TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

MỘT CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC VỀ TRUNG QUỐC : QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI.

MỘT CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC

VỀ TRUNG QUỐC :  QUÁ KHỨ  VÀ TƯƠNG LAI.

 (An insider views on China, Past and Future)

 

 

Michiko Kakutani

New York Times, 9-5-2011 Bài này nhận xét về cuốn sách On China của Henry Kissinger.

 

Đã bốn thập kỷ trôi qua từ ngày Tổng thống Nixon gửi Henry A. Kissinger qua Bắc Kinh để tái lập lại quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc là một nền văn minh cổ mà tới lúc đó, Hoa Kỳ chưa có quan hệ sau hơn hai thập kỷ. Từ đó, chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Liên Xô (mối đe dọa cho cả Trung Quốc và Mỹ, và động lực tạo nên sự hợp tác Trung-Mỹ) đã giải thể. Và những cải tổ kinh tế ở Trung Quốc đã biến đổi một quốc gia nghèo khó, thiếu điều kiện giáo dục thành một đại cường, ngày càng có vai tr  quan trọng trong một thế giới toàn cầu hóa.

Quyển sách của Kissinger, rất hấp dẫn, khôn khéo và đôi khi ngang ngạnh On China (Bàn về Trung Quốc), không những mô tả vai tr  trung tâm của tác giả trong chính sách của Nixon mở cửa với Trung Quốc, mà c n cho thấy cách thức của lịch sử Trung Quốc, cổ và kim, định hình chính sách đối ngoại, và thái độ của Trung Quốc đối với phương Tây. Cuốn sách này đã chịu ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu của các sử gia, ví dụ Jonathan D.Spence (1), những hình ảnh mô tả về Trung Quốc là nhờ sự hiểu biết đầu tay của Kissinger về nhiều thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc.

Quyển sách đã mô tả những biến động và cơ cấu của lịch sử Trung Quốc (các chu kỳ lúc thì hướng nội để tự vệ một cách cô độc, lúc thì hướng ngoại ra thế giới bên ngoài), và ngay cả nó cắt nghĩa sự khác biệt triết lý giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỗi quốc gia có một định mệnh, Kissinger nói : “ Chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ mang tính thừa sai. Nó cho rằng Hoa Kỳ có bổn phận phải truyền bá các giá trị của Mỹ tới mọi miền trên thế giới. Ngược lại chủ nghĩa ngoại lệ của Trung Quốc mang tính văn hóa : Trung Quốc không muốn thâu nạp hay đ i hỏi các định chế của nó ảnh hưởng ở bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên nó có khuynh hướng xếp loại mọi quốc gia khác theo nhiều cấp bậc triều cống dựa vào tính gần gũi với hình thể văn hóa và chính trị của Trung Quốc ”.

Nằm giấu dưới vấn đề lịch sử Trung Quốc, là một vấn đề khác kém tế nhị hơn. Cuốn sách này, giống như cuốn sách Ngoại giao (Diplomacy) ra đời 1994, cũng là một cố gắng ngấm ngầm muốn đánh bóng di sản của ông, với vai tr  là cố vấn an ninh và sau đó là bộ trưởng ngoại giao của chính phủ Nixon. Đó là quyển sách quảng bá nhãn hiệu đặc biệt về tư duy chính trị thực dụng (realpolitik). Và khi làm như vậy, ông đã đề cập rất nhẹ nhàng tới những chi phí nhân mạng dưới thời trị vì của Mao Trạch Đông trong nhiều thập kỷ và đặt vấn đề về ảnh hưởng của những nỗ lực của nước Mỹ trong các vấn đề nhân quyền đối với Trung Quốc.

 

Một số câu chuyện trao đổi giữa Kissinger và Mao đã được đăng tải trong sách Những ký bản về Kissinger xuất bản 1999. Các tài liệu này được lấy từ Thư khố An ninh Quốc gia không thuộc về chính phủ. Các tài liệu này cho thấy Kissinger trình bày vấn đề một cách mềm mỏng hơn khi nói chuyện với lãnh đạo nước ngoài, hơn là chính những hồi ký cá nhân của ông. Rất nhiều tranh cãi. sau hậu trường trong T a bạch ốc dưới thời Nixon, về vấn đề Trung Quốc, giống như những chuyện đã được mô tả quen thuộc bởi Margaret Mac Millan trong sách Nixon và Mao : Một tuần lễ thay đổi thế giới, và sách của William Bundy Mạng rối rắm : việc xây dựng chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Nixon (Tangled Web : The making of Foreign Policy in the Nixon Presidency).

Khi bàn về những nhà lãnh đạo Trung Quốc mà ông đã gặp, Kissinger, một nhà truyền giáo cứng đầu về chính trị thực dụng, trở nên mơ màng. Cảm tình của ông đối với các nhà lãnh đạo này là điều không đáng ngạc nhiên. Ông mô tả họ như những người thi hành một loại chính trị quyền lực không tình cảm cũng giống như ông ta. Ông nói là phương cách này cho phép Trung Quốc “ mặc dù họ vẫn nhấn mạnh lên khía cạnh tuyên truyền ”, có thể theo đuổi với tư cách “ những người môi giới tự do ” địa chính trị cho cuộc chiến tranh lạnh, bằng cách làm đối tác chiến thuật với Hoa Kỳ để có thể bao vây Liên Xô.

Loại hình vị kỷ thực tiễn này của Trung Quốc, Kissinger cho rằng vẫn tiếp tục. Ông viết, sau ngày 11/9, Trung Quốc vẫn hành động như người qua đường trước chính sách bành trướng sức mạnh của Mỹ qua thế giới Hồi giáo, và trên  hết, là lời tuyên cáo của chính phủ Bush về mục tiêu đầy tham vọng về chuyển biến dân chủ. Bắc Kinh giữ được ý chí đặc biệt của họ là biết điều chỉnh theo những thay đổi của tình hình cán cân quyền lực, và theo thành phần của các chính phủ nước ngoài, mà không cần phải có một phán đoán đạo đức.

Đối với cuộc đàn áp biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 của chính phủ Đặng Tiểu Bình, Kissinger nói là phản ứng của Mỹ đã làm cho người Trung Quốc bối rối : “ Họ không thể hiểu được tại sao Hoa Kỳ lại mếch l ng vì một sự kiện không có làm thiệt hại gì cho quyền lợi vật chất của nước Mỹ, và Trung Quốc không than phiền về nguyên nhân của vụ việc ở bên ngoài lãnh thổ của họ ”.

Đối với sự việc này, Kissinger bản thân than phiền về Thiên An Môn, và sự cương quyết của chính phủ Trung Quốc trong chính sách thuộc loại hình “ về phương diện này, về phương diện khác ” ; “ giống như hầu hết những người Mỹ khác, tôi bị sốc khi thấy vụ Thiên An Môn chấm dứt như vậy. Nhưng không giống như đa số người Mỹ, tôi đã có dịp may quan sát khối lượng công việc khổng lồ của Đặng Tiểu Bình trong suốt một thập kỷ rưỡi để thay đổi đất nước ; làm cho những người cộng sản chấp nhận chính sách tản quyền và cải tổ. Chuyển đổi truyền thống khép kín của Trung Quốc thành sự hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Đó là những viễn ảnh mà người Trung Quốc trước kia hay bác bỏ. Và tôi đã chứng kiến những nỗ lực  bền bỉ của họ trong việc cải thiện quan hệ Trung-Mỹ ”.

Ông Kissinger c n lạnh lùng hơn nữa về cái chết của hàng chục triệu người Trung Quốc trong thời gian trị vì của Mao, và ảnh hưởng tai hại cua Bước Đại Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa. Kissinger mô tả một cảnh tượng “ đau l ng ” khi Nixon khen ngợi Mao đã thay đổi được một nền văn minh cổ. Và Mao trả lời : “ Tôi chưa có khả năng thay đổi nó. Tôi chỉ có khả năng thay đổi vài vùng phụ cận Bắc Kinh mà thôi ”.

Lúc đó, Kissinger giật mình, thêm vào : “ Sau suốt một đời chiến đấu vĩ đại, để lật đổ xã hội Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã có rất ít xúc động về sự lan tỏa của văn hóa Trung Quốc và con người Trung Quốc ”.

Chấp nhận những huyền thoại của Mao để tự đề cao mình, Kissinger mô tả Mao như một “ ông vua của những nhà triết học ”. Ông viết : “ Mao đưa ra lý thuyết về “cách mạng liên tục”, nhưng khi quyền lợi quốc gia đ i hỏi, ông ta có thể kiên nhẫn và có cái nhìn dài hạn ”. “ Chiến lược được công bố của ông ta là sử dụng những “mâu thuẫn” để phục vụ cho mục đích cuối cùng, dẫn xuất từ một quan niệm của Khổng giáo, về Đại Đồng, hay là Đại Hài H a ”.

Đối với một số nước, Kissinger công nhận là “ những đau thương vô tận mà Mao đã giáng lên đầu nhân dân Trung Quốc sẽ làm hư những thành tựu của ông ta ”. Nhưng ông cũng đưa ra nhận xét duy lý lạnh lùng : “ Nếu Trung Quốc giữ được thống nhất và trở thành siêu cường của thế kỷ 21, có lẽ người Trung Quốc sẽ coi Mao tương tự như Tần Thủy Hoàng. Những lạm quyền của ông, sau này sẽ được coi là điều ác độc cần thiết ”.

Kissinger mô tả hình ảnh của những người nối tiếp Mao với một sự thân mật đáng khen ngợi. Ông nhớ lại Chu Ân Lai đã “ tham dự các buổi bàn luận với nét duyên dáng không mệt mỏi, và với óc thông minh của một nho gia thông thái ”. Ông c n nói thêm là ông Chu lịch lãm, có lẽ bị “ phê phán là chỉ tập trung làm dịu bớt đi cách hành xử của Mao Trạch Đông, chứ không chống cự lại cách hành xử này ”. Ông ta cư xử với sự bối rối của “ một quân sư cho nhà vua ”, phải cân đối “ những lợi ích của khả năng làm giảm bớt cường độ của sự kiện, chống lại khả năng bị loại bỏ, nếu ông ta chống lại bất cứ chính sách nào (của Mao) ”.

Về Đặng Tiểu Bình, “ một người thấp bé dũng cảm với cặp mắt buồn ”, Kissinger đã nhắc lại là Đặng và gia đình bị hết sức hành hạ trong thời cách mạng văn hóa. Ông ta bị đưa về thôn quê để làm việc tay chân. Và con trai của ông bị “ Hồng vệ binh tra tấn và xô ngã từ mái nhà ở Đại học Bắc Kinh ” và bị gãy xương sống mà bị cấm vào bệnh viện. Khi trở lại chấp chính, Đặng đã làm việc để thay thế sự trong sáng của ý thức hệ cách mạng bằng những giá trị “ trật tự, chuyên nghiệp, và hiệu năng kinh tế ”. Và Kissinger đã gán sự hiện đại hóa cho công lao của Đặng, để biến đổi “ một nước Trung Quốc buồn tẻ của Mao với những công xã nông nghiệp ” thành một gã khổng lồ kinh tế.

Trong sách ít nói về Nixon. Kissinger cũng có nhẹ nhàng công nhận những lời phê bình, ví dụ của sử gia Robert Dallek cho rằng : “ Nixon muốn sử dụng sáng kiến của mình đối với Trung Quốc và với Liên Xô để làm cho dư luận quên đi sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam. Trong những lý do của chuyến du hành của Nixon qua Trung Quốc, Kissinger viết là có mong muốn của Mao muốn có “một động thái để ngăn cản Liên Xô trước khi tấn công quân sự vào Trung Quốc”, và sự mong muốn thiết tha của Nixon  muốn “nước Mỹ có cái nhìn xa hơn Việt Nam” ”.

Ông Kissinger cũng nói rằng những bí mật xung quanh việc đàm phán với Trung Quốc (Nixon đã quyết định là kênh liên lạc với Bắc Kinh phải được giới hạn trong T a Bạch Ốc) “ hầu như bị trật đường rày ”, khi Bộ Ngoại giao Mỹ ở v ng ngoài, đã bác bỏ một lời mời của Mao trong một bài phỏng vấn gửi tới Nixon, và coi đó là không đàng hoàng. Và Bộ Ngoại giao Mỹ c n mô tả chính sách ngoại giao của Trung Quốc là “ bành trướng ” và “ hoang tưởng ”.

Mặc dù Kissinger không đào sâu vào cuộc tranh luận hiện nay về khối nợ khổng lồ của Mỹ đối với Trung Quốc, và vấn đề ảnh hưởng của sự nổi lên của Trung Quốc đối với thế giới (đó là đề tài của các cuốn sách như Khi Trung Quốc ngự trị Thế giới (When China rules the World) của Martin Jacques, hay Trung Quốc làm rung chuyển Thế giới (China Shakes the World) của James Kynges). Ông cũng nhận xét rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo “ đang chủ trì một đất nước đã rũ bỏ hết cảm tưởng chỉ là học tr  của công nghệ và của các định chế Tây phương ” và cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 “ đã làm giảm rất nhiều cái huyền thoại thành công kinh tế của Tây phương trước mắt người Trung Quốc ”.

Sự phát triển này, theo Kissinger, sẽ tạo ngay ra “ một luồng sóng ý kiến mới ở Trung Quốc – trong thế hệ sinh viên trẻ và người sử dụng Internet , và có khả năng lớn một bộ phận của giới lãnh đạo chính trị và quân sự ở Trung Quốc – về hậu quả của sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu hệ thống quốc tế đã bắt đầu khởi động ”.

Ông cũng lý luận là quan hệ hợp tác Trung – Mỹ “ rất cần thiết cho ổn định và h a bình toàn cầu ”; và cảnh báo là chiến tranh lạnh giữa các quốc gia sẽ làm “ tiêu tan sự tiến bộ trong hàng thế hệ ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương ”. Cuộc chiến này c n “ đưa tranh cãi vào trong các chính sách nội bộ của mọi khu vực trên thế giới vào thời điểm mà mọi vấn đề của thế giới (ví dụ phổ biến vũ khí hạt nhật, môi trường, an ninh năng lượng, và thay đổi khí hậu) đ i hỏi một sự hợp tác toàn cầu.”

Ông c n viết thêm : “ Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ không cần tới – và không nên là – một tr  chơi tổng số bằng số không ” (3).

  

Chú thích :

(1)                 Robert Dallek (sinh 1934) sử gia chuyên nghiên cứu về các đời Tổng thống Mỹ – Giáo sư Đại học Boston.

(2)                 Jonathan D.Spence : Giáo sư Sử Đại học Yale, viết lời bình On China.

(3)                 Tr  chơi “ tổng bằng số không ” : một cuộc đua tranh có người được, kẻ mất. Cộng lại, sự đóng góp cho xã hội là số không. Ví dụ, chiến tranh xâm lược : một quốc gia thắng, chiếm được đất đai ; nhưng một quốc gia khác bị mất đất đai. Tổng cộng lại là số không. Ngược với lý thuyết này, là lý thuyết “ cùng thắng ” (win-win) : hai bên cùng có lợi khi chấp nhận những khác biệt của nhau, và vẫn hợp tác với nhau, để tạo ra của cải vật chất. Ví dụ, tình hình quan hệ trong 40 năm qua (1972-2012) giữa Mỹ và Trung Quốc là một hợp tác cùng thắng, mặc dù chế độ xã hội của hai quốc gia khác hẳn nhau. Kissinger là người chủ trương “ lướt qua ” vấn đề ý thức hệ giữa hai quốc gia, để tập trung, khoanh vùng cho hợp tác kinh tế. Kết quả là Trung Quốc đã đạt được những kết quả thần kỳ trong thời gian qua về kinh tế, và Mỹ được hưởng lợi rất nhiều trong sự tăng trưởng của Trung Quốc : hàng nhập khẩu giá rẻ, kềm được lạm phát ; tiền vay (quốc trái của Mỹ) có lãi suất thấp, và kinh tế Mỹ phát triển cũng rất là mạnh mẽ. (Trước khi khủng hoảng tài chính 2008 xảy ra). Có nhiều người sợ Trung Quốc hùng mạnh, sẽ đe dọa an ninh Mỹ. Kissinger chủ trương “ cùng phát triển ” với Trung Quốc, và nên tạo lập một Cộng đồng Thái Bình Dương h a bình, ổn định, tương tự như Cộng đồng Xuyên Đại Tây Dương, giữa Mỹ và Tây Âu. Vấn đề này đã được các chuyên gia về chính sách đối ngoại của Mỹ bàn bạc sôi nổi trước khi Nixon cử Kissinger qua Bắc Kinh đàm phán (1971). Kissinger coi những cuộc bàn cãi này là “ ác mộng ” do nền dân chủ Mỹ gây ra.

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness