằng các hoạt động bảo đảm "tự do hàng hải" sẽ được thực hiện trong khu vực 12 hải lý gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng sẽ tiến hành các chuyến bay do thám để hỗ trợ hoạt động tuần tra của tàu khu trục.

"Chúng tôi sẽ hoạt động ở vùng biển quốc tế trong thời gian mà bộ chỉ huy lựa chọn", quan chức Mỹ trên cho hay.

Chính quyền Mỹ từng khẳng định hoạt động nói trên rất quan trọng trong việc bảo vệ trật tự dựa trên các quy định quốc tế mà Trung Quốc đã nhiều lần bỏ quan khi tiến hành các hoạt động ở Biển Đông trong những năm gần đây.

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích và quan chức kỳ cựu của Mỹ cho rằng hoạt động tuần tra của một tàu khu trục ở vùng gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc chưa phải là thông điệp mạnh mẽ để Bắc Kinh ngưng hoạt động cải tạo đảo hoặc "hạ giọng" trong những tuyên bố đòi chủ quyền cho các khu vực ở Biển Đông.

Tuy nhiên, quyết định cử tàu tới tuần tra của Mỹ cũng được xem là một thông điệp trấn an các đồng minh và đối tác trong khu vực, những quốc gia mà Washington đánh giá có thể hỗ trợ họ trong quá trình "khống chế" Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Michael Green, cựu quan chức tại Hội đồng An ninh Quốc gia và hiện là chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), cho rằng: "Có một sự đồng thuận giữa các đồng minh trong lĩnh vực hàng hải ở Thái Bình Dương và các hoạt động tuần tra cần phải được Mỹ đứng ra tiến hành vì người Trung Quốc đã vượt giới hạn quá xa. Mỹ cần phải hành động trước khi họ mất tín nhiệm trong khu vực".

Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố nước này không có ý định "quân sự hóa" các khu vực mà nước này đang kiểm soát ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo mới đây, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra lập luận trái ngược khi khẳng định Bắc Kinh có quyền xây dựng "các cơ sở quân sự" phục vụ "mục đích phòng vệ" tại những khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tới nay, Trung Quốc chưa chính thức đòi chủ quyền cho khu vực 12 hải lý xung quanh các hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng ở Biển Đông song các nhà ngoại giao nước này luôn nhắc tới bản đồ "đường chín đoạn", trong đó đòi chủ quyền của gần như toàn bộ khu vực Biển Đông. Đây là quan điểm vấp phải sự phản ứng của nhiều quốc gia trong khu vực, cũng như dư luận các nước chỉ trích về sự "tham lam" của quốc gia đông dân nhất thế giới.

"Trung Quốc đòi chủ quyền của họ trong cái gọi là bản đồ đường 9 đoạn. Do vậy, quyết định cử tàu tới tuần tra của Mỹ sẽ được xem là động thái không công nhận gián tiếp đòi hòi của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ cần phải cẩn trọng vì các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của nước này trong khu vực có thể dẫn tới nguy cơ gia tăng căng thẳng", ông James Kraska, giáo sư về luật đang giảng dạy tại Đại học Chiến tranh Hải quân của Mỹ.

Ngay sau khi Mỹ quyết định đưa tàu tới tuần tra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo. Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng nếu thông tin truyền thông đưa về hoạt động này là chuẩn xác, Trung Quốc sẽ yêu cầu Mỹ xem xét lại trước khi hành động, không nên hành động mù quáng hay gây sự.

Giới chuyên gia cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giới hạn phản đối qua kênh ngoại giao, thay vì có các hành động quân sự tại Biển Đông, đặc biệt là khi Mỹ khẳng định hoạt động tuần tra là nhằm bảo đảm quá trình tự do hàng hải trong khu vực.

"Mỹ đã có sự chuẩn bị khi Trung Quốc tìm cách phản đối bằng việc cho tàu hoặc máy bay ra chặn. Họ sẽ cố gắng thể hiện quan điểm của mình. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng Mỹ đáng lẽ phải đưa tàu tới Biển Đông vào cuối tháng 8 khi Trung Quốc cho 5 tàu chiến tới biển Bering trong thời điểm Tổng thống Obama tới thăm Alaska", Giáo sư Kraska đánh giá.

Trong khi đó, ông Michael Green nhận định khó có khả năng xảy ra xung đột quân sự tại Biển Đông trong thời gian tới, dù Trung Quốc chưa đưa ra dấu hiệu nào cho thấy nước này sẽ giảm bớt các hoạt động xây dựng ở các khu vực tại Biển Đông.

"Tôi cho rằng Trung Quốc không có ý định giải quyết vấn đề bằng quân sự vào lúc này. Đây chưa phải lúc vì kinh tế của họ đang gặp nhiều vấn đề. Họ sẽ tiếp tục làm điều họ muốn và ra tuyên bố đòi chủ quyền cho các hòn đảo nhân tạo hoặc tiến hành một hoạt động quy mô nhỏ nào đó để khẳng định sự hiện diện tại Biển Đông", ông Green nhận xét.

 

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness