TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

ĐẠO GIÁO & CHỬ ĐỒNG TỬ

 

110305_daosi.jpg

Một tôn giáo cổ xưa rất phổ biến của nền văn minh Đông phương, trước khi đạo Phật lan tỏa trong nền văn minh này, đó chính là Đạo Giáo. Theo truyền thuyết và các bản văn cổ thì có vẻ như Đạo Giáo ra đời từ khoảng 500 năm, trước CN, Lão Tử sáng lập, hoặc chí ít ông được người đời sau tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, thủy tổ của Đạo Giáo. Với danh xưng này có thể hiểu là một người đứng đầu (Quân) của những người đạt đến sự tột cùng của sự sống (Lão) và vượt lên trên cả cái cao nhất (Thái Thượng). Nhưng Lão Tử là ai và nội dung Đạo Đức kinh là gì, bản chất và ảnh hưởng của Đạo giáo trong nền văn minh Đông phương như thế nào, lại là vấn đề cần bàn.

I. Xuất thân của Lão Tử.

Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên (Nxb Văn Học 1988/ Tài liệu được dịch từ Thương vụ ấn thư quan Thượng Hải 1936), có hẳn một truyện viết về Lão Tử, có tựa là: Truyện Lão Tử. Trong đó, nhà sử học nổi tiếng viết như sau:

“Lão Tử người làng Khúc Nhân, Hưng Lệ, huyện Khổ, nước Sở; họ Lý, tên Nhĩ, tện thụy là Đam. Ông làm quan sử giữ kho sách của nhà Chu”.
Và mô tả Khổng Tử đến gặp Lão Tử hỏi về việc Lễ. Như vậy trong đoạn này, Tử Mã Thiên xác định Lão Tử và Khổng Tử sống cùng thời.
Sử Ký cũng viết rõ: Lão Tử vì người tri âm là quan giữ cửa Doãn Hỷ mà viết cuốn “Đạo Đức Kinh”, hơn 5000 chữ, một kỳ thư Đông phương còn đến ngày nay. Sau khi viết xong cuốn Đạo Đức Kinh thì ông biết tích.
Như vậy, có vẻ như Lão Tử có lý lịch rõ ràng. Tuy nhiên, qua đoạn này, chúng ta thấy về nội dung văn bản không xác định Lão Tử là ông tổ của Đạo giáo.
Nhưng cũng ngay trong truyện Lão Tử từ Sử Ký, chính sử gia Tư Mã Thiên cũng không xác định chắc chắn lý lịch của Lão Tử. Ở đoạn sau ông ta viết:

“Có người nói:
– Lão Lai Tử cũng là người nước Sở, làm 15 thiên sách nói về công dụng của Đạo gia. Ông ta cũng sống đồng thời với Khổng tử. Đại khái Lão Tử sống hơn 160 tuổi, có người nói ông sống hơn 200 tuổi, vì ông tu đọa để kéo dài tuổi thọ”.

Đến đoạn này, chúng ta thấy một sự xác định người viết Đạo Đức Kinh là “Lão Lai Tử” và cũng là người cùng thời với Khổng Tử.
Đoạn tiếp theo nữa lại viết:

“Sau khi Khổng Tử mất 129 năm, sử ký chép thái sử nhà Chu tên Đam yết kiến Tần Hiến Công”.
“Có người bảo Đam tức là Lão Tử, có người bảo không phải. Đời không biết là ai nói phải, ai nói không phải”.

Như vậy, chúng ta thấy rằng: Ngay trong bộ sử xưa nhất của Trung Quốc nói về Lão Tử, cũng đưa ra ba thuyết về thân thế của ông.
Sở dĩ chúng ta bàn về Lão Tử, chính vì bộ kỳ thư Đông phương Đạo Đức kinh, tương truyền do Lão Tử viết và còn lưu truyền đến ngày nay. Và ngài được coi là thủy tổ của Đạo giáo, một tôn giáo cổ xưa nhất của nền văn minh này. Nhưng rốt cuộc Lão Tử là ai? Nếu quả thật nền văn minh Hán là nền tảng tri thức để sinh ra một tuyệt phẩm kỳ thư là Đạo Đức Kinh và lão Tử là ông tổ của Đạo giáo thì ít nhất những thế hệ truyền thừa của tôn giáo này thì những người truyền thừa và nền tảng tri thức đó phải phục hồi được nó. Nhưng cùng chung số phận với thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, nó vẫn huyền bí cho đến tận ngày hôm nay. Tức là hơn 2000 năm đã trôi qua, chẳng có ai hiểu được giá trị đích thực trong nội dung của nó?
Tra cứu một bản dịch Đạo Đức Kinh của học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần (Nxb Khai Trí Sài Gòn 1961), cũng nhắc tới Sử Ký và nói rõ hơn như sau:

“Lão Tử là người nước Sở, huyện Khổ, làng Lệ, xóm Khúc Nhân, ở tỉnh Hồ Nam bây giờ”.

Đến đây, chúng ta thấy rằng: Vào thời Xuân Thu và đồng thời với Khổng Tử, nước Sở nói riêng và cả lãnh thổ nhà Chu, chưa hề có địa danh Hồ Nam vốn ở khá sâu trong vùng đất Nam Dương tử.
Nhưng đến bản “Lão Tử và Đạo Đức Kinh” của Nguyễn Hiến Lê (Viết xong 1977. Nxb Văn Hóa 1994) thì lại xác định quê Lão Tử ở tỉnh Hà Nam? Tỉnh Hà Nam bây giờ ở phía Bắc sông Dương tử, gần hạ nguồn sông Hoàng Hà. Vào thời Xuân Thu lại không thuộc về nước Sở. Mà thuộc về Tấn, sau đó vào thời Chiến Quốc, chia làm ba nước là Hàn, Triệu. Ngụy. Nước Sở cho đến lúc bị Tần diệt và biên giới chưa hề vươn tới Hà Nam bây giờ.
Chỉ riêng xuất xứ của Lão Tử trong lịch sử văn minh Trung Hoa đã cho thấy một lý lịch không rõ ràng. Đọc Lão Tử và Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê cho thấy không chỉ các học giả Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay, mà cả các học giả ngoại quốc quan tâm, như Nhật Bản, Pháp, Đức cũng xác định điều này. Trong “Lão Tử và Đạo Đức Kinh”, tác giả Nguyễn Hiến Lê cũng phải ngậm ngùi viết rằng:

Cuộc tranh luận của họ (Các nhà nghiên cứu Hán Nho/ Thiên Sứ) không có kẻ thắng, người bại, mà vấn đề cho tới nay vẫn còn gần như nguyên vẹn: không sao biết được Lão Tử là ai?
(Sách đã dẫn, trg 27).

II Đạo Đức Kinh và Đạo Giáo.

II. 1/ Đạo giáo
Lão Tử được coi là tác giả duy nhất viết cuốn Đạo Đức Kinh và được coi là ông tổ Đạo Giáo và Đạo Đức Kinh được coi là hệ thống kinh điển của Đạo giáo. Đạo giáo được mô tả với các đạo sĩ tu tiên, luyện đan dưỡng sinh, có khả năng hô phong, hoán vũ và nhiều pháp thuật. Các Đạo sĩ coi Lão Tử là Thái Thượng Lão Quân, người đứng đầu và sáng lập Đạo giáo. Nhưng Đạo giáo lại được coi là hình thành từ cuối thời Đông Hán do Trương Đạo Lăng khởi xướng (Trương Đạo Lăng, theo tài liệu tôi có được sinh và mất vào khoảng 35 – 156 CN). Nhưng cũng theo những bản văn chữ Hán thì những người tu tiên lại có từ rất lâu. Ngay từ thời Tiền Hán (Thế kỷ thứ II Trc CN), ít nhất trong truyền truyết đã mô tả Trương Lương – tể tướng và là mưu sĩ đầu bảng của Hán Cao Tổ đã được tiên nhân truyền cho bí kíp để giúp vua dựng nghiệp lớn. Nhưng xa xôi hơn nữa, cũng theo bản văn chữ Hán thì vào đời Tần Mục Công – 659 TCN – 621 TCN – cuối thời Xuân Thu. Tần Mục Công đã tu tiên theo con rể là Tiêu Sử và Lộng Ngọc. Qua đó ngay cả hiện tượng Đạo giáo xuất hiện vào lúc nào, qua bản văn cổ chữ Hán cũng rất mơ hồ, như truyện thần tiên vậy.

II.2/ Văn bản và nội dung Đạo Đức Kinh

Có thể nói đến giờ này, nội dung của Đạo Đức Kinh và những văn bản của nó vẫn là một điều huyền vĩ và mơ hồ với các nhà nghiên cứu Hán Nho và cả của các nhà nghiên cứu hiện đại. Ngay về phần hình thức thì các bản văn của Đạo Đức Kinh cũng rất khác nhau, có bản dưới 5000 từ, có bản nhiều nhất lên tới 5200 từ. Phần nào là thật, phần nào là giả do người đời sau thêm vào, cũng là các vấn đề nan giải với các nhà nghiên cứu. Chưa nói đến nội dung rất mơ hồ và khó hiểu của nó. Dẫn chứng đơn giản nhất là ngay tựa cuốn sách của Nxb Đồng Nai 1996, do Giáp Văn Cường và Trần Kiết Hùng biên soạn và hiệu đính, đã cho thấy sự huyền vĩ và khó hiểu của tác phẩm này, khi nó được đặt tựa là “Lão Tử – Đạo đức huyền bí”. Các học giả Trung Hoa từ thời Hán đến nay, đã tốn không ít giấy mực để phân tích và chú giải Đạo Đức Kinh, nhưng tất cả đều không thấu đáo.
Có thể nói: cùng chung số phận với kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành, Đạo Đức Kinh cũng có một nội dung mơ hồ đến huyền vĩ cho cả các học giả Hán từ hàng ngàn năm qua và cả những học giả Tây phương hiện đại. Nhưng có điều Đạo Đức Kinh không phải là một hiện tượng có tính ứng dụng phổ biến như các sản phẩm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, cho nên nó ít được quan tâm nhiều.
Với một nguyên tắc nhất quán và có tính hệ thống trong nghiên cứu Lý học Đông phương của tôi là: “Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai”. Từ nguyên tắc này, người viết đặt vấn đề và nguồn gốc của Đạo Đức Kinh và Đạo giáo từ nền văn hiến Việt. Tất nhiên, bước đầu được coi là một giả thuyết và vấn đề còn lại là chứng minh cho giả thuyết này.

III. Chử Đồng Tử – tác giả của Đạo Đức Kinh và Đạo giáo.

Trong truyền thuyết Việt nói đến Chử Đồng Tử sinh thời vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII, (Theo Truyền thuyết Hùng Vương – Thần Thoại Vĩnh Phú), nhà nghèo rất khổ sở . Tình cờ lấy công chúa Tiên Dung. Hai vợ chồng tự lập, Chử Đồng Tử đi ra biển, được truyền đạo. Khi về thuyết phục công chúa Tiên Dung cùng học đạo. Hai vợ chồng bỏ cơ nghiệp đi tu. Trên đường đi tìm thấy học đạo, gặp trời mưa, Chử Đồng Tử bèn lấy cậy gậy cắm xuống đất và đậy lên đầu gậy chiếc nón. Phút chốc hóa ra thành quách, cung điện, lâu đài, lập một cõi riêng của mình. Vua Hùng đem quân đến thì chỉ trong một đêm, toàn bộ thành quách, cung điện biến mất. Vùng đất của Chử Đồng Tử, Tiên Dung biến thành cái đầm và tương truyền chính là đầm Dạ trạch ở Hưng Yên ngày nay. Câu chuyện được người viết tóm tắt như vậy.
Chung ta đều biết rằng: Chử Đồng Tử chính là một trong Tứ Bất Tử trong truyền thống văn hóa tín ngưỡng Việt. Bốn vị thánh bất tử trong văn hiến Việt, gồm:
1/ Tháng Gióng. Kỳ tích của Ngài là hiển linh chống giặc Ân cứu nước.
2/ Chử Đồng Tử. Kỳ tích của Ngài là người đầu tiên đắc đạo tu tiên ở Việt Nam.
3/ Tản Viên Sơn Thánh. Kỳ tích của Ngài là khuyên vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương, để giữ gìn sinh lực của Việt tộc bảo vệ lưu truyền những giá trị căn bản của nền văn hiến Việt.
4/ Công chúa Liễu Hạnh. Kỳ tích của Bà là bảo vệ chân lý, ổn định xã hội.
Ở đây chúng ta bàn sâu về Thánh Chử Đồng Tử.

III. 1/ Về niên đại xuất hiện của Ngài Chử Đồng Tử.

Truyền thuyết ghi rõ vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII. Căn cứ theo Hùng Triều Ngọc Phả của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá ghi như sau:

“18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì – Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc”.
Như vậy, chúng ta thấy có điểm tương đồng về niên đại Ngài Chử Đồng Tử xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V, hoặc đầu thế kỷ thứ IV Trc CN. Đây là thời điểm tương đương với truyền thuyết về Lão Tử theo cổ thư chữ Hán.

III.2/ Về lai lịch xuất xứ

Theo Sử Ký thì Lão Tử xuất thân từ “làng Khổ, nước Sở”. Theo truyền thuyết Việt Nam thì Ngài Chử Đồng tử cũng rất “khổ sở”, đói rách, đến “cái khố không có mà mang”.

 III.3/ Về nội dung liên quan đến Đạo giáo.

Ngài Chử Đồng Tử đắc đạo với tư cách là một đạo sĩ với quyền năng pháp thuật, đã tạo ra một cõi riêng của mình. Dấu ấn của Ngài là cây trượng và cái nón, chính là hình ảnh cây nêu của người Việt cổ còn lại đến ngày nay. Cõi riêng của Ngài ở đây chính là Đạo giáo, một tín ngưỡng phổ biến của người Việt cổ ở Nam Dương Tử, cội nguồn của truyền thống lên đồng ở Nam Triều Tiên, Nhật Bản hiện nay và ở Việt Nam, những di sản còn lại chính là tín ngưỡng Ngũ phủ Công Đồng, 36 giá đồng và đạo thờ Tứ Phủ trong văn hóa truyền thống Việt. Truyền thống này không phổ biến ở Bắc Dương Tử cho đến ngày hôm nay. Trong các bản văn chữ Hán thì Lão Tử được tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, có một cõi riêng trên Thiên Đình và là Thượng Đẳng thần chỉ sau có Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hiện tượng này tương đương truyền thống văn hóa Việt coi Ngài Chử Đồng Tử là một trong bốn vị thần bất tử của người Việt. Vì Ngài đã tạo ra một tín ngưỡng cho Việt tộc, để giữ hồn Việt qua hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử.

III.4/ Hình tượng của Lão tử.

 LaotuTrieuVoCuu.jpg

Trong truyền thuyết từ các bản văn chữ Hán thì Lão Tử cưỡi trâu.Đây là một sinh vật không hề có ở Bắc Dương Tử, chí ít nó cũng không phổ biến ở Bắc Dương Tử thời Xuân Thu Chiến quốc. Hình tượng Lão Tử cưỡi trâu xanh, phải chăng chính là một sự nhắc nhở về cội nguồn Việt tộc ở Nam Dương Tử?

III. 5/ Nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh.

Nếu bốn nội dung trên chỉ là những hiện tượng tương đồng và chưa cho chúng ta một chứng cứ chắc chắn về luận điểm xác định Lão Tử chính là Chử Đồng Tử, vị thánh bất tử của Việt tộc, thì chính nội dung cuốn Đạo Đức Kinh lại đầy đủ khả năng chứng tỏ điều này. Trong truyền thuyết về cội nguồn Việt tộc và chính thức trong cuốn Việt Sử lược, đã nói về thời đầu lập quốc của Việt tộc, là “chính sự dùng lối thắt nút” – thì – trong Đạo Đức Kinh đã nhắc tới điều này. Có thể nói, trong bản văn cổ Đông phương thì chí có ba bản văn, mô tả “chính sự dùng lối thắt nút”. Đó là : Việt sử Lược; Kinh Dịch và Đạo Đức Kinh. Việt sử lược viết về sử Việt thì điều đó đã rõ ràng. Sự xác định của các bản văn cổ kinh Dịch và Đạo đức Kinh cũng nhắc tới điều này, cho thấy chúng hoàn toàn liên hệ đến cội nguồn Việt sử.
Trong nội dung bản văn của Đạo Đức Kinh cũng nhắc tới Âm Dương: “vạn vật cõng Âm, bồng Dương”. Âm Dương là khái niệm xuất hiện trong bản văn cổ nhất chính là kinh Dịch và các học giả Trung Quốc đã thừa nhận thuyết Âm Dương thuộc về Việt tộc (Thông tin về cuộc Hội thảo tại Bắc Kinh với sự tham dự của giáo sư Trần Ngọc Thêm).
Nhưng ngay cả những dấu ấn gần gũi chỉ thẳng đến cội nguồn cuốn Đạo Đức Kinh thuộc về Việt tộc, cũng chưa phải là kết luật cuối cùng.

Kết luận cuối cùng của người viết xác định rằng: Chỉ có truyền thống văn hóa sử Việt, nền tảng đích thực làm nên nội dung cuốn Đạo Đức Kinh, mới có thể mô tả được sự huyền vĩ của nó.
Người viết trân trọng hứa với quý độc giả sẽ mô tả nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh, bí ẩn từ hàng ngàn năm qua, sau khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương được sáng tỏ tính chấn lý.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness