TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Doanh nghiệp bất động sản như ngồi trên lửa

Quý 1/2011, phần lớn các doanh nghiệp bất động sản như “ngồi trên lửa”, bởi lớp băng trên thị trường bất động sản đóng khá dày, dù cực công mà vẫn không thể “khoan phá”.

Nhiều chuyên gia bất động sản nhận định, nếu nói thị trường ở năm 2008 khó khăn nhất, thì năm 2011 doanh nghiệp bất động sản còn phải đối mặt với tình hình khó khăn gấp bội. 

Khó "cựa quậy"

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho biết, các doanh nghiệp đều than là không thể “cựa quậy”. Giao dịch trên thị trường gần như án binh bất động. Doanh nghiệp vừa phải chạy đôn chạy đáo để lo bán được hàng, vừa lo thu được tiền về.

Để thúc đẩy việc bán hàng, hiện các chủ đầu tư có xu hướng làm việc cùng lúc với nhiều nhà phân phối khác nhau, bản thân mình cũng chỉnh trang lại bộ mặt, thiết kế trang phục cho nhân viên để tạo hình ảnh nhận diện cho công ty. Các chủ đầu tư cũng đẩy mạnh các hoạt động làm mới lại các sản phẩm, tạo sức hút người mua nhà thông qua các chương trình ưu đãi bán hàng bằng nhiều hình thức như tặng quà, rút thăm trúng thưởng, hỗ trợ lãi suất vốn vay, kéo dài thời gian thanh toán... 

Tuy nhiên, dù các doanh nghiệp có cố gắng đến mấy, nhưng không tạo được sự tin tưởng với khách hàng thì hiệu quả cũng không là bao. 

Đối với người đi thuê mặt bằng văn phòng đã có nhiều sự lựa chọn nên chỉ cần giá cả cho thuê nhích lên, lập tức người thuê sẽ chuyển chỗ. Hiện, tại Tp.HCM đang có 170 cao ốc văn phòng, đang cung ứng cho thị trường 1,1 triệu m2 sàn. 

Trong quý 1/2011, đã có thêm 6 dự án cao ốc văn phòng đưa vào hoạt động. Nguồn cung mặt bằng bán lẻ dù vẫn chưa vượt cầu nhưng người thuê mặt bằng cũng có động thái phản ứng tương tự như người đi thuê văn phòng làm việc khi có sự thay đổi về giá cả. Bởi thế, các dự án trung tâm thương mại mới đưa vào hoạt động gần đây rất khó có thể lấp đầy ngay từ đầu. 

Theo số liệu được Savills Việt Nam công bố ngày 5/4, nguồn cung của thị trường bán lẻ đang có 630.000 m2, và năm nay nguồn cung không tăng nhiều, công suất cho thuê dù giảm nhẹ 3% so với quý trước nhưng vẫn trên 90% với giá trung bình 75 USD/m2. Trong 3 năm tới, thị trường bán lẻ sẽ đón khoảng 1 triệu m2 sàn.

Dù giá mặt bằng văn phòng có giảm, mặt bằng bán lẻ có tiêu thụ chậm hơn nhưng nhu cầu vẫn có, vẫn đỡ hơn nhiều là sản phẩm căn hộ. 

Bà Đỗ Thị Loan, Tổng thư kí Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, cho rằng thị trường căn hộ gặp nhiều khó khăn là do nhiều nguyên nhân tác động nào là lãi suất cao, thắt chặt tín dụng cùng tác động từ thông tin sở hữu nhà chung cư có thời hạn đã làm người mua nhà e ngại. 

Rồi, mới đây nhất lại thêm các tác động của động đất làm rung chuyển các tòa nhà cao cầng càng làm cho người dân cẩn thận hơn với nhà chung cư. Ngược lại nhà gắn liền đất tình hình giao dịch vẫn tốt trong 3 tháng đầu năm nay.

Giảm giá thêm để... “kích” người mua

Một nguyên nhân được nhiều người cho là làm cản trở giao dịch của thị trường bất động sản hiện nay là giá cả quá đắt. Theo ông Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Đỉnh Cao, nên chăng các doanh nghiệp phát triển sản phẩm bất động sản hãy chấp nhận thử giảm giá bán sản phẩm căn hộ ở mức 30%? 

“Giảm giá là phép thử sức mua của thị trường, và chắc chắn là khi giá giảm thêm nhu cầu mua nhà sẽ quay lại. Doanh nghiệp phải biết chấp nhận huề vốn trong 1 thời điểm nhất định để thu hồi đồng vốn từ đó có thể xoay vòng dòng tiền để tìm kiếm cơ hội mới và tháo nút thắt đang rất chặt”, ông Phước nhận định.

Song ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành, cho rằng sức mua của thị trường bị biến mất không phải ở giá cao vì hiện ngay cả những sản phẩm căn hộ có giá từ 14-15 triệu đồng/m2 khi tung hàng ra cũng không tiêu thụ được. Gần như người mua nhà đang rút vào tư thế đợi chờ giá hạ xuống nữa. 

Và trong khi nhu cầu mua nhà của người dân chỉ tập trung phần lớn ở trong khoảng từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, nhưng nguồn cung ở phân khúc này lại rất ít. Cho nên việc giảm giá sản phẩm để mong tiêu thụ hàng tốt là tất yếu nhưng giảm với mức nào và dòng sản phẩm nào giảm là điều phải tính toán. 

Bởi lẽ, những sản phẩm hiện đã có giá bán từ 13-15 triệu đồng/m2 không thể giảm được nữa, nếu giảm doanh nghiệp sẽ lỗ nặng do chi phí xây dựng 1m2 cũng đã có giá 7 triệu đồng/m2, và còn các khoản tiền sử dụng đất, lãi vốn vay, hao hụt đồng tiền trượt giá...

Nếu giá thành căn hộ khó giảm thêm thì doanh nghiệp buộc phải hạ diện tích căn hộ xuống, thay vì tập trung cho loại căn hộ 100m2 thì nay ưu tiên cho loại căn hộ diện tích nhỏ hơn. Bởi vậy, những doanh nghiệp đang triển khai xây dựng dự án có thể thay đổi thiết kế bên trong tòa nhà.

Dù thị trường đang rất khó khăn nhưng ông Marc Thownsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, vẫn tin tưởng thị trường bất động sản sẽ dần vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện tại. Thời gian qua, CBRE Việt Nam vẫn lo tập trung mở rộng quy mô, tuyển mộ thêm nhân lực, đây là thời điểm để các doanh nghiệp củng cố lực lượng nội bộ chuẩn bị để khai phá cơ hội mới trong thời gian tới. 

“Dù là năm đầy thách thức nhưng doanh nghiệp đừng nản, hãy tiết kiệm các chi không cần thiết, đầu tư và đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý”, ông Marc đưa ra lời khuyên.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness