TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

TẠI SAO VIÊM LOÉT DẠ DÀY LẠI KHÓ CHỮA, HAY TÁI PHÁT?

Hiện nay viêm loét dạ dày đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Ở Việt Nam, tỉ lệ người viêm loét dạ dày chiếm tới 7 – 10% dân số. Bệnh thường bắt đầu từ một đợt cấp, sau đó thường hay tái đi tái lại và dần chuyển thành mạn tính. Vậy lý do tại sao khiến cho căn bệnh này dai dẳng, khó chữa và hay tái phát như vậy?

Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày khó chữa, hay tái phát

Niêm mạc dạ dày của chúng ta được bảo vệ bởi một lớp chất nhầy và bicarbonat (gọi là yếu tố bảo vệ) để tránh khỏi sự tấn công của acid dịch vị và pepsin (yếu tố gây loét). Bất kỳ một tác nhân nào làm mất cân bằng giữa hai yếu tố này theo xu hướng làm tăng yếu tố tấn công hoặc giảm yếu tố bảo vệ đều có thể gây bệnh viêm loét dạ dày. Một trong những nguyên nhân chính và quan trọng, chiếm tỉ lệ cao (80 – 90%) các trường hợp viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này có khả năng luồn sâu xuống dưới lớp nhầy của niêm mạc dạ dày nhờ những lông mảnh ở đầu. Tại đó chúng tiết ra những men và độc tố làm trung hòa acid dịch vị, đồng thời hủy hoại lớp niêm mạc gây viêm, xung huyết, trợt và loét.

Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có HP+ hiện nay là sự kết hợp giữa hai thuốc kháng sinh đặc hiệu với thuốc ức chế giảm tiết acid. Tuy nhiên hiệu quả điều trị thường không đạt tối đa. Điều này được giải thích là do khả năng kháng kháng sinh của HP ngày càng cao. Một phần là do môi trường acid dịch vị có thể làm mất tác dụng của các kháng sinh, phần khác là do HP thường ẩn sâu dưới lớp nhầy, thậm chí bám lên các tế bào niêm mạc dạ dày nên dễ dàng tránh được sự tấn công của kháng sinh. Ngoài ra, chi phí cho việc điều trị bằng tây y là khá cao, nhiều bệnh nhân không đủ tài chính để theo kịp các phác đồ hoặc đủ tài chính nhưng lại chủ quan nóng vội, cứ uống hết triệu chứng lại là dừng thuốc làm cho HP chưa được diệt hết sẽ có cơ hội tạo ra những cơ chế riêng để kháng thuốc. HP không tiêu diệt hết, khả năng tái phát càng cao.

HP là nguyên nhân chính nhưng không phải là duy nhất gây bệnh viêm loét dạ dày. Việc làm dụng thuốc như các chống viêm nhóm NSAIDs, corticoid… hay mắc các bệnh khác như viêm gan, viêm tụy,…cũng có thể gây ra căn bệnh này. Do đó việc điều trị còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu điều trị không đúng cách, không tấn công vào nguyên nhân gây bệnh là cũng một lý do khiến cho bệnh dai dẳng, khó chữa.

Sự chủ quan trong ăn uống và sinh hoạt của người bệnh, ăn uống không đúng giờ giấc, thiếu khoa học, thường xuyên căng thẳng, stress, sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày kém chất lượng, … mặc dù không phải là nguyên nhân gây viêm loét nhưng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh và là làm thủ phạm khiến cho bệnh hay tái phát.

Làm gì để tiêu diệt tận gốc viêm loét dạ dày?

Trước hết chúng ta phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do sự lạm dụng thuốc giảm đau thì cần thiết phải dừng thuốc, nếu nguyên nhân do mắc các bệnh khác thì cần thiết phải loại trừ bệnh đi kèm, nếu nguyên nhân do vi khuẩn HP thì cần thiết phải đào thải tận gốc chúng, bao gồm cả những vi khuẩn bám sâu dưới lớp niêm mạc dạ dày. Đồng thời tái tạo niêm mạc dạ dày, bình thường hóa chức năng của dạ dày, hạn chế những yếu tố nguy cơ tấn công dạ dày.

Với những bất cập mà phác đồ điều trị bằng thuốc Tây y mang lại, hiện nay nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có xu hướng tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên vì độ an toàn cao. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào trên thị trường cũng có tác động kép giúp tiêu diệt HP, tái tạo niêm mạc và củng cố chức năng dạ dày.

May mắn thay, một nhà bác học người Thụy Điển – HZ Kylin đã tình cờ phát hiện ra một hoạt chất được chiết xuất từ tảo nâu của biển có tác dụng tiêu diệt HP rất tuyệt vời có tên FUCOIDAN. Nhờ cấu trúc hóa học phần lớn là sulfat và fucopyranoside, khi vào dạ dày, Fucoidan tạo ra một lớp màng có đặc tính tương tự màng nhầy, giúp bao bọc vết loét, tránh sự tác động của acid dịch vị vào vết viêm loét, đồng thời tạo ra một ái lực cuốn lấy vi khuẩn HP, kể cả những vi khuẩn ẩn sâu dưới lớp niêm mạc và cuốn chúng xuống ruột để đào thải ra ngoài theo phân, không cho chúng cơ hội tái phát. Mặt khác, dịch chiết Fucoidan từ tảo biển có chứa rất nhiều dưỡng chất giúp bổ dưỡng trực tiếp, tái tạo niêm mạc dạ dày đồng thời tăng cường sức đề khỏe chung cho cơ thể.

Từ những lợi ích mà Fucoidan mang lại, các chuyên gia bào chế của công ty Dược Khoa – trường đại học dược Hà Nội đã nghiên cứu, kết hợp và bào chế thành công sản phẩm GASTFUCO có chứa Fucoidan và các vị thảo dược có mặt trong bài thuốc y học cổ truyền của phân hội đông y Thanh Hóa gồm lá khôi, bồ công anh, khổ sâm, cam thảo; giúp hỗ trợ điều trị bệnh từ gốc đến ngọn với 5 tác động đồng thời: Tiêu diệt vi khuẩn HP, giảm đau nhanh, trung hòa axit dịch vị, làm liền nhanh ổ loét và bảo vệ, tái tạo niêm mạc dạ dày viêm loét – phòng ngừa tái phát, biến chứng. Xem thêm thông tin chi tiết sản phẩm tại đây!

Liều dùng - cách sử dụng:

Gastfuco uống với nước sôi để nguội, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ, gồm hai đợt

Đợt 1: Ngày uống 6 viên, chia làm 2 lần, thời gian 1 tháng; 

Đợt 2: Giảm liều, ngày uống 4 viên chia 2 lần, thời gian từ 2 đến 3 tháng để ổn định lâu dài.

Chú ý:  

1. Kiêng rượu bia thuốc lá, thức ăn uống thuộc loại kích thích, chua cay nóng, lên men;

2. Bảo quản nơi khô ráo, dưới 30 oC, tránh ánh sáng trực tiếp mặt trời;

3. Thời hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất - ghi trên vỏ hộp.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness