TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Hiện Tượng Biển Tiến Trên Đất Việt

Từ bao nhiêu lâu nay, người Việt học sử Việt đều yên trí rằng dân Việt cổ sống định canh định cư tại châu thổ sông Hoàng Hà ở phía Đông Bắc Trung Hoa ngày nay. Cuộc xâm lăng của tộc Hoa khiến một số dân Việt chạy xuống phía Nam, rồi tập trung tại châu thổ sông Dương Tử, sử sách gọi là Bách Việt. Tộc Hoa tiếp tục đánh chiếm đất đai của dân Việt nên một số bộ tộc Bách Việt chạy xuống miền Nam.

Khi tộc Hoa xâm chiếm châu thổ sông Hoàng Hà của tộc Việt, vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông của tộc Việt, đi tuần thú phương Nam, đến dãy núi Ngũ Lĩnh thấy địa thế hiểm trở, phong cảnh kỳ vỹ, có thể là nơi rất tốt để chống lại sự xâm lăng cuả tộc Hoa nên Đế Minh phong cho con trưởng làm vua phương Bắc (tức là Đế Nghi), và con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam tức là đất Lĩnh Nam ở phía Nam dãy núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục lên làm vua, hiệu là Kinh Dương Vương, vua đầu tiên của họ Hồng Bàng, vào năm Nhâm Tuất (2879 TTL).

Tóm lại, dân Việt cổ xưa đã di chuyển từ phương Bắc xuống phương Nam, khoảng 5-6 ngàn năm trước ngày nay.

Những điều trình bày trên đều có trong sử sách của các học giả có tiếng thời trước như Phan Huy Chú, Ngô Sỹ Liên, và gần đây là Trần Trọng Kim, Phạm Văn Sơn, nên đã in sâu vào đầu óc người Việt.

Giả sử có người nào nói nguợc lại rằng: dân Việt cổ tiến từ sông Hồng (ở phía Nam) di chuyển lên phía Bắc sang đất Trung Hoa, rồi sống định canh định cư tại châu thổ sông Dương Tử, sau đó lại lên sông Hoàng Hà, chắc chắn hầu hết dân Việt cho là chuyện tưởng tượng, không thể nào tin được.

Chúng ta sẽ nghĩ gì về ý kiến sau đây của hai học giả Trung Hoa Chu Cốc Thành và Mộng Văn Thông.

Trong quyển “Trung Quốc Thông Sử”, Chu Cốc Thành cho rằng Viêm Tộc (hay Việt Tộc) đã có mặt ở khắp Trung Hoa thời xưa, trước cả Hán tộc, nên Viêm Tộc được kể là chủ đầu tiên (Hoa tộc ở tại vùng Tân Cương Thanh Hải một thời gian; sau đó họ theo sông Hoàng Hà chiếm đất đai của Viêm tộc trong vùng này).

Mộng Văn Thông trong quyển “Cổ Sử Nhân Vi” cho rằng Viêm Tộc theo dòng sông Dương Tử lan tràn xuống 7 tỉnh thuộc Dương Tử Giang: Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang. Rồi họ lan sang bình nguyên Hoa Bắc và khai thác bình nguyên sông Hoàng Hà gồm 6 tỉnh: Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc. Cũng trong thời kỳ này, họ di chuyển về miền Nam, vượt qua 5 dãy núi Ngũ Lĩnh và tiến về Việt Giang ngũ tỉnh: Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến.

Nếu chúng ta lưu ý đến thời gian những chuyện đã xảy ra trong cổ sử Việt, chúng ta có thể đi đến một kết luận mới lạ qua những việc đã xảy ra cho dân Việt cổ, mà các khoa học gia chỉ mới khám phá ra trong mấy chục năm cuối của thế kỷ 20. Những việc đó chưa được phổ biến rộng rãi nên rất ít người Việt biết đến.

Chúng ta đều biết rằng vua Kinh Dương Vương đã được vua cha là Đế Minh phong cho làm vua phía Nam dãy núi Ngũ Lĩnh (nên gọi  là đất Lĩnh Nam) vào năm Nhâm Tuất- 2879 trước Tây Lịch. Từ ngày Kinh Dương Vương lập nước Việt Thường đến ngày nay (năm Nhâm Ngọ 2002 sau Tây lịch) thời gian mới có gần 5 ngàn năm. Một câu hỏi được đặt ra là: trước thời gian đó, nghĩa là trước đây trên 5,000 năm, những người Việt sinh sống ở châu thổ sông Hồng tức là miền đất ngày nay thuộc Bắc Việt Nam, có cuộc sống như thế nào?

Gần đây, nhờ đào được nhiều xương người cổ ở miền Bắc Việt, các nhà khoa học đã dùng tia phóng xạ các - bon C14 để tìm hiểu những di chỉ đó. Nhiều nhà khảo cổ học và khoa học trên thế giới đã công nhận rằng những cư dân cổ sống tại miền Bắc Việt Nam ngày nay đã đạt được nền văn hóa cao như sau:

•     Văn Hóa Tiền Hòa Bình hay Tiền Sơn Vi có niên đại C14 Î 33000 năm +/- 2500 năm trước ngày nay (phát giác năm 1968 tại xã Sơn Vi, thuộc tỉnh Vĩnh Yên, Bắc Việt).

•    Văn Hóa Sơn Vi Sớm ở Mai Châu (Hòa Bình) có C14 Î 18390 +/- 125 trước ngày nay

(TNN)

•     Văn Hóa Sơn Vi Muộn (Hang Con Moong, Thanh Hóa) có niên đại C14 = 11840 +/- 75 năm TNN

•    Văn Hóa Hòa Bình:

o (Thẩm Hội, Hòa Bình) có niên đại C14 Π10875 +/- 175 năm TNN.

o (Sùng Sàm, Hòa Bình) có niên đại C14 Î11365 +/- 80 năm TNN

•    Văn Hóa Bắc Sơn:

o (Huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) có niên đại C14 Π10295 +/- 200 năm TNN(Bò Lùm, Lạng Sơn) có niên đại C14 Î 9990 +/- 200 năm TNN.

Chúng ta có thể kết luận: trước khi sống định canh định cư tại châu thổ sông Hoàng Hà và sông Dương Tử (của Trung Hoa), dân Việt đã tụ tập đông đảo tại miền đất ngày nay là Bắc Việt. Trong khoảng thời gian lâu dài đến vài chục ngàn năm theo các niên đại kể trên (từ văn hóa Tiền Sơn Vi đến văn hóa Bắc Sơn) chắc chắn những cư dân cổ đó đã đạt được một nền văn hóa khá cao; họ đã sống quần cư trong một xã hội thanh bình, tuy chưa vượt lên tầm vóc quốc gia. Sau đó, họ biến đi đâu để rồi họ xuất hiện tại châu thổ sông Hoàng Hà ở Trung Hoa, cách ngày nay khoảng năm, sáu ngàn năm?

Muốn giải đáp được thắc mắc này, chúng ta phải nói đến hiện tượng “Biển tiến trên đất Việt” đã nhận chìm nền văn hóa đó xuống biển cả.

•   Một: Mô Tả Hiện Tượng Biển Tiến:

o Chúng ta đều biết rằng tại hai cực của trái đất, khí hậu rất giá lạnh nên có những tảng nước đá cao như núi trôi trên biển cả: đó là những tảng băng hà.

o Mỗi lần có băng hà, nước biển rút vào hai cực nên gần các lục địa, nước biển rút xuống thấp: đó là hiện tượng “biển lui”. Khi khí hậu bớt lạnh, các băng hà tan dần: đó là thời kỳ “gián băng”, nước biển lại nhiều, dâng lên các lục địa, tạo thành hiện tượng “biển tiến”.

Tại mỗi khu vực trên trái đất, hiện tượng biển tiến và biển lui có thể xảy ra vào thời gian khác nhau, mực nước dâng lên hay rút xuống, nhiều hay ít cũng khác nhau ở mỗi nơi; số lần biển tiến hay biển lui không như nhau. Mặt đất cũng luôn luôn biến chuyển, lúc trồi lên cao, lúc tuột xuống thấp.

Thời rất xa xưa chưa có loài người, khi trái đất chưa thuần về nhiệt độ, lúc quá nóng, lúc quá lạnh, hiện tượng biển tiến hay biển lui có thể rất thất thường, có lúc nuớc dâng lên cả trăm mét hoặc rút xuống cũng cả trăm mét. Tại đất Việt, chứng cớ là di tích ở ngang tầm các núi đá từ Phả Lại ngược lên vùng Vĩnh Yên, Phú Thọ, mực nước biển thời xưa cách mực nước biển hiện  nay đến bốn năm chục mét.

Từ khi loài người xuất hiện, khí hậu tương đối đã thuần, không còn quá  nóng hay quá lạnh như trước, mực nước biển khi rút có thể xuống thấp hơn mực nước biển hiện nay đến cả trăm mét, nhưng khi dâng lên thì chỉ tiến ngang mực nước biển hiện nay hay cao hơn chút ít thôi.

Trong khoảng hai triệu năm qua, các khoa học gia cho biết ít nhất có 20 thời kỳ băng hà và gián băng; nói cách khác, đã có 20 thời kỳ “biển lui” và “biển tiến”.

Năm 1958, khoa học gia R.W. Fairbridge nghiên cứu mực nuớc biển tiến cuối cùng, cho biết khoảng 12.000 năm trước đây, mực nước biển thấp hơn mực nước biển hiện nay độ 40 mét, nhưng đến khoảng 1.000 năm trước đây, mực nước biển đã cao hơn bây giờ độ 3 mét.

Nếu chúng ta chỉ nói đến thời gian lúc người khôn ngoan (homo sapiens) xuất hiện sinh sống vào khoảng hơn một trăm ngàn năm từ 125.000 năm đến 10.000 năm cách ngày nay, đã có năm lần nước biển lên xuống tại vùng Đông Nam Á (theo Chappell, 1983) vào những năm 100.000, 80.000, 60.000, 40,000 và 28.000 năm cách ngày nay.

Riêng biệt, tại vùng đất ngày nay là Việt Nam, nhất là ở đồng bằng Bắc Việt, việc nước biển lên xuống lại vô cùng quan trọng vì mặt đất luôn luôn trồi lên trụt xuống, có khi nước biển dâng lên cao đến 100 mét hơn ngày nay.

Cách đây khoảng gần 1 triệu năm, cả vùng Bắc Việt đều chìm sâu dưới nước. Dấu vết để lại ngày nay là những giải cuội trắng kéo dài từ Phả Lại qua Bắc Ninh đến Vĩnh Yên, Phú Thọ, ở ngang sườn các đồi cao, có nơi là 25 mét, có nơi là 45 mét hơn mực nước sông. Lại còn có những di tích khác là vỏ các con hà, xác định được mực nước biển thời xưa.

Sau đó là thời kỳ băng hà (lần thứ tư) cách ngày nay dưới một triệu năm. Khí hậu trở nên băng giá vô cùng. Nước đông lại ở hai cực trái đất nên mực nước đại dương rút xuống thấp từ 20 mét đến 100 mét dưới mực nước ngày nay.

Nước biển rút ra xa, xuống thấp nên hiện ra một vùng đồng bằng Bắc Việt rộng mênh mông, chạy dài đến đảo Hải Nam ngày nay. Vùng đồng bằng đó có những cầu nổi nối liền với các hải đảo ở phía Đông và phía Nam đến Sumatra của Indonesia, và có thể đến tận Úc Đại Lợi. Như vậy, con người có thể đi bộ từ đất Việt Nam ngày nay đến tận Úc châu. Thời đó không có sự ngăn cách của biển nên dễ dàng có những dân lai của nhiều tộc Mã Lai, Nam Dương, Nam Á với Việt Nam. Việc giao thông giữa Việt nam và Trung Hoa theo ven biển tất nhiên cũng dễ dàng. Điều trên giải thích sự giao lưu giữa các tộc người, sự pha giống và sự trao đổi văn hóa giữa các miền.

Trước khi nói đến “biển tiến, biển lùi” cách ngày nay khoảng vài ba chục ngàn năm, chúng ta cần lưu ý tới hai đặc điểm sau đây liên hệ đến Biển Đông và châu thổ sông Hồng tại Bắc Việt.

1- Phần biển Đông ở vịnh Bắc Việt là một biển kín có diện tích 3.447.900 cây số vuông. Vùng vịnh Bắc Việt rất nông, thường chỉ sâu không tới 100 mét; cho nên khi có hiện tượng “biển lui”, châu thổ Bắc Việt có đường liền đến tận đảo Hải Nam ngày nay.

2- Vùng đất thời đó mà nay là châu thổ sông Hồng có những biến chuyển rất đặc biệt: có lúc đất trụt xuống biển khiến cả vùng rộng lớn đó  thành một vịnh; có lúc đất nổi lên cao. Đợt nổi cao sau cùng làm nhô cả móng vùng Hà Nội ngày nay cao lên như lưng một con rồng dài đến 100 cây số, ngang độ vài chục cây số theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Các nhà khảo cổ học tính toán việc đó xẩy ra khoảng từ 10.000 năm đến 6.000 năm cách ngày nay. Mặt đất chuyển động nhô cao lên do đợt băng hà thứ tư cách đây từ 20.000 năm đến 17.000 năm. Sau đó là thời kỳ gián băng: mực nước biển bắt đầu tiến, mỗi năm trung bình lên 1cm. Vào khoảng 17.000 năm trước đây, mực nước biển thấp hơn bây giờ khoảng 100 mét. Bờ biến cách xa trung tâm đảo Cát Bà khoảng 50 cây số. Toàn thể vịnh Hạ Long lộ ra như một đồng bằng rộng mênh mông, kéo dài đến tận đảo Hải Nam.

Những người Việt cổ (con người Sơn Vi - Hòa Bình) đã xuất hiện cách đây trên 30 chục ngàn năm (di tích ở Thẩm Khương, Hòa Bình: C14Î 33000 +/- 250 năm TNN; Mai Châu, Hoà Bình: C14 Î 18390 +/- 125 năm TNN). Từ trên 30 ngàn năm đến 18 ngàn năm TNN hay gần hơn nữa, người Việt cổ sinh sống bằng hái lượm và săn bắt, đã có một đồng bằng cực kỳ tốt, với rừng cây rậm rạp để sinh sống, để phát triển và xây dựng đời sống văn hóa của mình. Thời kỳ này có thể kéo dài đến vài chục ngàn năm.

Sau đó là thời kỳ gián băng: biển tiến, nước biển dâng lên dần dần. Những di tích ở hang Con Moong (Thanh Hóa) với niên đại C14 Î11840 +/- 75 năm TNN; C14 Î 11755 +/-75 TNN, Sùng Sam (Hòa Bình) với C14 Î11365 +/-80 năm TNN, chứng tỏ rằng người Việt cổ vẫn còn sinh sống tại những nơi trên.

Rồi những di tích ở Bắc Sơn (Lạng Sơn) với C14 Î10295 +/-200 năm TNN và C14 Î 9900 +/- 200 năm TNN, cho thấy nước biển tuy vẫn dâng cao, nhưng chưa de dọa đời sống người Việt cổ.

Đến khoảng 8.000 năm cách ngày nay, mực nước biển có thể ngang với mực nước biển ngày nay. Nước biển vẫn tiếp tục dâng cao và có lúc mực nước biển cao hơn mực nước biển ngày nay đến bốn, năm mét. Khuynh hướng của con người là phải tìm cách tránh lụt để bảo toàn mạng sống. Một điều dễ hiểu là người Việt cổ đã có một thời gian sống thanh bình tại một đồng bằng rất tốt, nên đã đạt được trình độ văn hóa nào đó (các nhà khảo cổ gọi là văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn). Trước sự đe dọa do lũ lụt biển cả gây ra, họ phải tìm nơi đất cao hơn để sinh sống khi nước biển dâng lên, có thể làm cho họ lâm nguy. Họ phải rời bỏ nơi cư trú cực kỳ lý tưởng để đi nơi khác. Họ đi đâu trong khoảng thời gian từ 8.000 năm đến 6.000 năm cách ngày nay? Họ phải đi xa nơi có lũ lụt càng xa càng tốt. Người Sơn Vi hay Bắc Sơn không thể đi về hướng Nam hay Đông Nam (hướng biển) mà đi dần lên phương Bắc. Họ đi đến miền Trung Du hay Thượng Du Bắc Việt. Họ có thể đi xa hơn nữa, sang đến đất ngày nay là Trung Hoa.

Một điều đáng cho chúng ta lưu tâm là môi trường sinh thái vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay (thuộc đất Lĩnh Nam, phía Nam dãy núi Ngũ Lĩnh) xem ra không khác môi trường sinh thái của Bắc Việt, cho nên người Việt cổ sinh sống rất thoải mái tại vùng đất mới đó, và đã để lại nhiều di tích mà những nhà khảo cổ mới tìm được tại vùng đất này của Trung Hoa.

Một số bộ lạc Việt còn đi xa hơn nữa, họ đến châu thổ sông Dương Tử, một số khác còn tiến xa hơn nữa tới châu thổ sông Hoàng Hà, nơi khí hậu đã bắt đầu ấm áp rất thuận tiện cho sinh sống (do đó mới có những di chỉ của họ).

•   Hai: Phản Ứng Của Cư Dân Trước Hiện Tượng Biến Tiến:

Như đã trình bày ở trên, cách đây khoảng hai, ba chục ngàn năm, người Việt cổ sinh sống tại

châu thổ sông Hồng, Bắc Việt, đã đạt được nền văn hóa rực rỡ là văn hóa Sơn Vi (trên 10.000 năm đến 30.000 năm về trước), văn hóa Hòa Bình (trên 10.000 năm trước đây) và văn hóa Bắc Sơn (khoảng 10.000 năm trước ngày nay). Do hiện tượng biển tiến, họ phải tránh nạn lụt, tiến lên phía Bắc (khoảng từ 8.000 năm đến 6.000 năm về trước) để tìm cuộc sống mới. Do đó, những sách cũ, chỉ nói đến giai đoạn dân Việt sinh sống tại châu thổ sông Hoàng Hà và sông Dương Tử cách đây khoảng năm, sáu ngàn năm.

Ngày nay, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của người cổ sống ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam ngày nay có niên đại lâu hơn dấu vết của người phương Bắc.

Qua khảo sát bằng C14 của những xương cốt người cổ ở Trung Hoa, các nhà khoa học đã có những chứng tích rằng những người cổ đó có nguốn gốc từ Hòa Bình di dân qua hai hướng Tây Bắc và Đông Bắc đến đất Trung Hoa. Xin ghi lại vài niên đại như sau:

-    Tiến Theo Hướng Đông Bắc:

•   Van Hóa Lĩnh Nam:

ƒ   Bạch Liên Động (Quảng Tây) C14 Î 19910 +/- 180 năm TNN.

ƒ   Độc Thạch Tử (Quảng Đông) C14 Î 14260 +/- 130 nămTNN.

ƒ   Hải Lôi Động (Đài Loan) C14 Î 10.000 +/- 750 năm TNN.

•   Văn Hóa Giang Nam:

ƒ   Tiểu Nhâm Động (Giang Tây) C14 Î 10.870 +/- 210 năm TNN

ƒ   Ho-to-mu (Chiêt Giang) C14 Î 6085 +/- 100 năm trước 1950 (hay 4135 +/-100 năm trước Tây lịch)

•   Văn Hóa Ching Liên Kang (thuộc Long Sơn)

ƒ   Ta-tum-tzu (Giang Đông) C14 Î 5785 +/- 105 trước 1950 hay 3835 +/- 105 trước Tây lịch.

-    Tiến Theo Hướng Tây Bắc:

•   Văn Hóa Vân Nam - Tứ Xuyên (Thục).

ƒ   Bạch Nham Cước (Quảng Tây) C14 Î 14420 +/- 200TTL.

ƒ   Hoàng Sơn Huy (Tứ Xuyên) C14 Î 5535 +/- 130 năm TTL.

•   Văn Hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao):

   Pau - P’o (Sian – Thiểm Tây) C14 Î 6065 +/- 110 năm (truớc 1950) hay 4115 +- 110 năm TTL.

 •   Văn Hóa Long Sơn (Lungshan):

ƒ   Miaoti-ku (Hà Nam) C14 Î 4260 +/- 95 (truớc 1950) hay 2310 +/- 95 năm TTL.

Trở lại thời kỳ biển tiến vào khoảng 10.000 năm đến 8.000 năm trước Tây lịch (TTL) mực nước biển tương tự mực nước biển ngay nay, rồi dâng lên dần, bắt đầu đe dọa đời sống cư dân ở châu thổ Bắc Việt. Đất tại đó trũng hơn ngày nay; hơn nữa, phù sa sông Hồng chưa lấp đầy chỗ trũng, cư dân không còn sinh sống dễ dàng nên phải bỏ đi nơi khác khoảng 8.000 năm TTL. Họ có thể đi bộ lên phía Đông Bắc và Tây Bắc đến phần đất mới (ngày nay là Trung Hoa) ấm áp hơn, không sợ nước biển dâng lên, đe dọa đời sống mới của họ nữa.

So sánh niên đại về những nền văn hóa trên đất Việt và đất Trung Hoa ngày nay, chúng ta thấy rằng văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình và Bắc Sơn lâu đời hơn văn hóa Long Sơn và Ngưỡng Thiều. Chỉ có văn hóa Lĩnh Nam và Giang Tây có niên đại không sai biệt lắm với văn hóa Hòa Bình, nhưng vẫn kém nhiều văn hóa Tiền Sơn Vi và Sơn Vi Sớm.

Như vậy, văn hóa Việt rút tỉa từ văn hóa Trung Hoa hay là văn hóa Trung Hoa đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt?

Xin ghi dưới đây ý kiến của một số học giả có uy tín trên thế giới.

Tiến sĩ Matthews J.M trong bài “Văn Hóa Hòa Bình ở Đông Nam Á và các Nơi Khác” (năm 1964) đã coi Tứ Xuyên như một dạng địa phương của văn hóa Hòa Bình.

Ông là tác giả đầu tiên đã dùng danh từ “Văn Hóa Hòa Bình” mở rộng ra khỏi biên cương của nước Việt: ông cho rằng về phía Bắc đã đi đến Trung Hoa, phía Đông đến Philippine, phía Nam đến tận Nam Dương.

Học giả thứ hai là J.Aigner cho biết rằng ở Nam Trung Quốc đã tìm thấy đá cuội ghè và gốm là một bộ phận của “phức hợp Hòa Bình”.

(Ghi thêm: Nhiều học giả trên thế giới đã để tâm nghiên cứu “Văn Hóa Hòa Bình”, và đã dùng những tư ngữ khác nhau như “truyền thống Hòa Bình” (traditional Hoabinhnian - của Chester Gorman C.F).

Học giả Solheim W.G II đi xa hơn nữa. Ông cho rằng không những nam Trung Hoa mà cả Ngưỡng Thiều cũng là hậu thân của Văn Hóa Hòa Bình (Solheim W.G II, 1974, A.25).

 Những đặc trưng văn hóa có thể chứng tỏ người Việt đã ảnh hưởng đến người phương Bắc về các phương diện đồ đá, đồ gốm, đồ đồng và nhiều hình thái văn hóa khác. Như vậy, có thể vào cuối thời đồ đá cũ, cách đây trên 8.000 năm, có dân Việt sống ở vùng châu thổ Bắc Việt hiện nay, đã phải di cư lên phía Bắc, do ảnh hưởng của biển tiến đã làm môi trường sinh thái thay đổi rất nghiêm trọng, đe dọa đời sống của cư dân. Họ đã đem theo những đặc trưng văn hóa của họ lên phía Bắc (đất Trung Hoa ngày nay).

Theo  nhà  sử  học  Joseph  Needham  trong  cuốn  “Science  and  Civilization  in  China  - Introduction), những đặc trưng văn hóa này gồm 25 điểm: 

1-  Văn hóa biển và sông nước.

2-  Kỹ thuật đóng tàu dài

3-  Đặc điểm nhà làng để cho dân tụ tập sinh hoạt.

4-  Tục đua thuyền.

5-  Huyền thoại con rồng

6-  Thờ phụng loài rắn.

7-  Tục linh thiêng hóa ngọn núi.

8-  Đặc thù về giống chó.

9-  Văn minh trống đồng.

10- Thuật dùng nỏ bắn bằng tên

11- Phép làm quần áo bằng vỏ cây.

12- Tục xâm mình

13- Đốt rừng làm rẫy.

14- Hội về mùa Xuân và mùa Thu cho trai gái vui chơi để tự   do lựa vợ kén chồng.

15- Văn minh trồng lúa nước.

16- Thuật đào mương dẫn nước.

17- Thuật làm nương rẫy.

18- Phép thuần hóa trâu để cày.

19- Tục thờ cúng ông bà.

20- Tục giết heo để cúng bái.

21- Tục cầu tự.

22- Thuật làm khí giới có chất độc.

23- Thuật trồng cây tre và sử dụng dụng cụ bằng tre.

24- Kỹ thuật đúc sắt.

25- Kỹ thuật làm sơn mài.

Theo phần trên, nếu công nhận rằng tộc Hoa đã học được của tộc Việt nhiều đặc trưng văn hóa, là đúng, như thế có thể kết luận là tộc Hoa ngày nay đã học được rất nhiều từ văn minh của tộc Việt.

Do đó, chúng ta có thể nói: khi biển tiến lần cuối cùng vào khoảng 17.000 - 7.000 năm cách ngày nay, một số cư dân vùng đồng bằng sông Hồng ở Bắc Việt đã di cư lên phía Bắc, và đóng góp phần chính vào việc hình thành đất nước bây giờ là Trung Hoa.

•   Ba: Ảnh Hưởng Của Việc Biển Tiến Đối Với Đời Sống:

Việc biển tiến thu hẹp diện tích sinh sống của con người, nên người Việt cổ ở vùng châu thổ Bắc Việt thời đó, đã phải di cư lên phía Bắc tới tận đất Trung Hoa, còn một số khác có lẽ không muốn đi xa nên chỉ đi đến những chỗ cao hơn, hoặc ở vùng Hòa Bình hay ở vùng Quảng Ninh…đó là thời kỳ bắt đầu văn hóa Hòa Bình.

Theo một số nhà khảo cổ và cổ sử, việc thu hẹp diện tích sinh sống là nguyên nhân thúc đẩy con người phải tìm cách sinh sống khác nữa, ngoài vấn đề hái lượm săn bắt. Con người mới tiến đến việc chăn nuôi và trồng trọt, khởi đầu của nông nghiệp (Carl Sauer, 1952). Nhiều học giả nổi danh trên thế giới và học giả hàng đầu của Trung Quốc cũng đồng ý với quan niệm này (J. Barrau 1965, William Meacham 1982, Trương Quang Trực 1970 và Lichi thời hiện nay).

Các nhà nghiên cứu cũng thống nhất nhận định rằng sự xuất hiện của nông nghiệp gắn liền với sự phát triển của văn hóa Hòa Bình, khởi đầu là nghề trồng các loại cây củ như khoai lang, sắn….Điều đáng nói là việc thuần hóa cây lúa nước sau nông nghiệp trồng củ. Từ  khi phát hiện, lúa nước đã nhanh chóng trở thành thứ thực phẩm chính, cái gọi là xương sống của nền văn minh Đông Nam Á và toàn thể châu Á.

Trong tập san National Geographic tháng 3 - 1971, học giả Mỹ Solheim viết: “tôi đồng ý với ông Carl Sauer là việc thuần hóa những cây canh nông được những người thuộc văn hóa Hòa Bình thực hiện đầu tiên tại một vùng nào đó ở Đông Nam Á. Tôi không ngạc nhiên nếu việc thuần hóa này đã có từ năm 15.000 trước Tây lịch”.

Loại lúa cổ nhất mà còn nguyên dạng được tìm thấy ở hang Xóm Trại (Hòa Bình) có hạt dài 8,2 mm, 8,9mm và 9,6mm, đã được các khoa học gia nghiên cứu vào năm 1982. Hạt lúa dài 8,2mm tương tự hạt lúa mà học giả Mỹ Chester Gorman đã tìm thấy ở hang Thần vùng bắc Thái Lan, gần biên giới Miến Điện. Loại lúa này có tên khoa học là Oryza Savita. Dùng C14 định tuổi, địa điểm Hang Thần có tuổi khoảng 9.700 năm trước Tây lịch. Riêng hạt lúa có tuổi C14 = 3.500 năm TTL, nghĩa là có niên đại sớm hơn lúa Ấn Độ và Trung Hoa ít ra cũng trên 1.000 năm (Ấn Độ và Trung Hoa là hai trung tâm trước kia được coi như thuần hóa lúa sớm nhất trên trái đất - Solheim IIW.G 1971)

Trong cuốn The Origins (1987) tác giả Nga Keiukov cho rằng việc trồng lúa nước thực hiện trước ở miền Nam, sau mới đến miền Bắc vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ nhì trước Công Nguyên. Một nhóm dân thuộc văn hóa Hòa Bình ở phái Nam di cư lên phía Bắc (Trung Hoa) khoảng thiên niên kỷ thứ 5 trước CN (vậy cách ngày nay khoảng 7.000 năm) mang theo kỹ thuật trồng lúa nước. Họ đi theo ngả Chia Ling Chang nay thuộc địa phận Tứ Xuyên, vượt qua núi Chinh Ling để vào lưu vực sông Hoài. Đến chỗ này, họ gặp môi trường thiên nhiên thuận lợi nên đã phát triển nhanh chóng nghề nông vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ tư trước CN. Họ cũng phát triển ngành đồ gốm để trở thành một nền văn hóa được gọi là văn hóa Ngưỡng Thiều trong phạm vi lưu vực sông Hoài.

Sự khẳng định của Keiukov và các nhà nghiên cứu cùng quan điểm đã phủ nhận nguồn gốc canh nông của văn hóa Ngưỡng Thiều là tới từ hướng Tây, và xác minh ngành trồng lúa nước tới từ phương Nam, minh định rõ ràng là từ văn hóa Hòa Bình chuyển lên.

Bây giờ, chúng ta xem ý kiến của các nhà nghiên cứu khảo cổ, cổ sử Trung Hoa về vấn đề canh nông nói chung và cây lúa nước nói riêng. Xin kể đến ba học giả hàng đầu của Trung Quốc là Li Chi, Trương Quang Trực và Te Tzu Chang.

Ông Li Chi tốt nghiệp đại học Harvard, Hoa Kỳ, có thể coi là nhà khảo cổ tiên phong khai sinh ra nền khảo cổ hiện đại Trung Quốc, tham dự vào phái đoàn khai phá ra những di tích khảo cổ ở tỉnh An Yang. Từ những năm đầu của thập niên 20, thế kỷ 20, ông đã viết cuốn An Yang, rất nổi tiếng. Ông khẳng định rằng: lúa nước, vôi và trầu là những phẩm vật được mang từ phương Nam lên miền Bắc (khoảng 20 năm sau, ông phủ nhận những điều trên, có thể vì lý do chính trị).

Ông Trương Quang Trực đã viết tác phẩm rất nổi tiếng The Archacology of Ancient China. Ông khẳng định điểm gốc của văn minh Trung Quốc là ở ba tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây và Hà Nam thuộc lưu vực sông Hoài. Trước tiên, vùng này trồng lúa tắc, sau mới trồng lúa nước. Lúa nước này từ phía Nam hay Đông Nam theo dòng di dân mà chuyển lên. Ngoài Trung tâm Ngưỡng Thiều ở lưu vực sông Hoài như đã nói ở trên, Trung Hoa còn hai trung tâm nông nghiệp nữa là Ta - penk’teng và Ching - Lien - Kang. Trung tâm thứ ba này mới được khám phá năm 1951, ở phía bắc tỉnh Giang Đông, nơi mà sau này là nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn. Theo Trương Quang Trực, trung tâm này mang nhiều đặc tính của nền văn hóa Hòa Bình ở phía nam Đông Nam Á và dân cư cũng có nhiều nét của dân cư ở Hòa Bình (Lichald Person - Trương Quang Trực, 1977, A:513).

Văn hóa Ching - Lien - Kang có niên đại C14 khoảng 5.800 đến 4275 năm TTL. Như vậy, niên đại này xưa hơn niên đại ở trung tâm Ngưỡng Thiều. Ngoài những xương động vật như heo, dê, chó…ở đó người ta còn tìm thấy xương của nhiều loài vật chuyên dùng trong việc trồng lúa nước (Wu 1973:57).

Học giả Trung Hoa thứ ba là Te Tzu Chang. Ông đã thuyết trình trong hội nghị California 1982 (The Origins of Chinese Civilization). Theo ông Chang, ngũ cốc căn bản của Trung Quốc là lúa nước và đậu nành. Lúa mạch quan trọng nhất vào thời tiền sử đến thời Chu; lúa tắc, lúa mạch và đậu nành quan trọng vào thời Xuân Thu Chiến Quốc; lúa nước và lúa mì chỉ là thực phẩm quan trọng ở Trung Quốc trở về sau mà thôi, tức là từ khi Trung Hoa đã thôn tính được miền đất phía Nam sông Dương Tử của tộc Bách Việt.

Qua những chứng cớ hiển nhiên đã được khoa khảo cổ chứng minh, chúng ta có thể kết luận rằng: lúa nước phải chăng là sản phẩm đã theo với người dân thuộc văn hóa Hòa Bình từ phía Nam mà đi dần lên phía Bắc và là một trong những thành tố góp nên nền văn hóa Trung Quốc ngày nay.

 

(Viết theo bài của Cung Đình Thanh, tập san Tư Tưởng số 3, ngày 15-07-1998, Úc Đại Lợi) Diễn biến những việc xảy ra cho người Việt cổ sinh sống tại vùng đất ngày nay là Bắc Việt có thể tóm tắt như sau:

Cách đây mấy chục ngàn năm, xảy ra hiện tượng biển lùi: mực nước biển xuống thấp hơn ngày nay cả trăm mét. Châu thổ sông Hồng là một đồng bằng tuyệt đẹp chạy dài qua vịnh Hạ Long đến tận đảo Hải Nam. Đồng bằng rộng mênh mông đó là nơi sinh sống cực kỳ lý tưởng đối với dân Việt cổ, tuy rằng họ sinh sống bằng hái lượm và săn bắt. Dân Việt cổ đã đạt đến một trình độ văn hóa khá cao mà các nhà khảo cổ gọi là văn hóa Sơn Vi, do sự phát giác các xương cốt ở xã Sơn Vi thuộc tỉnh Vĩnh Yên vào năm 1968, có niên đại C14 = 33.000 năm TNN. Văn hóa Sơn Vi gồm có văn hóa Tiền Sơn Vi có niên đại C14 =33.000TNN, văn hóa Sơn Vi Sớm có niên đại C14 = 18.390 năm TNN và văn hóa Sơn Vi Muộn có niên đại C14 = 11.840 năm TNN (không kể vài trăm năm sai biệt trong các niên đại C14 kể trên).

Sau hiện tượng biển lùi, đến hiện tượng biển tiến từ 17-18 ngàn năm đến 7 - 8 ngàn năm trước ngày nay. Nước biển dâng lên cao dần, đe dọa đời sống dân Việt cổ khi nước biển dâng lên khoảng 100 mét. Đến khoảng 8.000 năm trước ngày nay, mực nước biển ở ngang tầm với mực nước biển ngày nay. Nước biển vẫn từ từ dâng cao và có thể lên cao hơn nữa độ 4 hay 5 mét. Dân Sơn Vi (chỉ dân Việt cổ thời văn hóa Sơn Vi) biết rằng sớm muộn châu thổ sông Hồng sẽ chìm dưới nước nên tìm cách đi đến nơi cao hơn. Họ tiến về phía Hòa Bình và vùng Quảng Ninh, Lạng Sơn.

Người Sơn Vi thấy rằng nếu chỉ sinh sống hoàn toàn theo hái lượm và săn bắt, đời sống của họ có thể gặp khó khăn tại vùng đất mới chật hẹp hơn đồng bằng mênh mông tại châu thổ sông Hồng và đồng bằng Hạ Long. Họ chuyển sang nếp sống định canh định cư, bắt đầu cuộc sống nông nghiệp, khởi điểm là nông nghiệp bầu bí, rồi nông nghiệp trồng củ (khoai, sắn…)và quan trọng hơn cả là dân Việt cổ đã thuần hóa được cây lúa nước từ cây lúa dại. Từ đó, cây lúa nước trở thành thực phẩm xương sống của dân Việt. Tính nết họ thuần hơn trong nếp sống định canh định cư. Họ trở thành những con người hiền hòa, ưa thích cuộc sống yên vui trong một xã hội thanh bình. Họ qui tụ thành thôn xóm, xã ấp gần nơi đồng ruộng.

Do những xương cốt tìm được ở Hòa Bình và Bắc Sơn (thuộc Lạng Sơn), các nhà khảo cổ cho biết dân Việt thời xưa đã đạt được một nền văn hóa mới tại vùng đất mới. Đó là văn hóa Hòa Bình, do di chỉ có niên đại C14 = 10875 năm trước ngày nay (sai biệt 175 năm) và C14 Î 11365 năm TNN sai biệt 80 năm (cụm từ Văn Hóa Hòa Bình do nhà nữ khảo cổ Phap là Madeleine Colanie đề nghị trong Đại Hội Các Nhà Tiền Sử Viễn Đông ngày 30-01-1932 tại Hà Nội, và đã được Đại Hội công nhận) Di chỉ Bắc Sơn cho thấy văn hóa Bắc Sơn có niên đại tương tự C14 Î 10295 năm TNN (sai biệt 200 năm).

Tiếc thay, việc biển tiến sau đó nhận chìm những nền văn minh trên xuống sâu dòng nước. Chỉ khi nào may mắn tìm được những di tích cụ thể, người ta mới hiểu được phần nào những nền văn minh đó.

Ngoài những người Việt đi đến Hòa Bình, Lạng Sơn, một số dân Việt cổ khác còn đi xa hơn nữa, tiến đến phần đất mà ngày nay là Trung Hoa. Họ cũng đạt được những nền văn hóa Lĩnh Nam (di chỉ tại Quảng Đông, Quảng Tây, Đài Loan), văn hóa Giang Nam (di chỉ tại Giang Tây, Chiết Giang), văn hóa Ching Lien Kang (thuộc Long Sơn). Đó là nền văn hóa của dân đi theo hướng Đông Bắc. Những dân Việt đi theo hướng Tây Bắc đã có nền văn hóa Vân Nam, Tứ Xuyên, văn hóa Ngưỡng Thiều (Thiểm Tây), văn hóa Long sơn (Vân Nam).

Chúng ta thấy rằng người Việt cổ đã đạt được một nền văn minh cao độ, được rất nhiều học giả quốc tế (Mỹ, Anh, Pháp, Nga và ngay cả Trung Hoa) công nhận. Riêng đối với dân Việt hiện nay, rất nhiều người không biết điều đó, hoặc có biết nhưng lại hoài nghi; do đó, nhiều nhà trí thức vẫn cho rằng dân Việt chỉ khá được nhờ ảnh hưởng của Tam Giáo, nhất là Khổng Giáo. Từ đó, nhiều nhà trí thức mới có tinh thần mặc cảm tự ti dân tộc. Tinh thần yếu đuối này bao giờ mới chấm dứt?

Chỉ biết ca tụng cái hay của ngoại bang mà lơ là điều hay của dân tộc, thái độ đó thật đáng chê trách. Người dân Việt cần phải trở về nguồn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền bá tư tưởng nhân bản (lấy con người làm gốc), tinh thần nhân chủ (con người làm chủ chính mình, chứ không làm nô lệ cho tiền tài, danh vọng…), để nhân tính (tình tốt của con người, thay cho thú tính) làm chủ tư duy và hành động. Được như thế, người dân Việt mới nhanh chóng có cuộc sống tươi đẹp trong một xã hội thanh bình.

Đào Văn Dương

Tủ Sách Việt Thường www.tusachvietthuong.org

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness