TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Tiền thừa nhưng không dành cho bất động sản

Theo thống kê của NHNN, đến hết tháng 8-2016, dư nợ cho vay các hoạt động khác (bất động sản nằm trong nhóm này) là 1.878.173 tỉ đồng, chiếm 36,8% tổng dư nợ đối với toàn bộ nền kinh tế. Ảnh TL

Trong bối cảnh lưu lượng tiền đang chảy mạnh như thế, NHNN một mặt thúc đẩy các tổ chức tín dụng giải ngân vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, mặt khác vẫn đề nghị họ kiểm soát chặt cho vay các dự án BOT giao thông và bất động sản.

Chưa đầy hai tuần sau khi nâng chỉ tiêu phát hành trái phiếu chính phủ lần thứ hai trong năm nay, tính đến cuối tuần trước tổng lượng trái phiếu mà Kho bạc Nhà nước bán được đã lên tới 265.320 tỉ đồng, tức bằng gần 95% kế hoạch mới. Tổng phương tiện thanh toán vẫn đang gia tăng với tốc độ chóng mặt và tiền trong ngân hàng tiếp tục dồi dào ở mức cao nhất trong lịch sử. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng giẫm chân quanh 0,4%/năm, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm đã rơi xuống 4,9%/năm - mức mà chưa bao giờ có thể có được trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Trong khi đó tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kỳ hạn 14 ngày chỉ còn 0,3%/năm.

Nhà đầu tư nước ngoài quay sang bán ròng trái phiếu trong tuần qua với mức bán ròng khoảng 1.000 tỉ đồng, tuy nhiên điều này không hề gợi lên một chút nấn ná nào cho tỷ giá hối đoái khi mà NHNN vẫn đang đều đặn mua vào ngoại tệ ở mức 22.300 đồng/đô la Mỹ. Đồng tiền Việt thậm chí còn đang lên giá so với một số ngoại tệ mạnh như bảng (Anh), euro do các đồng tiền này giảm giá so với đô la Mỹ, nhưng tỷ giá hối đoái của Việt Nam ổn định.

Trên thị trường tự do, tỷ giá tiền đồng - đô la Mỹ nhấp nhổm lên 22.370 đồng (mua vào) và 22.390 đồng (bán ra) chủ yếu do ảnh hưởng của việc đầu cơ gom đô la mặt để nhập lậu vàng khi giá vàng thế giới đã tụt dốc gần 100 đô la Mỹ/ounce trong vài ngày. Song ngay cả sự nhấp nhổm đó cũng không “hề hấn” gì với tỷ giá niêm yết bán ra chuyển khoản của các ngân hàng. Các nhà nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu có thể được vay ngoại tệ không có gì phải vội vàng. Có thể thấy rõ từ nay đến hết năm, tỷ giá sẽ ổn định và sự can thiệp của NHNN được đảm bảo ở mọi thời điểm.

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên phát tín hiệu cho một đợt giảm lãi suất đầu ra mới. Từ ngày 15-10-2016 Vietcombank hạ lãi suất cho vay từ 6,5% về 6%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên cộng thêm các start-ups. Agribank đang theo bước Vietcombank khi thông báo sẽ dành 50.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi lãi suất cực thấp đối với doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại... Kế tiếp BIDV cũng giảm lãi suất cho vay năm lĩnh vực ưu tiên về 6%/năm, còn cho vay doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng lũ lụt tại miền Trung về 5,5%/năm. Ở khối cổ phần HDBank và Ngân hàng TMCP Quốc tế đã giảm lãi suất cho vay. Cho dù không muốn, các ngân hàng khác trước sau cũng phải giảm lãi suất đầu ra nếu muốn cạnh tranh giữ chân các khách hàng tốt.

Bây giờ vấn đề của lãi suất cho vay không phải là giảm hay không giảm, mà là giảm bao nhiêu nữa và khi nào. Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia vừa công bố báo cáo tháng 9, dự báo GDP năm nay sẽ ở mức 6,3-6,4% và lạm phát khoảng 4% (không tính sự tăng giá của dịch vụ y tế, giáo dục trong quí 4-2016). Hai thông số trên tỏ ra ăn ý và có khả năng củng cố niềm tin cho giới doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh.  

Trong bối cảnh lưu lượng tiền đang chảy mạnh như thế, NHNN một mặt thúc đẩy các tổ chức tín dụng giải ngân vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, mặt khác vẫn đề nghị họ kiểm soát chặt cho vay các dự án BOT giao thông và bất động sản. Tại một số ngân hàng, cho vay dự án BOT giao thông đã đến mức báo động. Còn cho vay bất động sản, theo đánh giá của cơ quan quản lý là đã giảm về tỷ trọng, nhưng số dư vẫn còn lớn.  

Cho đến nay rất khó để định hình tín dụng bất động sản đang ở mức nào. Theo thống kê của NHNN, đến hết tháng 8-2016, dư nợ cho vay các hoạt động khác (bất động sản nằm trong nhóm này) là 1.878.173 tỉ đồng, chiếm 36,8% tổng dư nợ đối với toàn bộ nền kinh tế. Đây là một tỷ lệ rất cao và nếu không được bóc tách rõ ràng, không ai có thể tiên liệu điều gì có thể đến với tín dụng bất động sản. Ngay cả trong phạm vi một ngân hàng, cho vay bất động sản thường ẩn dưới nhiều hình thức khác nhau, không dễ kiểm soát.

Trên các sàn chứng khoán, cổ phiếu bất động sản khó có thể phục hồi và còn đứng ở mức thấp, chừng nào câu chuyện tín dụng bất động sản còn chưa được làm rõ bất chấp chúng đã giảm giá mạnh trong vòng một năm qua. Thế nhưng có một hiện tượng không thể không nhắc tới là cổ phiếu của Công ty cổ phần

Xây dựng Faros (ROS-Hose). Vốn điều lệ 4.300 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế quí 2-2016 đạt 72,5 tỉ đồng, không có gì nổi bật, nhưng từ ngày niêm yết đầu tháng 9 tới nay, thị giá ROS đã tăng từ 12.600 đồng lên 57.300 đồng/cổ phiếu (giá ngày 17-10-2016) tức tăng 355% chỉ trong sáu tuần lễ. Một kỷ lục mà có lẽ cơ quan giám sát thị trường không thể không chú ý đến. ROS là cổ phiếu xây dựng, bất động sản hiện có thị giá cao thứ hai trên thị trường niêm yết chỉ sau CTD và thị giá gần gấp đôi HBC - vốn là hai doanh nghiệp thâm niên và có tiếng trong lĩnh vực xây dựng cho đến nay. 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness