Được xây dựng từ năm 1881 đến năm 1914, kênh đào Panama là một trong những dự án lớn nhất và khó thực hiện đã được hoàn thành. Hoạt động với mục tiêu thu gọn khoảng cách giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, làm giảm đáng kể thời gian đi lại bằng đường thủy. Trong gần 100 năm qua, kênh đào đóng vai trò quan trọng trong thương mại hàng hải quốc tế. Trong năm 1934, ước tính công suất tối đa của kênh sẽ khoảng 80 triệu tấn/năm. Trong năm 2010, con số thực tế là 300 triệu tấn và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, khoảng hơn 1/3 các tàu thuyền trên thế giới không thể đi qua được vì kích thước quá lớn. Nhu cầu đòi hỏi phải mở rộng kênh đào.
Kế hoạch xây dựng cải tiến bắt đầu với nhiều công đoạn khác nhau – bao gồm cả việc khai quật các làn đường giao thông mới cho phép tàu thuyền được vận chuyển nhiều hơn, ở rộng sang hai bên bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, làm sâu hơn một số kênh, nâng cao mức độ hoạt động tối đa của hồ Gatun. Công việc xây dựng ban đầu dự kiến sẽ mất khoảng 7-8 năm. Tuy nhiên, sau nhiều thời gian bị trì hoãn, vào đầu năm 2016 dự án mới hoàn thành. Công suất sẽ được tăng lên gấp đôi, cho phép kênh có thể đáp ứng đủ khả năng vận chuyển hàng hải lớn dự kiến tới năm 2025 và xa hơn nữa. Dự án này cũng giúp giảm bớt rất nhiều gánh nặng về ngành vận tải biển cũng như tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm cho người dân ở gần Panama – có thể giảm nghèo ở đất nước này lên tới 30%. Tuy nhiên, các nhà phê bình đánh giá dự án này có thể gây ra vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Trung Quốc xây dựng đường hầm dài nhất thế giới dưới biển
Siêu dự án mới nhất của Trung Quốc là đường hầm dưới biển dài 76 dặm (122km) thuộc vịnh Bột Hải nối thành phố cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh và thành phố Yên Đài thuộc tỉnh Sơn Đông. Nó vượt qua chiều dài tổng cộng của hai đường hầm dưới biển dài nhất thế giới hiện nay là Đường hầm Seikan của Nhật Bản và các đường hầm Channel giữa Anh và Pháp. Dự án này trị giá 36 tỷ USD trong vòng 5 năm. Wang Mengshu, một chuyên gia tại Viện kỹ thuật Trung Quốc, ước tính rằng doanh thu từ việc khai khác đường hầm khoảng 3 tỷ USD/năm.
Vi mạch được gắn vào tất cả các con chó ở Anh
Bắt đầu từ tháng 4/2016, một đạo luật mới ở Anh sẽ có hiệu lực, yêu cầu tất cả những con chó ở nước này phải được cấy một microchip giúp chủ nhân nhận diện ra vật cưng của mình. Vào năm 2012 có khoảng 118.932 con chó bị đánh cắp trong đó chỉ có 55.898 (khoảng 47%) được đoàn tụ với chủ nhân. Microchip là một vi mạch nhỏ hơn hạt gạo một chút được đặt bên dưới da. Các thông tin trong chip: tên của chú chó, tên chủ, địa chỉ nhà, số điện thoại của một thành viên trong gia đình để liên lạc trong trường hợp không liên lạc được với chủ.
Euro 2016 được tổ chức tại Pháp
Giải bóng đá châu Âu 2016 được tổ chức ở Pháp từ giữa 10/6 tới 10/7 . Giải bóng đá năm tới sẽ được mở rộng từ 16 lên 24 đội. 54 thành viên của UEFA có đủ điều kiện tham dự vòng loại EURO. Vòng loại Euro 2016 có tất cả 53 đội bóng, chia làm 9 bảng, chọn 24 đội tham dự VCK tại Pháp. Sau vòng loại, vé chính thức được trao cho 19 đội (cộng chủ nhà Pháp), gồm: 9 đội đầu các bảng, 9 đội nhì bảng, 1 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất. 8 đội đứng thứ 3 còn lại sẽ phải đá play-off để giành 4 tấm vé còn lại.
Rio de Janeiro đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic
Rio trở thành thành phố Nam Mỹ đầu tiên đăng cai tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh diễn ra vào 5/8/2016 và kết thúc vào ngày 21/8/2016.
Dragon V2 của SpaceX có người lái đầu tiên
Dragon là tàu vũ trụ được phát triển bởi SpaceX, Công nghệ Thám hiểm không gian tư nhân Mỹ được thành lập bởi tỷ phú kinh doanh Elon Musk - một nhà đồng sáng lập ra hệ thống thanh toán online PayPal lừng danh. Trước đó, SpaceX đã phát triển tàu phóng Falcon 1 và Falcon 9. Năm 2014, SpaceX đã ra mắt tàu không gian Dragon V2 có thể chở được 7 phi hành gia trong nhiều ngày trên quỹ đạo, có khả năng tự động ráp nối với Trạm ISS và hạ cánh xuống bất cứ nơi nào trên Trái đất, đưa người qua lại giữa mặt đất và Trạm ISS. Tỷ phú Musk cho biết tàu không gian Dragon V2 có thể thực hiện chuyến bay có người điều khiển đầu tiên vào năm 2016.
Lần đầu tiên Ấn Độ đưa người vào vũ trụ
Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 chỉ sau Nga, Mỹ và Trung Quốc trong công cuộc chay đua đưa con người vào không gian. Phi hành gia sẽ ở lại trong quỹ đạo cách trái đất khoảng 248 dặm (400 km) trong vòng 7 ngày trước khi đáp xuống vịnh Bengal. Tổng chi phí cho dự án này là 124 tỷ rupee (2,67 tỷ USD). Vào tháng 10/2008 nước này đã phóng tàu vũ trụ không người lái đầu tiên Chandrayaan-1 vào quỹ đạo mặt trăng. Tuy nhiên gần một năm sau đó Tổ chức Nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) buộc phải từ bỏ nỗ lực thăm dò mặt trăng do mất liên lạc với Chandrayaan-1.
Khách sạn đầu tiên trong không gian
Năm 2016, hãng Orbital Technologies - công ty con của hãng sở hữu nhà nước RKK Energia đã thiết kế một khách sạn trong không gian đầu tiên trên thế giới. Dự kiến năm 2016 sẽ cho phép khách du lịch được ở trong đó, chi phí ban đầu cho mỗi chuyến du lịch như thế sẽ tốn khoảng 50-60 triệu USD, tương đương với chi phí lên ISS, thời gian lưu trú kéo dài 5 ngày tại khách sạn trên quỹ đạo là khoảng 1 triệu USD.
Sẽ còn nhiều sự kiện khác diễn ra trong năm 2016 được trình bày ở phần sau.
Hương Nguyên