Rủi ro là cảm nhận hay là thực tế . Rủi ro trong mua bán nhà đất ngày càng cao .. Với những người đầu cơ thì lời lãi đi liền với rủi ro.. Đầu cơ ắt phải vay. Còn đầu tư liệu cơm gắp mắm , như Doanh nghiệp nhôm kim hằng 30 năm trước có xưởng nhôm hàng chục ha dọc Nguyễn văn linh.
Sau đó, qui hoạch Phú mỹ hưng ... Không làm nhôm vì ô nhiễm đô thị . Bán đất để mua nhà xưởng mới . Nay có tiền họ mua 500m2 đất Cao thắng vay 100 tỷ xây 10 tầng.. Đâu có gì mà rủi ro .. Mỗi tháng trả gốc lãi 3 tỷ . Trong khi họ làm thu vào 6-8 tỷ tháng. Chưa kể khi xây xong có bank thuê 5 tầng trả 2 tỷ. / tháng..
Còn có ông Thuận nhà ở Củ chi , có dư 30 cây . Nay muốn về Bình thạnh . Bỏ ra 30 cây phải vay 700 triệu mua nhà trong hẽm . Đến hạn không trả nỗi . Có người cho vay đảo nợ với điều kiện ký giấy mua bán nhà lãi 5% 1 tháng .. Không trả nỗi .. Kiện thưa . Rốt cùng ra khỏi nhà..
Vậy rủi ro không kể lớn nhỏ mà do vay có trả đặng hay không..
Vay mà trả đặng thì không có gì rủi ro..
Lời bàn 8.2019 Đại thử..
Điều này có nghĩa, cho vay bất động sản nằm vào danh sách có tỷ lệ rủi ro cao nhất. Các ngân hàng sẽ buộc phải thắt chặt cho vay đối với lĩnh vực này.
Là một nhà đầu tư bất động sản, năm 2015, việc bán hàng của chị Mai Thị Quế rất thuận lợi. Nhưng năm nay, chị lo ngại sẽ không có nhiều người quyết mua nhà vì có thể khó vay tiền ngân hàng.
Các chuyên gia nhận định, khi hệ số rủi ro đối với kinh doanh bất động sản nâng từ 150% như hiện nay lên 250%, các ngân hàng sẽ phải trích tiền vào quỹ dự phòng rủi ro cao hơn, đồng nghĩa số tiền cho ra đối với bất động sản giảm đi. Lúc này có hai tình huống có thể xảy ra, một là lãi suất mua nhà sẽ tăng vì tiền cho vay ra ít, khả năng thứ hai là lãi suất không tăng nhưng giá nhà lại tăng”.
Ông Phạm Đức Toản - Giám đốc sàn giao dịch bất động sản EZ nói: "Chủ đầu tư và ngân hàng bắt tay nhau, cho vay lãi suất rẻ nhưng lại nâng giá để bù vào số tiền vay ngân hàng của chủ đầu tư".
Một số ý kiến cho rằng, việc nâng hệ số rủi ro đối với bất động sản là cần thiết khi dòng tiền từ ngân hàng đổ vào bất động sản có dấu hiệu tăng nóng thời gian qua. Trong năm 2015, tín dụng vào bất động sản đã tăng lên đến gần 20%. Tuy nhiên, nếu áp dụng hệ số rủi ro cao cho tất cả các phân khúc nhà đất thì lại chưa hợp lý.
Hiện 70% vốn cho bất động sản là từ hệ thống ngân hàng. Một điều chỉnh trong hệ thống có thể tác động lớn tới thị trường. Tuy nhiên, nếu để thị trường phát triển nóng thì nguy cơ bong bóng, nợ xấu có thể tái diễn khi giới đầu cơ lợi dụng vay tiền ngân hàng để đổ vào bất động sản.
Theo Hoàng Nga - Ngọc Minh