TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

CHUYÊN ĐỀ Thị trường bất động sản 2008-2013

6/2008

Đằng sau những con... sóng

Mới ngày nào, “lướt sóng địa ốc” còn là nghề thời thượng, là nghề hái ra bạc chẳng thua gì những đại gia “chơi giấy”. Cái nghề mà chỉ cần một ngày có thể tìm được thu nhập bằng cả năm, thậm chí nhờ nó mà nhiều người đã trở thành đại gia chỉ trong vài tháng. Vinh quang là vậy, những câu chuyện trăm triệu hôm qua, giờ thay bằng nỗi lo bạc tóc, ky cóp từng đồng, tính chuyện trả nợ

Hết gió, sóng lặng…chìm

Thị trường càng “lạnh”, những nhà đầu tư càng… vã mồ hôi. Có lần, trong lúc “trà dư tửu hậu”, T.V.H, một nhà đầu tư mới phát, ví von “dân chơi đất bây giờ chẳng khác gì một vận động viên lướt ván, sóng to thì đẩy lên cao, hết sóng mà không kịp vào bờ coi như… chìm”.

Lúc đó thị trường đang lúc nóng, nên chẳng ai để ý đến cách ví von của H. Vậy mà chẳng đầy hai tháng sau, cách ví von của H. bắt đầu thành hiện thực, trong nhóm bạn nhậu hôm đó, bắt đầu có người rớt lại.

Trần Thanh Tuấn, là một trong những người đầu tiên gặp “thảm cảnh”. Mặc dù nghề chính là một kỹ sư hoá, đang có việc làm ổn định lương cao trong một doanh nghiệp nước ngoài trong khu công nghiệp Việt Nam Singapore, Bình Dương. Song thấy bạn bè cứ “thắng đậm” liên tục với đất, Tuấn bàn với vợ đầu tư theo kiểu đu gió. Do không có kiến thức nhiều về thị trường địa ốc, nên Tuấn quyết định chọn H., để gửi gắm “sinh mạng tài chính” của gia đình. Chỉ cần lướt ba sản phẩm đã mang về cho Tuấn gần 100 tiệu tiền lãi. Nếu tính theo lương, để có số tiền đó Tuấn phải mất gần một năm làm việc cật lực. Thu nhập cao, Tuấn bàn với vợ nghỉ việc nhảy vào đầu tư địa ốc. Thời điểm đó là tháng 11.2007, sau gần năm tháng “đu gió”. Chỉ mất một thời gian ngắn, từ một kỹ sư “mẫn cán” Tuấn trở thành Tuấn “địa ốc”, được bạn bè thán phục sự nhanh nhạy. Càng làm lãi càng nhiều “lúc đầu vốn tôi chưa tới một tỷ đồng, vậy mà chỉ sau sáu tháng đã tăng lên gấp đôi… làm sao mà không ham được…”. Cũng vì ham nên Tuấn vay mượn thêm gia đình, ngân hàng hơn hai tỉ đồng, nhảy vào đầu tư những sản phẩm cao cấp. Đầu tư mạnh cũng chỉ vì lãi. Để xứng tầm với cái tên “đại gia”, trước tết âm lịch, Tuấn tự thưởng cho mình một chiếc Innova.

Kế hoạch làm ăn cho một năm mới thật hoàn hảo, với những sản phẩm trong tay, Tuấn dự kiến “bèo” lắm sau tết cũng kiếm cả tỉ. Đang sau cái tết “hoành tráng”, Tuấn ôm mộng quay về thực tế. Thế rồi cả thị trường đang được dự báo tốt bỗng đứng lại, rồi chuyển hướng đi xuống. Trong khi những nhà đầu tư già dặn bắt đầu bung hàng, thì Tuấn vẫn rung đùi chiều chiều đi nhậu, ghìm lại chờ được giá. Đến khi, thị trường tụt mạnh, Tuấn giật mình bán gấp thì đã trễ… tàu. Tốc độ xuống quá nhanh khiến chẳng ai dám mua vào, còn Tuấn do thiếu kinh nghiệm nên cái giá Tuấn buông ra luôn đi sau người khác. Tuấn nói: “Từ lúc vào nghề chỉ thấy thắng đâu có thua nên không có kinh nghiệm. Trong lúc người ta giảm giá mạnh để cắt lỗ thì mình rớt từ từ nên không đu theo kịp. Đến lúc nhận ra thì thị trường đóng băng mất tiêu… hôm rồi xuống tới 40% mà vẫn không bán được hàng… sắp tới đáo hạn, chưa biết tính sao…”. Ôm một đống sản phẩm, bán không được, bán xe cầm nhà vẫn không đủ tiền trả nợ. Tuấn giờ bạc đầu khi nghĩ tới khoản tiền lãi vài chục triệu đồng/tháng. Bán rẻ để thanh toán được nợ thì cả nhà “bị - gậy” ra đường, còn ôm hàng thì không biết lấy tiền đâu trả lãi. Tính hoài không ra được nên hai tuần nay Tuấn đang nộp đơn tìm việc chống cái nợ, cái đói. “Những người như tôi giờ không ít, chỉ tính riêng đám bạn “đu gió” giờ cũng cả chục đứa, hồi trước ngày nào cũng gặp nhau nhậu mát trời, giờ gọi không đứa nào trả lời, thậm chí nhiều đứa không dám mở điện thoại vì bị nợ đòi, trốn thấy mà thương…”.

Cầu một phép mầu

Kể từ ngày thị trường đóng băng, Trần Bửu, ngụ tại quận 11, dường như ngày nào cũng cầu nguyện xuất hiện một phép mầu. Với Bửu chỉ có phép mầu mới cứu được mình trong lúc này. Bửu cầu vậy là vì đã tới ngày đóng tiền tiếp cho sản phẩm mà Bửu thì lại chẳng còn đồng nào.

Đang là một người kinh doanh ngành xe hơi nhập khẩu, Bửu đột ngột tuyên bố giải nghệ chuyển sang địa ốc. Lúc thị trường đang nóng, Bửu bỏ tiền ra mua ba sản phẩm thuộc dự án căn hộ cao cấp BMC, quận 7. Vừa mua xong giá lên ngất ngưởng, Bửu sang tay một sản phẩm với giá chênh lệch 400 triệu đồng. Thấy giá lên cao, nên Bửu quyết định không bán mà tìm mua thêm hai sản phẩm với giá chênh lệch 250 triệu đồng. Song song dự án này Bửu còn đầu tư hàng loạt sản phẩm thuộc các dự án khác. Hàng chưa kịp bán ra thì thị trường đóng băng, vậy là Bửu ôm hàng đống sản phẩm, nhưng cái nào cũng chỉ mới đóng 20 – 30%. Hàng bán không được, chủ dự án thì suốt ngày réo đóng tiền tiếp theo tiến độ. Bửu chỉ còn nước… tắt máy. “Tôi không vay ngân hàng nên cũng đỡ, nhưng ngặt là những dự án tôi đầu tư đều đã đến lúc đóng tiếp theo tiến độ mà chẳng biết lấy đâu ra tiền. Bây giờ mà mượn ngân hàng thì lãi cao quá hết lời… chỉ mong bán bằng vốn, chấp nhận không lãi mà bán cũng không xong… biết vậy hồi đó ngưng ngay từ đầu thì đỡ biết mấy”, Bửu than thở.

Giống như Bửu hiện nay khá nhiều. có thể nghe thấy những câu chuyện “đại gia” gãy gánh ở khắp những điểm giao dịch môi giới địa ốc. Theo ông Thịnh, phó giám đốc công ty địa ốc GP, không chỉ có dân “tay mơ” gặp nạn mà nhiều nhân viên bán hàng các công ty địa ốc cũng xanh mặt. Theo lời vị phó giám đốc này, thì một nhóm nhân viên sales, trong đó có hai nhân viên của ông, thuộc nhiều công ty chung vốn kinh doanh theo kiểu đầu tư “nhanh”, đặt cọc rồi tìm người bán lại, ai ngờ thị trường đứng, các thành viên không có tiền đóng tiếp vậy là “liên doanh” tan rã, mạnh ai nấy trốn, chỉ tội người đứng tên trên hợp đồng giờ chẳng biết phải xử lý tiếp thế nào.

Không chỉ thất bại kinh tế, nhiều “tay chơi” hiện đang đối diện cảnh “tan cửa nát nhà”. Những nhà đầu tư khu Nam đang truyền miệng nhau gia cảnh của Hoàng địa ốc. Nghe chuyện, người thì cám cảnh, người thì xem đó như một bài học xương máu.

Hoàng là một trong những người được xem là thành đạt nhiều trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc. Là dân “chuyên nghiệp”, song Hoàng không tránh được cơn bão vừa qua. Bây giờ Hoàng vừa lo tiền trả lãi ngân hàng vừa phải đối diện với tờ đơn ly hôn đang để trong hộc bàn. “Lúc thị trường nóng, ngày nào cũng nhậu, bà xã cằn nhằn nhưng đâu có nghe, giờ thì cầm cố hết tài sản mà vẫn chưa trả lãi, đến căn nhà cho gia đình mới rồi cũng cầm luôn khiến bả giận, nhất quyết đòi ly hôn… giờ mà ra toà thì xem như chuyến đi buôn này trắng tay mất rồi”, Hoàng cười buồn. Giờ Hoàng chẳng còn trông lãi, chỉ mong sao có thể bán bớt sản phẩm đầu tư để có tiền lấy giấy tờ nhà về cho “vợ con có chỗ đi về” là mừng rồi. Nhưng với tình cảnh hiện nay, mong ước của Hoàng xem ra phải chờ phép mầu mới hy vọng…

Đàng sau những con sóng, là hy vọng, thất vọng của nhiều người. Theo những người rành chuyện, tháng 7 - 8.2008 sẽ là thời điểm “đau khổ” của những tay “lướt sóng”, do đến thời điểm đáo hạn ngân hàng, chắc chắn trên thị trường sẽ có những sản phẩm cực rẻ do nhà đầu tư phải bán rẻ - cắt lỗ - trả nợ. Sau thời điểm này, hy vọng mới có “phép mầu” xuất hiện, lúc đó những nhà đầu tư mới có cơ hội giãn được nét mặt.

Tải toàn bộ chuyên đề tại đây!

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness