TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Căn hộ 1,6 tỷ mất tiền 2,5 tỷ: Vay mua nhà cần tính kỹ

Sau thời điểm kết hôn, nhiều vợ chồng trẻ tính tới chuyện mua nhà để an cư lạc nghiệp. Bao nhiêu tuổi thì nên mua nhà hay mua nhà thế nào luôn là câu hỏi lớn mà bất cứ người trẻ nào cũng muốn tìm hiểu trước một quyết định có ý nghĩa cả cuộc đời...

Căn hộ 1,6 tỷ mất tiền 2,5 tỷ: Vay mua nhà cần tính kỹ

Sở hữu một căn hộ là ước mơ của nhiều vợ chồng trẻ.

Bởi vì, khi mua căn hộ 1,6 tỷ và mới chỉ có 800 triệu. Nếu khách hàng vay thêm phần còn lại trong 15 năm với lãi suất 12%/năm thì tổng số nợ phải trả là 1,7 tỷ. Tính ra căn hộ lên đến 2,5 tỷ đồng.

Mua nhà dễ hay khó?

"Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà" - trong đó, làm nhà hay “mua nhà” là một trong ba việc hệ trọng của đời người.  Lý giải về điều này, theo CBRE Việt Nam, người dân Việt Nam xưa nay vẫn có tâm lý chung là mua nhà được ưa chuộng hơn đi thuê, bởi sở hữu nhà bao giờ cũng mang lại cho họ cảm giác về một cuộc sống độc lập, mức độ riêng tư cao hơn. 

Và quan trọng nhất, mỗi người ai cũng có ít nhiều niềm tự hào gắn với sở hữu nhà ở. Những thứ đó nếu đi thuê nhà sẽ khó mà có được, nếu như không muốn nói là không thể. Thế nên ai ai cũng muốn có bằng được một “mảnh đất cắm dùi” ở Hà Nội hay TP. HCM, dù chỉ vài chục mét vuông.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết, theo tính toán, tại Việt Nam, người có độ tuổi từ 25-35, chiếm tới gần 32% dân số. Nhu cầu nhà ở cho nhóm đối tượng này là rất lớn.

"Đơn cử, tại TP.HCM, mỗi năm có khoảng 50.000 cặp kết hôn. Rõ ràng nhu cầu nhà ở cho những cặp gia đình này là rất thật và rất lớn. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận thị trường trong giai đoạn hiện tại, cơ hội sở hữu được nhà đối với những người trẻ, mới lập gia đình là vô cùng khó khăn" - ông Châu nói.

Anh Nguyễn Đức Long (quê Hải Phòng) gần 1 năm nay đã bàn đi bàn tính lại với gia đình về chuyện mua nhà. Vợ chồng anh lập nghiệp ở Hà Nội gần 10 năm, tích cóp được hơn 400 triệu đồng. Bài toán mua nhà thế nào đối với anh Long không hề đơn giản. Làm sao để có đủ tiền để trả ngân hàng nếu vay mà vẫn đảm bảo chi tiêu trong gia đình? Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề tài chính vẫn là quan trọng nhất đối với quyết định mua hay thuê nhà ở.

Nhiều lần, biết dự án mở bán, vợ chồng anh Long từng đi xuống tận nơi xem nhà. Thấy đẹp, thấy rẻ nhưng lại thấy không đủ tài chính nên vợ chồng anh ngậm ngùi ra về, bỏ qua nhiều lời mời gọi hấp dẫn từ các chủ đầu tư. 

Trong khi đó, tỷ phú tự lập người Mỹ, Grant Cardone, mới đây phát biểu ông đã rất sai lầm khi từng mua nhà vào năm 30 tuổi. Theo ông, nhà là cái bẫy ngăn cản người trẻ đến với thành công trên con đường sự nghiệp. 

Vị tỷ phú này cho rằng, sở hữu một căn nhà sẽ khiến "tiền bay ra khỏi túi" bởi những khoản như thanh toán thế chấp, thuế bất động sản cũng như chi phí sửa chữa. Thậm chí những khoản này chỉ là một phần nhỏ trong những chi phí phải trả khi sở hữu một căn nhà.

Như anh Nguyễn Trí Đức, trưởng phòng một công ty truyền thông, có trong tay 500 triệu đồng, anh lại nghĩ tới việc đầu tư vào kinh doanh hơn là mua nhà. Anh Đức cho rằng, nếu đầu tư sẽ sinh lời, còn mua nhà sẽ gánh thêm một khoản chi phí. Với giá thuê khoảng 5 triệu đồng/tháng, vợ chồng anh vẫn cân đối được việc thuê nhà thay vì mua luôn. 

Chuyện cả đời cần tính kỹ

Dưới góc độ của một chuyên gia, ông Nguyễn Dũng Minh, Giám đốc điều hành Tập đoàn BIM Group, chia sẻ, mua nhà là một khoản đầu tư lớn. Do vậy, người mua cần dành thời gian tìm hiểu và khảo sát, mà trong giới đầu tư hay gọi là “Due diligence” - nôm na là khảo sát toàn diện. Không thể lười và viện cớ ít thời gian, trừ khi bạn sẵn sàng mất một khoản tiền không nhỏ cho việc đưa ra quyết định sai lầm.

Căn hộ 1,6 tỷ mất tiền 2,5 tỷ: Vay mua nhà cần tính kỹ

An cư lạc nghiệp là chuyện của cả đời

Theo phân tích của CBRE, với các gia đình trẻ có trình độ, có việc làm tốt, ổn định thì sau 7 năm, mỗi gia đình có thể tiết kiệm được một khoản 800 triệu đồng, tương đương 50% giá trị của một căn hộ khoảng 1,6 tỷ đồng. Thông thường, họ sẽ mua căn hộ với khoản tiền đó trên cơ sở đi vay mượn thêm của ngân hàng, bạn bè hoặc gia đình, hay trả chậm trong nhiều năm.

Nhưng, theo tính toán trên cơ sở lãi suất giả định là 12%/năm với khoản vay kéo dài trong 15 năm thì mỗi tháng, họ phải trả 9,6 triệu đồng. Khi đó, tổng chi phí vay để mua căn hộ trong suốt kỳ hạn là 1,7 tỷ đồng, và tổng chi phí cho việc mua căn hộ sẽ là 2,5 tỷ đồng.

Trong khi đó, nếu thuê nhà, dựa trên khảo sát thực tế với giá thuê một căn hộ trung bình hiện nay từ 6-7 triệu đồng/tháng, tỷ lệ tăng giá được giả định 2%/năm, thì sau 15 năm, tổng chi phí thuê nhà tại Hà Nội là khoảng 1,29 tỷ đồng, còn tại TP.HCM là khoảng 1,5 tỷ đồng. Do chi phí thuê nhà tại TP.HCM cao hơn Hà Nội nên có vẻ như mua nhà tại đây sẽ tốt hơn ở Hà Nội. 

Nói về tuổi mua nhà, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu CBRE, cho rằng, bất kỳ  lúc nào cũng có thể tính tới chuyện mua nhà, bởi việc lên kế hoạch từ lúc tính tới lúc thực sự mua là cả một quãng thời gian. Quãng thời gian đó giúp người mua tích lũy vốn, thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường. Theo bà Dương, càng lên kế hoạch cụ thể thì khả năng mua được một căn nhà ưng ý càng cao.

“Việc sở hữu một bất động sản thì vấn đề tuổi không phải là yếu tố quyết định, quan trọng là khả năng tài chính của bạn và việc bạn có tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bạn hay không’, bà Dương chia sẻ. 

Theo ông Lê Hoàng Châu, hiện rất ít DN chú trọng phân khúc nhà ở dành riêng cho giới trẻ.

Chính vì vậy, để những người trẻ có cơ hội sở hữu nhà ở nhằm "an cư lạc nghiệp", Nhà nước cần có chương trình, chính sách nhà ở cụ thể dành cho giới trẻ mang tầm quốc gia để làm sao có nhiều căn hộ nhỏ cho giới trẻ, bên cạnh chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ cho những người mua căn hộ đầu tiên" - ông Châu đề xuất.

Theo VietnamNet

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness