TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

'Khó thay đổi lớn về chính trị ở VN'

Bài đăng trên BBC từ 11-16/3 /2007

Phòng vấn Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam ở Học viện Quốc phòng Úc

Tuần này (Từ 11 đến 16-3) Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm Hoa Kỳ.

Một trong những điểm gây chú ý đối với không ít người là thời điểm diễn ra chuyến thăm này diễn ra ngay sau việc nhà chức trách Việt Nam tỏ ra mạnh tay với một số nhân vật bất phục chế độ vốn đã lên tiếng từ lâu.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam ở Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng chính quyền Việt Nam gần đây tỏ ra khéo léo hơn trong việc kiểm soát chính trị.

Carl Thayer: Theo tôi, sự kiểm soát chính trị ở Việt Nam đã trở nên khéo léo hơn, và tính đến phản ứng của quốc tế; họ quan tâm hơn liệu những việc họ làm có thể được phản ánh ở nước ngoài như thế nào. Thỉnh thoảng, khi có những người như Linh mục Nguyễn Văn Lý trở nên chủ động hơn, hoặc muốn vượt thoát ra giới hạn cho phép, khi ấy chính quyền sẽ có hành động.

Từ những gì đã diễn ra, ta có thể rút ra bài học. Những người trong khối 8406 đang gặp phải một số rắc rối.

 Lần đầu tiên kể từ năm 1975 ở Việt Nam mới lại có một mạng lưới lớn rải khắp đất nước, với hàng ngàn

người ủng hộ, thậm chí số lượng có thể lớn hơn. Nên hiện nay chính quyền đang bắt những lãnh đạo nổi bật, cắt đứt liên lạc của họ với ngoài nước, đồng thời để ý đến phản ứng của quốc tế để từ đó chính quyền có thể điều chỉnh hành động.

Phong trào dân chủ khó có sức hấp dẫn ở VN bởi giới trung lưu chưa cảm thấy bị áp bức”
Giáo sư Carl Thayer

BBC:Trong thời gian qua, tại Việt Nam đã có sự khôi phục lại những hoạt động đòi dân chủ có tổ chức hơn. Nhưng mặt khác, ông có nghĩ là các nhóm phản kháng đang cần một chiến lược khác thì mới có thể hiệu quả hơn?

Carl Thayer: Tôi nghĩ, một điều rõ rệt là phần lớn những chỉ trích của phe bất đồng chính kiến thì đôi khi cũng đã được nói ra bên trong Đảng. Vấn đề thực sự là làm thế nào người ta tiến hành sự giải phóng chính trị.

Chính quyền Việt Nam sẽ làm điều đó bằng cách tăng số lượng người ngoài đảng tại Quốc hội, cho phép Quốc hội được chỉ trích nhiều hơn, đồng thời kiểm soát báo chí để họ đưa những tin đã được đảng đồng ý.

Tôi không nghĩ là phong trào dân chủ lại có một sức hấp dẫn nào ở Việt Nam. Trong tầng lớp trung lưu không có hẳn một tập hợp cử tri cảm thấy họ bị áp bức, hay số lượng những cảm tình viên chịu tác động của phong trào dân chủ cũng không lớn. Hiện nay, họ truyền thông điệp, kêu gọi qua internet và chỉ có những người sống ở thành thị là biết đến.

BBC:Như vậy theo ý ông, bất kì một sự thay đổi lớn nào cũng sẽ đến từ bên trong chính thể, chứ không phải từ những người bất đồng chính kiến.

Carl Thayer: Sẽ chẳng có thay đổi lớn đâu, vì tôi nghĩ chính thể sợ họ sẽ không kiểm soát được. Họ vẫn nhớ và lo ngại những sự kiện ở Đông Âu cuối thập niên 1980.

Nhưng chính quyền nhận thức được rằng họ phải mở cửa và từ cái nhìn của họ, thì họ đã có những biện pháp quan trọng để tăng cường tính minh bạch, thí dụ như buổi đối thoại qua internet của Thủ tướng Việt Nam. Trong thời gian trước Đại hội X, Đảng cũng để người dân tranh luận ở mức độ nhất định về dân chủ, về chế độ một đảng. Các đảng viên cũng đã được phép làm kinh tế tư nhân.

Thế nên, sự thay đổi mang tính tiệm tiến, theo cái nghĩa là Đảng không chặn đứng sự thay đổi, họ bảo trợ cho thay đổi nhưng theo một cách được kiểm soát.

Có lẽ 20 năm nữa thì sẽ có 40% người ngoài đảng tranh cử ngồi ghế quốc hội 
BBC:
Như vậy, với tư cách là một nhà nghiên cứu chính trị, ông có dự đoán là bao lâu nữa thì mới có sự thay đổi lớn trong nền chính trị Việt Nam?

Carl Thayer: Nghĩ đến 10 năm tới, ta thấy có hai đại hội Đảng, hai cuộc tổng tuyển cử, và lịch sử có thể mách bảo vài điều. Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng đổi tên thành Đảng Lao Động và sau đó đổi lại thành Đảng Cộng sản. Vào thập niên 1990, một số người đề nghị đảng nên đổi tên để phản ánh hiện tại. Sau 20 năm nữa, cái tên Đảng Cộng sản có lẽ không còn ý nghĩa gì nữa, nó trở thành biểu tượng của quá khứ. Đảng khi ấy có thể giữ định hướng chủ nghĩa xã hội bằng cách đổi tên thành một đảng dân chủ xã hội.

Hiện nay đã có nỗ lực phân chia trách nhiệm giữa đảng và nhà nước, cho Quốc hội kiểm soát nhiều hơn việc làm luật. Tôi đoán trong tương lai sẽ có thêm nhiều hơn các nghị sĩ tự ứng cử, và những nghị sĩ ngoài đảng. Lần này họ nhắm đến tỉ lệ 20% người ngoài đảng, và 20 năm nữa, chúng ta có thể nghĩ đến tỉ lệ 40% .
______________________________________________

Bạn anh Ẩn ở Givral
Kể từ ngày Ông Bush đến Việt Nam ,dầu ai đó có ý kiến này nọ gì đi nữa ,thì thực tế cho thấy Mỹ và Đảng CS hoặc những người đang nắm quyền lực ở VN hầu như nhứt trí trên 5 vấn đề chiến lược liên quan đến VN:

1/ Mỹ ngày càng đồng ý với VN rằng không ai khác hơn là những người yêu nước thật tâm trong Đang CS VN là những người đã ,đang và sẽ nắm được quyền lực ở VN .

2/ Những nhóm ,cá nhân gọi là chính trị dân chủ nhân quyền khác chẳng qua là những bông hoa mà Mỹ và Đảng CS cần và tất yếu phải có ngày càng nhiều trong vườn hoa dân chủ mà Mỹ và Đảng CS VN đang cùng trồng .thời gian trồng cho vườn xum xuê khoảng chừng 15 -20 năm gì đó, tuỳ.

3/ Trong những lực lượng yêu nước ở VN ,Qua thực tế Mỹ biết rõ ai nói nhiều hơn làm. Cái Mỹ cần ở Vn 20-50 năm tới là yêu nước và Mạnh mẽ toàn diện về kinh tế ,quốc phòng ,an ninh gắn với Lào ,Cam và ASEAN ,và không phản lại quyền lợi chiến lươc của Mỹ -tuyệt đối không theo Trung Quốc mà có quyền chơi với TQuốc -Mỹ giúp cho VN mạnh vì lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ chứ chẳng phải vì mấy Ông CS VN dụ được Mỹ đâu .Hai bên rỏ bụng dạ nhau rồi chơi với nhau ,xáp vô - kỳ này khớp vô rồi -ha ha .Tại sao Mỹ lại cần Vn như vậy -cứ hỏi Mỹ thì rõ bụng .

4/Mỹ và VN cũng biết rõ là các cường quốc như TQ ,Nga biết đặng cái mà Mỹ VN tò tí .Nga thì họ OK nhưng họ cũng có lời khuyên là làm gì thì làm giử cho họ những gì họ đã có ở đây -Mỹ cũng OK sa lem. Cái khó là Bà Tàu .Mỹ tò tí với VN giống như với một cô gái đẹp rất sáng mà sát nách mình - lâu nay qua lại nhà mình có khi cãi lộn có khi cho nhau đồ chơi vòng vàng,hột xoàn . Mỹ và nhất là Vn rõ ra là đang vừa tò tí vừa dè chừng . Thế thôi rồi cứ tò tí cứ dè.

5/ Chế độ chính trị VN trong 5-10 -15 -20 năm tới là kết quả của những bước ,những nấc đi vững không biến động lớn như lật đổ ,bạo lọan .Vì sao?

Vì VN có Mỹ bảo kê rồi ,Vì sao nữa VN cũng ok sa lem phải sửa đôi mình ngày càng đường hoàng đặng vô chợ bán buôn với người ta cho bằng chị bằng em. Hiện nay không ai đoán hoặc vẽ ra được mô thức chính trị VN sau này cái đó Mỹ củng đồng ý là để cho người VN trong đó có CS yêu nước quyết định miễn là 4 cái thỏa thuận trên không bị xi nhê gì ( xin lỗi chử CS ở đây nói cho vui chứ mấy ông nội này còn gì nữa mà CS hiểu theo nghĩa trước 1990 .đại khái : mấy ổng đâu còn vô thần, đâu còn công hữu xóa tư hữu ,v.v )

Một ý kiến
Bạn Minh, có lẽ cách nhìn của bạn là theo kiểu ĐCS. Vì ĐCS tự cho mình độc quyền cai trị Việt nam. Khác với bạn thì đại đa số dân việt nam rất tham hiểu về chính trị. Nếu đã nói là dân chủ thì dân phải có chủ quyền trên đất nước vì phải có quyền tự quyết định tương lai của mình. Dân Chủ kiểu bạn nói là Đảng chủ chứ không phải Dân chủ.

Minh, HCMC
Tôi đọc diễn đan BBC Việt ngữ đã rất lâu và nghe BBC Radio từ khi tôi con học trung học, tôi thấy rằng các bạn tranh luận vơi nhau về một chủ đề nao đó trên diễn đàn này, đa số các bạn thiếu kiến thức về cá lĩnh vực đang tranh luận. các bạn chỉ có một vài bức xức của cá nhân, gia đình hoặc bạn bè hoặc bạn chỉ nhìn nhận vấn đề một cách cảm tính khi phát biểu hay luận bàn về đề tài đó.

Chính trị là một lĩnh vực mà đòi hòi người ta phải bỏ ra nhiều thời gian để hoc, đọc và tiếp cận nó trong đời sống. Các bạn nói nhiều như thế, tranh luận sôi nỗi như thế, tôi hỏi các bạn có biết và hiểu như thế nào là chúnh trị? như thế nào là Nhà nước, thế nào là Pháp luật? (Tôi muốn nhấn mạnh rằng các khái niệm đó của Việt Nam và của Phương tây). Khi nói đến một vấn đề gì chúgn ta cần phải xem cái thực tiễn là gì để vận dụng cho phù hợp. Nhà bạn ở quê - ngheo với những tập tục lề lối ở quê khi bạn lên thành thị bạn sẽ nhì thấy tại sao thành thị có những lối sống thoải mái thế! tại sao quê minh lạc hậu thế?!

Nhưng bạn phại tự nhìn lại minh là một anh chàng "nhà quê" nên phải sống tôt theo kiểu nhà quê, dĩ nhiên là khi đi vào thành phố mình phải xử sự một cách khéo léo để phù hợp (do minh đã có tri thưc về lối sóng ở thành thị). Khi tôi viết những dòng chữ này tôi không muốn nhắc đến một sự kiện hay cá nhân cụ thể nào bởi vì tôi không muốn trở thành công cụ của người này hay kẻ khác. TÔI THÍCH ĐỘC LẬP - DÂN CHỦ THEO CÁCH CỦA TÔI.

Đồng nghiệp với Anh Phạm Xuân Ẩn
Ý kiến của Ông Carl Thayer chứng tỏ ông theo sát tình hình Việt nam và có kinh nghiệm phân tích chính trị xã hội sâu. Tôi còn nhớ Kissing ger đã từng viết một bài báo khoảng năm 1970 nói về nếu khả năng mà những nước Đông Âu chuyển qua chế độ dân chủ kiểu Phương Tây thì phải mất tối thiểu cở 50 năm mới hoàn chỉnh chế độ thể chế chính trị kinh tế xã hội.

Bây giờ Việt nam mới đổi mới 20 năm mà Ông Chủ của tthế giới tự do đã trực tiếp và khen đáo khen để thì Việt nam ,trong con mắt của Mỹ ,đã đi nhanh lắm rồi trên con đường trở về với thế giới văn minh dân chủ. Nhanh hay chậm là tuỳ theo cáci nghĩ của con người . Có người thì nói Việt nam bây giờ còn quá tệ phải dân chủ ngay ,2,3 Đảng .10 ,20 báo tư v.v Đó là ý người đó muốn còn thực tế có như vậy ngay hay không là việc khác . Điều đó cũng nằm ngoài ý muốn của Ông Triết , Ông Mạnh ,Ông Dũng nữa.

Giả thử một vài Ông trong Bộ chính trị mà có ý nghĩ cho xã hội hưởing ngay cái mà 20 năm nữa mới khả dĩ đượ c thì mấy Ông này cũng bị dẹp như đã từng có người bị dẹp . Cần phải hiểu quyền lợi của đám đông hiện nay nó quyết định. Mà đám đông chịu như Ông Carl Thayer đã bàn.

Vietnamese
Tôi có cùng quan điểm với giáo sư Carl Thayer ở một số điều và ngược lại. Việc để có một sự thay đổi về tình hình ở VN rõ ràng là một điều "cực kỳ" khó trong một tương lai gần. Tuy nhiên phát biểu của ông rằng "Phong trào dân chủ khó có sức hấp dẫn ở VN bởi giới trung lưu chưa cảm thấy bị áp bức" tôi thấy chưa hẳn là như vậy. Không phải là họ không thấy, không biết gì mà ngược lại họ thấy, họ biết rất nhiều nữa là đằng khác. Nhưng vì sao? Đó là "sự im lặng của bầy cừu". Mặt khác tầng lớp trung lưu ở VN chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên tổng dân số, số còn lại là tầng lớp hạ lưu lao động tay chân, nghèo và kém tri thức.

Dân chủ hay nhân quyền đối với họ chẳng có ý nghĩa gì cả, hay nói đúng hơn là họ chẳng cần b! n tâm đến nó để làm gì, bởi vì điều đó đâu có mang đến cho họ nhất thời cơm ăn, áo mặc hàng ngày? Và đó mới là vấn đề, vì sao? Đó là vấn đề thông tin_tạm gọi là "mù thông tin". Tôi không đồng ý với một số người cho rằng vấn đề nhân quyền, dân chủ là "đèn nhà ai nấy sáng". Đó là cách nói hoa mỹ, màu mè cho xong chuyện, cho qua chuyện. Bởi vì ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, con người đều có "quyền con người", đơn giản vậy thôi.

Trai Quê
Bạn Nguyen Vu, TPHCM đưa thí dụ đời xưa ra thấy có điều gượng ép,dân chủ là ước vọng của đời sống, không thể ví với cam với quít. Tôi nhớ hồi ba tôi ra Hà Nội chơi, ông ghé Bắc Ninh lựa mấy cây nhãn giống đem về Bà Rịa, ông cu ky ôm trên xe đò,cặm cụi chăm bón cả năm cây mới sống, bây giờ hơn mười năm rồi, năm nào cũng chỉ cho mấy chùm nhãn queo quắt, không chua mà cũng không ngọt, chim chóc chê ...

Mùa nhãn nào má tôi cũng lắc đầu "Nhãn miền Bắc không thể sống ở miền Nam mà, khác phong thổ, chặt bỏ cho rồi, hại đất, tốn công che đậy ngừa chim chóc". Nhưng Ba tôi thì quyết tâm "Thứ nhứt tại tôi ngu chưa biết làm đúng cách, thứ hai bà với tui nó không phụ lo,chớ đất nào mà không là đất, thời tiết có khác chút thì chua ngọt cũng khác í! t thôi chớ đâu có tệ quá như vầy, bà để đó tôi lo". Tôi giả lả phụ họa "Ba nói đúng, để rồi tụi con phụ, cây trái kén đất là đương nhiên, không lẽ nào người ta biết làm ra trái ngọt mà mình chấp nhận ăn trái chát sao?".

Nhờ thế mấy năm nay nhãn vườn nhà tôi ăn ít ai chê. Xin hỏi bạn Nguyen Vu, chim nào mà không muốn bay, cá nào mà không muốn bơi lội, người nào mà không muốn sống hạnh phúc, phong tục tập quán nào lại đề cao hạn chế tự do? Chỉ có mấy ông tham quyền, tham lợi, muốn kềm kẹp dân mới đồng ý với bạn thôi. Câu nói của Án Anh muốn ám chỉ "chế độ nào thì đẻ ra trí tuệ, nhân cách ấy" chớ không thể nghĩ "dân ngu, dân nghèo đến mức nào thì thả lỏng đến mức ấy" được.

Huỳnh Đan Nam, Đồng Tháp
Tôi là một độc giả vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện xem bbcvietnamese. Tình cờ xem được cuộc tranh luận của một số đọc giả khác với tác giả NGUYEN VU, qua những dẫn trích như" hoàn cảnh của VN hiện nay không cho phép quyền lực nhà nước bị phân tán mà phải tập trung vào một mối để đưa VN tiến lên tránh nguy cơ tụt hậu ". Việc những "nhà cải cách dân chủ "làm chỉ khiến cho xã hội nhiễu loạn, không được lợi ích gì cả ", thì ít nhiều tôi biết đượcban NGUYEN VU là một người yêu nước nhưng rất mù quáng. Ngày xưa tôi cũng như bạn yêu đất nước mình vô cùng, yêu những người CS tuyệt đối. nhưng đó là chuyện ngày xưa, chuyện của thời cắp sách đến trường, thời trẻ con bị người ta đầu độc...đến hôm nay thì tình yêu đất nước của tôi vẫn còn đó, nhưng đối với những th! àngư CS thì nên vớt bỏ nó đi. Bởi chính nó là thủ phạm làm cho xã hội Việt nam ngày càng trở nên ngột ngạt đến mức nghẹt thở. tất cả đều là sự dối trá tinh xảo. ban NGUYEN VU thân mến tôi chắn nếu bạn muốn trở thành một Đảng viên Đang CS điều kiện đầu tiên là bạn phải biết nịnh nọt, kế đến bạn phải biết độc ác, sống trái với lương tâm mình...bạn sẽ là Đảng viên, sẽ guữ vai trò lãnh đạo. Tôi hỏi bạn một chế độ toàn là những kẻ tàn ác tráo trở giữ vai trò lãnh đạo thì thử hỏi cuộc sống đó sẽ ra sao. mặc dù hiện nay BCH TƯ Đảng CS việt nam là những người hết sức có tâm huyết họ đang cố hết sức mình tiêu diệt tham nhũng và tiêu cực nhằm xây dựng lại niềm tin đối với dân chúng việt nam ( những nạn nhân tooi nghiệp ) nhưng tôi nghỉ là họ changử làm được gì khác nào muối bỏ biển. Bởi đa số hiện nay Đảng viên không có lý tưởng sống như thế hệ trước nữa, mà họ chỉ nghỉ đến tiền. nguy hiểm hơn họ là họ cố tình tạo ra thế hệ thừa kế là những kẻ càng ngu dốt và tham lam càng dễ phát triển, vì như thế công việc mờ ám của họ sẽ không người biết đến. Tôi là một người dân sinh sống ở thôn quê, " những điều trông thấy mà đau đơn lòng" nhưng đành bất lực. càng đấu tranh anh càng bị cô lập, bị phân biệt đối xử, đáng buồn hơn là cái xấu vẫn ngang nhiên tồn tại một cáchthách thức. tôi rất muốn Đảng CS sớm sụp đổ đễ VN " hết cơn bỉ cực tới hồi thái lai"

Kinhte, TP HCM, Việt nam
Tôi đồng ý với ý kiến của GS Carl Thayer; một quốc gia của 83 triệu con bò thì làm gì biết tới dân chủ -- cái quyền làm chủ của người dân. Nói như bạn Nguyen Vu, TPHCM thì công dân của các quốc gia khác có quyền làm người (nhân quyền), còn công dân của XHCN Việt Nam, thì không có quyền làm người, vì nhân quyền hay quyền làm người chỉ được thực hiện ở nơi khác, ngoài Việt Nam. Không lẽ Nguyen Vu thích làm trâu bò, tệ hơn làm người sao??? Thai Lan và Phi Lip Pin có gì không bằng VN?

Nói về kinh tế, thì Việt Nam cần phải tiếp tục phát triển 8% hàng năm trong vòng 20 năm nữa thì mới theo kip. Và họ đâu có cần tập trung quyền lực, nhưng vẫn khá hơn VN. Vậy chúng ta cần hỏi, tập trung quyền lực tốt hay thể chế dân chủ tốt hơn cho quốc gia? Cần phải nhìn vào lịch sử các nước trên thế giới, xem coi bao nhiêu nước giàu mạnh là dân chủ và độc đảng? Còn chuyện các nhà dân chủ nọ kia nhận tiền của ai để sống và hoạt động thì tôi không rõ; nhưng sao bạn không hỏi các chú công an Việt Nam lấy tiền đâu xây nhà lầu, mua xe, mặc dù lương tháng chỉ hơn 1 triệu? Nếu nhận tiền của nước ngoài là phạm pháp, thì sao không bắt giam thân nhân và gia đình của khoảng 3 triệu việt kiều đi; họ cũng thường xuyên gửi tiền về cho gia đình đó. Dù cho các nhà dân chủ kia nhận tiền của nước ngoài, thì sao? Nhà nước và ĐCSVN cũng nhận tiền của nước ngoài viện trợ: hàng năm báo chí có đăng và khoe số lượng kiều hối, tiền viện trợ, tiền cho mượn không lãi, v.v.... đó. Hãnh diện gì cho một dân tộc ăn xin, lại đi bắt người mình khi họ cũng nhận tiền nước ngoài như mình?

Một thính giả
Nhiều quý vị lẩn lộn giữa "điều nên làm" và "điều có thể làm". GS Thayer chẳng qua là thực tế hơn nhiều quý vị tại đây thôi. Dân chủ trái ý Đảng thế nào được khi ĐCSVN nắm quân độI (lực lượng kinh khủng này chưa từng cần thiết phải "ra mặt"), công an, toàn bộ chính quyền các cấp, văn hóa, giáo dục, v.v...

Nhờ vào văn hóa Đảng, giáo dục XHCN, giới trẻ dưới 30 tuổi chiếm trên 60% dân số không biết một chút gì về dân chủ để mà phản đối hoặc ủng hộ. Họ chỉ dửng dưng, coi như gân gà (theo như lời Tào Tháo), bỏ đi thì uổng, ăn thì không ngon, vậy cất trong xó chờ bán ve chai vậy. Việt kiều nào có thân nhân tại VN đều hiểu rõ, hoặc nên hiểu rõ, đại đa số người trong nước chỉ trông chờ tiền bạc của quý vị thôi, chứ không phục, không thích gì quý vị cả. Người ta quy ra tiền tất cả mọi thứ, không ai phục Việt kiều giỏi mà nghèo, mà chỉ chạy theo tung hứng Việt kiều giàu cho dù dốt đặc cũng được.

Ai từng về VN mà hết tiền xài thì sẽ hiểu rõ thói đời đen bạc thế nào, khi bạn bè người thân mới tháng trước hoan nghênh chúc tụng quý vị, giành nhau ra sân bay đón, nay ngoảnh mặt làm ngơ nếu họ biết quý vị không có nhiều tiền, nay bị mất bóp hay sao đó cần họ cho ở nhờ, nuôi nấng trong khi xin lại hộ chiếu về nước. Dân trong nước đa số muốn có tiền ngay, trước mắt, hãy xem cách họ nhảy vào thị trường chứng khoán là thấy rõ. Không phải không biết sẽ có ngày sụp đổ, nhưng người ta muốn có lợi cho chính mình hôm nay, rồi ngày mai ai bị sụp thì ráng chịu. Từ đó suy ra, quý vị nói chuyện dân chủ với người tại VN thế nào được, khi câu đầu tiên họ hỏi lại sẽ là, "Dân chủ đem lại cho Tôi bao nhiêu tiền ngay lập tức?" Chết cha, dân chủ đâu phải là ly rượu, uống vô là ép phê ngay? Ai có thời giờ, hứng thú, mà nghe quý vị nói chuyện "trên trời dưới đất" nào là phải có dân chủ, đối trọng, thì mới giải quyết nhiều vấn đề vĩ mô như giảm nạn bán rừng, tăng sản lượng điện, cải cách giáo dục, bảo vệ môi trường, giảm tai nạn giao thông, nâng cao y tế công cộng, v.v... và v.v...?

Mấy chuyện tệ hại kể trên, hể có tiền là giải quyết được rồi cho riêng cá nhân, như mua máy phát điện, cho con đi học trường quốc tế hoặc du học, dọn nhà vô khu giàu như quận 7 Sài Gòn, mua xe hơi chạy thì sợ gì xe gắn máy chạy ẩu, có bệnh nhẹ thì vô bệnh viện Việt Pháp, nặng thì bay qua Singapore, v.v...? Tranh đấu cho dân chủ chung cho toàn quốc làm gì, trong khi tranh đấu làm giàu cá nhân vừa an toàn vừa chắc ăn, có thua vẫn có thể làm lại, chứ ở tù vì dân chủ thì coi như suốt đời không bao giờ ngóc đầu dậy được - nếu cái đầu còn chưa bị bắn bỏ.

Một thính giả
Tôi dồng ý với ý kiến của ông Nguyễn Vu, TPHCM là " hoàn cảnh của VN hiện nay không cho phép quyền lực nhà nước bị phân tán mà phải tập trung vào một mối để đưa VN tiến lên tránh nguy cơ tụt hậu ". Việc những "nhà cải cách dân chủ "làm chỉ khiến cho xã hội nhiễu loạn, không được lợi ích gì cả ". Tôi tin tưởng tuyệt đối vào tư tưởng Hồ Chí Minh,người đươc thế giới tôn vinh là Nhà Văn hóa và bản thân sự hy sinh của Người cho nhân dân-Tổ quốc Việt Nam. Mọi người dân Việt nam nên có lòng tự tôn dân tộc và rộng lượng . Việc nên làm là cùng nhau nhau hiến kế có tầm kinh bang - tế thế đểxây dựng Đất nước Việt Nam DÂN CHỦ-CÔNG HÒA-ĐỘC LẬP - TỰ DO- HẠNH PHÚClà tốt nhất.Phải gạt bỏ mọi mầm họa nội chiến ra khỏi Tổ Quốc Việt Nam.

Thinh Le, Tp HCM
Tôi dồng ý với ý kiến của ông Nguyễn Vu, TPHCM là " hoàn cảnh của VN hiện nay không cho phép quyền lực nhà nước bị phân tán mà phải tập trung vào một mối để đưa VN tiến lên tránh nguy cơ tụt hậu ". Việc những "nhà cải cách dân chủ "làm chỉ khiến cho xã hội nhiễu loạn, không được lợi ích gì cả ". Tôi tin tưởng tuyệt đối vào tư tưởng Hồ Chí Minh,người đươc thế giới tôn vinh là Nhà Văn hóa và bản thân sự hy sinh của Người cho nhân dân-Tổ quốc Việt Nam. Mọi người dân Việt nam nên có lòng tự tôn dân tộc và rộng lượng . Việc nên làm là cùng nhau nhau hiến kế có tầm kinh bang - tế thế đểxây dựng Đất nước Việt Nam DÂN CHỦ-CÔNG HÒA-ĐỘC LẬP - TỰ DO- HẠNH PHÚClà tốt nhất.Phải gạt bỏ mọi mầm họa nội chiến ra khỏi Tổ Quốc Việt Nam.

Một thính giả
Tôi cho rằng việc mọi người tranh luận với nhau về vấn đề dân chủ trên diễn đàn là một ý tưởng hay.Tuy nhiên tất cả sự so sánh hay áp đặt một mô hình xã hội hay chính trị và cả về kinh tế của một quốc gia này với một quốc gia khác đều là khập khiễng hoặc vô lý hãy so sánh ở các nước phát triển nhất cũng vậy thôi thể chế của Hoa kỳ cũng không thể ap dụng cho Anh, Pháp, Nhật, Đức.....được.

Việt nam là một đất nước đang phát triển neu không muốn nói là lạc hậu nhưng đất nước đang từng ngày thay đổi cái gì cũ lạc hậu chắc chắn sẽ bị đào thải loại bỏ.Nhưng dù thế nào đi chăng nữa mỗi người Việt nam chúng ta không phân biệt tầng lớp, tôn giáo,chính trị đã là người Việt nam phải yêu người Việt nam mọi sư gây chia rẽ mất ! oàn kết dân tộc đều trái đạo lý.Tôi đã sống hơn 20 năm trong chiến tranh và hàng chục năm trong cơ chế khủng khiếp cua chế độ này nhưng phần lớn cơ chế đó đã bị loại bỏ đời sống đã được cải thiện rõ rệt và thay đổi từng ngày và rất ổn định mọi người tự do làm ăn buôn bán làm giàu chính đáng,tự do phát biểu chính kiến góp ý với chính quyền để họ từng bước cải thiện cơ chế và nhiều vấn đề khác.

Tuy còn nhiều bất cập nhưng tôi cho rằng không ở đâu hoặc ở bất cứ một quốc gia nào lại Yên bình và ổn định như ở Việt nam ,có thể nói sau chiến tranh bom đạn súng các loại rất nhièu nhưng hoàn toàn không có bạo động.Mọi ngưòi cứ cho rằng ở Việt nam mọi thông tin bị bưng bít hoặc bị làm sai lệch tôi cho răng điều đó chưa đúng tôi là ! nông dân tôi vẫn có thể trò truyện với các bạn! bằng mạng nét hay nghe đài của các nước phương Tây bình thường tivi vẫn có thể xem cac đài CNN,BBC,Đức,

Khang Duong, Bien Hoa, Việt nam
Khi tôi sống ở VN đã có quá nhiều điều bị bưng bít và che giấu. Thử hỏi một chế độ, một xã hội không muốn nhân dân tiếp cận sự thật, không muốn con người mở mang tri thức, học sinh bị nhồi nhét những tư tưởng lạc hậu của mấy chục năm về trước thì làm sao dám gọi là dân chủ và văn minh? Cuộc sống phải thay đổi và lòng người cũng đổi thay thì chế độ chỉ trong nhất thời ấy tại sao không chịu nhường bước để chân lý có thể đi lên? Tôi đã nhìn thấy sự thối nát không gì cứu vãn của chính phủ và những gì lệ thuộc vào nó, cuộc sống sẽ ra sao khi người dân thì nghèo đói mà Đảng CS vẫn ngang nhiên bóc lột? Tôi thật sự đau buồn cho dân tộc cho đất nước tôi, và tự nghĩ bản thân không thể đóng góp một phần nào như một xấu hổ lớn nhất. Hơn bao giờ hết điều mà nhân dân VN mong đợi và kìm nén ấy phải được lắng nghe, phải được đáp ứng.

Lan, Kuala Lumpur, Malaysia
Có lẽ giáo sư nói đúng. Bản thân tôi là một người rất hi vọng vào phong trào dân chủ ở Việt Nam. Đôi khi trong đầu tôi cũng nghĩ rằng Việt Nam bây giờ cũng giống như Đông Âu những năm ấy, những phong trào dân chủ nổ ra khi chính quyền các nước Đông Âu đang vùng vẫy với các chính sách cải cách, và ở Việt Nam hiện nay phong trào dân chủ cũng đang rất mạnh mẽ khi mà nhà nước đang đổi mới, và tôi rất muốn tin rằng phong trào dân chủ ở Việt Nam sẽ đạt đến đỉnh cao như ở Đông Âu thập niên 1980. Nhưng lời giáo sư khiến tôi chợt nghĩ lại. Đúng tầng lớp trung lưu hiện nay khá lạnh nhạt với phong trào. Nói chính xác hơn họ mà chủ yếu là ở thành phố thông qua internet biết đến phong trào, và họ cũng mong phong trào thành công. Nhưng chẳng ai lại lên tiếng ủng hộ phong trào một cách công khai hoàn toàn cả.

Tầng lớp trung lưu thực ra cũng không tha thứ cho chính quyền này, nhưng phần nhiều là vì chuyện quá khứ, mỗi khi họ nhớ lại những thời kì khó khăn của thập niên 50 và 70, 80. Họ biết bản chất của chế độ này và cũng mong nó biến khỏi Việt Nam. Nhưng bây giờ cuộc sống của họ khá hơn, nỗi căm phẫn vẫn còn đó, nhưng họ phải lo cho chính cuộc sống của mình, giả sử như bây giờ có một cuộc cách mạng nổ ra, Việt Nam sẽ không thể đi vào ổn định ngay được, và lúc đấy cuộc sống của họ sẽ ra sao, liệu có chắc là tốt đẹp hơn hiện tại không? Chỉ khi bị đẩy xuống những hoàn cảnh khó khăn nhất, người ta mới nghĩ rằng phải thoát li và nghĩ đến một cuộc sống tốt đẹp hơn dưới một chế độ khác. Và điều đó không đúng với Việt Nam bây giờ, khi người dân đang bị che mắt bởi những đổi mới về kinh tế mà bỏ mặc tình trạng chính trị khắc nghiệt. Vì thế những người trung lưu dù có biết cũng không mấy mặn mà với phong trào dân chủ. Có lẽ phải khi xã hội Việt Nam đi đến một trình độ phát triển nhất định, người dân mới nhận rõ được quyền lợi chính trị của mình.

Nguyen Vu, TPHCM
Các vị có đọc Đông chu Liệt quốc chưa, trong đó có đoạn Án Anh nước Tề nói với vua Sở: quýt trồng ở Giang Nam thì ngọt nhưng khi đem trồng ở Giang Bắc thì chua do không hợp thổ nhưỡng, khí hậu. Dân chủ cũng vậy, áp dụng ở nước này thì tốt nhưng áp dụng ở nước khác thì không được. Theo tôi, hoàn cảnh của VN hiện nay không cho phép quyền lực nhà nước bị phân tán mà phải tập trung vào một mối để đưa VN tiến lên tránh nguy cơ tụt hậu. Việc những nhà cải cách dân chủ làm chỉ khiến cho xã hội nhiễu loạn, không được lợi ích gì cả, thử hỏi với trình độ phát triển dân trí của VN hôm nay liệu có áp dụng được các giá trị phương Tây không, chắc xã hội lại dân chủ kiểu Thái lan, Phi lip pin chứ gì, cái đó thì tôi xin kiếu.

Theo tôi được biết những kẻ tự xưng là nhà dân chủ nọ kia chẳng qua là ăn tiền của các tổ chức bên ngoài để mà "ăn cơm của chúa thì múa tối ngày " chứ gì, nếu không lấy quái đâu ra tiền mà hoạt động, mà trả lương cho bộ máy của mình? Còn các bác Việt kiều chẳng đóng góp được gì cho tổ quốc mà chỉ giỏi chọc ngoáy, bởi vì nói phét thì ai mà kiểm chứng và đánh thuế được. Các ông hãy đừng nghĩ là các ông giỏi hơn thiên hạ mà hãy nghĩ làm sao để VN, tổ quốc của tôi và của các ông phát triển tốt đẹp hơn, mọi người dân được hưởng những điều kiện vật chất, tinh thần tốt hơn là ngồi một chỗ mà la ó về dân chủ này nọ, rồi vận động hành lang các ông nghị Mỹ phê phán trong nước cản trở sự phát triển của quan hệ hai nước, như vậy là các ông có! tội với dân tộc đấy. Việt kiều phải là cầu! nối V N với thế giới chứ không phải để thế giới quay lưng với VN. Trân trọng kính chào.

Spe
Với phát biểu của ông Carl Thayler, một chuyên gia về Việt Nam một lần nữa chứng tỏ không ai hiểu về Việt Nam bằng những con người Việt Nam đang sống trực tiếp trên mảnh đất này. Sức căng của sự áp bức có lẽ đang đạt đến giới hạn cuối trong lòng xã hội Việt Nam, chính giới trung lưu mới là thành phần chịu tương tác trực tiếp nhất của áp lực này.

Theo dõi nhiều nhận định của vị chuyên gia này, đây là lần đầu tiên tôi thấy ông có những nhận xét khá thiên vị cho đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời phủ một bóng đêm đầy bi quan và sợ hãi lên quá trình đấu tranh dân chủ.

Những người đang sống tại Việt Nam tin rằng, đang tồn tại một làn sóng mạnh mẽ khao khát đòi hỏi dân chủ cho đất nước. Những gì thể hiện bên ngoài hiện nay chỉ là bề nổi hời hợt, không phản ánh đúng bản chất của hiện tượng.

Tôi rất biết ơn và chia sẽ những khó khăn mà những người công khai hoạt động dân chủ đang phải gánh chịu. Họ chấp nhận đánh đổi sự tự do của cuộc đời mình để thổi vào phong trào dân chủ một làn gió tuy còn yếu ớt nhưng rất cần thiết.

Không thể là 20 năm hay 40 năm để cải thiện tình hình hiện nay nếu không muốn đất nước này đi vào bế tắc. Việt Nam dứt khoát phải tiến hành một cuộc cách mạng nhằm thay đổi triệt để những yếu kém hiện nay.

Harry D, Việt Nam
"Khó thay đổi lớn về chính trị ở Việt Nam" tôi nghĩ câu nói này khá chính xác.

Còn lý do vì sao thì rất đơn giản. Trước đây tôi luôn tự hào rằng mình đang sống trong một xã hội, một đất nước hoàn thiện được thế giới ca ngợi về nhiều mặt nhưng sau này khi tiếp xúc được với các thông tin từ BBC và một số website khác thì tôi mới ngỡ ra là mình đã bị đánh lừa. Nếu các bạn không tin tôi thì các bạn hãy thử làm một cuộc kiểm tra mà qua đó tôi nghĩ một đứa trẻ cũng có thể nhận ra vấn đề.

Các bạn hãy dạo vòng và theo dõi tất cả các website hoặc các phương tiện truyền thông của Việt Nam đố các bạn tìm ra được những thông tin nào bất lợi cho ĐCS. Đó chắc cũng là lý do mà chính phủ Việt Nam kiểm tra gắt gao bao chí và Internet, họ sợ những cái mặt trái, những khuyết điểm của họ được đưa ra trước dân chúng. Một nhà nước, một chính quyền mà sợ phê bình như thế liệu có thay đổi được không?

Xin ẩn danh
Nhà có gia phong, nước có luật pháp, dân chủ là điều cần có nhưng không phải là tất cả điều gì cũng có thể làm mà không tính đến điều được điều mất của cả một dân tộc, càng không thể có việc để những kẻ mơ màng với thời cuộc, với những điều kiện của đất nước để theo chân kẻ ngoại lang, thật nực cười là mọi người cứ phải đao to búa lớn với nhau trên diễn đàn này.

Minh Nam, VN
Đã qua hàng chục lần bầu cử mà đến 2007 dân Viêt nam vẫn không thoạt khỏi cảnh "đảng cử dân bầu". Số tự người ứng cử vẫn rất thấp. Kiểu dân chủ này liệu có bao nhiêu người khen? Chỉ biết rằng đến nay người dân không còn quan tâm đi bầu nữa (cử người đi bầu thay cho cả nhà, không cần biết có ai ứng cử, ai trúng). Tôi kính phục những bạn trong diễn đàn này nói "mỗi nước có cách hiểu dân chủ riêng và tán thành cách hiểu do đảng dày công dạy dỗ". Do vậy, tôi cho rằng còn rất lâu mới có sự thay đổi chính trị; nhưng sẽ thay đổi, mà không thể cưỡng được. Nếu ai chưa hiểu rõ từ "kiên định" và "ngoan cố" thì cứ theo dõi sự chuyển biến chính trị theo tốc độ rùa ở VN.

Việt
Chính trị ở Việt Nam không thể nào thay đổi vì ĐCSVN độc quyền yêu nước, nhân dân không có quyền yêu nước. Quyền yêu nước chỉ được đảng cho theo một chỉ số nhất định và chỉ cho một số đảng viên cao cấp mà thôi. Ý chí và sức mạnh dân tộc đã bị đảng cướp từ lâu lắm rồi.

Một ý kiến
Ông Vận Văn Quốc có lẻ chưa đi ra nước ngoài (khác nước Mỹ và châu Âu) nên ông chưa thấy thiên hạ đang sống như thế nào!

Vận văn Quốc
Thôi cứ như bây giờ thì cũng còn có thể lay lất sống được, chỉ sợ mấy chục năm nữa mà mấy ông gốc tham nhũng lên nắm hết quyền trong đảng, trong quốc hội và nhà nước, lúc ấy ai lên tiếng chống đối không những mang tội "lạm dụng dân chủ", mà còn thêm tội "chống phá chính sách nhà nước", "phản bội truyền thống dân tộc" thì buồn lắm.

Hoang Tung, Hamilton, Canada
Kính gửi bạn Vo Dong Pha, Vancouver, Canada: Theo ý kiến bạn, có vẻ như... thể chế chính trị VN hiện nay là do nhân dân VN ta "sáng tạo" ra chứ không phải là khuôn mẫu Macxit, Stalinit, Maotrach đông từ nước ngoài áp đặt qua bàn tay sắt của đảng CSVN?? Tại sao ta bắt chước cái tệ hại, xấu xa ...đã bị Liên Xô và các nước Đông Âu vứt vào sọt rác và các nước EU lên án là chế độ tàn bạo thì được bạn " hồ hởi" chấp nhận còn nói đến việc băt chước theo khuôn mẫu chính trị rất ưu việt, nhân bản của Canada (nước bạn và tôi đang sinh sống)hoặc Úc, Bỉ, Đức, Nhật, Phần Lan, Na-Uy, Thụy Điển...lại không được bạn hoan nghênh nhỉ ?(tôi không nói đến nước Mỹ, vì nền dân chủ Mỹ theo tôi vẫn chưa được nhân bản, tốt đẹp như Canada). Tại sao, cứ nói đến Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền(như Canada chẳng hạn)thì một số vị trong diễn đàn này dị ứng đến thế ?? Đó là kết tinh những ước vọng của nhân dân thế giới được nêu lên trong các Hiến Chương, Hiệp nghị... của Liên Hiệp Quốc và được chính nhà n! ớc VN ký tên thừa nhận, tham gia. Tôi không thể hiểu được một quốc gia đã ký tên vào đó rồi sau đó nói lui nói tới, với luận điệu: "chúng tôi ký nhưng chúng tôi ... không chấp nhận ".

Phải nói thế nào đây cung cách ứng xử như thế: là hồ đồ, là rừng rú ?? có phải là đáng xấu hổ cho nước Việt chúng ta không ?? Nhìn lại lịch sử mấy mươi năm qua của đất nước chúng ta, ai cũng thấy rõ chính những người CSVN đã bắt chước hoặc đã thực hiện rập khuôn... theo những chính sách của nước ngoài(được họ xem như mẫu mực kinh nghiệm của các đàn anh)như Liên Xô, Trung quốc nhiều hơn bất cứ chính thể quốc gia nào khác trong toàn bộ lịch sử VN, so với nước ngòai khác (Mỹ, Pháp). Nào là: kế hoạch hóa, nông nghiệp tập thể, cơ chế bao cấp, chế độ tem phiếu, chế độ an ninh khu vực, cải cách thổ địa, đổi tiền, cải tạo công thương nghiệp ....biết bao nhiêu chính sách mà họ đã "bắt chước" rập khuôn, hoặc bị áp lực của các đàn anh mà phải thi hành dù chưa muốn hoặc thời cơ chưa chín muồi..(cụ Hồ có lần than vãn về Cải cách Thổ địa, việc bắn bà Nguyễn Tị Năm...). Bảo Đại, Ngô đình Diệm cho đến Thiệu Kỳ ...cũng chưa từng lệ thuộc vào ngoại bang đến mức độ đó !

Vo Dong Pha, Vancouver, Canada
Về "đảng cử dân bầu", đối với quí vị nào chê VN như thế, nếu tôi không lầm thì năm 2008 sẻ có bầu cử TT ở Mỷ, xin mời quí vị công dân nước Mỷ hăng hái mà nộp đơn ứng cử Tổng thống nhé!. Càng nhiều càng dân chủ càng tốt mà; hay là củng chỉ vỏn vẹn hai đảng, mổi đảng cử một người, dân đen củng chỉ được chọn một trong hai mà thôi; trước bầu cử, hứa thì nhiều, hẹn cho cố, vào được ghế rồi thì phần lớn đều là gió thoảng mây bay cả. Với tôi dân chủ kiểu tây phương chỉ là một trò chơi hình thức có tính mai rủi, đỏ đen, không sòng phẳng.

Hảy nhìn, nếu tôi không lầm, số người tham gia bầu cử thường chỉ chiếm khoảng 50%, 60% tổng số cử tri, do đó một người có phiếu của chỉ khoảng 30% tổng số cử tri là đả có thể đắc cử rồi; sao lại gọi là đa số,đại diện của đa số, đại diên cho cả nước được!. Tôi không nói là chế độ bầu cử ở VN là hoàn hảo, mà thật ra còn nhiều khuyết điểm cần phải sửa đổi, hoàn thiện để tiếng nói của người dân được tôn trọng, phản ảnh trung thực hơn trong các chính sách của nhà nước; nhưng có một điều mà không ai có thể phủ nhận là ít ra tính đại diện, nhất là đại diện cho các nhóm người( phụ nử, trẻ, tôn giáo, thiểu số,...), tầng lớp trong xả hội (trí thức, lao động, quân đội, doanh nhân,...) thì rất cao,có thể nói hơn hẳn các nước dân chủ hình thức tây phương. Một thí dụ điển hình là về nhóm người thiểu số trong một quốc gia, nếu tôi không lầm, qua bao cuộc bầu cử, lần nào VN củng có một số ghế dành cho nhóm người nầy ở VN; nếu quí vị xem xét kỷ thì nhửng người thiểu số ở Úc, ở Mỷ, ở Canada,... c! ó được như thế hay không?.

Vài điều tôi muốn nhắc nhở quí vị học đòi theo dân chủ hình thức tây phương là

(a) Người VN giải quyết chuyện của người VN, kể cả chuyện bầu, ứng cử; không ai nên, hoặc có thể áp đặt được điều gì cả. Người VN có khả năng và sẻ tự chọn cho mình một hình thức quản lý đất nước riêng không nhất thiết là phải dân chủ, độc tài, quân chủ, quân phiệt, cộng sản, tư bản,..., mà phù hợp, dù ngay cả một hình thức mới chưa có tiền lệ, với đất nước và con người VN để làm thăng tiến xả hội VN một cách nhanh và bền vửng nhất.

(b) thật là hồ đồ nếu bảo rằng cách "dân chủ hình thức ở phương tây" đả "tốt" ở phương tây nên nếu áp dụng củng sẻ "tốt" ở VN; xin dừng lại mà suy nghỉ một chốc: một loài cây dù có sinh trưởng rất tốt ở một v! ng đất nào đó không có nghỉa là, không nhất thiết là sẻ sống được ở một vùng đất khác. Quí vị cứ đem cây lúa nước VN sang trồng ở Anh thử xem.

Mai Tue
Tiến trình dân chủ tại VN, theo như ông Carl Thayer dự đoán 40 năm nữa mới có được 40% người ngoài Đảng vào quốc hội. Có nghĩa là 40 năm nữa ĐCS vẫn còn tồn tại, quyền tự do ứng cử của VN vẫn chưa được thực thi nghiêm túc, chưa thực sự có dân chủ tại VN?.Đó là ý kiến riêng của ông Carl Thayer. Còn tôi, tôi nghĩ khác ông ấy! Cách đây hơn 20 năm, một số nước Đông Âu họ đã không trải qua một quá trình tiệm tiến như thế để giải thể ĐCS và trở thành nước dân chủ.

Ba Lan là một trong các nước hiếm hoi có phong trào dân chủ công khai lộ diện đấu tranh trực tiếp với chính quyền CS, còn lại đa số các nước Đông Âu khác thì ý thức dân chủ chỉ âm ỉ trong lòng dân cho đến lúc có cơ hội bùng phát.Khả dĩ nếu có phong trào dân chủ tại các nư! ớc này,thì tôi vẫn cho rằng nó vẫn không nổi trội bằng các phong trào dân chủ hiện nay tại VN.Phong trào "nổi" hiện nay ở VN có thể bị đàn áp bởi ĐCS nhưng còn phong trào "chìm" trong mỗi lòng bất kỳ người dân bị đè nén áp bức, nó cũng đang âm ỉ và chờ ngày bùng nổ khi chín muồi.Đảng nào, chính quyền nào có thể đàn áp nổi phong trào này?

Một Thiên An Môn theo kiểu TQ ở VN chăng?Do đó tôi không bi quan như giáo sư Carl Thayer dự đoán mà tiến trình dân chủ hoá tại VN sẽ có trong tương lai gần hơn, một khi mà tất cả người dân đồng thuận đòi hỏi ĐCS phải thực thi Dân Chủ.

Vô danh
Cảm ơn các bạn đã có ý kiến của mình, tôi thấy đài BBC đưa tin rất đúng, đưa tất cả các thông tin chứ không phải một chiều như bạn gì ở Nha Trang nhìn nhận. Theo tôi BBC mở trang điện tử này là rất có ích vì ở đây có thông tin nhiều chiều.

Nhan, Sài Gòn
Tôi là một trí thức Việt Nam và tôi cho rằng nhận định cuả ông Thayer không hoàn toàn đúng. Tôi và các bạn tôi hiện đang có công ăn việc làm rất tốt, nhưng chúng tôi không cảm thấy hài lòng với cái xã hội VN hiện nay. Chúng tôi thật đau lòng khi nhìn thấy quá nhiều vấn đề XH: nhân phẩm phụ nữ bị bán rẽ, công sức lao động cuả công nhân bị bán rẻ, quản lý XH kém cỏi, đạo đức XH bị suy đồi...Và chúng tôi nhận ra đó là do chính cái chế độ độc Đảng đã gây ra. Hiện nay tôi đang tìm cách gia nhập các tổ chức Dân chủ đây, và tôi tin rằng các tổ chức này sẽ lớn mạnh rất nhanh trong thời gian tới bất chấp đàn áp của bạo quyền. Những ai có ý kiến cho rằng đi theo mô hình dân chủ là theo ngoại bang thì xin hãy nhìn lại thực trạng XH VN hiện nay, và các vị hãy nhớ là mô hình XH độc Đảng độc tài hiện nay cũng là do Đảng CSVN sao chép cuả Liên Xô và Trung Quốc chứ VN chưa bao giờ là nước đi tiên phong trong mô hình này cả.

Nguyễn Hải, Hà Nội
Việt nam là một nước hơn ai hết hiểu được bản chất của dân chủ và cái gọi là dân chủ của những những người luôn tự cho mình là dân chủ. Nếu cứ làm theo dân chủ như những người này thì có lẽ chẳng khác gì "Đẽo cày giữa đường" và dân VN lại chịu thêm 100 năm nô lệ hay phụ thuộc nữa chăng? Câu trả lời là "Không" nhất định chúng tôi không muốn làm nô lệ nếu các vị muốn đánh giá về dân chủ hay nhân quyền thì hãy nhìn vào đất nước các vị đi, đã có chưa? Hay chỉ cậy súng đạn dư thừa để đi trút lên các nước khác thôi? Tôi yêu tổ quốc tôi và những nhà lãnh đạo chân chính của chúng tôi và tôi tin rằng chỉ 20- 30 năm nữa thì đất nước các vị sẽ phải học hỏi ở Việt Nam nhiều điều hay đấy.

Thương dân Việt
Theo tôi, muốn biết dân Việt Nam thích theo hình thức chính trị nào thì nhà nước cứ cho "Trưng Cầu Dân Ý". Vận nước phải do Nhân Dân quyết định . Ngày 20/05/2007 này là bầu cử cả nước, nhưng danh sách cơ cấu thì đã xong ,(bầu bán làm gì thêm rách việc) chính quyền nên nhân cơ hội này lấy ý kiến Dân là vừa. Mong lắm thay, Cám ơn.

Nguyễn Khánh Hưng
Tôi không nghĩ là tình hình Việt Nam bi quan như nhận định của giáo sư Thayer. Tôi là một người Việt Nam trung lưu theo mô tả của giáo sư. Tôi có một địa vị xã hội trên trung bình với thu nhập khoảng 3000 dollars một tháng, có xe hơi và tài xế riêng. Khi còn ở VN, tôi có nhiều bất bình nhưng hướng sự uất ức và tức giận vào những cá nhân liên hệ trực tiếp, ví dụ như cán bộ nhà đất, hải quan, … Khi đi ra nước ngoài và học hỏi thêm, tôi nhận ra những bất công ấy không xuất phát từ những cá nhân và không thể loại bỏ được một khi cơ chế sinh ra nó vẫn cứ tồn tại. Cơ chế đó chính là chế độ chính trị độc đảng và toàn trị. Từ nhận thức này, tôi đã quyết tâm, bằng cách này hay cách khác, tôi sẽ tham gia để cải cách thể chế chính trị hiện tại. Ví dụ về cá nhân tôi để cho thấy là tầng lớp trung lưu - trí thức Việt Nam không dững dưng như nhận định của giáo sư Thayer. Nói rộng hơn, như chúng ta thấy trong thời gian qua, dù bị kiềm chế gắt gao, một số tờ báo lớn trong nước đã đưa ra những bài báo của những nhân vật có địa vị cao trong xã hội, kêu gọi cải thiện về xã hội, kể cả đề cập đến điều 4 trong hiến pháp. Rất nhiều bài báo hàng ngày đã đề cập tới tình trạng tham những với sự công phẩn ngày càng cao và sự kiên nhẫn ngày càng cạn kiệt. Bởi vì sự bệ rạc của xã hội đã không còn biện pháp cứu chữa.

Hệ thống nội chính bao gồm tư pháp – toà án – công an … đã mục rửa, và đổi trắng thay đen một cách trắng trợn. Chẳng hạn như vụ công ty điện lực thành phố, vụ Bùi Tiến D! ũng, Cục dự trữ quốc gia, Việt Nam Airline, … dù sai phạm đã được diển tả một cách rỏ ràng trên báo chí cả nước, nhưng kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng hoàn toàn ngược lại, bất chấp, và thách thức sự công phẩn của dư luận. Tất cả những hiện tượng này, đang đẩy một bộ phận thuộc giới trung lưu và trí thức hiện tại bước ra khỏi cơn mê và đi tới một hành động phản kháng. Thành phần bất mãn có thể nhiều nhưng chỉ có một số ít có hành động. Hẳn nhiên là vậy, nhưng một số ít kiên quyết sẽ kéo theo nhiều người cùng tham gia. Và một khi, tàn lửa nhỏ này bén đến tầng lớp lao động, công nhân, và nông dân vốn đang đầy uất hận thì sẽ trở nên sức mạnh không gì ngãn ðýợc. Tôi nghĩ giáo sý Thayer ðã không tính đến yếu tố này, cũng như trước những năm 1980, chẳng có nhà nghiên cứu nào tiên đoán là không phải một nước, mà là cả một hệ thống cộng sản ở Đông Âu sụp đổ nhanh chóng đến vậy!

Ẩn danh
Nhân dân Việt Nam đã quen chịu gian khổ và áp bức qua bao cuộc chiến xâm lược của ngoại bang. Người Việt Nam vốn hiền lành, chịu khó, nhưng không khuất phục. Cộng Sản Việt Nam đã sao chép chế độ chính trị tàn bạo của CS Liên-Xô. CSVN đã đối xử vô nhân tính với chủ nhân của mình đó là nhân dân. Đau lòng thay khi chủ bị đầy tớ lừa gạt, đánh đập, bỏ tù, cướp tài sản lúc thanh thiên bạch nhật. Tôi nghĩ nhân dân đang uất hận chịu đựng trong lòng. Theo Giáo Sư Carl Thayer thì chính trị Việt Nam sẽ chẳng có thay đổi lớn cũng có lý của ông, nhưng ông không đo được sự căm phẫn của lòng dân Việt Nam đâu. Tôi nghĩ nhân dân đang nén lòng chịu đựng và thời hạn áp bức của CSVN cũng chẳng còn lâu đâu.

Một ý kiến
Không giống như Giáo sư Carl Thayer một chuyên gia . Tôi là thầy bói vườn.Tôi bói một quẻ như sau ; 30 năm nữa , thế hệ thua thắng không còn nữa . VN sẽ ra đời một danh xưng Đảng nhân dân cách mạng.Tinh thần dân chủ tại VN lúc bấy giờ ngang với Campuchia bây giờ .

Trần Long, Nam Định
Như lời vị giáo sư kia nói thì chúng ta có thể thấy một sự chênh lệch quá lớn (hàng nghìn người so với 80 triệu dân), một con số quá nhỏ bé để thay đổi lịch sử. Xã hội Việt Nam đang đi lên, đường lối của Đảng ngày càng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên sự thay đổi về chính trị bây giờ là không phù hợp, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng Irac, Nam Tư,Afganistan....đó là những hệ quả của việc áp dụng kiểu dân chủ phương Tây.

Pinochio
Những nhận xét này của Giáo Sư Thayer rõ ràng có căn cứ và khả thi. Thẳng thắn mà nói thì dân tộc Việt Nam thích sống trong những chế độ độc tài, quân chủ theo cách Á Đông hơn là sống theo chế độ dân chủ quá nhiều như phương Tây. Trong huyết quản của người dân Việt ai cũng muốn thống trị người khác, cho nên không khó khi thấy họ sống thoải mái dưới các chế độ toàn trị. Chỉ cần họ có chút ít quyền lợi, bổng lộc là họ sẵn sàng bắt tay đồng minh với giai cấp thống trị. Những truyền thống đấu tranh cho cái chung của xã hội, cho tất cả mọi giai cấp trong xã hội là điều xa lạ. Điều này thì Bác Hồ là người tiên phong nắm vững nguyên tắc và vận dụng nó trong việc sử dụng các giai cấp trong xã hội trong các quá trình đấu tranh của Đảng Cộng Sản trong 2 cuộc kháng chiến vừa qua. Cứ nhìn ra các nước chung quanh Việt Nam sẽ thấy: không có mô hình dân chủ nào của phương Tây được hình thành và đi theo. Nó chỉ khác nhau ở mức độ cởi mở cho dân chủ nhiều hay ít thôi, ví dụ như Singapore luôn đựoc khen ngợi thì cũng là một nuớc gần như độc đảng lãnh đạo. Thêm nữa là cho tới hiện giờ chưa có một nhân vật tranh đấu nào nổi bật để có thể thu hút hay tập hợp mọi người quanh mình hết!

Nha Trang
Khái niệm dân chủ mỗi nước khác nhau, do tập quán, truyền thống dân tộc không quốc gia nào áp đặt 1 nền dân chủ cho 1 nước khác, đó là vi phạm hiến chương liên hợp quốc. Ví dụ người Hồi giáo người ta yêu cầu phụ nữ Anh ra đường phải đội khăn chùm đầu, lúc đó dân Anh sẽ nghĩ gì?Đất nước Việt do người Việt chúng tôi lo, BBC không nên đưa những câu bình luận mang tính 1 chiều, gây kích động. Đây là điều dân VN chúng tôi rất bất bình, nước Anh đang xâm lược IRAC bắn giết dân lành, và đang phải chống lại sự phản kháng của dân tộc IRAC, vậy nền dân chủ của nước Anh ở đâu? Xét cho cùng đó là sự dân chủ giả hiệu, lừa đảo dân Anh. Nếu lịch sử lùi thời gian lại năm 1942 tôi mong nước Đức quốc xã chiếm đóng nước Anh, thủ đô luân Đôn sống dưới mưa bom của Hít Le để cho người Anh thấu hiểu, thông cảm với những dân tộc đã từng bị đế quốc chiếm đóng và tàn phá, áp đặt 1 nền dân chủ giả hiệu của những kẻ xâm lược.

Vô Danh
Như vậy là ở Việt Nam dù có muốn đến thế nào đi chăng nữa, người dân cũng không làm cho Chính quyền thay đổi gì lớn. Cũng vậy, ở Mỹ, người dân Mỹ dù có muốn xây dựng chủ nghĩa Cộng sản đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ không làm được và sẽ gặp phải rắc rối tương tự.

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness