TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Viêm phế quản mạn điều trị thế nào?

Viêm phế quản mạn tính là căn bệnh dai dẳng và hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh sẽ tiến triển và biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD, suy tim, tràn khí màng phổi…

Viêm phế quản mạn là gì?

Viêm phế quản mạn tính (VPQMT) là tình trạng viêm, tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liên tiếp, nhưng loại trừ các bệnh gây ho khạc mạn tính khác như lao phổi, giãn phế quản…

Các nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mạn:

- Hút thuốc lá, thuốc lào, dù là hút thuốc chủ động hay thụ động (không hút nhưng hít phải khói thuốc) cũng đều là nguyên nhân chính gây VPQMT. Khói thuốc lá gây ra nhiều tác hại như: làm giảm thanh thải nhày của niêm mạc phế quản, gây ức chế chức năng đại thực bào phế nang, làm phì đại và quá sản các tuyến tiết nhầy, làm tăng giải phóng men tiêu protein từ các tế bào viêm. Khói thuốc lá còn gây co thắt cơ trơn phế quản.

- Bụi, khói ô nhiễm không khí ở trong và ngoài nhà ở do dùng bếp than, bếp ga, đun củi (khói từ các chất sinh khối), nhất là nhà ở kém thông khí cũng là yếu tố gây VPQMT. Các bụi, khói và hoá chất ở nơi làm việc cũng là yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản mạn. Khi tiếp xúc nhiều và kéo dài với bụi và hoá chất nghề nghiệp (các hạt than, khói hàn, các bụi chất khoáng..) có nguy cơ mắc VPQMT cao, đặc biệt ở người đồng thời có hút thuốc.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp tái diễn cũng là yếu tố nguy cơ gây VPQMT.

- Những người sống trong điều kiện nhà ở chật chội, dinh dưỡng kém, lao động nặng nhọc cũng có có nguy cơ mắc VPQMT   

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mạn tính

Triệu chứng lâm sàng:

Bệnh thường khởi phát ở người trên 40 tuổi, có yếu tố nguy cơ như nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi độc hại. Triệu chứng nổi bật là ho và khạc đờm mạn tính: ban đầu ho khạc đờm từng đợt hay vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy, đờm nhầy trong. Bệnh nặng ho và khạc đờm sẽ xuất hiện thường xuyên. Mỗi năm ho và khạc đờm tổng thời gian trên 3 tháng và thường trên 2 năm liên tiếp.

Khó thở xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh hoặc khi có biến chứng. Ban đầu khó thở chủ yếu khi gắng sức hoặc khi có biến chứng còn ở giai đoạn muộn của bệnh khó thở sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

Nếu không có các biện pháp điều trị và phòng ngừa tích cực, người bệnh dễ mắc các đợt cấp với các triệu chứng ho và khạc đờm tăng, đờm có thể là nhày hoặc nhày mủ (khi có bội nhiễm). Thông thường, đợt cấp sẽ xuất hiện khi thay đổi thời tiết và mùa đông, xuân hoặc ở những người tuổi cao, suy kiệt. Nguyên nhân hàng đầu của đợt cấp VPQMT là nhiễm trùng phổi - phế quản do vi khuẩn hoặc virus. Trong đợt cấp có thể gặp các biến chứng suy hô hấp và tâm phế mạn và có thể gây tử vong cho người bệnh.

Viêm phế quản mạn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Ảnh hưởng nặng nề lên cuộc sống người bệnh:

VPQMT cũng giống như như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng như kinh tế của bệnh nhân và gia đình. Với đặc điểm là bệnh mạn tính, tiến triển thường xuyên, nặng dần với nhiều biến chứng nặng như chuyển thành bệnh phổi tắc nghẽn COPD, nhiễm trùng phổi - phế quản, suy hô hấp, suy tim, tràn khí màng phổi…Người bệnh bị suy giảm chức năng phổi, hạn chế hoạt động thể lực, suy giảm chất lượng cuộc sống, tàn phế và có thể tử vong.

Người bệnh thường xuyên phải điều trị đợt cấp tại bệnh viện cũng như tại nhà nên sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình do chi phí  điều trị bệnh cũng như giảm thu nhập do nghỉ việc. Mặt khác người bệnh cũng như người nhà luôn ở trạng thái lo lắng về bệnh tật và có thể mắc các bệnh như suy nhược thần kinh, trầm cảm ...

Điều trị viêm phế quản mạn thế nào?

Điều trị đợt cấp của bệnh: tùy theo mức độ đợt cấp, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn hoặc điều trị tại bệnh viện. Các phương pháp điều trị đợt cấp gồm: điều trị bằng thuốc như kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn, giãn cơ trơn phế quản, corticoid, long đờm... Điều trị không dùng thuốc gồm ô xy liệu pháp nếu bệnh nhân có giảm oxy máu, dinh dưỡng, hô hấp liệu pháp, dẫn lưu đờm theo tư thế.

Điều trị dự phòng: Các phương pháp dự phòng chủ yếu trong VPQMT gồm:

+ Cai thuốc lá, thuốc lào và phòng nhiễm trùng hô hấp. Những bệnh nhân nghiện thuốc lá cần ngừng hút thuốc lá, hoặc cai thuốc nhờ tư vấn và trợ giúp của các thầy thuốc. Bệnh nhân càng cai thuốc sớm thì bệnh sẽ đến chậm hơn những người cai thuốc muộn.

+ Dự phòng nhiễm trùng hô hấp hiệu quả nhất là dùng các vắc xin. Tiêm vắc xin phòng phế cầu và phòng cúm định kì theo chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói, bụi và bệnh nhân bị nhiễm virus đường hô hấp, tránh lạnh đột ngột, vệ sinh răng miệng (xúc nước sát trùng họng, miệng) để phòng nhiễm trùng đường hô hấp trên và khi nhiễm trùng đường hô hấp trên xuất hiện phải điều trị ngay.

+ Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh phối hợp (tiểu đường, tăng huyết áp .v.v.). Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất đạm, giàu vitamin A, D, E và chất khoáng (hoa quả, rau xanh …). Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc từ thảo dược như cây Lá hen, hỗ trợ rất tốt cho các bệnh hô hấp mạn tính.

+ Có chế độ nghỉ ngơi kết hợp với phương pháp vật lí trị liệu (hô hấp liệu pháp), thể dục rèn luyện thể lực hợp lí theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc. Dùng kháng sinh dự phòng không được khuyến cáo cho bệnh nhân VPQMT.

Lá hen – Thảo dược quý trong điều trị bệnh hô hấp mạn tính

Lời khuyên cho bệnh nhân: Viêm phế quản mạn là một bệnh mạn tính, mà nguyên nhân hàng đầu do khói thuốc lá, thuốc lào. Bệnh không khỏi được hoàn toàn nhưng chúng ta có thể điều trị bệnh ổn định, làm giảm được sự tiến triển của bệnh cũng như dự phòng được đợt cấp và biến chứng của bệnh.

Việc hiểu biết các nguyên nhân, loại bỏ nguyên nhân, tuân thủ các chỉ định điều trị của thầy thuốc kết hợp với việc thực hiện các biện pháp dự phòng theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa là những điểm chính bệnh nhân cần thực hiện. Hàng năm bệnh nhân phải đi khám sức khỏe định kì, khi có biểu hiện của đợt cấp cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám chuyên khoa và điều trị kịp thời.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness