TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Tàu chiến Mỹ - Trung chạm trán gần Trường Sa

Lời bàn : Vào những năm 1970 của thế kỷ 20 . Liên Xô và Mỹ đã từng chơi trò vờn nhau theo nhiều cấp độ từ thấp đến cao. Toàn bộ những màn vờn nhau  đầy kịch tính đều được tính toán kỷ ,kiềm chế khi xuất hiện những sự cố bất ngờ   và rốt cùng đã tránh được cuộc đối đầu hạt nhân nóng. Vũ khí của Mỹ và Liên Xô choảng nhau qua tay người khác và máu người khác đã chảy – có khi là hơi bị nhiều .

Đằng sau các cuộc vờn nhau là cuộc chiến tranh tình báo ,chiến tranh thông tin , cuộc chiến truyền thông..

Nay  đầu kỷ 21 ,Mỹ -Trung vờn nhau xem ra là chuyện thường thôi . Làm sao mà ngăn Ông Tàu phù bành trướng . Ông Bành  ông trướng từ hơn 4000 năm rồi chứ chẳng phải mới đây .

Cũng làm sao mà ngăn Ông Mỹ Cờ Hoa nhịn nín  mặc cho Ông Tàu tung hoành trên biển cả mà Ông Mỹ đã làm chủ hơn 200 năm nay .

Ông Mỹ thâm lắm . Ông vờn cho Ông Tàu chạy  đua vủ trang .Ông giả vờ thế này thế nọ đề ông Tàu dốc sức đua .Ông mời Ông Tàu tham quan Tàu này tàu nọ ,máy này máy kia để nổi lòng tham mà tung tiền ra bắt chước .

Ông dùng truyền thông thổi Ông Tàu Phù lên thật to như bong bóng  . Để Ông Tàu vừa sướng vừa lo. Mà cũng để con dân Hoa kỳ cũng như chư hầu Âu ,Úc Á ,Trung Đông chớ mà có vòi vĩnh để Ông còn lo việc lớn là ngăn Tàu .

Như Ông Liên Xô vì đua riết  mà kinh tế suy sụp lòng dân bất an . Bị tẩu hỏa nhập ma thần kinh thất tán mà thua .Khi thua  rồi dỡ ra thì bao tử trống thếch , Quan trên vơ vét ,lính tráng tản hàng , Vủ khí ôm một đống mà không có chi phí bảo trì .

Ông Mỹ cực thâm là thâm . Nhưng Ông Tàu bây giờ cũng không giống ông Liên Xô  thời trước . Ông Tàu bây giờ là Tàu buôn . Tay cầm bàn tính  tay Iphone ,.Ông học Mỹ Ông hiểu Mỹ  ông mua cả Mỹ …

Vậy một Ông  Thâm  một Ông  Xảo . hai ông đấu nhau . Ắt là cuộc đấu dài . chí ít là mươi năm  . Đến mãi năm  2028-29 ( Mậu thân - Kỷ dậu ) mới có thể có hồi kết .

Ông Mỹ chắc  chắn biết rằng trên trái đất này duy chỉ có Ông Tàu là có thể tranh ngôi với ông ấy mà thôi .Và Ông Tàu cũng chẳng dấu gì cái ý của ông .Ông Mỹ thì đã từng ở ngôi đế và bây giờ tuy vẫn còn ngôi nhưng vị trí vai trò đã suy giảm .Ông Mỹ muốn thà  có 3 ông  mà chia rẽ  có lợi cho Ông ấy hơn .Tức là Ông muốn Châu Á ngoài Ông Tàu ,còn Ông Nhật ,Ông Ấn .. cũng tầm ngang ngang ngữa ngữa với ông Tàu . Tất cả các Ông ấy đều phải có những lợi ích cốt lõi gắn với Ông Mỹ cả . Thế thì yên . Ông còn hợp tác với Nhật khai phá mặt trăng , Với Châu Âu khai phá Sao Hỏa ..

Tóm lại chả có ông nào theo Ông Mỹ kịp cả . Thế là cứ làm đệ cho ông ấy thôi . Vậy Ông Putin tức nói thẳng : Mỹ chi cần chư hầu chứ không cần bạn .

Ông Tàu phù lại không chịu lép mãi . Ở đời ai chả thế .

Ông tính nhẩm . Toàn thế giới thì ông không tranh nổi Mỹ . Nhưng Châu Á thì ông khả dĩ .Ông mà chi phối Châu Á thì kinh tế ông vượt Mỹ chắc .Lúc đó Ông Nhật là con buôn chúa  chắc gì không tính đi với Ông Tàu . Nhật thiếu đất . Mỹ chẳng giúp đất cho Nhật . Tàu sẵn. Nếu Nhật thật lòng Tàu cho thuê 99 năm mãi đất giáp Ông Nga . Chổ nào rắc rối  Tàu cho thuê tuốt .

Chả là Ông Tổ của Người Hoa có câu : Người khôn làm trại thằng dại làm nhà  .Tuy Ông Tàu tính nhưng Ông Nhật đâu dễ nghe . Một hòn đảo điếu Ngư mà ông còn thế này thế nọ . thì ai mà tin .Đảo Điếu Ngư  là Ông câu cá chờ thời đó thôi .Ông Tàu tranh Ông Nhật đó là mặt ngoài còn thật bụng là với Ông Mỹ cả thôi ..Các đảo Gạc  ma , Biển Đông  suy cho cùng cũng là vậy .Hoàng Sa thật ra nói là tranh chấp Tàu

Việt nhưng xem lại cho kỹ thì hồi ấy Ông Mỹ mà đại diện là Ông Nixon và Ông Kiss ngầm giao cho Tàu để Ông Tàu nằm im cho Ông Mỹ phá Liên Xô  .

Vậy nên ,bụng ông Tàu nghĩ là nếu Ông   Mỹ  rời ra thì Ông cho cả miễn là trong vòng tay Ông Tàu không còn Phù nữa mà đã thành đế vương rồi .

Cái Ông Tập hay khuyên  các ông Việt Nam ,ASEAN  phải có viễn kiến .có cái nhìn đại cục lớn lao  chẳng qua là thế .

Năm 2016 -2017 này các cuộc vờn ắt là tiếp tục gia tăng . .

Nguy cơ xung đột trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc

Mỹ cân nhắc các hành động quân sự thách thức trực tiếp đến mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, điều này có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai bên.

Nguy cơ xung đột trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc - ảnh 1
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy tàu Trung Quốc đang hoạt động san lấp tại 
Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP
Một quan chức Mỹ tiết lộ Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc điều động máy bay quân sự và tàu chiến tuần tra quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa, nhằm đảm bảo tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông. Động thái này nếu thực hiện sẽ đưa Mỹ dấn sâu vào vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, các chuyên gia an ninh khu vực cho hay, theo The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 13.5.
 
Trung Quốc lập tức bày tỏ lo ngại và yêu cầu Washington giải thích thông tin trên, cảnh báo Mỹ sẽ vượt quá lằn ranh cho phép nếu thực hiện kế hoạch tuần tra quanh đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây trái phép trên Biển Đông. “Tự do hàng hải không có nghĩa là tàu hoặc máy bay quân sự nước ngoài có thể xâm phạm vùng biển và không phận của nước khác”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh ngày 13.5 nói trong một buổi họp báo.
 
Phát ngôn của bà Hoa củng cố quan điểm rằng Mỹ và Trung Quốc có thể trong tình trạng xung đột. Nếu Mỹ thực hiện kế hoạch tuần tra nhưng vẫn không thể kiềm chế Trung Quốc, thì Washington sẽ đối mặt với lựa chọn khó khăn: Hoặc rút lui và hủy hoại uy tín với các nước bạn cùng đồng minh trong khu vực, hoặc làm gia tăng nguy cơ rơi vào xung đột trực tiếp với Trung Quốc.
 
The Wall Street Journal cho hay khó có khả năng Trung Quốc ngừng các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép vì Bắc Kinh gần như hoàn tất việc xây dựng. “Trung Quốc sẽ không ngừng hoạt động mà nước này cho rằng nằm trong lãnh thổ của họ”, giáo sư M. Taylor Fravel, chuyên ngành khoa học chính trị của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), nhận định.
 
Trước đây, Trung Quốc từng khôn ngoan lợi dụng thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ. Hồi tháng 5.2014, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du châu Á nhằm tái khẳng định cam kết bảo vệ đồng minh tại đây, Trung Quốc liền kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam vào đầu tháng 5.2014. Bắc Kinh còn điều động cả trăm tàu đến bảo vệ giàn khoan, ngang ngược đâm húc tàu Việt Nam và đâm chìm tàu cá Việt Nam.
 
Ý đồ của Trung Quốc trong vụ kéo giàn khoan Hải Dương-981 là nhằm phơi bày những cam kết được cho là “rỗng tuếch” của Mỹ về việc đảm bảo an ninh cho các đồng minh trong khu vực, The Wall Street Journal nhận định.
 
Các chuyên gia nhận định chiến lược quân sự của Trung Quốc trong khu vực được xây dựng quanh việc phát triển khí tài quân sự: tên lửa, tàu chiến, chiến đấu cơ, vũ khí chống vệ tinh và vũ khí chiến tranh mạng, là nhằm mục tiêu bằng mọi giá ngăn chặn Mỹ can thiệp vào bất kỳ cuộc xung đột nào trong khu vực.
 
Gây áp lực lên Trung Quốc, Mỹ nên cân nhắc sự nhạy cảm của các đồng minh trong khu vực vốn không muốn bị ép phải chọn lựa giữa hai cường quốc này. “Thăm dò ý kiến phản hồi và phản ứng từ các đồng minh và Trung Quốc đối với động thái quân sự của Mỹ sẽ điều rất quan trọng đối với Washington”, The Wall Street Journal cho hay.
 
Vì thế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ đến Singapore vào cuối tháng 5.2015 tham dự một hội nghị an ninh có thể bị vấn đề xây đảo nhân tạo của Trung Quốc làm lu mờ. Ông Carter đã đề ra các lựa chọn, bao gồm điều máy bay và tàu chiến tuần tra trong phạm vi cách các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây khoảng 12 hải lý (22 km).
Nguy cơ xung đột trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc - ảnh 2
Tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth lần đầu tiên tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa 
trên Biển Đông ngày 11.5, xa xa phía sau bên trái là tàu hộ vệ tên lửa Yancheng của Trung Quốc bám theo 
- Ảnh: Hải quân Mỹ
Hiện vẫn chưa rõ Mỹ muốn gì khi đưa máy bay quân sự và tàu tuần tra quanh những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép trên Biển Đông, nhưng Washington đang chịu áp lực phải hành động.
 
Các quốc gia Đông Nam Á lo ngại những đường băng và cảng mà Trung Quốc xây trên các đảo nhân tạo sẽ tạo cơ sở vững chắc cho Bắc Kinh bành trướng lực lượng quân sự và kiểm soát các hoạt động khác như đánh bắt cá và thăm dò dầu mỏ ở Biển Đông.
 
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Mỹ cũng chỉ dừng lại ở mức lên tiếng cảnh báo, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử ở Biển Đông (DoC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN.
 
Mỹ cũng nỗ lực tăng cường tập trận quân sự chung với các đồng minh và đối tác, bao gồm Philippines. Mỹ đang cung cấp cho những nước này công nghệ quân sự có thể giúp tăng cường khả năng theo dõi hoạt động của tàu và máy bay Trung Quốc. Nhật Bản cũng tham gia nỗ lực này của Mỹ.
 
Nhưng những nỗ lực của Mỹ không mấy hiệu quả, “Mỹ cảm thấy sự tín nhiệm của đồng minh, đối tác đối với mình bị đe dọa nên cần phải tăng cường nỗ lực”, bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ), nhận định.
 
Bà Glaser tin rằng Washington nhận thức được Mỹ không thể khiến Trung Quốc ngừng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, thay vào đó mục tiêu của Mỹ là nhằm ngăn chặn Trung Quốc dùng đảo nhân tạo để bắt nạt các nước láng giềng, đe dọa tự do hàng hải trên Biển Đông.
 
Cụ thể, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ nói với các lãnh đạo Trung Quốc rằng Washington duy trì cam kết đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông khi ông đến thăm Bắc Kinh cuối tuần này, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13.5 tiết lộ với Reuters.
 
Nhưng nếu Mỹ thực hiện kế hoạch tuần tra, thì tàu chiến Mỹ và Trung Quốc sẽ đối đầu nhau quanh các đảo nhân tạo ở cự ly gần, theo ông Ian Storey, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore). “Điều này sẽ nhanh chóng dẫn đến một vụ đụng độ nhỏ, nhưng sau đó kích ngòi cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự quy mô lớn giữa Mỹ-Trung Quốc”, theo ông Storey.
 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness