TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Mở rộng vùng đô thị trung tâm để giảm sức ép cho TPHCM

Vùng đô thị trung tâm (metropolis) là một khái niệm mới, dự kiến sẽ được đưa vào đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khái niệm metropolis gồm đô thị hạt nhân là TPHCM và các vùng phụ cận liền kề, gồm một phần của Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tuyến metro số 1 đang được xây dựng và dự kiến hoạt động từ năm 2020 - Ảnh: Văn Nam

Trong bản góp ý cho đồ án điều chỉnh quy hoạch nói trên mà UBND TPHCM gửi Bộ Xây dựng mới đây, vùng đô thị trung tâm được cho là sẽ giúp tăng tính cân bằng, giảm sự cạnh tranh không hiệu quả giữa TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai xét trên phạm vị ranh giới hành chính.

Thực tế hiện nay TPHCM đang đối diện với những vấn đề của một siêu đô thị do dân số tăng quá nhanh (hiện hơn 10 triệu người), số lượng người nhập cư tăng liên tục, tỷ lệ tăng dân số cơ học rất cao so với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên gây nên tình trạng quá tải, tạo áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội.

Lần điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng vùng TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra khái niệm metropilis gồm đô thị hạt nhân là TPHCM và vùng phụ cận liền kề gồm nửa phía nam tỉnh Bình Dương (trọng tâm là Thủ Dầu Một), cuối phía tây tỉnh Đồng Nai (trọng tâm là Biên Hòa), cả Nhơn Trạch (Đồng Nai) và một hành lang dọc khu tăng trưởng phía tây của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Như vậy, khái niệm metropolis này không còn phụ thuộc ranh giới hành chính, có khác so với quy hoạch vùng được phê duyệt năm 2008 khi đưa ra chiến lược phát triển lấy ranh giới hành chính TPHCM là hạt nhân trung tâm kết nối với hệ thống các đô thị ở các tỉnh xung quanh.

Cũng theo nội dung góp ý cho đồ án, UBND TPHCM thống nhất với hướng phát triển liên kết chặt chẽ “vùng đô thị trung tâm” về cấu trúc đô thị, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đề xuất phục hồi và tái phát triển hệ thống giao thông vận tải, phát triển giao thông đường thủy giữa các đô thị chính trong vùng đô thị trung tâm.

Mô hình “vùng đô thị trung tâm” nói trên được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế tình trạng đô thị hóa dàn trải, tràn lan; bên ngoài vùng đại đô thị trung tâm sẽ phát triển vành đai xanh ngăn cách với các tiểu vùng khác.

Các tiểu vùng trong vùng TPHCM được đồ án đề xuất phân chia thành 4 vùng: vùng một gồm đa phần diện tích phía bắc của vùng, nằm trong rừng hoặc vùng nông nghiệp lâu năm gồm cả tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và phía bắc Bình Dương; vùng hai gồm các phần phía đông tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng nông nghiệp; vùng ba là phần phía tây nam gồm toàn bộ tỉnh Tiền Giang và Long An là vùng nông nghiệp lúa nước thâm canh; vùng bốn là“vùng đô thị trung tâm” bao gồm TPHCM và vùng phụ cận như huyện Đức Hòa, Cần Giuộc (Long An), Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương), thành phố Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

Theo các chuyên gia đô thị, việc cần thiết để giảm áp lực cho TPHCM chính là sớm củng cố hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không trong vùng song song với hệ thống đường vành đai và các tuyến cao tốc, quốc lộ. Cần hạn chế mở rộng các khu vực đô thị trung tâm hiện hữu, phát triển tập trung các cực tăng trưởng dọc theo các tuyến hành lang, phát triển thích nghi trong các khu vực dễ bị ngập lụt.

Tìm cơ chế phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía nam

 Dự kiến vào ngày 23-12 tới tại TPHCM sẽ diễn ra hội thảo bàn về những cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 Các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mới đây từng kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và các địa phương liên quan đến những vấn đề về chuyển giao ngân sách, vay nợ chính quyền địa phương, quy hoạch sử dụng đất toàn vùng, liên kết giao thông đường bộ, đường thủy vùng.

 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh, thành phố: TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Đây là vùng có mức tăng trưởng kinh tế ổn định, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước 1,5 lần trong 10 năm qua.

 Vùng chiếm 8% diện tích và 17% dân số của cả nước nhưng tạo ra hơn 40% GDP cả nước, chiếm 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 60% ngân sách quốc gia và là vùng thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước.

Theo Thesaigontimes

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness