TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Dự báo 20 năm ( 2014-2034)

Trước tiên, xét về mục đích của các tập đoàn tư bản nước ngoài, bao giờ họ cũng đặt lợi ích lên trên, vấn đề chỉ là lợi ích nào lớn, lợi ích nào nhỏ. Thông thường thì sau 1 thời gian khai thác tối đa lợi nhuận ở một quốc gia mà họ lũng đoạn được thì họ sẽ lại rút vốn chuyển sang một thị trường khác nhiều tiềm năng hơn và để lại cho quốc gia đó những khoản nợ chồng chất, lạm phát, ô nhiễm, nghèo đói. Có thể tóm tắt chiến lược của các tập đoàn tư bản đó như sau: Đưa ra những dự báo sai lạc về kinh tế, hối lộ Chính phủ cầm quyền ở nước sở tại (nếu không hối lộ hoặc thoả hiệp được thì họ sẽ tiêu diệt, kể cả dùng sức mạnh quân sự) - để thuyết phục Chính phủ nước sở tại vay những khoản tiền lớn từ Quỹ tiền tệ thế giới (thực chất là do Mỹ điều hành hay nói đúng hơn là các tập đoàn kinh tế đang điều hành chính phủ Mỹ) hoặc vay trực tiếp từ các tập đoàn tài chính nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đất nước, đồng thời thuê luôn các tập đoàn đó thi công, cung cấp trang thiết bị -

Qua đó các tập đoàn tư bản đó thu hồi được vốn và lãi từ chính nền kinh tế nước sở tại nhưng khi các công ty này khai thác hết tiềm năng của nước sở tại hoặc cảm thấy đã đầy túi tham và có thị trường khác béo bở hơn thì sẽ rút vốn chuyển sang thị trường khác nhưng vẫn để lại cho quốc gia đó những món nợ khổng lồ (tức là các tập đoàn kinh tế đã thu được lợi đơn, lợi kép). Các tập đoàn tư bản không chỉ để lại cho nước sở tại những món nợ khổng lồ mà còn là sự lãng phí, ô nhiễm, lạm phát, nghèo đói và sự tiếp tục lệ thuộc vào người Mỹ, vào chính phủ của những nước đang phát triển.

Nhưng đó là chiến lược trong tình thế trước 2008 và đối với các quốc gia không phải VN. Nhưng hiện nay tình hình thế giới đã khác, giá trị của Việt Nam, quan điểm chính trị của Chính Phủ Việt Nam cũng bước sang giai đoạn mới.

- Xét tình hình thế giới:
+ Về chính trị: các quốc gia có quan điểm không giống Phương Tây (Mỹ) đang dần mạnh nên, tuy họ chưa đủ mạnh để có thể tạo vai trò ngang hàng với người Mỹ trên thế giới nhưng nếu những quốc gia này liên kết với nhau đồng thời yểm trợ cho Iran, Triều Tiên, Afganistan..gây khó cho Mỹ trong vai trò cảnh sát toàn cầu  và mặt khác lôi kéo thêm các nước trung lập hoặc các đồng minh cũ thì cũng sẽ thực sự đe doạ đến sự phát triển của Mỹ. Vì vậy giai đoạn hiện nay người Mỹ sẽ hạn chế việc gây thù chuốc oán hoặc tàn phá các quốc gia mà thay vào đó sẽ áp dụng chính sách lôi kéo, hỗ trợ gây để hai bên cùng có lợi (mặc dù tỷ lệ ăn chia có thể không đều hoặc sẽ thay đổi khi có cơ hội) nhằm tạo thêm đồng minh.

Qua việc Mỹ xử lý vấn đề Syrie ( tháng 7-9/2013 ) và Iran ( 11-2013 ) cho thấy Mỹ thật sự chuyển hướng trong thực hiện chiến lược đối ngoại .Thay  những hành động dứt khoát ,không chần chờ thiên hướng về quân sự ,áp lực kinh tế  bằng một loạt các hành động đẫn đến thỏa hiệp từ cái nhỏ nâng dần lên .Rõ ràng trong thâm ý .Mỹ thật sự càng ngày càng càng muốn gây ảnh hưởng ,tác động ,kiểm soát trái đất này bằng một loạt các  chính sách phi –quân sự  nhưng vẫn trên căn bản Sức mạnh quốc phòng và đồng đô la.
+ Về kinh tế: hiện nay kinh tế thế giới hầu hết đều đang khủng hoảng, những điểm sáng le lói chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á.
- Xét mối quan hệ tương quan giữa Việt Nam và thế giới :
Một trong số những điểm sáng ở Châu Á hiện nay là Việt Nam ( tình hình chính trị - xã hội ổn định, chính phủ năng động và có xu hướng rộng mở đối với Mỹ và Phương Tây, lương thực ổn định, dồi dào, nhân công rẻ, tài nguyên nhiều, nền kinh tế tuy có lạm phát nhưng còn khả năng kiểm soát và vẫn đang trên xu hướng phát triển...). Tức là những đối tác đầu tư để các tập đoàn kinh tế lựa chọn hiện nay là không nhiều và một đối tác như Việt Nam trong tình hình hiện nay có thể coi là khá lý tưởng. Nên các tập đoàn tư bản sẽ không dại gì mà rút vốn khỏi VN (rút rồi thì đầu tư vào đâu trong khi cả nên kinh tế TG đều đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng, nạn đói, lạm phát, bất ổn chính trị...hay là ôm tiền để ngắm - điều này không xảy ra đối với các tập đoàn tài chính).

Xét về vị trí địa lý và vai trò quốc tế của VN hiện nay thì có thể thấy rằng VN đang đứng ở giữa 3 dòng "hải lưu" : Mỹ - Trung - Nga. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn để phát triển đất nước.
- Đối với Trung Quốc, với quá nhiều bài học lịch sử nên chắc chắn họ sẽ chưa thể tính đến việc gây chiến tranh quân sự thôn tính đối với VN về mặt quân sự trên đất liền – mà có tính thì cũng ngần ngại chưa chắc ăn -mà chỉ muốn thao túng VN bằng các biện pháp kinh tế, thủ đoạn ngầm về mặt chính trị để trục lợi và quan trọng hơn là tạo phên dậu bảo vệ khu vực biên giới phía nam và thêm đồng minh khi có biến.
- Đối với Mỹ, từ sau CTTGII, VN đã trở thành điểm nóng có vị trí chiến lược quan trọng cần ưu tiên chăm sóc, nhưng thất bại năm 1975 đã lần 1 làm thất bại việc dùng vũ lực để chiếm hữu VN. Tuy nhiên ý định xâm nhập vào VN của người Mỹ sẽ luôn luôn xuất hiện khi có cơ hội, vì gây ảnh hưởng mạnh vào VN cũng đồng nghĩa với củng cố chiến lược quay lại Châu Á Thái Bình Dương .Trong bụng dạ các chiến lược gia Hoa Kỳ ,Việt Nam thân Mỹ chính là cột trụ quốc phòng vững chắc cho một ASEAN liên minh với  Mỹ –Nhật – Úc – Ấn  trước một Trung Hoa đang lớn mạnh rất nhanh . Nếu như tạo được mối quan hệ "thân thiết" với VN, Mỹ còn có thể tăng cường sự giám sát đối với tuyến đường biển trên biển Đông ở khu vực ĐNÁ, thêm "1 căn cứ án ngữ ở phía Nam TQ" để cùng với Đài Loan, Tây Tạng, các dân tộc thiểu số phía Nam TQ...mở đường cho những hoạt động gây rối tạo sự bất ổn kinh tế - chính trị kìm hãm sự phát triển của TQ để dễ dàng tạo sức ép trên các bàn hội nghị quốc tế, trong những hợp đồng béo bở. ( Trong 200 phát triển Nước Mỹ ,Tư bản Mỹ triết lý đầu tư của người Mỹ là bỏ nhỏ lấy to ,bỏ trước lấy sau .Tứ việc bỏ ra 7 triệu USD  vào năm 18…. Để mua đất Alaska từ Nga Hoàng  đến việc bỏ tiền ra lập chính phủ Israel năm 1945 để chốt chặn  KHo dầu thế giới ,rồi bỏ toàn bộ chí phí đầu tư vào chiến tranh VN để đầy  Liên Xô – TQ vào thế trai cò đánh nhau ngư ông hưởng lợi dẫn  đến tan rã Liên sô )
Như vậy có thể thấy rằng nếu như vào được Việt Nam thì người Mỹ không chỉ có lợi ích về kinh tế hữu hình mà còn lợi ích chính trị lớn gấp nhiều lần khi có cả bán đảo Đông Dương, khu vực biển Đông, tăng cường sức ép lên Trung Quốc, có thêm đồng minh trên các bàn hội nghị quốc tế. (thậm chí nếu như thuê lại hoặc vào ra thoải mái được cảng Cam Ranh của Việt Nam thì có thể Trung Quốc sẽ mất dần quyền kiểm soát phần lớn khu vực lãnh hải trên biển Đông giao tiếp với Việt Nam).

- Đối với người Nga, VN đã từng là đồng minh thân cận, là chốt chặn CNTB trong thời chiến tranh lạnh, nhưng do thời cuộc người Nga cũng không đủ sức giữ mình nên trong thời gian dài chẳng thể giúp gì nhiều cho VN. Nhưng hiện nay tình hình đã có nhiều thay đổi, nước Nga đang dần lấy lại một phần vị thế của mình và trong khi Na Tô đang ngày càng mở rộng về phía Đông, một vị trí chiến lược như Việt Nam tạo thành 1 bức thành  : Nga -  Việt ngăn chặn sự xâm lấn của Na Tô là cực kỳ hiệu quả và để gây ảnh hưởng đối với các nước đồng minh của Mỹ ở khu vực ĐNÁ và nhất là để cho người bạn lớn Trung Hoa có tiền án hay chơi xấu phải dè chừng  . Vì vậy thời điểm hiện nay người Nga có thể một mặt tận dụng mối giao hảo cũ và chiến lược kinh tế - chính trị quốc phòng để  liên minh với  Việt Nam.

 


Những sự việc trên biển Đông vừa qua ngoài sự tham lam bành trướng thì đó cũng là một động thái nắn gân VN của Trung Quốc khi thấy Chính Phủ Việt Nam ngày càng có xu hướng thân phương Tây và một hành động cụ thể để tạo sự cân bằng của Mỹ là chuyến thăm Việt Nam của đô đốc Hải quân Mỹ trong thời gian xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, trên phương diện khách quan mà xét thời điểm hiện nay không có bên nào dám dùng vũ lực quân sự để tạo sức ép đối với Việt Nam nên chỉ có 1 cách để tạo ảnh hưởng lên Chính Phủ Việt Nam là các biện pháp kinh tế và tiền tệ là một biện pháp mạnh. Và để thực hiện được các biện pháp kinh tế có hiệu quả thì Mỹ là "nhà đầu tư" có nhiều thế mạnh và hiệu quả nhất trong các nhà "đầu tư" đã nói ở trên.

- Nga: kinh tế tuy đã có sự hồi phục nhưng chưa đủ mạnh để gây ảnh hưởng rộng lớn như Mỹ và khi Putin còn có vị thế lãnh đạo ở nước Nga thì ông ta sẽ xây dựng 1 nước Nga hùng mạnh nhưng để xây dựng 1 đế chế với nhiều nước đồng minh thì sẽ là việc không dễ với cái đầu "dân tộc toàn Nga" đang chỉ muốn tích lũy tư bản cho ngân khố Nga; thêm vào đó nếu "thân" với Nga cũng phải dung hòa  với các tập đoàn tư bản lớn của Mỹ  Nhật và phương Tây - những kẻ đang dẫn dắt  kinh tế  thế giới .nên việc thân Nga về quốc phòng là ưu tiên một . còn về kinh tế chưa và không phải là lựa chọn tối ưu trong vòng 10 - 15 năm tới.
- Trung Quốc: Về mặt kinh tế TQ hiện nay cũng đang trong giai đoạn phát triển, công nghệ chưa cao, rác thải, ô nhiễm, ít các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, tham nhũng nhiều, chính trị tiềm tàng nhiều nguy cơ xảy ra biến động, trong đối ngoại có nhiều kẻ thù chống phá, và cũng giống như Nga TQ thường là mục tiêu phá hoại của Mỹ và các nước phương Tây nên liên minh với TQ cũng không phải là sự lựa chọn hợp lý.

           Tôi dự đoán rằng trong vòng 15 năm tới TQ có thể sẽ thay đổi lớn về chính trị và xảy ra những của các địa phương với chính quyền TƯ do tình hình phát triển kinh tế lệch lạc, khoảng cách giầu nghèo quá lớn, tham nhũng - nghèo đói, sự chống phá kích động từ bên ngoài.

Tôi xem tivi thấy hình tướng Hồ Cẩm Đào tuy giữ được thể chế nhưng lại không tạo được sự kế tục có hiệu quả vì vậy khi Hồ Cẩm Đào miễn nhiễm thì thế nào Trung Quốc cũng bắt đầu xảy ra rạn nứt nội bộ chính quyền TƯ bắt nguồn từ tệ nạn tham nhũng.


- Mỹ: Mỹ có nền kinh tế lớn, nhiều tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia có ảnh hưởng lớn, có nhiều thành tựu về công nghệ, khoa học, kinh nghiệm phát triển kinh tế, tích lũy tư bản. Và quan trọng hơn là "thân" Mỹ cũng đồng nghĩa với việc "gần gũi" các nước phương Tây vì về cơ bản các tập đoàn kinh tế của Mỹ và phương Tây là có gắn bó hữu cơ với nhau vì tuy khác nhau về tên gọi của quốc gia nhưng về mặt cá nhân và bản chất thì Mỹ - phương Tây là một vì lịch sử phát triển của Mỹ gắn liền với các nước phương Tây. Thêm vào đó, hiện nay Mỹ đang hướng nhiều tới các lợi ích về chính trị nhằm quy hoạch trật tự thế giới một cực kiềm chế Nga - Trung (hai nguy cơ tiềm tàng) để đạt được những lợi ích lớn hơn nên với Việt Nam - một nước nhỏ, không phải là nguy cơ ảnh hưởng tới vị thế của họ trong tương lai - họ có thể chấp nhận nhả ra những lợi ích kinh tế nhất định để đạt mục đích lớn. Thêm vào đó trong khoảng thời gian 10 - 15 năm tới trật tự thế giới cũng chưa thể có nhiều thay đổi lớn về tương quan lực lượng giữa Mỹ, Phương Tây - Nga, Trung nên kẻ thù của Việt Nam sẽ ít hơn "đồng minh". Vì vậy dựa trên quan điểm lợi ích nếu Việt Nam có được những chiến lược đúng đắn trong quan hệ ngoại giao và kinh tế khi tận dụng được các thế mạnh của Mỹ để xây dựng đất nước thì trong vòng 10 - 15 năm tới sẽ trở thành 1 trong những nước phát triển nhất của khu vực.
Xét thêm về quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, mặc dù đã gặp nhiều lần thất bại nhưng vì vị trí địa lý “núi liền núi – sông liền sông” thuận tiện và vùng đất Việt nhiều tài nguyên nên trong lịch sử phát triển, Trung Quốc luôn luôn muốn kiềm chế và xâm lược Việt Nam dù là khi họ mạnh hay suy yếu (khi mạnh xâm lược Việt Nam là để nô dịch, khi suy yếu cũng xâm lược để ăn cướp) vì vậy trong tương lai gần 10 - 20 năm tới khi thế giới lặp lại một cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng: dầu mỏ, than, điện thì không có gì đảm bảo là Trung Quốc sẽ không xua quân qua vùng Đông bắc nhiều than và biển Đông nhiều dầu của nước ta để gây hấn - (nguy cơ khủng hoảng thiếu đối với nền kinh tế thế giới cũng đã được các cường quốc lo xa khi Mỹ ra sức kiểm soát khu vực Trung Đông; Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới với nhiều tài nguyên khí ga lại cận kề Trung Đông nên cũng bớt mối lo về năng lượng hơn Trung Quốc; Còn Trung Quốc thì hiện nay giống như một công trường khổng lồ, tốc độ phát triển kinh tế luôn là nước dẫn đầu thế giới nên nhu cầu về năng lượng là rất lớn. Nên có thể những năm vừa rồi để đạt được một số thỏa thuận với Trung Quốc trong vấn đề Trung Đông, Mỹ đã nhường lại cho Trung Quốc một số hợp đồng dầu mỏ ở thị trường Châu Phi, nhưng về lâu dài khi đã ổn định tình hình Trung Đông và khi Trung Quốc phát triển nóng đến mức độ khát khô dầu và giá dầu được đẩy cao hơn nhiều so với hiện nay (giá dầu hiện nay tăng mạnh tuy có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung nhưng những nước thu lợi nhiều nhất vẫn là Nga - Mỹ và họ lại lấy nguồn lợi từ dầu mỏ để bù đắp lại thiệt hại cho ngân sách do sự suy giảm kinh tế nói chung, chỉ có Trung Quốc hiện nay là như đang nằm trên lửa) thì có thể người Mỹ sẽ lại tìm cách hất cẳng Trung Quốc khỏi thị trường Châu phi, nơi Mỹ có nhiều thế mạnh hơn Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự để biến Trung Quốc thành "người khổng lồ chết đói" rồi cùng Nga và các nước phương Tây chia xẻ lợi ích trên đất Trung Quốc như cách đây hơn 1 thế kỷ. Tuy nhiên Trung Quốc cũng không dễ dàng để mình lâm vào tình thế bi đát nên trong cơn bí bách dù muốn hay không muốn cũng không có gì đảm bảo rằng lịch sử ăn cướp Việt Nam lại không tái diễn). Nên việc làm đồng minh với Trung Quốc về lâu về dài là không ổn vì vậy bắt buộc Việt Nam phải lựa chọn đối tác để phát triển kinh tế và kiện toàn quân sự, một trong những đối tác sáng giá hiện nay là Mỹ (kinh tế mạnh, công nghệ cao, tuy xa nhưng gần vì căn cứ quân sự Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương nhiều). Theo tôi đường lối mà Chính Phủ đang thực thi hiện nay là : thân thiện với Mỹ, Liên Minh chiến lược bình đẳng với Nga và ẩn nhẫn nhún nhường với TQ nhằm tập trung mọi nguồn lực cho việc phát triển kinh tế, kiện toàn quân sự để củng cố nội lực đề phòng những nguy cơ trong tương lai. Và chờ ngày Trung Quốc gây hấn để có lý do thu hồi lại những gì đã mất.

Dựa trên các phân tích trên thì tôi cho rằng, hiện nay nếu các quỹ đầu tư nước ngoài đang tích giữ một lượng tiền đồng lớn thì cũng sẽ không tung ra, rút vốn về để phá nền kinh tế Việt Nam vì ra đòn lúc này chưa đủ sức để làm cho Việt Nam kiệt quệ để phải phụ thuộc vào họ mà ngược lại sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chiến lược lợi ích lâu dài của Mỹ và các nước Phương Tây, sẽ không ai bỏ cái lợi lớn để thu về lợi nhỏ và họ sẽ để dành "quả bom tiền tệ" đó lớn thêm dùng vào thời điểm khác. Việc lo sợ các tập đoàn kinh tế sẽ rút vốn khỏi VN như đã làm với Thái Lan năm 1997 xảy ra thì ngược lại nếu rút ra 1 họ sẽ bơm thêm vào 2 thậm chí là 10 để giúp VN phát triển hạ tầng cơ sở.

Cho nên dù HSBC có chuyển về nước 2tỷ đô thì các dòng vốn của Mỹ và phương Tây sẽ vẫn tiếp tục đổ vào VN với số lượng lớn hơn nhiều. Vì vậy trong thời gian gần 2-4 năm tới các cty xây dựng cơ bản và nguyên vật liệu xây dựng, tài chính tiền tệ, năng lượng sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh, nếu đầu tư có tính chất dài hạn thì thời điểm này là rất hợp lý. Kể cả đối với lĩnh vực bất động sản sau từ 2- 5 năm tới cũng sẽ lại sốt nóng vì hiện nay tuy lạm phát đã làm cho tài sản của nhiều người hao hụt quá nửa nhưng chính phủ vẫn điều hành tốt đất nước, sản xuất trong nước vẫn tương đối ổn định, vốn nước ngoài vẫn tiếp tục rót vào thì chỉ cần khoảng 2 năm thắt lưng buộc bụng lượng vật chất và tài chính tích lũy trong dân sẽ lại đầy và lúc đó bất động sản lại có cơ hội phát triển. Theo quan điểm của tôi (kết hợp cả kinh nghiệm  dịch lý phong thủy - năm ngoái tôi đã từng cá độ rằng chỉ trong vòng từ 3-5 năm tới ở khu vực miền nam trung bộ sẽ phát triển rất nhanh và ĐN sẽ trở thành 1 trung tâm kinh tế đô thị có vai trò đối với Miền Trung và Lào Miến ) thì hiện nay bạn nào có tiền và dự định đầu tư dài hạn nên lựa chọn khu vực miền Trung để đầu tư BĐS là hợp lý nhất (Đà Nẵng là 1 điểm đáng để đầu tư).
Tuy nhiên về lâu về dài nếu Chính phủ không sử dụng tốt nguồn vốn vay của nước ngoài để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển đất nước thì VN có thể sẽ lại lâm vào tình trạng như Haiiti hiện nay. Để làm được việc đó thì cách duy nhất có hiệu quả là hạn chế được tham nhũng để đảm bảo cho các dự án đầu tư đúng đắn, đồng vốn sử dụng có hiệu quả, hạn chế ô nhiễm môi trường, tài nguyên đất nước không bị bán rẻ. Phải chấp nhận thực tế là không bao giờ và không ở đâu là không có tham nhũng vì bản chất của con người vốn tham lam và nhiều dục vọng nên chỉ có chấp nhận để hạn chế trong giai đoạn nhất định - tối thiểu là 5 năm để 1 chu kỳ kinh tế lên khuôn. Giải pháp để hạn chế tham nhũng là : sử dụng biện pháp "cây gây và củ cà rốt", sẵn sàng dành cho các quan chức cao cấp của Chính Phủ thật nhiều đặc quyền và trách nhiệm (nên để dành cho họ những tài khoản hàng triệu đô và các xuất học bổng cao cấp, ưu đãi đặc biệt dành cho con cái của họ sau khi mãn nhiệm nếu hoàn thành tốt những nhiệm vụ, cam kết khi nhận chức đồng thời có chế tài trừng phạt nặng những người tham nhũng và người thân thích có liên quan vì người ta thường tham nhũng vì vợ con gia đình là chính nên nếu gia đình không những không được hưởng mà còn bị trừng phạt khi bản thân phạm tội thì sẽ khiến người ta phải cân nhắc việc không tham nhũng - và như vậy sẽ khiến cho họ phải ra sức phấn đấu phục vụ đất nước để vươn tới vị trí có nhiều ưu đãi, và vì tính đố kỵ (đặc tính này ở người VN rất phổ biến) sẽ tự giám sát lẫn nhau để tranh đoạt vị trí. Dưới làm sai có trên xử lý, trên làm sai thì ai xử lý, chẳng lẽ là dân nhưng dân đâu có biết mà xử lý nên chỉ có cách chi nhiều tiền để chống thất thoát nhiều tiền. Phần lớn người ta tham nhũng là vì cần nhiều tiền giờ đáp ứng cho họ nhu cầu đó để họ khỏi tham nhũng thì có thể thiệt hại về vật chất tương đương nhưng hàng tỷ đô la vốn được sử dụng đúng để sinh ra hàng tỷ đô la lợi nhuận khác nữa, kinh tế - xã hội ổn định....mới là cái lợi lớn thu được.

 

Những thế cờ Hoa Kỳ - Trung quốc

Dù bằng bạch văn hay bằng ngôn ngữ ngoại giao, ai cũng thấy mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc là một quan hệ không thoải mái. Trung quốc cho Hoa Kỳ nghi ngờ tham vọng bá quyền của Trung quốc, trái lại Trung quốc cho rằng Hoa Kỳ có chính sách bao vây mình. Hai nước đã dùng  chiến lược và chiến thuật nào để canh chừng lẫn nhau? Đó  là  ý chính của một bài viết đăng tải trên tờ The Economist, số ngày 19 -25/11/2005, nhan đề “China’s world order: Aphorisms and suspicions” nhân chuyến thăm viếng Bắc Kinh lần thứ nhì của tổng thống George Bush. Trần Bình Nam lược dịch.

Gần đây ông Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nước Trung quốc thường dùng từ ngữ “thế giới hài hòa” (harmonious world) để miêu tả chính sách đối ngoại của Trung quốc. Ông Hồ Cẩm Đào dùng danh từ này lần đầu tiên trong bài diễn văn đọc tại Liên hiệp quốc ngày 15/9 vừa qua.

Bộ máy tuyên truyền của Trung quốc giải thích rằng chính sách “thế giới hài hòa” là cách trả lời của Trung quốc đối với sự chỉ trích của Hoa Kỳ rằng Trung quốc có tham vọng bá quyền. Trung quốc nói các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau cũng cần lắng nghe ý kiến của nhau và kính trọng lẫn nhau. Và cần có thái độ dân chủ trong khuôn khổ sinh hoạt của Liên hiệp quốc. Qua sự giải thích đó Trung quốc muốn nói rằng dù Trung quốc là một thế lực đang lên có lý tưởng khác với Hoa Kỳ, Trung quốc cũng có quyền hưởng một thế giới trật tự trong đó Hoa Kỳ biết tự chế.

Thật ra ý tưởng của ông Hồ Cẩm Đào không có gì lạ. Trung quốc đã bày tỏ ý kiến này trong ¼ thế kỷ qua từ lúc chiến tranh lạnh chấm dứt rằng Trung quốc muốn hợp tác với Hoa Kỳ để kiến tạo một thế giới đa cực (multipolar world order). Nhưng từ khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền lãnh đạo Trung quốc, nhất là kể từ chuyến thăm viếng Trung quốc trước đây của tổng thống Bush, Trung quốc đã đi những bước bạo dạn làm cho Hoa Kỳ nghĩ rằng mình bị thiệt thòi.

Tháng 2 năm 2002 khi tổng thống Bush viếng Bắc Kinh lần đầu tiên quan hệ Trung quốc-Hoa Kỳ được cải thiện nhờ vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Trung quốc chọn lúc Hoa Kỳ đang bối rối trước vụ khủng bố để hàn gắn mối quan hệ đang căng thẳng do vụ máy bay của Hoa Kỳ và Trung quốc đụng nhau ngoài khơi bờ biển Trung quốc tháng 4 năm trước. Trong khi đó Hoa Kỳ cũng dùng thời điểm tế nhị đó để thắt chặt quan hệ với một đồng minh quan trọng trong việc chống khủng bố Hồi giáo. Trung quốc không phản đối khi Hoa Kỳ mang lực lượng quân sự sang Trung Á, ngay tại cửa ngõ nhà mình, và khi Hoa Kỳ đánh Iraq Trung quốc không ủng hộ nhưng không làm ồn ào câu chuyện.

Ba năm sau (trước ngưỡng cửa của chuyến viếng thămTrung quốc lần thứ hai này của tổng thống Bush nhân dịp công du Á châu 8 ngày - từ 14/11 đến 21/11/2005 - thăm bốn nước Nhật Bản, Nam Hàn, Trung quốc, Mông cổ và tham dự Hội nghị Hợp Tác Kinh tế của các nước Á châu -Thái Bình Dương tại Nam Hàn) Trung quốc vẫn chưa tỏ ra sẵn sàng đối đầu với Hoa Kỳ. Thị trường rộng lớn của Hoa Kỳ còn là một mối lợi lớn. Nhưng khi Trung quốc thấy Hoa Kỳ thiết lập một vòng đai quân sự quanh mình (Afghanistan, Uzbekistan, Tajikistan, Thái Lan, Nam Hàn, Nhật Bản, Singapor, Ú châu, Guam) thì Trung quốc tìm cách giải vây bằng cách ve vãn các nước Á châu và các nước khác ở xa hơn.

Tháng 7 vừa qua, Trung quốc cùng với Liên bang Nga vận động Tổ chức Hợp tác Thượng hải (Shanghai Co-operation Organization – SCO), một tổ chức gồm 4 nước Trung Á (Kazakhstan, Kyrgystan, Tajikistan, Uzbekistan), Trung quốc và Liên bang Nga (thành lập ngày 15/6/2001) yêu cầu Hoa Kỳ thiết lập một chương trình rút quân ra khỏi các nước thành viên. Tháng 8/2005 Trung quốc và Liên bang Nga tập trận chung gọi là “Công tác Hòa bình 2005” (Peace Mission 2005) nói là tập chống khủng bố. Nhưng cuộc tập trận có vẻ như một cuộc thực tập đổ bộ Đài Loan.

Tại bán đảo Triều Tiên,Trung quốc và Hoa Kỳ hợp tác với nhau giải quyết cuộc khủng hoảng nguyên tử Bắc Hàn. Và Trung quốc đã khéo léo dùng vị trí then chốt của mình để xích lại gần Nam Hàn vì chính sách ôn hòa của Nam Hàn đối với Bắc Hàn gần gũi với chính sách của Bắc Kinh hơn là biện pháp mạnh của Hoa Kỳ.

Hiện nay quan hệ giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ vẫn khắng khít dù hai nước bất đồng ý kiến về chính sách đối với Bắc Hàn. Nhưng Trung quốc nhắm xa hơn, cố làm cho Nam Bắc Hàn xích lại gần nhau để tạo điều kiện yêu cầu Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Nam Hàn.

Tại Đông Nam Á Trung quốc tìm cách thay thế ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Ngày 14 tháng 12 tới hội nghị đầu tiên các nước Đông Á châu (gồm 10 nước hội viên Asean thêm các nước Trung quốc, Nhật, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ) sẽ họp tại Kuala Lumpur. Hoa Kỳ không được mời tham dự và do đó Trung quốc sẽ có tiếng nói nổi bật trong hội nghị này. Trung quốc có tư thế đó vì cán cân thương mãi thặng dư của Trung quốc đối với nhiều nước Á châu, và ngay cả đối với Hoa Kỳ.

Xa hơn, Trung quốc cũng đang là nguồn gốc của mối bất hòa giữa Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Liên hiệp Âu châu muốn bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung quốc (áp dụng từ năm 1989 sau vụ Thiên An Môn), trong khi Hoa Kỳ lo rằng bãi bỏ lệnh cấm vận, Trung quốc sẽ thu thập được những kiến thức chế tạo vũ khí hiện đại và có thể dùng để chống Hoa Kỳ trong eo biển Đài Loan.

Trong không khí canh chừng nhau như hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung quốc, mỗi bước đi của nước này đều được nước kia quan sát kỹ lưỡng. Tại Hoa Kỳ dư luận tin rằng Trung quốc là một đe dọa của Hoa Kỳ, nhất là sau khi Ủy ban Nghiên cứu về Kinh tế và An ninh Trung quốc (một ủy ban lưỡng đảng thuộc quốc hội Hoa Kỳ) công bố bản nghiên cứu hằng năm vào giữa tháng 11.

Bản nghiên cứu dài 263 trang viết: “Sự canh tân quân đội của Trung quốc một cách có hệ thống là một đe dọa” cho quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ tại Thái bình dương. Tại Trung Á, khi SCO kêu gọi Hoa Kỳ rút quân chứng tỏ “Trung quốc xem chống khủng bố là thứ yếu”, và mục đích chính là làm suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại đó. Bản nghiên cứu nói sự đe doạ của Trung quốc đối với Đài Loan càng lúc càng rõ ràng và có tính hiện thực. Bản nghiên cứu nói có bằng chứng Trung quốc vẫn chuyển hiểu biết kỹ thuật nguyên tử cho Bắc Hàn mặc dù đang đóng vai trò trung gian với Hoa Kỳ để dàn xếp vụ Bắc Hàn chế tạo vũ khí nguyên tử.

Tuy nhiên câu hỏi then chốt là: Trung quốc có thật là một đe dọa để Hoa Kỳ phải quá lo lắng không? Trên thực tế dù Trung quốc làm gì Trung quốc cũng chưa có sức ngăn chận sự bành trướng sức mạnh của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ khó chịu vì không thể hiện diện tại hội nghị Đông Á châu tháng 12 này, nhưng nếu không có Hoa Kỳ thì hội nghị cũng không đi tới đâu, vì các nước tham dự đều là đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ.

Hầu hết các nước Đông Á tỏ ra thân mật với Trung quốc vì quyền lợi kinh tế, nhưng vẫn nghĩ Hoa Kỳ là nước bảo đảm an ninh cho mình. Và Trung quốc chơi với Hoa Kỳ cũng cùng một lý do, mặc dù Trung quốc không nói ra. Hầu hết dầu hỏa nhập cảng vào Trung quốc và vào ba nước đồng minh của Hoa Kỳ là Nhật, Nam Hàn, Đài Loan đều đi qua eo biển Malacca nên Hoa Kỳ và Trung quốc có cùng quyền lợi trong vùng biển này.

Kenneth Lieberthal, nguyên giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council) nhận xét rằng mặc dù Trung quốc tỏ ra năng động tại Á châu, nhưng không phải để thách thức Hoa Kỳ mà chỉ là lấp khoảng trống khi Hoa Kỳ đang bận rộn nơi khác (Afghanistan, Iraq).

Trong một báo cáo công bố hồi tháng 7, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ viết rằng với đà canh tân quân lực hiện nay Trung quốc có khả năng phóng tầm ảnh hưởng của mình xa hơn là khả năng đánh Đài Loan, nhưng rất giới hạn. Bản báo cáo viết Trung quốc không có kế hoạch kiểm soát biển cả ngoài vùng biển chung quanh Đài Loan. Khả năng quân sự tầm xa của Trung quốc được thấy qua vụ sóng thần tháng 12 năm 2004. Trong khi quân đội Hoa Kỳ được triển khai tham gia công tác cứu trợ, người ta không thấy bóng dáng của người lính Trung quốc.

Không có dấu hiệu gì chứng tỏ phản ứng của Hoa Kỳ làm cho Trung quốc thay đổi chương trình tăng cường lực lượng quân sự trên bờ biển đối diện với Đài Loan, Hiện nay Pentagon ước lượng tại đó Trung quốc có từ 650 đến 730 dàn hỏa tiễn tầm ngắn, và mỗi năm được dựng thêm khoảng 100 dàn nữa. Tuy nhiên các chỉ dẫn cho thấy Trung quốc không định giải quyết vấn đề Đài Loan bằng quân sự mà bằng kinh tế. Trung quốc gia tăng quan hệ kinh tế với Đài Loan tin rằng làm vậy Đài Loan sẽ không dám đơn phương tuyên bố độc lập - một điều Hoa Kỳ vẫn thường khuyến cáo Đài Loan không nên làm. Thật ra với quy chế hiện tại Đài Loan đã  là một nước độc lập. Trung quốc biết nếu dùng quân lực để kiểm soát Đài Loan Trung quốc sẽ thiệt thòi nhiều về mặt ngoại giao và kinh tế trước sự trừng phạt của thế giới.

Trong chuyến đi của Hồ Cẩm Đào qua Anh, Đức, Tây Ban Nha vừa qua Hồ Cẩm Đào không thuyết phục được Liên hiệp Âu châu bỏ cấm vận vũ khí, mặc dù trước đây Liên hiệp Âu châu nói sẽ bỏ. Lý do, một phần do sự phản đối của Hoa Kỳ, một phần do Trung quốc ban hành luật chống Đài Loan ly khai tháng Ba vừa qua xác định rằng Trung quốc sẽ dùng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập.

Trong chính sách toàn cầu Trung quốc khéo léo khai dụng đòn phép ngoại giao. Để đủ dầu và nguyên liệu phát triển kinh tế, Trung quốc ve vãn những nước vốn bất thân thiện với Hoa Kỳ như Venezuela, Sudan, Zimbabwe, và nhất là Iran, nước bán dầu nhiều nhất cho Trung quốc. Do sự phản đối của Trung quốc, vấn đề (diệt chủng ở) Darfur của Sudan không được mang ra thảo luận đúng lúc trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Trung quốc cũng tỏ ra không bằng lòng khi Liên hiệp quốc bàn chuyện mang Iran ra Hội đồng Bảo An, nhưng nếu Liên hiệp quốc nhất định mang ra chưa chắc Trung quốc sẽ dùng quyền phủ quyết để chận lại. Nói thì nói mạnh nhưng Trung quốc sẽ không phủ quyết điều gì mà Hoa Kỳ cho là tối quan trọng cho quyền lợi của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ có lý do để lo ngại việc Trung quốc bán hiểu biết về sự chế tạo vũ khí giết người tập thể và kỹ thuật chế tạo hỏa tiễn ra ngoài. Hoa Kỳ đã ban hành nhiều biện pháp trừng phạt công ti Trung quốc nào bán các hiểu biết kỹ thuật này cho Iran. Tuy nhiên có dấu hiệu Trung quốc cũng thận trọng trong việc này. Ông Evan Medeiros (một nhân viên của RAND) trong một nghiên cứu mới đây kết luận rằng Trung quốc chưa sẵn sàng bán các hiểu biết kỹ thuật tế nhị, và sau cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 Trung quốc lại càng thận trọng hơn.

Do sự nghi ngờ của Hoa Kỳ đối với tham vọng toàn cầu của Trung quốc, chính sách của tổng thống Bush được miêu tả bằng thuật ngữ “đối kháng chiến lược” (strategic competitor) trong các mùa bầu cử trước đây cũng đang đổi mầu sắc. Trước khi lên đường công du Á châu tổng thống Bush nói rằng: “Quan hệ với Trung quốc rất quan trọng và hiện đang tốt” và hôm 9/11 (sáu ngày trước khi lên đường) tổng thống đã tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma để nhắn với Trung quốc rằng ông quan tâm đến vấn đề nhân quyền, nhưng tế nhị tránh không chụp hình chính thức buổi gặp gỡ. Khi đặt chân đến Á châu, tổng thống Bush nói đến nền tự do và dân chủ của Đài Loan và thúc hối Trung quốc cải tổ, nhưng trong khi đó phái đoàn của tổng thống chỉ nói về mậu dịch và tránh bàn chuyện an ninh chung.

Thái độ chính trị của Hoa Kỳ đối với Trung quốc có thể tóm tắt qua câu hỏi của ông Robert Zoellick thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ trong một bài diễn văn ông đọc trong tháng 9. Ông nói: “Cứ nhìn những vấn đề toàn cầu trước mắt chúng ta phải giải quyết trong những năm tới như khủng bố, Hồi giáo quá khích, sự lan tràn vũ khí giết người tập thể, sự nghèo đói, bệnh tật và tự hỏi xem chúng ta sẽ giải quyết dễ hơn hay khó hơn nếu Hoa Kỳ và Trung quốc hợp tác với nhau hay kình chống nhau.”

Ông Zoellik phân biệt Trung quốc bây giờ với Liên bang xô viết trước đây. Ông nói Trung quốc không tuyên truyền chống Hoa Kỳ, Trung quốc không chống trào lưu dân chủ hóa trên thế giới và Trung quốc không nhất thiết tuyên bố sống chết với chủ nghĩa tư bản. Và ông nhấn mạnh Trung quốc biết sự thành công của mình tùy thuộc vào sự làm việc chung với cộng đồng thế giới.

Tuy nhiên ông Zoellik không quên cảnh giác thái độ của Trung quốc củng cố quyền lực của đảng cộng sản qua phát triển kinh tế và khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc nơi người Trung hoa. Ông Zoellik nói người Trung hoa không cần phải quá lo lắng như vậy nếu họ cởi mở hơn trong lĩnh vực chi phí quốc phòng và cho thế giới biết chương trình xử dụng sức mạnh quân sự của họ. Các lân bang của Trung quốc chia xẻ quan điểm này với ông Zoellik, nhất là Nhật Bản. Nhật cảm thấy bất an trước sự lớn mạnh của Trung quốc và đảng cộng sản Trung quốc cố tình khai thác tình cảm chống Nhật của người Trung hoa để mua chuộc sự ủng hộ của người dân đối với đảng.

Ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi một “Thế giới Hài hòa” nhưng Trung quốc không làm gì để đánh tan sự nghi ngờ của các nước khác khi Trung quốc coi thường sự trong sáng và dân chủ. Trước diễn đàn Liên hiệp quốc ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến “nhu cầu của dân chủ trong quan hệ quốc tế” và giải thích rằng “tìm cách làm cho những xã hội tổ chức khác nhau suy nghĩ và hành động như nhau sẽ làm mất tính năng động và làm cho các xã hội này suy thoái.” Nhưng ông không nói gì đến nhu cầu một xã hội đa nguyên trong nước.

Năm 2002 khi nói chuyện tại đại học Tsinghua ở Bắc Kinh tổng thống Bush trích lời hứa của ông Đặng Tiểu Bình rằng Trung quốc sẽ tổ chức bầu cử dân chủ ở cấp quốc gia để nói với các sinh viên rằng “sự cải tổ sẽ tới”. Nhưng cho đến chuyến công du này tổng thống Bush cũng chưa thấy có gì thay đổi về mặt cải tổ chính trị. Người Mỹ hy vọng sự phát triẻn kinh tế sẽ kéo theo sự cởi mở chính trị. Nhưng cho đến tháng 9 năm 2005 này Trung quốc mới nói rằng may ra trong vài năm nữa các cuộc bầu cử dân chủ tại cấp làng xã mới có thể áp dụng ở cấp thị trấn. Trong khi đó các cuộc bầu cử cấp xã cũng không thấy có gì là dân chủ lắm.

Người Trung hoa có biệt tài khi dùng những nhóm chữ tượng trưng để làm yên lòng người khác. Trước nhóm chữ “thế giới hài hòa” là nhóm chữ “tiến lên một cách hòa bình” (peaceful rise). Giới chức Trung quốc từng tranh luận về nhóm chữ này cho rằng (tiến lên) có tính đe dọa thế giới, nhưng (hòa bình) lại quá yếu đối với Đài Loan.

Tốt hơn hết là ông Hồ Cẩm Đào nên nói thẳng ra điều gì Trung quốc muốn.

Dec. 1, 2005

Ôn Cố Tri Tân

 

Trần Bình Nam

Hôm 26 tháng 5 năm 2006 Phòng Lưu Trữ Hồ sơ An ninh Quốc gia  (National Security Archive) của đại học George Washington cho công bố một tài liệu gồm 28.000 trang chữ cỡ 12 ghi lại khoảng 2.100 cuộc đàm thoại và thương thuyết của tiến sĩ Henry Kissinger mang tựa đề: “The Kissinger Transcripts: A Vermatim Record of U.S. Diplomacy, 1969-1977”  (Nguyên văn các cuộc đàm thoại ngoại giao của ông Kissinger  trong thời gian từ 1969 đến 1977).

Đây là một số tài liệu mật thuộc Nha Hồ sơ Quốc gia (National  Archives) được giải mật ghi gần nguyên văn các cuộc hội đàm và thảo luận của tiến sĩ Henry Kissinger với các nhà lãnh đạo trên thế giới sau khi đã được ông William Burr, một chuyên viên phân tích của đại học George Washington duyệt lại để bảo đảm sự công bố nội dung không có hại cho an ninh quốc gia, trong thời gian ông Kissinger giữ các chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia (từ 20/1/1969) và sau đó kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (từ 22/9/1973 đến 3/11/1975) dưới hai đời tổng thống Nixon và Gerald Ford và sau đó. Tài liệu được công bố trong mạng ProQuest và microfilm, và có thể tham khảo nội dung nơi:

https://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB193/press.

Phòng Lưu trữ Hồ sơ An ninh quốc gia đã cho phổ biến 20 cuộc đàm thoại trên mạng internet:

 https://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB193/index#1

trong đó có 6 cuộc đàm thoại (số 1, 2, 3, 10, 11 và 12) liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Tài liệu số 10 dài 37 trang ghi lại cuộc đàm thoại mặt đối mặt giữa Kissinger và Chu Ân Lai ngày 20/6/1972 tại Bắc Kinh. Kissinger và Chu ân Lai đã thảo luận hai vấn đề chính, thứ nhất là Kissinger báo cáo cho Chu ân Lai nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nixon và Breznev ngày 20/5/72 tại Mạc Tư Khoa và thứ hai là những dự liệu của Hoa Kỳ để kết thúc cuộc chiến Việt Nam.

Vào thời gian đó tình hình đám phán tại Paris đang bế tắc. Trong gần 3 năm, các cuộc thương thuyết mật giữa Kissinger và Lê Đức Thọ đã không có một tiến bộ nào. Cuối tháng 3 Hà Nội dùng 12 sư đoàn quân chính quy Bắc Việt phối hợp với 500 xe tăng và đại pháo 130 ly mở cuộc đại tấn công qua vĩ tuyến 17, sau đó đánh An Lộc uy hiếp thủ đô Sài gòn và cắt đứt quốc lộ 14 nối liền Kontum với Pleiku. Ngày 8/5 Nixon ra lệnh rải mìn phong tỏa hải cảng Hải phòng và các sông ngòi tại Bắc Việt đồng thời tái oanh tạc Bắc Việt. Hành động trả đũa mạnh của Hoa Kỳ có thể làm hỏng nỗ lực của Kissinger và Nixon để xích lại gần với Trung quốc. Tháng 7/1971 Kissinger bí mật đến Bắc Kinh qua ngã Pakistan sau khi đến viếng Sài gòn trở về, bàn chuyện Trung quốc vào Liên hiệp quốc và sắp xếp chuyến viếng thăm Bắc Kinh của tổng thống Nixon. Ngày 15/7/1971 tại phòng phát hình của đài NBC ở Burbank trong San Fernando Valley quận Los Angeles, Nixon đích thân loan báo chuyến viếng thăm sắp tới của ông đến Bắc Kinh nói là do lời mời của thủ tướng Chu Ân Lai. Ngày 21/2/1972 Nixon đến Trung quốc đánh dấu một biến chuyển ngoại giao lớn trên thế giới.

Trong bối cảnh đó ngày 20 tháng 6 năm 1972 Chu Ân Lai và Kissinger thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh Việt Nam tại Bắc Kinh. Qua cuộc thảo luận này Kissinger nói rằng Hoa Kỳ không thể phản bội đồng minh bằng cách hạ bệ ông Thiệu, nhưng nếu có một thỏa ước hòa bình, tù binh Hoa Kỳ được trao trả thì chuyện còn lại là chuyện của hai bên Nam Bắc Việt Nam Hoa Kỳ sẽ không dính líu vào, với điều kiện là nó đừng diễn ra quá sớm, thí dụ một tháng sau khi Hoa Kỳ rút hết quân và tù binh được trả tự do.

Ẩn ý được bật mí này đã làm thay đổi thái độ của Lê Đức Thọ trong cuộc hòa đàm tại Ba Lê, trước kia câu giờ bao nhiêu thì vào những tháng cuối năm 1972 lại nhanh nhẩu bấy nhiêu. Hiểu ý của Hoa Kỳ (do Trung quốc báo tin *) Hà Nội thôi không đòi Hoa Kỳ phải lật đổ ông Thiệu đổi lấy điều kiện Hoa Kỳ thuận để cho quân đội Bắc Việt ở lại Nam Việt Nam sau khi ngưng bắn.

Cuộc thảo luận giữa Kissinger (nói tiếng Anh) và Chu ân Lai (nói tiếng quan thoại) qua thông dịch viên chính là cô Nancy Tang kéo dài 4 giờ đồng hồ từ 2:05PM đến 6:05 PM, có nghỉ giải lao 13 phút. Cô Nancy Tang vốn sinh ra và lớn lên tại New York và được Mao Trạch Đông cũng như Chu Ân Lai trọng dụng.

Nội dung cuộc thảo luận cho chúng ta thấy cách thức du thuyết của tiến sĩ Kissinger là tạo không khí thân mật với người đối thoại, khi cương khi nhu, khi cần thì hài hước nhưng rất sâu sắc và chứa đựng nhiều ẩn ý. Theo dõi cuộc nói chuyện giữa thủ tướng Chu Ân Lai và tiến sĩ Kissinger chúng ta có cảm tưởng như Kissinger đang đánh cờ tướng mà nước đi nào ông cũng tính toán chuẩn bị cho vài nước cờ sắp tới và hầu như không đếm xỉa gì đến ý kiến của chính quyền Nam Việt Nam. Nếu tiến sĩ Kissinger có tâng bốc Hà Nội cũng chỉ là một lối nói khéo léo chứ kỳ thật ông nghĩ Mạc Tư Khoa và Bắc kinh sẽ là hai trung tâm quyết định thái độ cương nhu của Hà Nội.

Cuộc hội đàm giữa thủ tướng Chu ân Lai và Kissinger cho chúng ta thấy thực tế là nếu nước nhỏ không đủ sức tự lập thì không thể có tiếng nói về vận mạng của mình trong một thế giới đa phương. Và cái gương của Nhật Bản và Do Thái là hai cái gương cần theo. Một nước thua trận Hoa Kỳ nhưng đã tái lập uy tín bằng sự nhịn nhục và nỗ lực kinh tế, một nước tuy cần Hoa Kỳ bảo vệ để sống còn giữa vòng vây của các nước A Rập vẫn xem sự tự lực tự cường là chính sách của quốc gia.

Sau đây là nội dung phần trao đổi giữa thủ tướng Chu Ân Lai và tiến sĩ  Kissinger về vấn đề Việt Nam:

Thủ tướng Chu Ân Lai (Chu Ân Lai): Bây giờ qua chuyện Đông Dương. Xin ông cố vấn nói trước.

Tiến sĩ Henry Kissinger (Kissinger): Trước đây ông thủ tướng nói ông có vài nhận xét về tình hình Đông Dương, vậy xin ông cho biết.

Chu Ân Lai: Đó là một số điểm có thể tranh luận. Nên nếu ông nói trước tôi có thể biết ông định giải quyết những điểm đó bằng cách nào?

Kissinger: Ý ông thủ tướng là có thể sau khi tôi trình bày xong, ông sẽ không còn gì thắc mắc nữa?

Chu Ân Lai: Tôi không nghĩ như vậy. Nhưng có thể sẽ còn ít thắc mắc hơn.

Kissinger: Vậy thì tôi sẽ rất thẳng thắn với ông thủ tướng. Bắt đầu là cuộc tấn công của  Bắc Việt Nam ngày 30 tháng Ba.

Trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi không muốn duy trì một căn cứ quân sự nào tại Đông Dưong hoặc theo đuổi chính sách của vị ngoại trưởng không chịu bắt tay ông thủ tướng (ngoại trưởng Foster Dulles không chịu bắt tay thủ tướng Chu Ân Lai trong cuộc hội đàm tại Geneva năm 1954 *). Thời đại đó qua rồi. Và tôi tin rằng tương lai quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh quan trọng đối với Á châu hơn là những gì có thể xẩy ra tại Phnom penh, Hà Nội hay Sài gòn.

Khi tổng thống Johnson đưa quân vào Việt Nam ông ta nghĩ Bắc Kinh đang có kế hoạch thôn tính thế giới. Ngoại trưởng Dean Rusk đã nói trắng ra như vậy. Nhưng tôi nghĩ lúc đó Trung quốc đang vướng tay với cuộc Cách mạng Văn hóa chắc không nghĩ đến chuyện phiêu lưu ở nước ngoài.

Hôm nay tôi ngồi ở đây chứng tỏ cái căn bản dựa trên đó Hoa Kỳ đưa quân vào Đông Dương không còn giá trị nữa. Chúng tôi thừa hưởng một chính sách và bây giờ chúng tôi phải thanh lý thế nào để không ảnh hưởng đến vị thế của chúng tôi trên thế giới và sự ổn định trong nước. Chúng tôi thật tâm muốn chấm dứt cuộc chiến này. Và ông thủ tướng biết từ năm 1967 tôi đã mở đầu cuộc thương thuyết với Hà Nội. Và trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi quan niệm nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa là một thực tế mạnh nhất tại bán đảo Đông Dương. Chúng tôi không có lợi gì làm tan vỡ hay đánh bại thực thể đó. Sau khi chúng tôi rút quân xong chúng tôi ở xa 12.000 dặm trong khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ cách Sài gòn 300 dặm. Tôi không hiểu tại sao Hà Nội không thấy được sự việc đó.

Chu Ân Lai: Hà Nội quan tâm đến chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Hoa Kỳ.

Kissinger: Như vậy Hà Nội thiếu tự tin. Hà Nội giỏi về tiểu tiết mà thiếu cái nhìn lớn. Điều Hoa Kỳ muốn làm (qua Việt Nam hóa chiến tranh *) là tách rời chuyện chính trị với chuyện quân sự để chúng tôi có thể rút lui và để cho các lực lượng tại chỗ giải quyết với nhau. Điều buồn cười là chúng tôi muốn đi, Hà Nội cứ muốn kéo chân chúng tôi lại (bằng cách không chịu thương thuyết chấm dứt chiến tranh *)

Hà Nội đòi một điều … mà chúng tôi không làm được - dù làm tổn thất quan hệ giữa hai nước chúng ta - là lật đổ một chính quyền bạn. Không phải vì Hoa Kỳ thương tiếc một cá nhân nào (ám chỉ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu *) hay thích chính quyền thân Mỹ ở Sài gòn. Tại sao Hoa Kỳ muốn có một chính quyền thân Mỹ tại Sài gòn trong khi Hoa Kỳ có thể sống với một chính quyền không thân Mỹ lớn hơn tại Á châu? (ý nói Trung quốc *). Lý do chúng tôi không làm được là vì chúng tôi không chấp nhận một chính sách ngoại giao dựa trên sự phản bội.

Chu Ân Lai: Ông nói Hoa Kỳ rút quân, nghĩa là rút tất cả căn cứ và Hải, Lục, Không quân?

Kissinger: Lần trước (lần gặp thứ nhì tháng 10/1971 *) tôi có nói với ông thủ tướng chúng tôi có thể để lại một ít cố vấn, nhưng ông thủ tướng đã phản đối “đi còn để lại cái đuôi” nên chúng tôi đã duyệt lại và bây giờ chúng tôi quyết định rút toàn bộ.

Chu Ân Lai: Còn lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Lan thì sao?

Kissinger: Chúng tôi không có ý định rút quân ở Thái Lan, nhưng nếu có ngưng bắn chúng tôi có thể cam kết không xử dụng lực lượng đó ở Việt Nam, và sẽ giảm xuống mức trước chiến tranh.

Có điều chúng tôi muốn nói rõ hơn về nguyên tắc không phản bội đồng minh mặc dù ông thủ tướng có thể không vui. Tháng Bảy năm trước ông thủ tướng nói với tôi rằng: “Trung quốc sẽ không nói chuyện với Hoa Kỳ chừng nào Hoa Kỳ chưa lật đổ chế độ Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan”. Chúng tôi đã không làm việc đó dù rất trân trọng quan hệ giữa hai nước chúng ta. Then chốt quan hệ giữa chúng ta là để mọi sự diễn biến một cách hòa bình, chứ không phải là hành động thiếu danh dự. Nếu chúng tôi có thể phản bội một đồng minh này thì chúng tôi cũng có thể phản bội các đồng minh khác, và còn ai tin chúng tôi nữa.

Trở lại vấn đề Thái Lan. Trong mọi quyết định quan trọng đều có hai mặt là “quyết định” và “thực tế” của sự việc. Trong một bữa cơm trước đây ông thủ tướng có nhắc lại chuyện cũ năm 1954. Năm 1954 ai ký gì thì ký (ký Hiệp Định Geneva chia đôi Việt Nam và dự liệu hai năm sau tổ chức bầu cử để thống nhất đất nước, nhưng sau đó với khuyến cáo của Hoa Kỳ ông Ngô  Đình Diệm không chịu tổ chức bầu cử *) ngoại trưởng Dulles đã tính tìm một cớ gì đó để can thiệp vào Việt Nam vì ngoại trưởng Dulles tin rằng người cộng sản Trung quốc có âm mưu chiếm Á châu. Bây giờ chúng tôi tính toán ngược lại.

Chu Ân Lai: Nhưng chính sách của Dulles đã đẻ ra nhiều cam kết và hiệp ước và nay Hoa Kỳ vẫn tôn trọng các cam kết đó, như vậy không phải Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chính sách của ông ta sao?

Kissinger: Trên một mặt nào đó thôi. Mặt khác, hiện nay chúng tôi nói đến một cam kết mới về Đông Dương. Hoa Kỳ có thể nói chuyện với Bắc Kinh, tại sao Hoa Kỳ không thể nói chuyện với Hà Nội. Nhưng những gì Hà Nội đang làm với chúng tôi làm cho 10 năm nữa may ra mới thiết lập được một sự quan hệ giữa hai nước.

Chu Ân Lai: Nếu sau khi Hoa Kỳ rút quân và tù binh được trao trả hết, chiến tranh lại bùng nổ trở lại thì Hoa Kỳ sẽ làm gì. Tôi thấy ông khó trả lời câu hỏi này đó!

Kissinger: Khó trả lời là vì tôi không muốn khuyến khích một chuyện như vậy. Nhưng theo tôi thí dụ như đề nghị ngưng bắn ngày 8 tháng 5 vừa rồi của Hoa Kỳ được chấp thuận nghĩa là có 4 tháng để rút quân và 4 tháng để trao trả tù binh, và vào tháng thứ năm chiến tranh lại bùng nổ thì chúng tôi phải xem là chúng tôi bị lừa gạt và đương nhiên chúng tôi không thể chấp nhận.

Trái lại nếu Hà Nội thương thuyết một cách nghiêm chỉnh với Nam Việt Nam, và sau một thời gian dài chiến tranh bùng nổ lại thì chúng tôi không trở lại, có phần chắc là không.

Chu Ân Lai: Năm trước ông cũng đã nói vậy.

Kissinger: Đúng vậy. Nếu năm trước Hà Nội thuận thì bây giờ được một năm rồi.

Chu Ân Lai: Năm trước ông nói một cách trên nguyên tắc là sau khi rút quân và trao đổi tù binh chuyện gì xẩy ra là chuyện nội bộ của người Việt Nam.

Kissinger: Tôi cũng nói mọi chuyện tùy thuộc vào sự can thiệp (hay không can thiệp *) của bên ngoài. Nếu chúng ta có thể biến cuộc tranh chấp quốc tế thành một cuộc tranh chấp địa phương - và ông thủ tướng nghĩ là có thể - thì đó chinh là chính sách của chúng tôi.

Cái khó là Bắc Việt Nam – mà tôi rất kính trọng - cứ nghĩ họ có truyền thống chống xâm lăng qua nhiều thế kỷ và chỉ muốn lặp lại kinh nghiệm (đánh thắng Pháp *) trong 20 năm qua.

Chu Ân Lai: Nếu tính từ khi Thế chiến 2 kết thúc đến nay là 27 năm và chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời trước khi thực hiện xong giấc mộng của ông. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một người có tinh thần tha nhân và yêu nước. Tôi biết ông ta suốt 50 năm. Tôi gia nhập đảng cộng sản đã 50 năm và tôi quen biết ông cũng 50 năm.

Kissinger: Tôi chưa từng gặp ông Hồ, nhưng tôi biết một người Pháp từng cho ông ta ăn ở trong nhà (năm 1946 khi ông Hồ Chí Minh sang Pháp thương thuyết *). Năm 1967 tôi nhờ người Pháp này đi Hà Nội gặp ông Hồ chí Minh (ông Raymond Aubrac, một viên chức cao cấp của Cơ quan Y tế Thế giới, và đi cùng với một người bạn là nhà khoa học Herbert Marcovich *)

Chu Ân Lai: Trong chuyến đó có ông Salisbury. Nhưng là một nhà báo ông Salisbury khác ông.

Kissinger: Hà Nội là nơi tôi chưa bao giờ viếng thăm một cách bí mật.

Chu Ân Lai: Có lẽ vì vậy mà vấn đề chưa được giải quyết. Nếu ông đến đó may ra ông nắm vững tình hình hơn.

Kissinger: Tôi nắm vững tình hình. Nhưng chưa có giải pháp thôi.

(Một vài trao đổi và hỏi thăm của ông Chu ân Lai về ông Smyser, một phụ tá của Kissinger, người từng tháp tùng ông Kissinger trong một chuyến công tác trước tại Bắc Kinh, và sau đó tiến sĩ Kissinger tiếp tục nói)

Kissinger: Ông Smyser (sau một năm trở về đại học *) sẽ trở lại và sẽ là một người cùng chung sức giải quyết vấn đề Việt Nam. Nhưng lúc đó có thể không còn vấn đề Việt Nam nữa.

Chu Ân Lai: Chưa chắc.  Chuyện Sài gòn còn là một vấn đề nhức đầu. Đó là kết quả của chính sách Dulles lòng thòng chưa giải quyết xong. Đó là thảm kịch do Dulles tạo ra và bây giờ ông phải nếm vị chua của nó.

Kissinger: Tôi đồng ý với ông thủ tướng vấn đề trước mắt chúng ta là một thảm kịch Việt Nam.

Chu Ân Lai: Nhưng ông có thể rũ bỏ cái thảm kịch đó

Kissinger: Không. Còn tùy theo ý của ông thủ tướng về sự rũ bỏ. Rút quân thì được, nhưng Hoa Kỳ sẽ không thuận những điều kiện khác. Để tôi phân tích tình hình cho rõ hơn.

Một cách khách quan vấn đề quả là khó giải quyết, và tôi nhìn nhận rằng trong 20 năm qua chúng tôi không hiểu được tình hình Việt Nam, thêm nữa chính phủ Bắc Việt Nam làm cho nó thêm phần rối rắm.

Tôi đã hội đàm 13 lần, trong đó có 8 lần với ông Lê Đức Thọ, 5 lần với ông Xuân Thủy. Mục đích của tôi là tìm ra những vấn đề chính để lấy những quyết định lớn. Còn những vấn đề nhỏ để cho các nhà ngoại giao giải quyết.

Trong cả 13 lần hội đàm, họ chỉ muốn đánh du kích ngoại giao và cứ đi vào những vấn đề nhỏ nhặt. Tôi  thường nói với ông Lê Đức Thọ rằng – và điều này khó nghe với ông thủ tướng vì tôi biết ông là người nguyên tắc, trung thành với đồng minh của mình - cả hai bên nên đặt mục tiêu thương thuyết cho rõ ràng, thí dụ trong 6 tháng nữa chúng ta phải làm cho được điều này hay điều nọ và tìm ra những chiến thuật để đi tới đó. Nhưng lần nào ông Thọ cũng bác bỏ đề nghị của tôi.Trước hết họ sợ bị đánh lừa nên không chịu đồng ý cụ thể gì cả và chỉ muốn biết chúng tôi định làm gì trong nhiều năm tới. Thứ hai là họ theo đuổi sách lược dùng quân sự một mặt để làm suy yếu chính quyền Sài Gòn, mặt khác phối hợp quân sự với chiến tranh tâm lý để làm suy yếu chính phủ Hoa Kỳ. Và đó là điều chúng tôi không thể chấp nhận được. Hà Nội không thể tỏ ra dứt khoát rằng họ định dàn xếp với chúng tôi hay chỉ định tiêu diệt chúng tôi, hay ít nhất làm cho chúng tôi mất hậu thuẩn của dân chúng. Vì vậy cho đến giờ này họ vẫn không chịu chấp nhận bất cứ một nhượng bộ nào cả; họ nghĩ rằng dù nhượng bộ một chút thôi cũng có thể làm cho chúng tôi lấy lại sự hậu thuẫn của dân chúng.

Đó là lý do chính tại sao buổi hội đàm ngày 2 tháng 5 vừa qua giữa tôi và ông Lê Đức Thọ thất bại. Khi Hà Nội nghĩ họ đang thắng, họ muốn làm cho dân chúng Hoa Kỳ nghĩ rằng không còn hy vọng gì nữa họ ép chúng tôi phải nhận các điều kiện của họ. Điều này giải thích tại sao khi thương thuyết về tù binh, họ không thương thuyết với chính phủ Hoa Kỳ hay với Hội Hồng Thập Tự mà lại thương thuyết với phe đối lập (phe chống chiến tranh *).

Chu Ân Lai: Nhưng quý vị cũng có lỗi khi đánh vào trại tù binh của Hà Nội (Hoa Kỳ đánh úp bằng trực thăng vào một trại tù binh tại Sơn Tây ngày 20/11/1970, nhưng Hà Nội đã đóng trại tù và mang tù binh đi nơi khác 4 tháng trước *)

Kissinger: Trong chiến tranh có khi chúng tôi làm những quyết định không đúng – nhưng không phải là trường hợp này – Và vin vào đó Hà Nội đòi họp hội nghị mở rộng (gồm đủ mặt: Hoa Kỳ, Nam Việt Nam, Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam *) để giải quyết. Nhưng họp hội nghị mở rộng để làm gì khi chúng ta không có một nghị trình. Chưa có một nghị trình thì đề nghị họp hội nghị mở rộng chỉ là một cách tuyên truyền.

Chúng tôi sẳn sàng tái họp hội nghị mở rộng để bàn về nghị trình, nhưng sẽ không đi tới đâu nếu Hà Nội chưa chịu thay đổi chiến thuật thương thuyết. Ông thủ tướng cứ tự xét, nếu chúng ta không đối xử với một quốc gia một cách đạo đức và trọng danh dự, thì dù có lợi lúc này, về lâu về dài cũng không có lợi. Thật khó nói chuyện với một đối tượng chỉ muốn làm giảm uy tín của đối phương.

Nói về cuộc tấn công hiện nay của Bắc Việt. Nếu không có cuộc tấn công giờ này chúng tôi đã rút về nhiều quân và nhiều máy bay hơn. Chúng tôi có chương trình giảm quân và không tăng thêm các hoạt động quân sự. Nhưng lợi dụng cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ, Bắc Việt tấn công để bắt chẹt chúng tôi phải chấp nhận các điều kiện của họ mà chúng tôi đã nói chúng tôi không chấp nhận được. Chúng tôi thuận các điều kiện khác, nhưng điều kiện đó thì không (điều kiện đòi lật đổ ông Thiệu trước *).

Tình hình hôm nay như thế nào? Nói ra không phải để tuyên truyền nhưng theo tôi cuộc tấn công của Bắc Việt đã bị chận đứng và trong năm nay Bắc Việt sẽ không có một triển vọng nào về quân sự. Tại Hoa Kỳ cuộc tấn công không làm cho dân chúng ồ ạt xuống đường mặc dù có một số người cầm cờ Bắc Việt đi biểu tình, ít thôi. Vào lúc có chuyện ở Cambodia (Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đánh các căn cứ Bắc Việt tại Cambodia tháng 5/1970 *) có 200.000 người xuống đường tại Hoa Thịnh Đốn và Hoa Kỳ cũng không vì thế mà thay đổi chương trình. Sau ngày 8 tháng 5 (ngày tổng thống Nixon ra lệnh phong tỏa Hải phòng và tái bỏ bom Bắc Việt*) những người phản chiến muốn có 200.000 người biểu tình thì họ chỉ huy động được 5.000 người.

Bắc Việt nuôi hy vọng McGovern sẽ thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 này. Tôi nghĩ ông ta khó thắng. Các cuộc thăm dò cho thấy ông ta thua Nixon đến 20 điểm.

Chu Ân Lai: Nếu McGovern thắng ông ta có lật đổ ông Thiệu không?

Kissinger: Tôi không chắc

Chu Ân Lai: Không nhất thiết

Kissinger: Tôi cũng nghĩ không nhất thiết.

Chu Ân Lai: Tôi cũng nghĩ như ông.

Kissinger: Và cũng đừng quên bề nào chúng tôi cũng còn tại chức 7 tháng nữa.

Chu Ân Lai: Nếu McGovern đắc cử ông ta có khả năng chấm dứt sự ủng hộ chính quyền Sài Gòn không?

Kissinger: Điều này nói dễ hơn làm.

Chu Ân Lai: Cái hầm bẫy Hoa Kỳ tạo ra đã làm cho ông lúng túng. 

Kissinger: Đúng vậy

Chu Ân Lai: Tôi nghĩ tổng thống Nixon, McGovern hay Ed Kennedy, hay cả chính ông đắc cử cũng vậy. Nhưng đâu ông có đủ điều kiện ứng cử tổng thống. (ý ông Chu Ân Lai nói ông Kissinger không sinh ra ở Mỹ nên không thể ứng cử tổng thống Hoa Kỳ theo Hiến pháp Mỹ *)

Kissinger: Để cô Nancy Tang ứng cử may ra.

Chu Ân Lai: Ngay cả cô ấy làm tổng thống cũng không giải quyết được vấn đề.

Kissinger: May ra với tôi làm phụ tá, cô Tang và tôi sẽ làm được cái gì.

Chu Ân Lai: Vần đề cứ chằng chịt lấy nhau, và càng nghĩ càng thấy khó.

Kissinger: Đúng vậy. Nhưng McGovern đắc cử chẳng những chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam thay đổi mà còn thay đổi trong các chính sách đối với Liên bang Xô viết, Ấn độ, Nhật bản như một bài quan điểm mới đây trên tờ New York Times. …. Thực tế là tại Mỹ khuynh hướng chung là ủng hộ sự cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc, nhưng làm gì để vượt qua những khó khăn trước mắt ngoài những trao đổi văn hóa và bày tỏ thiện cảm với nhau thì nói chung không ai biết phải làm gì.

Mặt khác can thiệp vào chuyện nội bộ của Hoa Kỳ sẽ có hai hậu quả. Thứ nhất là buộc chúng tôi phản ứng mạnh, thứ hai là nó ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác ngoài Việt Nam ra.

Vì vậy chúng tôi tin rằng chấm dứt chiến tranh lúc này có lợi cho cả hai bên. Nếu chiến tranh còn tiếp tục Hà Nội sẽ mất mát nhiều hơn cái họ có thể có được. Cuộc tấn công của họ đã bị chận đứng và họ đang có khó khăn nội bộ (ông Kissinger không nói rõ khó khăn nội bộ gì *), và chúng tôi sẽ làm cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp nhiều khó khăn ngoài ý muốn của chúng tôi. Chúng tôi không muốn Hà Nội trở nên yếu kém. Chúng tôi muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam vì còn nhiều chuyện quan trọng với các quốc gia khác (ý của ông Kissinger là với Nga và Tàu *)

Nếu chúng tôi có thể nói chuyện với Hà Nội như tôi đang nói với ông thủ tướng, không phải bằng lời mà bằng thái độ của chúng tôi thì tôi nghĩ chúng ta có thể chấm dứt chiến tranh. Thực tế đối với chúng tôi cách giải quyết chiến tranh nhanh nhất là ngưng bắn, rút quân và trao trả tù binh. Các việc khác để cho tương lai quyết định. Nếu cần chúng tôi có thể tuyên bố trung lập đối với các biến chuyển chính trị sau này, và chúng tôi sẽ thuyết phục Nam Việt Nam cam kết giữ một chính sách đối ngoại trung lập.

Chúng ta có thể lấy đề nghị tuyên bố ngày 25/1 và chuyển đến quý vị ngày 27/1 vừa rồi của tổng thống Nixon làm căn bản, và có thể thêm bớt điều này điều kia, trong đó có cả chuyện chính trị. Nhưng bàn đến chính trị không bao giờ dứt, vì bàn đến chính trị có nghĩa là duy trì chính quyền Sàigòn, một điều Hà Nội không chịu, hay lật đổ chính quyền Sài gòn, điều chúng tôi không chịu, và thực tế không có một giải pháp chính trị nằm ở giữa.

Vậy chúng tôi phải tìm một con đường khác để chấm dứt chiến tranh. Trước hết là không biến nó thành một vấn đề quốc tế, và để cho người Đông Dương tự quyết định số phận của mình với nhau. Tôi cam đoan với ông thủ tướng rằng quyền tự quyết là mục tiêu của Hoa Kỳ tại Đông Dương, và tôi tin Trung quốc cũng muốn thế. Chúng tôi không muốn tranh giành gì tại đó cả. Và mặc dù chúng tôi không thể mang một chính quyền cộng sản đến Nam Việt Nam, nhưng nếu đó là kết quả của một diễn biến chính trị qua thời gian thì - nếu chúng tôi có thể sống chung với một chính quyền cộng sản ở Trung quốc – chúng tôi phải chấp nhận kết quả đó tại Đông Dương.

Chắc hôm nay ông thủ tướng nghĩ rằng tôi nói hơi nhiều (Kissinger vừa nói vừa cười)

Chu Ân Lai: Thôi hôm nay chúng ta xin tạm kết thúc ở đây. Tôi sẽ trao đổi với ông Phó chủ tịch Yeh Chien-ying và sáng mai ông sẽ thảo luận thêm với ông ta. Tôi nghe rằng ông muốn có một cuộc picnic ở Điện Nghỉ Mát Mùa Hè. (Di Hòa Viên cách Cấm thành chừng 20 km *)

Kissinger: Quý ông có hỏi tôi ngoài Cấm Thành còn muốn thăm thú nơi nào. Tôi nói Di Hòa Viên quá đẹp nên tôi muốn xem một lần nữa, và ban nghi lễ của ông đề nghị thêm picnic. Đó là một cử chỉ đẹp nhưng không phải do tôi đề nghị. Nhưng nếu có việc phải làm thì việc làm ưu tiên hơn picnic./.

 

Trần Bình Nam

June 5, 2006

 

Một Tấm Lòng Vàng

 

Trần Bình Nam

Ngày 15 tháng 6 năm 2006 trong một cuộc họp báo tại thành phố Redmond, bang Washington sau giờ thị trường chứng khoán ở New York đã đóng cửa, ông Bill Gates giám đốc công ti Microsoft cho biết ông sẽ rời bỏ chức vụ giám đốc trong vòng hai năm để dùng thì giờ điều hành cơ sở từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation (gọi tắt là cơ sở Melinda). Melinda Gates là vợ ông. Ông ký tặng cơ sở Melinda 31 tỉ mỹ kim (trong số tài sản ước lượng 81 tỉ của ông) để giúp cải tiến việc giáo dục và săn sóc sức khỏe cho những người kém may mắn, nhất là tại Phi châu.

Ngày 26/6/2006 theo chân Bill Gates nhà tỉ phú Warren Buffett giám đốc công ti Berkshire Hathaway chuyên về đầu tư, trụ sở đặt tại bang Nebraska, tuyên bố tặng 37 tỉ mỹ kim trong số tài sản 43 tỉ mỹ kim của ông cho cơ sở Melinda của ông Bill Gates. Sáu tỉ mỹ kim còn lại ông Buffett tặng cho các tổ chức từ thiện do ba người con và bà vợ trước của ông thành lập. Ông Buffett tặng cơ sở của vợ chồng ông Bill Gates 43 tỉ mỹ kim với điều kiện: ông là một thành viên của Hội đồng điều hành cơ sở Melinda, ông Bill Gates thôi dần việc với công ti Microsoft để cùng ông trực tiếp điều hành cơ sở Melinda (như ông Gates đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 15/6) và số tiền 43 tỉ chỉ được chuyển nhượng cho cơ sở Melinda chừng nào một trong hai ông (Buffett hoặc Gates) còn trực tiếp điều khiển cơ sở. Năm đầu tiên ông Buffett chuyển 1.5 tỉ mỹ kim.

Việc các nhà kinh doanh và kỹ nghệ gia thành công bỏ tiền làm việc từ thiện không phải là hiếm trên thế giới. Trong thế kỷ thứ 19 nhà kỹ nghệ dầu hỏa Mỹ John Rockefeller (1839-1937) và Andrew Carnegie (1935-1919) nhà kỹ nghệ thép đã bỏ ra theo thứ tự 7.6 tỉ và 4.1 tỉ mỹ kim (theo thời giá năm 2006) để giúp phát triển giáo dục, y tế, canh nông và thành lập các thư viện. Số tiền của ông Rockefeller đã giúp các bác sĩ tìm ra thuốc chủng ngừa bệnh sốt rét vàng da (yellow fever) và tạo ra cuộc “cách mạng xanh” (green revolution) trong nông nghiệp giúp hơn một tỉ người thoát khỏi nạn đói.

Theo thống kê, các nhà tỉ phú Hoa Kỳ dẫn đầu trong việc bỏ tiền lập các cơ sơ từ thiện. Tính đến năm 2006 sau Hoa Kỳ (Bill, Melinda Gates & Buffett, 60 tỉ) là Thụy Điển (công ti bán đồ trang trí nhà cửa IKEA, 38 tỉ), Anh quốc (công ti Welcome Trust, 22 tỉ) và Ý (cơ sở Cariplo & Monte del Paschi di Siena, 15 tỉ).

Nhưng việc bỏ tiền của ông Bill Gates có nhiều ý nghĩa nhất. Bill Gates năm nay 50 tuổi, còn quá trẻ, số tiền ông bỏ ra rất lớn và bỏ ra trong một thời điểm các nhà tài phiệt tại Hoa Kỳ đang mang tai tiếng như công ti năng lượng Enron của Kenneth Lay lường gạt khách hàng, khai phá sản cuối năm 2001 và vừa bị một tòa án liên bang tại Houston xử có tội mấy tháng trước. Ông Gates đứng ra tự điều hành cơ sở từ thiện của mình để tránh lãng phí và đầu tư tiền bạc vào một vùng bất hạnh và bị thế giới quên lãng nhất trên thế giới. Hành động của ông kéo theo nghĩa cử của ông Warren Buffett và người ta hy vọng nó sẽ tạo ra một phong trào bỏ tiền làm điều thiện trên thế giới.

Thông thường hành động từ thiện lớn như John Rockefeller và Andrew Carnegie do lòng nhân, hoặc do quan niệm rằng hệ thống tư bản giúp họ làm giàu đã để lại sau lưng một số người kém may mắn hơn, hoặc phát xuất từ một nhân sinh quan như ông Buffett rằng để lại một gia kếch xù lại cho con cái không tạo thành một “vương triều” có hậu mà chỉ có hại cho dòng họ (dòng họ Kennedy ở Massachusetts là một thí dụ).

Nhưng hành động của Bill Gates có thể có nguyên nhân sâu xa hơn. Thời sinh tiền bà Mary Gates mẹ ông, một nhà giáo, thường khuyên con nếu sau này ra đời thành công và giàu có thì nên nhớ đó là tiền của xã hội mình có được nhờ may mắn và khôn ngoan hơn nên đừng quên “trả lại” cho xã hội. Nhưng ít ai nghĩ ông Bill Gates bỏ ra 31 tỉ mỹ kim và có thể trong tương lai cả 50 tỉ còn lại là đơn thuần do lời khuyên của mẹ.

Bill Gates là một người khác thường. Phong thái bình dị là nét đặc thù của ông. Năm 1973 mới mười tám tuổi ông vào đại học Harvard, một trường nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ, nhưng ông không chấp nhận con đường thành công kiểu cách qua mảnh bằng tiến sĩ suốt đời áo mão cân đai. Năm 1975 ông bỏ ngang cùng với Paul Allen, một người bạn trẻ về bang New Mexico quê mùa mở một công ti bán nhu liệu điện toán hồi đó còn đục lỗ trên bìa cứng. Từ đó trong suốt 30 năm với trí thông minh tuyệt vời, với cách làm việc khoa học ông và bạn gây dựng nên công ti Microsoft làm nên cuộc cách mạng điện toán thay đổi hẳn bộ mặt thế giới chúng ta đang sống. Thế giới, chứ không riêng gì nước Mỹ sẽ không như hôm nay nếu không có Bill Gates.

Nhưng thế giới ông sống cũng biến chuyển một cách lạ thường. Con người càng ngự trị thiên nhiên, vật chất càng dồi dào thì “phẩm chất” của sự sống càng suy giảm. Điều này ít người để ý nhưng có lẽ đã là niềm ưu tư trăn trở của tâm hồn hướng thiện của Bill Gates từ những ngày thơ ấu bên cạnh bà mẹ nhân từ và trong sân trường đại học.

 Nhớ lại cách đây 20 hay 30 chục năm những bản tin truyền hình đến với mỗi gia đình mỗi buổi chiều khá cân đối, bên cạnh tin dữ có tin vui mang lại tươi mát cho không khí gia đình. Nhưng trong những năm gần đây tin tức trên truyền hình đa số là tin không vui, mở đài là thấy cảnh cướp của giết người, họa hằn lắm mới có một vài tin vui làm ấm lòng người nghe. Tin vui ít đến nổi đài truyền hình NBC, một trong ba hệ thống truyền hình lớn của Hoa Kỳ có sáng kiến thêm mục “make a difference” để có cơ hội mỗi ngày mang một tin lành đến khán thính gỉả.

Nhưng điều đáng sợ là chúng ta không ghi nhận được rằng thế giới chúng ta đang sống càng ngày càng bệnh hoạn. Năm 1963 hình ảnh tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức tại một góc đường ở thành phố Sàigòn đã gây nên sự xúc động trên toàn thế giới. Nhưng từ năm 2003 đến nay những cuộc nổ bom tự sát hằng ngày tại Iraq không làm ai xúc động. Tôi không biết Hòa Thượng Quảng Đức có tin rằng sau khi chết ngài sẽ được đầu thai về cõi niết bàn hay những người du kích Hồi giáo có thật tin sau khi nổ bom tự sát để giết người khác họ sẽ được hằng chục thiếu nữ xinh đẹp đón tiếp lên cõi trời, nhưng có một điều hiển nhiên là ai cũng muốn sống và khi họ chọn cái chết là để  bày tỏ một sự bất mãn tuyệt đối không thể diễn tả bằng lời, dù cho sự bất mãn đó được biện minh hay không.

Trong chiến tranh Việt nam khi vụ tàn sát Mỹ Lai (xẩy ra năm 1968) tại một ngôi làng nhỏ tại tỉnh Quảng Ngãi được phanh phui (năm 1969) dư luận nước Mỹ xúc động đến độ người ta cho cuộc chiến tranh Việt Nam đánh mất lương tri của những người lính trẻ vốn hiền lành nhân hậu, nhưng gần đây những cuộc giết thường dân vô tội như tại Hadithah bên bờ sông Euphrates tháng 11 năm 2005 bởi một số quân nhân Hoa Kỳ cũng như vụ mấy người lính Mỹ hiếp dâm một thiếu nữ người Iraq rồi giết nguyên cả một gia đình gồm đương sự, bố mẹ và cô em gái để phi tang như diễn ra trong tháng 3/2006 tại một ngôi làng nhỏ nằm ở phía nam thành phố Baghdad chỉ là một cái tin thoáng qua rồi rơi vào quên lãng. Nhiều người còn nhớ chuyện chuồng cọp giam tù chính trị tại Côn Sơn mà các dân biểu phản chiến Mỹ thích đến Việt Nam khoảng đầu thập niên 1970 để phanh phui xem như một vết dơ của chế độ ông Nguyễn Văn Thiệu, nhưng tại nhà tù Abu Ghraib mà mức độ vi phạm nhân quyền của người tù trong những tháng cuối năm 2003 gấp trăm lần những gì đã diễn ra ở nhà tù Côn Sơn cũng nhanh chóng rơi vào quên lãng. Tấm hình ông Eddie Adams chụp chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một du kích quân giữa thành phố Sài Gòn ngày 1/2/1968 đã đóng góp phần nào vào sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và làm cho đời sống tị nạn của ông Loan ở Hoa Kỳ điêu đứng trong khi những vụ du kích Hồi giáo dùng dao cắt cổ thường dân và quân nhân Mỹ rồi cho phổ biến hình trên truyền hình cũng không thấy thế giới lên án gắt gao như họ từng lên án ông Loan.

Đó là chuyện ngoài chiến trường. Tại các thành phố vốn êm đềm tĩnh lặng của Hoa Kỳ cũng có nhiều chuyện để quan tâm. Ngày 20/4/1999 khi hai học sinh trường Trung học Columbine ở Colorado mang súng vào trường bắn chết 12 học sinh và một giáo viên cả nước Mỹ xôn xao. Truyền thông và quốc hội đặt vấn đề “phải làm một cái gì” để cho một việc tương tự không thể diễn ra trong tương lai. Nhưng những vụ bắn giết tương tự vẫn diễn ra và từ năm 1999 đến năm 2005 tin tức ghi nhận những vụ học sinh nổ súng tại các trường Trung học đã xẩy ra trên 17 tiểu bang Hoa Kỳ. Nhưng tin tức không làm cho dư luận xúc động nữa. Chỉ là tin thoáng qua và cuộc sống vẫn thế trôi qua.

Ở tầm vóc thế giới, sau thế chiến thứ hai, khi vụ Đức Quốc xã giết 6 triệu người Do Thái được phanh phui, thế giới cho rằng đó là điều không thể quan niệm được và các lãnh tụ trên thế giới thề thốt rằng những việc như vậy sẽ không thể tái diễn. Nhưng năm 1975 Polpot giết một triệu đồng bào của ông, và chính quyền Polpot vẫn giữ được ghế tại Liên hiệp quốc trong một thời gian. Năm 1994 người Hutu giết một triệu người Tutsi tại Rwanda, Phi châu chỉ vì thế giới chần chờ. Trong ba tháng, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1999, người Serbia giết 10.000 người gốc Albania trong tỉnh Kosovo, và từ tháng 2 năm 2003 cho đến tháng 3 năm 2005 người A rập do chính quyền Hồi giáo Sudan tổ chức và trang bị vũ khí đã giết 180.000 người da den sống trong vùng Darfur tại miền Tây Sudan. Thế giới đã miễn cưỡng can thiệp vì sợ đụng chạm quyền lợi với Sudan, và cuộc tàn sát vẫn còn tiếp diễn trước sự bất lực của quốc tế.

Nhắc đến những sự việc trên tôi không có ý kết án một chính phủ hay một cá nhân nào. Người bị giết hay người tạo ra tội ác đều là “nạn nhân” của hoàn cảnh, rơi vào một nơi không đúng chỗ, vào một thời điểm không đúng lúc, và ở trong một trạng thái tâm lý họ không có điều kiện làm chủ. Tôi chỉ muốn ghi nhận một điều: thế giới chúng ta đang sống đang mất dần phẩm chất và những lãnh tụ chính trị, các nhà đạo đức và các nhà lãnh đạo tinh thần hình như cũng bất lực.

Bill Gates phải là người từng trăn trở trước thế giới ông đang sống và cảm nhận được sự bất lực của mình, mặc dù ông có khả năng xây dựng một đế quốc tài chánh của riêng ông. Những chủng tử tốt nơi ông giúp ông tiếp cận được với ảo ảnh của cuộc đời và quả  tim nhân hậu của ông làm ông dễ thổn thức trước nỗi khổ của tha nhân hơn là đa số chúng ta. Những bậc tiên tri như Chúa Jesus Christ hay Phật Thích Ca từng nói đến ngày tận thế và thời mạt pháp, thì có thể ông Bill Gates cảm nhận được rằng nếu tâm con người không thay đổi thì tận thế là đây và mạt pháp cũng là đây.

Sở thuế Hoa Kỳ cho biết rằng từ tháng 7 năm 2004 đến hết tháng 6 năm 2005 công ti Microsoft của Bill Gates lời 39.79 tỉ mỹ kim. Ai có thể từ bỏ lòng tham để trải tấm lòng vàng đi cứu nhân độ thế ngoài thiên thần và các vị bồ tát?

Phải chăng Bill Gates là hiện thân bằng da bằng thịt của một thiên thần hay một vị bồ tát giáng trần để cảnh giác thế giới đang chơi vơi trên bờ vực thẳm./.

Trần Bình Nam

July 21, 2006

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness