TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 11
  • Hôm nay: 335
  • Tháng: 10340
  • Tổng truy cập: 5143658
Chi tiết bài viết

Về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Theo luật gia Lê Khắc Sơn (Đồng Nai), Dự thảo luật sửa đổi cần quy định bắt buộc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải. Đồng thời, luật không nên quy định quá cụ thể nội dung giải quyết khiếu nại về đất đai, dễ dẫn đến tình trạng thiếu chặt chẽ và không thống nhất trong vận dụng.

Luật Đất đai năm 1993 (đã sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2001) chỉ có hai điều luật quy định trực tiếp có liên quan việc giải quyết tranh chấp đất đai (Điều 38 và 39). Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là đã dành một mục với năm điều luật quy định về "Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai" - Mục 9, Chương II. Đây là một tiến bộ rất đáng ghi nhận trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này. Với những quy định cụ thể, chi tiết hơn, trong Dự thảo Luật, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đã cơ bản có được một lộ trình pháp lý cụ thể; chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết các khiếu kiện có liên quan đất đai trong thời gian tới. Tuy nhiên, để các quy định thật sự phát huy tác dụng và thống nhất, tránh chồng chéo không đáng có, tôi đề nghị xem xét lại một số vấn đề sau:

- Khoản 1 Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (từ đây xin được viết là Dự thảo), quy định: "Nhà nước khuyến khích giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở". Thực tế qua mười năm thi hành Luật Đất đai năm 1993 về giải quyết tranh chấp đất đai trong nhân dân đã chứng tỏ công tác hòa giải ở cơ sở luôn mang lại hiệu quả và chất lượng rất thiết thực. Phần khá lớn các vụ việc tranh chấp đất đai trong nhân dân đã được giải quyếtthông qua hòa giải ở cơ sở. Công tác hòa giải ở cơ sở đã vừa giải quyết được tranh chấp, vừa giữ được tình làng, nghĩa xóm, sự đoàn kết thống nhất trong cộng đồng dân cư. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, đây cũng là một trong những việc thuộc phạm vi hòa giải của tổ chức hòa giải ở cơ sở. Do vậy, Dự thảo nên quy định theo hướng: Giải quyết tranh chấp đất đai trong nhân dân phải thông qua hòa giải ở cơ sở, chứ không nên chỉ khuyến khích.

- Điểm b, khoản 1, Điều 71 Dự thảo quy định: "UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức; giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu một trong các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc của trung ương; giải quyết các tranh chấp đã được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết nhưng đương sự khiếu nại theo quy định tại điểm a khoản này. Quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đương sự có quyền khởi kiện tại  Tòa án nhân dân".

Có thể nói, Dự thảo lần này đã hướng đến việc giao toàn bộ công tác quản lý và sử dụng đất về cho địa phương đảm trách. Do vậy, không chỉ trong quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất..., mà ngay cả trong quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai cũng được quy định chỉ có cấp huyện, tỉnh (xin gọi chung cho cả các cấp tương đương) có thẩm quyền giải quyết, cấp trung ương không có thẩm quyền giải quyết trừ trường hợp được quy định tại điều 72 Dự thảo.

Do đó, trong các trường hợp khi đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND huyện, UBND tỉnh thì Dự thảo quy định họ đều có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân.

Tuy nhiên, theo dự thảo, với các trường hợp tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện thì đương sự nếu không đồng ý với quyết định giải quyết, sẽ có hai cách lựa chọn giống như Luật hiện hành. Nhưng với những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh thì họ chỉ có một con đường nếu không đồng ý là khởi kiện ra Tòa án nhân dân. Quy định này trong Dự thảo có thiếu công bằng và làm hạn chế quyền của các tổ chức hay không? Bên cạnh đó, nếu theo đúng quy định của điểm b, khoản 1, Điều 71 này thì đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết (lần đầu) của cấp huyện, mà sau khi được cấp huyện giải quyết, đương sự không đồng ý, tiếp tục khiếu nại lên cấp tỉnh và đương nhiên sẽ phải được cấp tỉnh giải quyết theo quy định. Và rồi nếu vẫn không đồng ý với giải quyết của cấp tỉnh, họ lại vẫn còn nguyên quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân, thay vì họ đã bị mất quyền này khi đã chọn con đường tiếp khiếu lên cấp tỉnh. Ngược lại, với các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết (lần đầu) của cấp tỉnh, thì họ chỉ có một đường đi, nếu không đồng ý với giải quyết của tỉnh là khởi kiện ra Tòa án nhân dân. Vấn đề đề nghị được xem xét lại.

- Khoản 2, Điều 73 Dự thảo quy định về việc giải quyết khiếu nại về đất đai. Trong điều khoản này, Dự thảo quy định chi tiết về trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai. Nhưng, nếu tại khoản 1, Điều này đã quy định: "Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý và sử dụng đất đai", thì ở khoản 2 này chỉ quy định như khoản 2, Điều 74 của Dự thảo là đã chặt chẽ và thống nhất. Vì khi đã xác định việc khiếu nại về quản lý và sử dụng đất đai là quyền khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính (chỉ có thể là của cơ quan, cán bộ Nhà nước) của người sử dụng đất, thì đây là đối tượng điều chỉnh của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Do vậy, đề nghị không nên quy định những nội dung về thẩm quyền, thủ tục, trình tự giải quyết khiếu nại trong Dự thảo Luật Đất đai (theo khoa học pháp lý là một luật nội dung), mà nếu có quy định như trong Dự thảo cũng chưa đủ và thiếu chặt chẽ, thiếu thống nhất, dễ dẫn đến sự chồng chéo trong vận dụng Luật.

Ví như tại điểm đ, khoản 2 Điều 73 này quy định về thời hiệu khiếu nại chẳng hạn

"... Thời hiệu khiếu nại được tính từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành". Thông thường thì Quyết định hành chính (Quyết định giải quyết khiếu nại) có hiệu lực kể từ ngày ký; nhưng không phải quyết định nào ban hành cũng sẽ đến được tay đương sự ngay trong ngày quyết định đó được ký. Quy định này là chưa phù hợp (hạn chế quyền của các đương sự) và dễ dẫn đến các hành vi phát sinh.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness