TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Thị trường đất nền phía Nam đang chuyển dịch mạnh

Thị trường đất nền phía Nam đang chuyển dịch mạnh

Sau 5 năm “ngủ đông”, thị trường bất động sản đã bừng tỉnh. Năm 2014 đã chứng kiến những giao dịch sôi động trong phân khúc nhà ở giá rẻ. Sang năm 2015, nhiều dự báo cho thấy thị trường đất nền tiếp tục lên ngôi.

Tóm tắt

- Thị trường đất nền hiện diễn ra khá sôi động tại các quận 2, 9, 7 và Thủ Đức. Tuy nhiên, tại phân khúc này đang chứng kiến một sự tăng giá mạnh  do tác động từ bảng giá đất mới được áp dụng vào đầu năm 2015.

- Theo khảo sát, giá đất thương mại của một số dự án nằm trên các đường như Phạm Hữu Lầu, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Linh hay Huỳnh Tấn Phát… đều không dưới 40 triệu đồng/m2.

- Thị trường bất động sản Việt Nam đang đi lên từ đáy của chu kỳ, còn người mua hiện đã khá nhạy bén và nắm bắt rõ nguyên lý hoạt động của thị trường, nên chuyện họ đầu tư vào phân khúc đất nền để đón đầu cơ hội là điều dễ hiểu.

So với các phân khúc BĐS khác trên thị trường thì đất nền đang được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn. Một phần vì tâm lý người dân Việt Nam vẫn thích sở hữu một căn nhà riêng biệt hơn là sống trong các dự án chung cư, phần khác thị trường đang ấm lên nên kích thích nhu cầu mua đất nền hoặc nhà phố nhiều hơn.

Thị trường đất nền hiện diễn ra khá sôi động tại các quận 2, 9, 7 và Thủ Đức. Tuy nhiên, tại phân khúc này đang chứng kiến một sự tăng giá mạnh  do tác động từ bảng giá đất mới được áp dụng vào đầu năm 2015.

Tại khu vực quận Thủ Đức, dự án Arista Villas do Công ty Đông Sài Gòn đầu tư cũng ghi nhận sự sôi động trong giao dịch với 90 nền được giao dịch thành công trong những tháng đầu năm 2015. Không hề kém cạnh, dự án đất nền các tỉnh liền kề TP.HCM cũng đua nhau bung hàng. Sau Bình Dương và Đồng Nai, Long An đang trở thành điểm nóng với một loạt dự án bung ra nhắm chủ yếu vào đối tượng khách hàng là nhà đầu tư Sài Gòn.

Mới đây nhất, Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) vừa mở bán 39 nền đất diện tích từ 90-220 m2 thuộc khu đô thị cao cấp Jamona City, quận 7. Đây là những sản phẩm đặc biệt kết hợp để ở và kinh doanh thương mại nhưng giá bán chỉ khoảng 20 triệu đồng/m2.

Theo thông tin từ Sacomreal, các sản phẩm được chào bán lần này đều nằm trong khu vực quy hoạch trung tâm mua sắm – thương mại của khu đô thị Jamona City với số lượng giới hạn. Trong các đợt mở bán trước, toàn bộ sản phẩm tung ra thị trường đều đã tìm được người mua dù đó chỉ là những sản phẩm thông thường, không có tiềm năng khai thác thương mại. Do đó, khả năng “cháy hàng” trong đợt mở bán lần này là rất cao bởi Sacomreal không điều chỉnh giá tăng lên dựa trên giá trị mang lại cho khách hàng.

Trước đó, Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh BĐS Thanh Yến đã công bố mở bán chính thức 200 nền đất tại dự án Five Star Eco City - khu Lucky Land giai đoạn 1. Đến nay, hạ tầng của dự án đã hoàn thiện 80% với giá bán từ sáu đến 10 triệu đồng/m2.

Một đơn vị môi giới chuyển sang đầu tư là Công ty cổ phần địa ốc Kim Oanh cũng vừa tung ra thị trường dự án khu đô thị thương mại RichHome (phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Dự án có quy mô 4,7 ha gồm 272 nhà phố xây sẵn, diện tích 80-210 m2…

Theo khảo sát, giá đất thương mại của một số dự án nằm trên các đường như Phạm Hữu Lầu, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Linh hay Huỳnh Tấn Phát… đều không dưới 40 triệu đồng/m2. Những đô thị lớn như Phú Mỹ Hưng, Him Lam Kênh Tẻ thì giá lên đến cả trăm triệu đồng mỗi m2, thậm chí cao hơn. Đây là mức tăng cao nhất trong 6 tháng qua.

Lý giải về “cơn sốt” đất nền, ông Đỗ Hữu Khoa, Phó Tống giám đốc công ty Cityland, cho rằng các dự án đất nền biệt thự có vị trí thuận lợi, môi trường sống tốt đang trở thành tâm điểm của thị trường phía Nam. Hiện nay, nếu nhà đầu tư tính toán kỹ thì sở hữu nhà phố hay đất nền vẫn chiếm ưu thế hơn vì chi phí đầu tư trên mỗi m2 hiệu quả hơn so với một m2 nhà chung cư. Tuy nhiên, do quỹ đất của chúng ta còn hạn chế nên việc phát triển đất nền không được thuận lợi, ngoại trừ những khu vực mới đô thị hóa tại các vùng ven thì phát triển nhà phố tốt hơn, cơ hội kinh doanh vẫn tốt hơn so với các dự án chung cư.

Cũng theo ông Khoa, bảng giá đất năm 2015 tăng mạnh đang tác động lớn thị trường đất nền.

Còn theo ông Nguyễn Mạc Hoài Nam, Tổng Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Nam Phát, thị trường tín dụng mở cùng với việc nền kinh tế đang ấm dần lên là động lực chính khiến thị trường bất động sản nói chung và phân khúc đất nền nói riêng ấm theo. Thị trường bất động sản Việt Nam đang đi lên từ đáy của chu kỳ, còn người mua hiện đã khá nhạy bén và nắm bắt rõ nguyên lý hoạt động của thị trường, nên chuyện họ đầu tư vào phân khúc đất nền để đón đầu cơ hội là điều dễ hiểu.

“Trong năm nay, đất nền hay nhà phố đều đang hưởng lợi từ sự phục hồi chung của thị trường. Phân khúc này vẫn có sự giao dịch đều, nhưng do nguồn cung hạn hẹp và phân tán nên vẫn chưa tạo ra được cơn sốt lớn”, ông Nam nhận định.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất lành, phân tích phân khúc này trong thời gian qua đang có sự chuyển biến tăng, tuy chưa nhiều vì cơ bản nhất là các dự án đều nằm xa trung tâm thành phố. Những dự án đất nền đang có sự tăng giá mạnh đều nằm tại những trục đường giao thông thuận tiện như đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đồng Văn Cống, các tuyến kết nối cao tốc… Thứ hai, mảng phân lô bán nền, đa phần do người dân tự làm và tự bán, một số đầu nậu nhỏ cũng tham gia. Do đó, hiện nay loại đất nền này đang tăng giá mạnh, tầm cỡ 1 triệu đồng/m2.

“Việc tăng giá bán nhà hay đất nền một cách vô tội vạ hiện nay sẽ mang lại những tác hại rất lớn cho thị trường. Trước mắt đó là dự án đột ngột tăng giá sẽ bán chậm lại ngay, và thị trường chỉ mới âm ấm lên chứ chưa phải là sốt nên người mua sẽ không chấp nhận cho việc tăng giá này và sẽ quay lưng với dự án”, ông Đực nói.

Đăng Khải - Theo Trí thức trẻ

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness