TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

DUY TRÌ SỨC KHỎE CÁC VỊ CAO NIÊN

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

8748 E. Valley Blvd., Ste. H

Rosemead, CA 91770

(626) 288-3306

 

Chúng ta ở Mỹ ngày càng sống lâu hơn. Trong vòng một thế kỷ qua, tuổi thọ trung bình kể từ lúc sinh ra của người sống ở Mỹ đã tăng lên đáng kể, từ 47 tuổi vào năm 1900, lên đến 77 tuổi vào năm 2004. Người ta tính, vào năm 2030, người trên 65 tuổi sẽ chiếm hơn 20% dân số, tức khoảng 70 triệu người.

Hệ thống duy trì sức khỏe các vị cao niên tại Mỹ rất tốt, nhờ vào các phương cách y khoa phòng ngừa. Việc ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe tại Mỹ hiện được chia làm ba cách: primary prevention (phòng ngừa tiên khởi, phòng ngừa thứ nhất), secondary prevention (phòng ngừa thứ nhì) và tertiary prevention (phòng ngừa thứ ba).

Phòng ngừa tiên khởi nhắm mục đích ngừa đừng để bệnh xảy ra trong tương lai; phòng ngừa thứ nhì nhắm mục đích tìm và chữa bệnh sớm trong giai đoạn bệnh chưa gây triệu chứng; phòng ngừa thứ ba nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, tìm các phương cách giúp người bệnh sống khỏe mạnh và an toàn hơn.

Phòng ngừa tiên khởi

Các vị cao niên nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần; bỏ ngay thuốc lá nếu đang hút; bớt uống rượu nếu có uống rượu nhiều.

Aspirin nên được dùng cho những vị mang nguy cơ có thể sẽ bị bệnh tim mạch trong vòng 5 năm tới (nguy cơ >3% so với người thường), chẳng hạn như những người có bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chúng ta cẩn thận khi dùng aspirin vì aspirin có thể gây chảy máu đường tiêu hóa, nhất là cho các vị trên 75 tuổi, các vị có bệnh loét bao tử hoặc từng chảy máu đường tiêu hóa trong quá khứ, các vị đang uống những thuốc warfarin, steroid.

Cứ mỗi 10 năm, chúng ta chích ngừa phong đòn gánh (tetanus), để lỡ có đứt tay trầy chân, chúng ta yên tâm sẽ không bị phong đòn gánh, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể gây tử vong. Thuốc thường được pha chung với thuốc ngừa bệnh bạch hầu (diptheria, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm tạo những màng trắng ở họng), nên được gọi là thuốc ngừa Td (tetanus- diptheria).

Hàng năm, các vị cao niên 65 tuổi trở lên nên chích ngừa cúm khoảng tháng 10, 11, trước khi cúm đến vào mùa Đông. Người dưới 65 tuổi song đang mang các bệnh tim, phổi, hoặc những bệnh kinh nhiên khác khiến sức để kháng của cơ thể suy giảm, cũng nên chích ngừa cúm.

Các vị cao niên 65 tuổi trở lên cũng nên chích ngừa bệnh sưng phổi pneumococcus, chỉ cần một lần từ tuổi 65 trở lên.

Gần đây, có thuốc ngừa bệnh shingles (một bệnh do siêu vi, gây đau đớn, có khi rất dữ, nhất là cho người lớn tuổi, Việt Nam ta hay gọi nôm na là “bệnh giời ăn”), các vị 60 tuổi trở lên nên chích ngừa bệnh này.

Phòng ngừa thứ nhì

Phòng ngừa thứ nhì (secondary prevention) gồm việc truy tìm các ung thư ruột già, vú, nhiếp hộ tuyến, cổ tử cung; đo áp huyết định kỳ; thử máu xem có cao các chất mỡ trong máu; truy tìm bệnh rỗng xương; truy tìm bệnh phình nở động mạch aorta trong bụng (abdominal aortic aneurysm).

50 tuổi trở lên, cả đàn ông lẫn phụ nữ, chúng ta nên truy tìm ung thư ruột già, dù không có triệu chứng gì cả. Phương pháp truy tìm ung thư ruột già tốt nhất là soi toàn ruột già (colonoscopy), nếu bình thường, 10 năm chúng ta sẽ soi lại.

Nguy cơ bị ung thư nhiếp hộ tuyến tăng sau tuổi 50. Tiếc thay, hiện vẫn chưa có phương pháp truy tìm ung thư nhiếp hộ tuyến thực chính xác. Từ 50 tuổi trở lên, đàn ông chúng ta nên nhờ bác sĩ thăm khám nhiếp hộ tuyến hàng năm, và thảo luận với bác sĩ có nên thử PSA hay không. [Thường chất PSA trong máu tăng cao khi có ung thư nhiếp hộ tuyến, nhưng có nhiều trường hợp thử thấy PSA tăng cao, khi đâm kim lấy mô nhiếp hộ tuyến thử (biopsy), không thấy có ung thư, ngược lại, cũng có trường hợp ung thư, song PSA lại không cao nhiều, nên phương pháp truy tìm ung thư này không thực chính xác lắm, việc có nên thử PSA hay không sẽ tùy vào ý muốn của bạn, sau khi nghe lời giải thích của bác sĩ.]

Ung thư vú tăng cao nhiều sau tuổi 50. Từ tuổi 40 trở đi, phụ nữ nên đi khám vú hàng năm, và chụp phim vú mỗi 1-2 năm. Đến tuổi 50 trở đi, vẫn đến bác sĩ khám vú hàng năm, và mỗi năm nên chụp phim vú.

Việc làm Pap smear để truy tìm ung thư cổ tử cung cần được tiếp tục cho đến khi quá tuổi 65-70 mới ngưng, nếu ít nhất 3 lần làm Pap smear trong vòng 10 năm trước đó hoàn toàn bình thường.

Cao áp huyết xảy ra rất nhiều ở người cao tuổi, đưa đến các biến chứng tim mạch như chết cơ tim cấp tính (heart attack), tai biến mạch máu não (stroke). Có tuổi, 1-2 năm, chúng ta nên đến nhờ bác sĩ đo hộ áp huyết, để nếu có cao áp huyết còn sớm chữa.

Bệnh rỗng xương xảy ra nhiều ở phụ nữ đã mãn kinh. Phụ nữ 65 tuổi trở lên nên chụp phim truy tìm rỗng xương.

Đàn ông hút thuốc lá có thể bị phình nở động máu aorta trong bụng, nếu bể vỡ dễ gây tử vong. Đàn ông 65-75 tuổi hút thuốc lá hay từng hút trong quá khứ, hoặc có anh, em bị bệnh phình nở động máu aorta trong bụng, nên làm siêu âm bụng một lần để truy tìm bệnh phình nở động máu aorta.

Phòng ngừa thứ ba

Phòng ngừa thứ ba (tertiary prevention) nhận định hiện trạng sức khỏe của người bệnh, và tìm các phương cách giúp người bệnh sống khỏe mạnh và an toàn hơn

Ở các vị cao niên, phòng ngừa thứ ba gồm những việc bác sĩ nhận định sức khỏe tổng quát của các vị, những hoạt động để chăm sóc cho chính bản thân hàng ngày (tắm rửa, ăn uống, …), rồi về mặt trí óc, tri thức có sáng suốt không, về mặt tinh thần, có dấu chứng buồn chán (depression) không.

Về mắt, các vị cao niên nên được khám bởi bác sĩ chuyên khoa Mắt mỗi 1-2 năm, để truy tìm những bệnh quan trọng như cao áp suất mắt (glaucoma). Về tai, bác sĩ cũng nên để ý xem tai vị cao niên có nghe kém không.

Về dinh dưỡng, cao vị cao niên cần một thực phẩm đầy đủ các chất cần cho cơ thể. Các vị cần ít nhất 1200 mg calcium, 800 đơn vị sinh tố D mỗi ngày. Hàng ngày, thuốc đa sinh tố (multivitamins) cũng rất tốt, ngừa một số bệnh kinh niên có thể xảy ra do thiếu sinh tố.

Té ngã có thể đưa đến gãy xương, nên các phương cách giúp tránh té ngã cũng là những phòng ngừa quan trọng ở các vị cao niên. Càng dùng nhiều thuốc, càng dễ có phản ứng phụ của thuốc và té ngã, bác sĩ nên thường xuyên nhận định thuốc nào vị cao niên còn cần, thuốc nào không cần nữa nên bỏ. (Khi đi khám bệnh, chúng ta nên luôn mang các thuốc theo, và cho bác sĩ biết thuốc nào còn cần, thuốc nào không thấy cần nữa. Không nên tin vào những vị bác sĩ lấy việc cho thuốc nhiều làm phương tiện kiếm tiền, không hỏi han, không thăm khám đàng hoàng.)

Ngoài ra, nhưng việc khác như tiểu són cần mang tã, còn lái xe được không, ở nhà có bị con cái hất hủi, bỏ bê không, vân vân, bác sĩ cũng cần để ý thăm hỏi, giúp các vị cao niên giải quyết vấn đề.

Chúng ta may mắn sống trên đất Mỹ, nơi có nền y khoa tốt. Hiểu biết về các phương cách ngừa bệnh và duy trì sức khỏe ở đây, chúng ta sống khỏe mạnh và an toàn hơn, và cũng giúp bác sĩ nhiều hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness