TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

MUA BÁN NHÀ KHÔNG THÀNH XỬ LÍ RA SAO?

Mua bán nhà  không thành- hợp đồng vô hiệu, có tuyên trả lại cho nhau những gì đã nhận như tình trạng ban đầu, có tòa xem xét lỗi để chia phần thiệt hại chênh lệch do giá nhà đất tăng….giải quyết như thế nào là hợp lý?

TÒA KÊU TRẢ NGUYÊN, TÒA KÊU TRẢ THÊM…

năm 2001 ông k( bên b)kí hợp đồng mua căn  nhà trên đường trần hưng đạo quận 5 của một công ty kinh doanh nhà ở quận 1( bên a). căn nhà trên chưa hợp thức hóa nên bên a cam kết sau khi bên b đặt cọc sẽ làm thủ tục và sang tên cho bên b. tuy nhiên một thời gian sau bên a chủ động làm đơngửi tòa xin hủy hợp đồng, giữa năm 2003, xét xử sơ thẩm vụ kiện, tòa án nhân dân quận 5 nhận định:hợp đồng không có chứng thực hoặc công chứng , thời điểm kí kết hợp đồng tài sản dao dịch thuộc sở hữu nhà nước nên hợp đồng vô hiệu ngay từ khi ký kết …các bên phải trả cho nhau những gì đã nhận vào thời điểm tiến hành giao dịch. Trong trường hợp này rõ ràng công ty được lợi. giá nhà mua lúc bán có thể là 100 lượng vàng,đến khi lấy lại nhà có thể lên đến 150 lượng. phần chênh lệch ấy người mua không được hưởng theo tỷ lệ tiền vàng đã giao là không  hợp lý.

Nhưng không phải vụ xử hợp đồng vô hiệu nào tòa cũng tuyên như thế. Tháng 7/1993 ông b ngụ huyện tân hưng làm một tờ cam kết cầm cố đất cho ông t lấy 8 chỉ vàng, sau 10 năm ông sẽ chuộc lại với lãi suất 10%. Hết thời han ông b xin chuộc lại đất thì ong 6 ta không đồng ý. Tòa án nhân dân huyện xét xử tuyên hợp đồng giữa hai ông là trái pháp luật(vì pháp luật cấm cầm cố đất đai),do đó hợp đồng bị vô hiệu. ông t trả lại đất , ông b trả lại tiền theo thời giá hiện nay(7/2003), tính ra hơn 50 triệu đồng (tương đương 10 cây vàng). Đến phiên tòa phúc thẩm TAND tỉnh long an cấp sơ thẩm xác định cầm cố nhưng tính theo giá thị trường buộc ông b phải trả là không có cơ sở. trong 10 năm xử dụng đất ông t thu hoa lợi đã nhiều. đáng lẽ tình trạng ai trả về nấy nhưng tòa ghi thiện chí của ông b tự nguyện trả thêm cho ông t 5,6 chỉ vàng nuc74(khoản tiền tính theo lãi suất ngân hàng 7%/năm x 8 chỉ vàng x 10 năm)tổng cộng 13,6 chỉ vàng.

CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHÊNH LỆCH ?

Theo luật định khi giao dịch dân sự vô hiệu(hay hợp đồng vô hiệu) sẽ không là phát sinh quyền nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập. các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau nững gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng vật thì phải hoàn trả bằng tiền. tuy  nhiên điều đáng bàn là khi hợp đồng vô hiệu phát sinh do lỗi của một hoặc hai bên thì xử lí như thế nào? Theo thẩm phán nguyễn văn triệu phó chánh tòa tòa án dân sự tphcm, nếu tài sản giao dịch là tài sản hợp pháp (được phép giao dịch) nhưng các bên không tuân thủ thủ tục giao dịch( nhà phải đăng kí trước bạ sang tên) khiến cho hợp đồng vô hiệu dẫn đến thiệt hại(nhà lên giá ..)thì pahi3 xem xét lỗi để bồi thường thiệt hại. nếu hai bên có lỗi ngang nhau làm cho hợp đồng vô hiệu thì mỗi bên chịu một nửa phần thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp mua bán nhà , nếu một bên giao dịch hoàn toàn có lỗi làm cho hợp đồng cô hiệu thì theo hướng dẫn của TANDTC thì phải bồi thường phần thiệt hại đó, chẳng hạn nếu bên mau làm cho hợp đồng vô hiệu nếu giá nhà giảm mà bên bán bị thiệt hại thì bên mau phải bồi thường phần chênh lệch giá tính tại thời điểm xét xử sơ thẩm…còn đối với tài sản giao dịch không hợp pháp (nhà thuộc sở hữu nhà nước ..) thì mặc nhiên hai bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận ban đầu. việc bồi thường không đặt ra ở đây vì cả hai bên đều biết và phải biết đây là tài sản không được phép giao dịch. Tuy nhiên nếu người mua chứng minh đượcbằng cách nào đó người bán khiến cho họ tin tưởng đó là tài sản hợp pháp, thì người bán phải chịu hậu quả như giao dịch hợp pháp.

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness