TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Bài thuốc chống suy nhược từ linh chi

Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới đề công nhận giá trị khoa học của nấm linh chi trong đời sống hàng ngày.

Nấm linh chi từ lâu đã được coi là thảo dược có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người và được rất nhiều người quan tâm, ngoài rất nhiều những công dụng về sức khỏe, nấm còn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm đẹp. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dung, giá cả, tác dụng của nấm linh chi…

Nấm Linh Chi có nhiều hình dạng khác biệt, có cái hình nấm nhưng mũ nấm không tròn mà nhăn nheo, có thứ giống như trái thận, có thứ lại hình giống như sừng hươu. Theo Thần Nông Bản Thảo có 6 loại Linh Chi, mỗi loại có một công năng đặc biệt.

Linh chi tư bổ cường thân, chữa trị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, mất sức. Dưới đây là những món ăn chế biến từ linh chi.

Chè linh chi bồi bổ cơ thể:

Vật liệu: linh chi 10g, nếp 50g, lúa mì 60g, đường trắng 30g.

 

Cách làm – cách dùng: linh chi rửa sạch, thái lát, bọc trong vải mùng. Nếp, lúa mì vo sạch. Tất cả cho vào nồi đất, đổ 3 chén nước, ninh với lửa nhỏ, sau đó bỏ ra bọc thuốc, nêm đường thì dùng. Ngày 1 lần, dùng sau bữa cơm chiều.

Công hiệu: dưỡng tâm, ích thận, bổ hư, hỗ trợ điều trị chứng tâm thần bất an, mất ngủ, mất sức, ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ớn lạnh…

Rượu linh chi – hoài sơn tư âm, sinh tân:

Vật liệu: linh chi, hoài sơn, ngô thù du, ngũ vị tử với mỗi thứ 15g, rượu trắng 1,5 lít.

Cách làm – cách dùng: tất cả vật liệu thái nhuyễn, bọc trong túi vải, đặt trong keo, đổ vào rượu trắng, đậy kín, để nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc 1 lần, ngâm 1 tháng thì dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần 10ml. Uống lâu dài.

Công hiệu: tư âm sinh tân. Thích hợp dùng điều trị các chứng phế thận âm hư, ho do hư lao, miệng khô ít dịch, ra mồ hôi trộm, di tinh…

Rượu linh chi chữa suy nhược thần kinh, nâng sức chống lạnh:

Vật liệu: linh chi 30g, rượu trắng 0,5 lít.

Cách làm – cách dùng: linh chi thái lát, bỏ trong keo, đổ rượu trắng, đậy kín, ngâm 1 tuần thì dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 20ml. Uống lâu dài.

 

Công hiệu: dưỡng huyết an thần, ích tinh dưỡng nhan, nâng khả năng chống lạnh, kháng bệnh… Dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, mộng nhiều, ngủ không sâu, tinh thần không phấn chấn, rối loạn tiêu hóa, ho suyễn hay viêm phế quản mạn ở người cao tuổi…

Rượu linh chi – hoài sơn ích can thận – bổ tâm tỳ:

Vật liệu: linh chi, hoài sơn, ngũ vị tử, sơn thù với mỗi thứ 25g, rượu gạo 1 lít.

Cách làm – cách dùng: các vật liệu thái nhuyễn, ngâm trong rượu, đậy kín, để nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc 1 lần, sau 1 tuần thì dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 15ml. Uống lâu dài.

Công hiệu: ích can thận, bổ tâm tỳ. Thích hợp dùng chữa các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, tỳ-can-thận hư, di tinh, tiểu nhiều, huyết trắng ra nhiều…

Rượu linh chi – đan sâm tư bổ cường thân:

Vật liệu: linh chi 30g, đan sâm 5g, tam thất 5g, rượu trắng 0,5 lít.

Cách làm – cách dùng: các vật liệu thái lát, bỏ trong keo, đổ vào rượu trắng, đậy kín, để nơi thoáng mát. Mỗi ngày lắc vài lần, sau 2 tuần thì dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml. Uống lâu dài.

Công hiệu: hoạt huyết hóa ứ, bổ ích tinh thần, trị hư nhược. Thích hợp dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, ứ huyết, choáng váng do thiếu oxy não, mất sức, bệnh mạch vành…

Linh chi – thục địa ẩm chữa hồi hộp mất ngủ:

Vật liệu: linh chi 10g, thục địa 25g.

Cách làm – cách dùng: linh chi và thục địa rửa sạch, cho vào nồi đất thêm nước để sắc, sau khi dùng lửa nhỏ nấu duy trì 1 giờ kể từ lúc sôi, đổ ra nước thứ nhất, lại thêm nước để sắc nước thứ hai. Hai nước hòa lại, chia uống 2 lần vào sáng và chiều cho hết. Nên uống liên tục trên 1 tháng.

Công hiệu: chữa huyết hư, mất ngủ, hồi hộp…

Linh chi – thủ ô ẩm tư bổ cường thân:

Vật liệu: linh chi 10g, hà thủ ô (chế) 20g.

Cách làm – cách dùng: linh chi và hà thủ ô rửa sạch, cho vào nồi đất thêm nước để sắc, sau khi dùng lửa nhỏ nấu duy trì 1 giờ kể từ lúc sôi, đổ ra nước thứ nhất, lại thêm nước để sắc nước thứ hai. Hai nước hòa lại, chia uống 2 lần vào sáng và chiều cho hết. Nên uống liên tục trên 1 tháng.

Công hiệu: bổ khí, tư âm, sinh tân. Dùng chữa chứng suy nhược cơ thể, mất sức, lưng gối mỏi đau, sắc mặt không sáng…

Linh chi – bạch thược ẩm chữa suy nhược thần kinh:

Vật liệu: linh chi 10g, bạch thược 10g, đường trắng vừa đủ.

Cách làm – cách dùng: linh chi và bạch thược rửa sạch, cho vào nồi đất thêm nước để sắc, sau khi dùng lửa nhỏ nấu duy trì 1 giờ kể từ lúc sôi, đổ ra nước đầu, lại thêm nước để sắc nước thứ hai. Hai nước hòa lại, chia uống 2 lần vào sáng và chiều cho hết, khi uống có thể thêm đường trắng vừa đủ. Nên uống liên tục trên 1 tháng.

Công hiệu: bình can, dưỡng huyết, an thần. Chữa chứng suy nhược thần kinh, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm…

Linh chi – long nhãn bổ hư cường thân:

Vật liệu: linh chi (tím) 15g, long nhãn 10g.

Cách làm – cách dùng: linh chi thái lát, cùng long nhãn cho vào nồi đất, thêm nước sắc, sau khi dùng lửa nhỏ nấu duy trì 1 giờ kể từ lúc sôi, đổ ra nước đầu, lại thêm nước để sắc nước thứ hai. Hai nước hòa lại, chia uống 2 lần vào sáng và chiều cho hết, dùng liên tục trong 2 tuần.

Công hiệu: dùng chữa các chứng mất ngủ, ớn lạnh, ăn kém… do tâm tỳ hư nhược gây ra.

Linh chi ẩm:

Vật liệu: linh chi 10g.

Cách làm – cách dùng: linh chi thái lát mỏng hay thái nhuyễn, sau khi dùng lửa nhỏ nấu duy trì 1 giờ kể từ lúc sôi, đổ ra nước đầu, lại thêm nước để sắc nước thứ hai (cũng có thể dùng nhiều lần nước sôi hãm để uống). Hai nước hòa lại, chia uống 2 lần vào sáng và chiều cho hết, dùng lâu dài.

Công hiệu: cải thiện tuần hoàn máu, nâng cao chức năng sinh lý cơ thể… Dùng chữa các chứng như mất ngủ, hay quên, họ khạc nhiều đàm, hồi hộp, tức ngực thở ngắn, cảm mạo nhiều lần, bệnh đái tháo đường, hen suyễn, bệnh mạch vành, khối u…

Canh linh chi bổ não:

Vật liệu: linh chi 20g, lòng đỏ trứng gà 2 quả, tủy heo 25g, óc heo 1 bộ, bột ngọt 1g, muối 3g, rượu đế 15ml, hành 2 cọng, gừng lát 10g, nước dùng 0,5 lít.

Cách làm – cách dùng: linh chi rửa sạch thái lát mỏng, cho vào nồi, đổ nước, dùng lửa nhỏ sắc hai lần, lấy hai nước khoảng 200ml. Lòng đỏ trứng khuấy tan, óc heo cắt khoảng 10 lát cùng tủy heo cho vào chén, đổ rượu đế, nêm bột ngọt trộn đều, đổ dầu vào chảo, đổ óc heo, tủy heo và lòng đỏ trứng vào chiên, thêm nước sắc Linh chi, đồng thời kèm vật liệu nêm nếm như muối, gừng lát, hành, dùng lửa mạnh nấu sôi, duy trì sôi 5 phút thì hoàn tất. Món canh chia 2 lần dùng hết trong ngày. Dùng liên tục trên 1 tháng.

Công hiệu: bổ can thận, ích huyết kiện não, có tác dụng tăng trí lực đối với trẻ em, trì hoãn suy giảm trí lực đối với người lớn tuổi, cũng có thể chữa các chứng như suy nhược thần kinh, hồi hộp váng đầu, vai lưng ê đau…

Canh linh chi – gừng tươi dưỡng tâm an thần:

Vật liệu: linh chi 15g, hoàng kỳ 15g, thịt nạc heo 200g, rượu đế, muối, hành, gừng, bột tiêu với mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm – cách dùng: linh chi, gừng tươi ngâm thấm rửa sạch, thái lát mỏng, gừng hành đập dập; thịt nạc rửa sạch trụng qua nước sôi, vớt ra rửa sạch, thái lát vuông. Hoàng kỳ, thịt heo, hành gừng, rượu đế cùng cho vào trong nồi, đổ nước vừa đủ, nấu sôi bằng lửa mạnh, vớt váng, chuyển lửa nhỏ ninh đến khi thịt nhừ, nếm muối, bột tiêu thì hoàn tất. Ngày 1 lần, dùng liền 1 tháng.

Công hiệu: bổ khí dưỡng huyết, bổ ích phế thận, dưỡng tâm an thần. Dùng chữa các chứng ớn lạnh, mất sức, hấp thu kém…

Linh chi cường thân phiến:

Vật liệu: linh chi 10g, nhân sâm 10g.

Cách làm – cách dùng: linh chi và nhân sâm cùng thái lát, thêm nước sắc với lửa nhỏ, sau khi vớt bỏ linh chi, uống nước và ăn nhân sâm. Ngày 1 lần, dùng liền 1 tháng.

Công hiệu: bổ ích cường tráng, dùng chữa suy nhược thần kinh và các bệnh mạn tính dương hư khác mà gây ra váng đầu ù tai, hồi hộp mất ngủ, chán ăn, thiếu máu, vàng bủn, thở ngắn, mất sức… Nhất là thích hợp ứng dụng sau cơn bệnh nặng hoặc sau phẫu thuật.

Trà Linh chi bổ khí dưỡng nhan:

Vật liệu: linh chi thái lát mỏng hay tán thành bột.

Cách làm – cách dùng: dùng nước sôi để hãm nửa giờ, mỗi liều có thể hãm vài lần, cho đến khi màu nước lợt thì thôi. Uống lâu dài.

Công hiệu: bổ trung ích khí, dưỡng nhan thính tai, sống lâu… Thích hợp dùng chữa các chứng thận hư khí suy, thính giác kém và sắc mặt không sáng, mặt sạm màu, cao mỡ máu, cao huyết áp…

Bột linh chi chữa suy nhược thần kinh:

Vật liệu: linh chi sấy khô, tán bột mịn.

Cách làm – cách dùng: dùng uống với mật ong, ngày 2 lần, lần 3 – 5g. Uống lâu dài.

Công hiệu: dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, thở ngắn hồi hộp, mệt mỏi mất sức, cao mỡ máu, cao huyết áp. Uống lâu dài, tăng sức đề kháng thấy rõ.

Linh chi – bạc hà ẩm chữa hay quên, mất ngủ:

Vật liệu: linh chi 5g, bạc hà 5g, cốc nha 5g, đường trắng 25g, nước 250ml.

Cách làm – cách dùng: linh chi và bạc hà thái nhuyễn, cốc nha sao thơm. Linh chi và cốc nha cùng cho vào nồi đất, thêm nước và đường trắng nấu cô đến sệt, vớt bỏ bã linh chi, rồi thêm bạc hà, nấu tiếp 5 phút thì hoàn tất. Ngày 1 thang, chia 2 lần uống hết. Uống lâu dài.

Công hiệu: tác dụng bổ não ích trí, thích hợp dùng chữa các chứng hay quên, mất ngủ, phiền táo mùa hè, thở ngắn, yếu sức…

Canh linh chi – hoàng kỳ an thần:

Vật liệu: linh chi 10g, hoàng kỳ 15g, thịt nạc heo 100g.

Cách làm – cách dùng: linh chi và hoàng kỳ thái lát mỏng, thịt nạc heo thái lát vuông, cho vào nồi thêm nước, ninh cho đến khi thịt nhừ, khi ăn nếm ít muối. Ngày 1 thang. Dùng canh, ăn thịt. Dùng liền nửa tháng.

Công hiệu: an thần, nâng sức đề kháng, chống cảm. Dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, giảm tiểu cầu, giảm huyết sắc tố…

Linh chi – Hoa Kỳ sâm – tam thất tán:

Vật liệu: linh chi 90g, Hoa Kỳ sâm 30g, tam thất 30g, đan sâm 50g.

Cách làm – cách dùng: tất cả dược liệu rửa sạch, sấy khô, tán mịn, chứa trong keo. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 3g, uống với nước ấm.

Công hiệu: linh chi và Hoa kỳ sâm dưỡng tâm ích khí huyết, giảm cholesterol; tam thất và đan sâm hòa huyết thông lạc, giảm đau. Bốn vị thuốc dùng chung, có tác dụng ích khí dưỡng âm, thông lạc giảm đau… dùng chữa các chứng khí ấm hư kèm ứ huyết gây ra hồi hộp, tức ngực, thở ngắn, miệng khô…, cũng dùng chữa bệnh mạch vành và chứng huyết ứ.

Một số công dụng khác của Linh Chi:

Theo giáo sư Hiroshi Hikino, một bác học chuyên về dược thảo thì Linh Chi là một trong những vị thuốc bổ quan trọng nhất trong Ðông y. Các thầy thuốc đã dùng Linh Chi trong các chứng mệt mỏi, suy nhược, tiểu đường, các chứng bệnh về gan, và nhiều chứng thuộc hệ thống đề kháng của cơ thể. Theo Lý Thời Trân trong Bản Thảo Cương Muc thì Linh Chi có tác dụng bổ tâm khí, chữa các chứng nhói ngực. Hiện nay, Linh Chi được dùng để giảm áp huyết, kích thích sự làm việc của gan, tẩy máu, và giúp cơ thể chống lại các chứng lao lực quá độ. Trong một mức độ nào đó, Linh Chi có tác dụng giải độc trong cơ thể.

Ngoài ra Linh Chi còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ, lở dạ dày, tê thấp, suyễn, sưng cổ họng. Người ta cũng không thấy có phản ứng phụ hay tác dụng xấu nào khi dùng lâu. Người Trung Hoa hiện nay còn dùng Linh Chi để cho da mặt thêm mịn, có lẽ là do các chất hormone trong loại nấm này. Nhiều y gia Nhật Bản lại dùng Linh Chi trong các loại thuốc trị rụng tóc. Vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, người ta còn dùng Linh Chi để phụ với các loại thuốc trị ung thư. Bác sĩ Fukumi Morishige, một chuyên gia giải phẫu tim đang nghiên cứu công dụng của Linh Chi trong việc trị bệnh ung thư tại viện Linus Pauling Institute of Science & Medicine, Hoa Kỳ, cho biết là dùng Linh Chi chung với sinh tố C liều lượng lớn (megadose) có tác dụng mạnh hơn vì sinh tố C giúp cho việc hấp thụ dược tính của Linh Chi.

Nhiều trường hợp chữa lành hay thuyên giảm bệnh đã được bác sĩ Morishige trình bày trên các tập san y học. Những công dụng của Linh Chi vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, dùng đơn lẻ hay dùng chung với các loại dược thảo khác. Hầu như Linh Chi có thể dùng để chữa rất nhiều chứng bệnh khác nhau nên người ta đã đặt cho cái tên nấm trường sinh.
Ở Trung Hoa, Linh Chi được trồng chính yếu tại mười khu vực, bao gồm vùng ngoại ô Bắc Kinh, Tứ Xuyên, Thiết Kim, và An Huy. Người Tàu thường trồng nấm trong bao vinyl để sản xuất qui mô, cho số lượng nhiều. Họ cũng còn theo phương pháp trồng trên gỗ của Nhật nhưng không thông dụng lắm. Trên thế giới, người Trung Hoa vẫn là sắc dân chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm về Linh Chi. Hiện nay trên thị trường có bán đủ loại từ nấm nguyên dạng đến bột, capsule, hay gói trà, hoặc ngâm trong rượu. Ngoài ra họ còn dùng Linh Chi trong các loại thức ăn.

Trong vòng năm mươi năm qua, con người đã tìm ra được những loại thuốc có sức đề kháng cao với vi trùng từ một số cây nấm hay mốc trong đó có những loại trụ sinh đầu tiên như penicilin, tetracycline, aureomycin. Kỹ nghệ trồng nấm cung cấp cho chúng ta một số thực phẩm dồi dào chất đạm và sinh tố. Việc trồng nấm để làm thuốc cũng ngày càng tinh vi. Chính nhờ đó người ta đã phục hồi lại được một vị thuốc mà chỉ hai mươi năm trước còn là huyền thoại vì chỉ nghe mà không mấy ai được thấy bao giờ.

Theo: suckhoedoisong.vn

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness