TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Bài 121: Vị trí, công dụng, cách tập thở các loại Đan Điền

TỰ HỌC CHỮA BỆNH QUA ĐIỆN THƯ

Xin gởi câu hỏi về doducngoc@gmail.com

o O o

Bài 121:

Hỏi về:
Vị trí, công dụng, cách tập thở các loại Đan Điền


 

Cách thứ nhất : Quân bình âm dương (hay cách thở 2 Đan Điền)

a-Điều thân :

Bàn tay duơng đặt trên Đan Điền Thần dưới mỏm xương ức, bàn tay âm đặt dưới rốn 5cm nơi huyệt Khí Hải, Đan Điền Tinh.

Tay dương của Nam là tay trái, nữ là tay phải. Tay âm của nam là tay phải, nữ là tay trái. Đan Điền Thần là địện dương nối với tay dương. Đan Điền Tinh là điện âm nối với tay âm, đó là cách nối mạch truyền khí và tích lũy khí vào tạng phủ để điều hòa âm dương theo nguyên tắc bảo toàn năng lượng .

b-Điều ý :

Cuốn lưỡi, ngậm miệng, nhắm mắt, thở bằng mũi bình thường. Nằm nghe, theo dõi bụng phồng lên và xẹp xuống tự nhiên theo hơi thở ra-vào, gọi là Quán Tức (theo dõi hơi thở)

c-Điều tức :

Để ý mỗi lần thở vào, tưởng tượng khí từ ngoài vũ trụ vào từ đỉnh đầu (Thiên Môn) chạy đến tụ ở Đan Điền Thần, và khi hơi thở ra, tưởng tượng đưa khí từ Đan Điền Thần xuống tụ lại ở Đan Điền Tinh. Cứ mỗi hơi thở vào-ra như thế, trong đầu đếm nhẩn là 1 lần, rồi 2 lần….cho đến 10 lần, rồi trở lại đếm từ 1 đến 10 lần, gọi là 20, từ 1 đến 10 nữa gọi là 30, gọi là Sổ Tức (đếm hơi thở)….càng theo dõi hơi thở vào-ra càng lâu, càng nhiều đến mấy trăm lần càng tốt….

d-Lợi ích :

Có nhiều công dụng. Nếu thở thiền như vậy mà bị hôn trầm rơi vào giấc ngủ sâu, không theo dõi là đã đếm được bao nhiêu lần, thì đó là cách chữa bệnh mất ngủ hiệu qủa nhất, vì bệnh mất ngủ do suy nghĩ lung tung, nay cột tâm lại không cho tâm viên ý mã, chỉ đếm hơi thở mà ngủ được, do đó tây phương chữa bệnh mất ngủ bằng cách đếm cừu 1 con, 2 con, 3 con…. lên đến ngàn con là ngủ được, nhưng đó chỉ là Sổ (đếm) chứ không phải thiền Sổ Tức (đếm hơi thở).

Ngược lại, nếu không bị hôn trầm, còn tỉnh táo, có thể đếm được đến mấy ngàn lần, gọi là thiền tỉnh thức, tần số sóng não xuống thật thấp (3 Hertz) hơn là tần số ngủ (5 Hertz), như vậy cơ thể vẫn được ngủ, nhưng trí nhớ được tăng cường, minh mẫn, phát triển tế bào não, tăng cường hệ miễn nhiễm giúp cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật, trẻ hóa tế bào, làm chậm sự lão hóa, phát triển tâm linh, tăng thêm hồng cầu, tăng oxy trong máu, bụng nóng ấm, mềm, tiêu hóa nhanh, hấp thụ và chuyển hóa nhanh, loại bỏ độc tố nhanh tống ra ngoài cơ thể.

Giai đoạn này là đang tập ở giai đoạn Lửa Cung Ly đốt vàng cung khảm.

Cách thứ hai : Tập thở Đan Điền Thần :

a-Điều thân :

Hai tay để vào Đan Điền Thần để hoàn toàn tăng dương tăng Sinh Hóa, chữa bệnh âm, ăn không tiêu, tiêu chảy, thiếu máu, áp huyết thấp, người lạnh, sốt rét….Tay trái nam để dưới xương ức, nơi Đan Điền Thần, tay phải chồng lên trên, nữ đặt tay ngược lại.

b-Điều ý:

Cuốn lưỡi, ngậm miệng, nhắm mắt, thở bằng mũi bình thường. Nằm nghe, theo dõi bụng phồng lên và xẹp xuống tự nhiên theo hơi thở ra-vào, gọi là Quán Tức (theo dõi hơi thở)

c- Điều tức :

Sổ Tức, tưởng tượng khi hơi thở vào, khí từ ngoài vũ trụ vào từ Thiên Môn (đỉnh đầu) đến tụ lại ở Đan Điền Thần, mình cảm thấy dưới bàn tay nóng ấm. Khi hơi thở ra, tưởng tuợng khí nóng ấm ở bàn tay tỏa ra hâm nóng Đan Điền Thần. Cứ mỗi lần hơi thở vào-ra hâm nóng Đan Điền Thần như vậy, mình đếm 1, rồi lần thứ hai đếm 2…. đến 10, là hết vòng thứ nhất, thì quay trở lại đếm vòng thứ hai 1,2,3,4,5,6,7,8,9,20, vòng thứ ba 1,2,3,4,5,6,7,8,9,30, vòng thứ tư 1,2,3,4,5,6,7,8,9,40…

Nếu để nhiệt kế dưới bàn tay, chúng ta nhận thấy trước khi tập, nhiệt kế chỉ 30 độ, sau khi tập 30 phút, nhiệt kết chỉ trên 37 độ là tập đúng. Người ngoài theo dõi nhiệt độ càng lúc càng tăng là người tập vẫn còn tỉnh thức, nếu nhiệt độ đứng lại không tăng là người tập đã đi vào hôn trầm (ngủ say) hay nhiệt độ tụt xuống dần là người tập đã tâm viên ý mã, suy nghĩ theo tư tưởng đi chỗ khác, mà ý không còn ở Đan Điền Thần nữa.

d-Lợi ích :

Nếu thở thiền ở Đan Điền Thần bị hôn trầm đi vào giấc ngủ sâu là đã chữa được bệnh mất ngủ do áp huyết thấp, người lạnh, thiếu máu não, cơ thể suy nhược,suy tim, tâm thần suy nhược, ăn không tiêu, hay bị tiêu chảy, đau nhức. Nếu còn tỉnh thức, cơ thể vẫn được ở trong trạng thái ngủ, chỉ có bộ não đang làm việc chỉnh sửa hệ thống thần kinh giác quan hoàn hảo hơn như mắt nhìn rõ, tai nghe thính, mũi thính, vị giác phân biệt rõ ràng, ăn uống ngon hơn, và tâm linh được phát triển đến trình độ cao hơn.

Tập càng nhiều ở giai đoạn này sẽ đạt đến trình độ : Vân thông khí công soi cốt tiết.

Cách thứ ba : Tập thở Đan Điền Tinh :

a-Điều thân :

Hai tay để vào Đan điền Tinh để tăng âm, tăng Chuyển Hóa, chữa bệnh dương, táo bón, người nóng, khát uống nước nhiều, áp huyết cao, sốt nóng…

Nam đặt bàn tay phải dưới rốn 5cm nơi huyệt Khí Hải Đan Điền Tinh, tay trái đặt chồng lên trên. Nữ đặt tay ngược lại.

b-Điều ý:

Quán Tức theo dõi bụng phồng lên và xẹp xuống tự nhiên theo hơi thở ra-vào.

Tưởng tượng khi hơi thở vào từ đỉnh đầu Thiên Môn (cửa thông ra ngoài trời) vào thẳng đến Đan Điền Tinh tụ lại ở đó, khi hơi thở ra, tưởng tượng khí ở bàn tay lăn tỏa vào bụng dưới làm ấm Đan Điền Tinh. Khi đã có được cảm giác mỗi lần hơi thở ra làm âm Đan Điền Tinh, bắt đầu Sổ Tức đếm hơi thở, mỗi vòng đếm từ 1 đến 10, vòng thứ hai đếm từ 1 đến 20, rồi 1 đến 30… đến hàng trăn lần, ngàn lần.

c-Lợi ích :

Khi tỉnh thức tập thở là đang ở thời kỳ Sinh Hóa trong chu kỳ chuyển hóa, khi đi vào giấc ngủ sâu, tất cả biến thành chuyển hóa, chuyển chất bổ để biến thành máu chuyển thành tinh khí, sinh tinh hóa tủy mạnh thận, nuôi xương cốt.

Tập một thời gian liên tục thì lại chuyển tinh hóa khí giai đoạn hai diệt dục để hoàn tinh bổ não biến khí hóa thần, tập bài này suốt đời không có hại để chuyển thần hoàn hư có nghiã là thay đổi tế bào não, cải lão hoàn đồng, tăng cường trí nhớ trí thông minh.

Cách thứ tư : Tập Thở Mệnh Môn.(sau lưng, điểm giữa cột sống ngang lưng quần, đối xứng với rốn, hay tạm gọi là rốn sau)

a-Điều thân :

Cuốn lưỡi, ngậm miệng, nhắm mắt, thở bằng mũi tự nhiên. Có ba cách điều thân, tùy theo mục đích :

Chuyển hỏa khí sang Mệnh Môn, hai tay đặt tại Đan Điền Thần.

Chuyển thủy khí sang Mệnh Môn, hai tay đặt tại Đan Điền Tinh.

Chuyển tinh hóa khí, tay dương tại Đan Điền Thần và khí hóa thần, tay âm đặt tại Đan Điền Tinh.

b-Điều ý :

Cũng có 3 cách điều ý theo mục đích :

Chuyển hỏa khí sang Mệnh Môn : Tưởng tượng hơi thở vào từ Thiên Môn tụ ở Đan Điền Thần, hơi thở ra, chuyển hỏa khí từ Đan Điền Thần vào Mệnh Môn.

Chuyển thủy khí sang Mệnh Môn : Tưởng tượng hơi thở vào từ Thiên Môn tụ ở Đan Điền Tinh, hơi thở ra, chuyển thủy khí vào Mệnh Môn.

Chuyển tinh hóa khí, tưởng tượng hơi thở vào từ Thiên Môn tụ ở Đan Điền Thần, để chuyển hóa tinh chất của thức ăn biến thành hỏa khí, ngưng thở 1 giây dùng ý chuyển dẫn hỏa khí tụ ở Đan Điền Tinh, để chuyển hóa hỏa khí thành tinh khí một lần nữa. Hơi thở ra, chuyển tinh khí từ Đan Điền Tinh vào Mệnh Môn để khí hóa thần.

Mỗi lần xong một hơi thở, áp dụng Sổ Tức từ 1 đến 10 nhiều lần lên đến ngàn lần.

c-Lợi ích :

Khi Sổ Tức bị hôn trần sẽ rơi vào giấc ngủ ngon.

Khi Sổ Tức còn tỉnh thức, cách thứ nhất làm tăng Mệnh môn hỏa, làm tăng thận dương, chữa được bệnh thận dương hư, chữa bệnh tiểu đêm, tiểu nhiều, mất trí nhớ, áp huyết thấp, người lạnh, sốt rét, chữa bệnh thận khỏi phải lọc thận.

Cách thứ hai làm tăng thủy cho Mệnh Môn làm mạnh thận âm, nuôi duỡng thận, tăng thận thủy, chữa áp huyết cao, tinh khí thiếu, yếu xương cốt, sinh tinh tủy, hoàn tinh bổ não, chữa thận nhiệt đi tiểu nóng rát, tiểu rắt.

Cách thứ ba, chuyển tinh hóa khí, khí hóa thần, nuôi bộ não phát triển, thay tế bào não, làm chậm lão hóa, tăng cường trí nhớ trí thông minh, phát triển tâm linh. Đây là giai đoạn luyện Tinh bền khí đủ dưỡng nguyên thần.

Tại sao gọi là Đan Điền Thần ?

Vị trí của Đan điền thần được định nghĩa là một lỗ rỗng gọi là Hư Vô Huyệt Lý, ngang dọc 1 thốn 2 phân sờ và nhìn không thấy, nhưng là nơi chuyển hoá âm dương, cách tim 3 thốn 6, cách thận 3 thốn 6, đo khoảng cách từ tim (hỏa) xuống thận (thủy) là 8 thốn 4 .Tiểu vũ trụ của con người liên quan đồng nhất thể với đaị vũ trụ của trời đất nên khoảng cách từ mặt trời (hỏa) xuống mặt nước biển (thủy) là tám mươi bốn muôn ngàn dặm (84 x 10000 (muôn)x1000x dặm 1,609km) đúng như khoa học đã xác định .

Điện khí hỏa của trời là dương, điện khí thủy của trái đất là âm, giữa lưng trời là điểm chuyển hóa âm dương khi đụng nhau tạo ra sét và tiếng nổ ở đó. Ở đó là nơi nào không xác định được chính xác nên ở trong thân người được gọi là Hư Vô Huyệt Lý .

Nếu muốn thường xuyên âm dương được chuyển hóa để giúp con người khỏe mạnh sống lâu con người mới tìm cách luyện đơn như Thái Thượng Lão Quân, lập một cái lò bát quái ở Đan điền Thần này gọi là lập Lư Đảnh .Chất liệu để luyện đơn là hai chất độc không bao giờ có thể hòa hợp được với nhau đó là chất dương thủy ngân ( hống) và chất âm chì (diên) nung nấu trong lò ở một nhiệt độ thích hợp ( gọi là luyện công phu để hống diên giao đầu) độ lửa của lò bát quái lúc đó vừa nóng bên trong vừa nóng bên ngoài gây ra một tiếng nổ cả hai thứ tan thành chất bột đỏ tươi gọi là thần sa thường dùng để bao áo các viên thuốc tầu chữa bệnh tim, thần kinh, an thần , thần sa uống nhiều thì ngộ độc tẩu hỏa nhập ma, loại chế biến ít độc có thể uống được là chu sa, trong các triều đại Tầu dùng Chu sa bón cho con Thạch sùng ăn rồi lấy máu của Thạch sùng bôi vào cổ tay người con gái để xác nhận còn là xử nữ hay không rồi mới tiến cung, nên có điển tích của câu thơ Lấy bột chu sa bón thạch sùng.Ngày nay các nhà hàng tàu có món phở áp chảo là để lửa phừng cháy lên trên vào chảo rồi lấy ra, ăn có mùi thơm ngon đặc biệt hơn là chỉ xào bằng lửa dưới, giống như kiểu luyện tiên đơn lửa bên ngoài đủ nóng đến độ làm phừng lửa cháy bên trong lò bát quái mới thành thuốc tiên.

Khi chúng ta chọn chỗ đặt tay vào Đan Điền là chúng ta đang ở thời kỳ Lập Lư Đảnh .Khi thở nghe bụng nóng là nóng trong, nghe bàn tay nóng chảy mồ hôi là lửa ngoài nóng, cái nóng được tăng cường theo chu kỳ khép kín để bảo toàn năng lượng, đến độ nóng nào thích hợp thì tâm hoả và thận thủy chuyển hóa gây ra một tiếng nổ đinh tai nhức óc như sét đánh, khiến mình bàng hoàng ngơ ngác, tưởng bom ở đâu nổ, chỉ có trong đầu mình nghe được mà người ngoài không nghe được lúc đó thành tiên rồi, khó mà đạt được, nhưng để chuyển tinh hoá khí, khí hóa thần giúp sống lâu khỏe mạnh không bệnh tật thì dễ hơn mọi người đều tập được.

Các tiên gia gọi vị trí đan điền thần là Cung Huỳnh Đình, Đình là sân, Huỳnh là vàng, tức là sân rồng nơi các bá quan văn võ cùng vua họp bàn chánh sự, các nơi báo cáo tình hình trong nước và là đầu não chỉ huy điều hành việc nước. Cho nên ý tập trung tại Đan Điền Thần, ý là vua, các quan là những thần kinh chức năng cơ quan tạng phủ tụ tập ở đây để điều hòa các chức năng của cơ thể. Ngược lại nếu thiền theo các môn phái khác, ý tập trung tại bộ đầu, thì theo lý thuyết của khí công ý ở đâu khí ở đó, khí huyết sẽ dồn hết lên bộ đầu sinh tẩu hỏa nhập ma, bộ đầu gọi là Nê Hoàn Cung như phòng ngủ của vua. Nếu quốc gia nào mà ông vua cứ ở phòng ngủ nơi hậu cung vui chơi với tam cung lục viện thì sẽ mất nước, cho nên muốn nước giầu dân mạnh vua lúc nào cũng phải ra ngoài Huỳnh Đình Cung kiểm soát công việc làm của các bá quan văn võ (âm dương, huyết khí) của các bộ (tạng phủ) thì cơ thể luôn luôn khỏe mạnh không bệnh tật.

Mọi người nên tập bài tĩnh công đến suốt đời cũng không có biến chứng tẩu hỏa nhập ma, vì càng tập là càng luyện đơn để tiến hóa, luyện đơn chắc chắn thể xác khỏe mạnh không bệnh tật, nhưng về tinh thần, trí não được phát triển, kết qủa đầu tiên cảm nhận được là : Vân thông khí công soi cốt tiết. Tinh bền khí đủ dưỡng nguyên thần. Tiếp tục tập sẽ có trạng thái : Xuất thần lên cảnh thần tiên. Học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu. Tập đến khi thần hoàn hư : Đến bực này thì chứng kim tiên. Không không không hậu không tiền,. Không lo không nghĩ không phiền lòng ai . Đến lúc đó tôi sẽ từ giã qúy vị biệt tích giang hồ.

Nói như vậy để qúy vị biết tôi chưa đạt được cảnh giới này, nên mới còn duyên để gặp gỡ qúy vị

doducngoc

o O o

Kính gửi Đại Phu Đỗ Đức Ngọc

Tôi rất cám ơn ngài gửi cho Đồ Hình các kinh huyệt.

Tôi là người tu thiền, muốn biết đích xác huyệt Đan Điền, chỉ biết đại khái dưới rốn 2 phân (2 đốt ngón tay), và thắc mắc rằng, sâu hơn huyệt Đan Điền nữa là huyệt gì, trên Đan Điền là huyệt Âm giao có phải cũng là Đan Điền không thưa Đại phu ? Tôi quen biết một võ sư cho biết đó là huyệt Khí Hải, xin đại phu xác định, chỉ giáo dùm cho chính xác vị trí.

Chúc Đại phu mọi điều như ý và càng thêm công đức, phổ độ chúng sinh.

Kính thư,

Tăng

Trả lời

Khí Hải còn gọi là Đan Điền Tinh, dưới huyệt Khí Hải có huyệt Quan Nguyên, nhà đạo gọi là Chơn Khí Huyệt, Âm Giao không phải là Đan Điền. Khí công thiền có 3 đan điền, Đan Điền Khí từ xương ức lên đỉnh đầu, khi thở thiền chú ý hơi thở ở Thiên Môn (chỗ lõm trên đỉnh đầu do thiền mà có, không hoàn toàn đúng vào huyệt Bách Hội) hay chú ý vào Ấn Đường, hai nơi này gọi là Đan Điền Khí. Đan Điền Thần là nơi âm dương gặp nhau để biến hóa, gọi lả Hư Vô Huyệt Lý, sờ và nhìn không thấy, rộng vuông vức 1 thốn 2, cách tim 3 thốn 6, cách thận 3 thốn 6 .Tổng cộng tâm hỏa cách thận thủy 8 thốn 4, tương đương với khoảng cách từ mặt trời xuống biển là 84 muôn ngàn dặm (84x10000x1000x1,609km) điểm giữa trời với đất giao tiếp điện âm dương tạo ra tiếng sấm sét ở thiên nhiên, thì Hư Vô Huyệt Lý cũng tạo ra chấn động âm dưong, nên gọi là Đan Điền Thần, khi thở tập trung ý tại đan điền thần dưới xương ức gần huyệt Cưu Vĩ, nó nằm sâu bên trong, vô hình, Thái Thượng Lão Quân gọi cách thở này là Lập Lư Đảnh để nấu thuốc luyện tiên đơn (lửa cung ly đốt vàng cung khảm), cung ly là tâm hỏa, cung khảm là thận thủy, khí công gọi là cách thở thai tức (bào thai trong bụng mẹ không cần thở bằng mũi để lấy oxy bên ngoài, chỉ cần theo dõi nhịp mạch đập ở Đan Điền Thần, thấy nó vẫn đập, mặc dù mình không thở mà vẫn sống ), cuốn lưỡi nối vòng Nhâm Đốc để khí đi xuống 12 đốt cổ họng thì 12 đốt này nhà đạo gọi là Thập Nhị Trùng Lầu, nhưng luyện đến khi chuyển tinh hoá khí, chuyển khí hóa thần, thì khí đi lên sau lưng vòng phía sau 12 đốt cổ lên đầu vào Cung Nê Hoàn thì 12 đốt này có tên gọi khác là Thập Nhị Trùng Thiên…..

Thân

Doducngoc

Vô cùng cám ơn Đại Phu đã giảng giải rất chi tiết về Đan Điền Tinh, Khí, Thần, khiến tiểu nhân được mở rộng tầm kiến thức.

Nhưng lại thêm các danh từ như Thốn, Cung Nê Hoàn, khiến tiểu nhân thêm mờ mịt. Xin cho biết 1 thốn tương đương với bao nhiêu cm hay inches, trong hệ thống đo lường hiện đại. Và vị trí cung Nê Hoàn ở đâu ?

Ngoài ra, cách thận 3 thốn 6 lại cách thận thủy 8 thốn 4, là sao?

Khác biệt thế nào giữa 2 Thận và Thận thủy ?

Xin cảm tạ,

Tăng

Trả lời

1-Thốn là đơn vị đo lường chiều dài của 1 đốt lóng tay của mỗi người mập ốm khác nhau theo tỷ lệ với thân hình của người ấy, nhưng theo 1 quy luật chung như khoảng cách giữa 2 núm vú là 8 thốn, khoảng cách lằn chỉ nhượng tay đến lằn chỉ cổ tay dài 12 thốn, thí dụ nói huyệt
Nội Quan cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn, thì huyệt này trên tay một đứa nhỏ chỉ dài có 3cm, nhưng trên cổ tay người lớn 7cm… do đó đơn vị đo huyệt gọi là đồng thân thốn, lấy đốt tay người nào đo lên thân người ấy, chứ không đo trên người khác được. Thời nay giải quyết dễ dàng hơn, xem thốn là 1 đoạn, vậy huyệt Nội Quan là 2/12 (trên tổng số 12 đoạn của chiều dài cánh tay ngoài)… Từ rốn xuống xương mu dài 5 thốn, huyệt Khí Hải tính từ rốn xuống là 1 thốn rưỡi, tức là 1.5/5.

2-Nê Hoàn Cung ví như phòng ngủ của vua, nằm trong đầu nhưng vô hình không có vị trí nhất định, không phải ai cũng có, chỉ có những vị tu thiền đạt mức thượng trí (kiến thức ngoài thế gian không có). Còn Đan Điền Thần, nhà đạo gọi là Huỳnh Đình Cung (sân rồng) nơi văn võ bá quan cùng vua họp bàn việc nước, điều khỉển lục bộ như ngoại giao, giáo dục, công chánh, kinh tế, nội vụ,y tế….Vì thế khi thở ý tập trung ở đây (ý là vua) theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh sự hoạt động của lục phủ ngũ tạng lúc nào cũng được tốt thì cơ thể luôn luôn khỏe mạnh. Nếu vua (ý) ở Nê Hoàn Cung mê say với cung tần mỹ nữ thì quốc gia sẽ loạn, ví như ý tập trung ở đầu, cơ thể sẽ bị bệnh, tẩu hỏa nhập ma, áp huyết cao, mất ngủ, điên loạn… Cho nên khí công chữa bệnh chỉ nên tập trung ý theo dõi hơi thở ở Đan Điền Thần để chuyển hóa âm dương, giúp lục phủ ngũ tạng luôn hoạt động tốt để cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật. Đây cũng là một phương pháp thiền để tăng cường sức khỏe, không xuất hồn lên bộ đầu sẽ làm tăng áp huyết, không tập trung nhiều ở Chơn Khí Huyệt (dưới Đan Điền Tinh) sẽ thành qủy dâm dục…

3-Khoảng cách từ tim xuống điểm nối 2 qủa thận dài 8 thốn 4, Hư Vô Huyệt Lý chiếm 1 thốn 2, ở trung tâm lư đảnh ở đoạn giữa tâm-thận

4-Thận là nói chung, nhưng chức năng chứa lọc nước gọi là thận thủy để đối đãi với tim cho sức nóng ấm cho cơ thể goi là tâm hỏa, dùng danh từ hỏa thủy là có ý nghĩa về sự biến hóa của trời đất, mặt trờ nóng giao hòa với quả đất bằng cách đưa sức nóng xuống mặt biển, lúc nhiều
lúc ít để nước nóng bốc hơi thành mây, nước biển cạn gọi là thủy triều xuống, mây tụ lại thành mưa trả nước về cho biển gọi là thủy triều lên, đó gọi là sự biến hóa hỏa-thủy của thiên nhiên vũ trụ, trong con người cũng do tâm hỏa và thận thủy chuyển hóa gọi là sự khí hóa làm lục phủ ngũ tạng hoạt động điều hòa.

Thân - doducngoc 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness